intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ tại bộ tài nguyên và môi trường

Chia sẻ: Huỳnh Ngọc Bảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

50
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết trình bày số lượng và sản phẩm các nhiệm vụ KH&CN gia tăng, dẫn đến việc quản lý, khai thác thông tin dữ liệu KH&CN theo phương pháp truyền thống không còn phát huy nhiều hiệu quả trong kỷ nguyên công nghệ số như hiện nay. Chính vì vậy, việc đề xuất các giải pháp mới kết hợp với ứng dụng CNTT nhằm giải quyết vấn đề nêu trên là rất quan trọng và cấp thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ tại bộ tài nguyên và môi trường

  1. BÁO CÁO THAM LUẬN TẠI HỘI THẢO QUỐC GIA VỀ THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ “ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG” Cục CNTT và Dữ liệu tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường I. Đặt vấn đề Ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể nhờ sự quan tâm của Chính phủ, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ TNMT và lãnh đạo các đơn vị, cùng với sự quyết tâm của CBCC viên chức và người lao động tại các đơn vị trực thuộc Bộ. Những nỗ lực đó đã góp phần nâng cao hoạt động cải cách hành và hiệu quả quản lý Nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường. Là một một bộ đa ngành, đa lĩnh vực, do vậy, các hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ TNMT diễn ra hết sức sôi động, tăng cả về số lượng và chất lượng, kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ được đưa vào ứng dụng thực tế đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành. Thông tin, dữ liệu được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu luôn được Bộ xác định là nguồn tài nguyên giá trị, phục vụ tích cực cho công tác quản lý nhà nước của Bộ. Khai thác, chia sẻ thông tin dữ liệu KHCN sẽ thúc đẩy những yêu cầu mới trong nghiên cứu khoa học, loại bỏ sự trùng lặp dữ liệu và cung cấp nguồn tài nguyên quý giá cho hoạt động giáo dục và đào tạo trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nảy sinh khi số lượng và sản phẩm các nhiệm vụ KH&CN gia tăng, dẫn đến việc quản lý, khai thác thông tin dữ liệu KH&CN theo phương pháp truyền thống không còn phát huy nhiều hiệu quả trong kỷ nguyên công nghệ số như hiện nay. Chính vì vậy, việc đề xuất các giải pháp mới kết hợp với ứng dụng CNTT nhằm giải quyết vấn đề nêu trên là rất quan trọng và cấp thiết. II. Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý KH&CN tại Bộ TNMT 2.1. Thuận lợi - Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý, lưu trữ, khai thác và chia sẻ thông tin dữ liệu KH&CN đối với sự phát triển của ngành, do vậy công tác ứng dụng và phát triển CNTT trong mọi hoạt động quản lý nhà nước của Bộ TNMT nói chung và trong hoạt động KH&CN nói riêng luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo quyết liệt. - Về cơ chế, chính sách, căn cứ trên các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành liên quan đến hoạt động thông tin khoa học và công nghệ (Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ; Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ), Bộ TNMT đã ban hành văn bản phục vụ quản lý các hoạt động thu thập, đăng ký, lưu giữ kết quả thực 82
  2. hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ (Quyết định số 3326/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2016 ban hành „Quy chế thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Như vậy, quy định về trình tự, thủ tục, phương thức, thời gian và trách nhiệm thu thập, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định cụ thể tại Quyết định này. - Về nguồn lực tài chính, được sự quan tâm của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, đầu tư tài chính cho hoạt động KHCN, ứng dụng CNTT của Bộ TNMT trong những năm gần đây đã gia tăng đáng kể. - Về nguồn lực con người, các cán bộ chuyên trách, quản lý về KH&CN, về CNTT được đào tạo bài bản và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, tập huấn do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. 2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, công tác quản lý hoạt động KH&CN vẫn còn những khó khăn, tồn tại, cụ thể như sau: - Ứng dụng phục vụ quản lý và khai thác thông tin về khoa học công nghệ đã được triển khai nhưng mới thực hiện ở mức độ cơ bản về cập nhật, quản lý các danh mục, nhiệm vụ đề tài khoa học và mức độ cung cấp thông tin chưa đầy đủ, do đó ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ trong các hoạt động KHCN. - Các thủ tục, quy trình quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ còn thực hiện một cách thủ công nên khó khăn trong việc quản lý và giám sát thực hiện, không chủ động về thời gian và chậm tiến độ thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng đến quá trình ban hành các văn bản về quản lý, hoạt động KHCN. - Việc thực hiện nghiệm thu sản phẩm nhiệm vụ đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ vẫn thường xuyên phải làm việc với các văn bản, tài liệu giấy nên mất nhiều thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ. - Chưa có công cụ thực hiện giám sát, theo dõi tiến độ giải ngân về tài chính của đề tài, nhiệm vụ khoa học. 2.3. Nguyên nhân của thực trạng Nguyên nhân cốt lõi của thực trạng nêu trên là công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, thông tin KH&CN vẫn đang trong giai đoạn đầu. Ngoài ra, nguồn lực về tài chính và nhân lực vẫn chưa đáp ứng đủ với nhu cầu phát triển của thực tiễn. Chưa có giải pháp đồng bộ để giải quyết các vấn đề trong mối tương quan, hỗ trợ do vậy việc xử lý vấn đề còn mang tính sự vụ, nhỏ lẻ. III. Giải pháp Để giải quyết được vấn đề nêu trên và đáp ứng được nhu cầu phát triển của thực tiễn, cần thiết phải tập trung nguồn lực xây dựng một giải pháp tổng thể, hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu toàn về KH&CN của Bộ TNMT để phục vụ trực tiếp trong công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp, hỗ trợ các nhà quản lý theo dõi, giám sát các hoạt động KH&CN, cung cấp cho các nhà nghiên cứu, tổ chức nghiên 83
  3. cứu một kênh để tương tác và khai thác thông tin. Dưới đây là mô hình đề xuất cho hệ thống. Khung tổng thể của hệ thống thông tin quản lý KHCN Bộ TNMT - Phần mềm và CSDL quản lý KH&CN: phần mềm bao gồm các chức năng cho phép quản lý, khai thác, chia sẻ các nhiệm vụ KH&CN từ lúc phát sinh ý tưởng, chủ đề nghiên cứu đến khi nhiệm vụ KH&CN kết thúc và kết quả được đưa vào ứng dụng thực tiễn. CSDL lưu trữ toàn bộ dữ liệu về vòng đời của nhiệm vụ KH&CN, dữ liệu về các nhà nghiên cứu, tổ chức KH&CN, dữ liệu về tiềm lực KH&CN. - Dịch vụ chia sẻ, dùng chung: bao gồm các dịch vụ đã được xây dựng và được dùng chung trong các hệ thống thông tin của Bộ TNMT. Ví dụ: chữ ký số, SSO, quản lý người dụng. - Hạ tầng kỹ thuật: bao gồm thiết bị phần cứng, máy chủ, thiết bị mạng,... đáp ứng đủ nguồn tài nguyên phục vụ vận hành phần mềm và CSDL hiệu quả và an toàn. - Cơ chế, chính sách: các quy chế, quy định được ban hành để duy trì hoạt động của hệ thống, quy định trách nhiệm của các đối tượng tham gia quản lý, cập nhật và khai thác CSDL KH&CN. - Hệ thống bên ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường: ở đây là Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN. CSDL KH&CN của Bộ Tài nguyên và Môi trường được tích hợp với CSDL quốc gia về KH&CN do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. - Hệ thống bên trong Bộ TN&MT: bao gồm các hệ thống thông tin nội bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có liên quan đến CSDL KH&CN thì sẽ được tích hợp, trao đổi thông tin. 84
  4. Ngoài việc xây dựng hệ thống thông tin, CSDL KH&CN, cần thiết phải hoàn thiện cơ chế, pháp lý trong việc khai thác, chia sẻ thông tin khoa học và công nghệ. Trong đó, chú trọng đến việc khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, đảm bảo quyền lợi cho các bên thông qua việc đảm bảo bản quyền, thu phí việc khai thác, sử dụng các kết quả của các nhiệm vụ KH&CN. Đối tượng sử dụng của hệ thống thông tin, CSDL KH&CN Các nhà nghiên - Báo cáo sản phẩm, tiến độ thực hiện nhiệm vụ KH&CN cứu - Đăng ký kết quả nhiệm vụ KH&CN - Nhận và phản hồi thông tin của đơn vị quản lý KH&CN Các bộ, chuyên - Quản lý thông tin, hoạt động KH&CN của ngành, phục vụ tham mưu viên quản lý các cấp lãnh đạo KH&CN - Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; kết quả ứng dụng nhiệm vụ KH&CN - Thống kê, tổng hợp, báo cáo Các cấp lãnh - Tra cứu thông tin, hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành đạo Tổ chức - Theo dõi, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc phạm vi KH&CN quản lý của tổ chức - Đăng ký, đề xuất các ý tưởng nghiên cứu - Khai thác kết quả nghiên cứu để phục vụ các nghiên cứu tiếp theo Các viện - Khai thác kết quả nghiên cứu để phục vụ đào tạo và các nghiên cứu nghiên cứu, tiếp theo (có thể tích hợp kết quả nghiên cứu vào thư viện của viện, trường đại học trường) Tạp chí về - Kết quả nghiên cứu là đầu vào cho các tạp chí về KH&CN (có thể tích KH&CN hợp vào CSDL của các tạp chí về KH&CN) 85
  5. Tạo dữ liệu - Tạo lập các ý tưởng, đề xuất nghiên cứu - Xác định dữ liệu hiện thời - Thu thập dữ liệu - Thu thập và tạo metadata Tái sử dụng dữ Xử lý dữ liệu liệu - Tạo lập các ý tưởng, đề xuất nghiên cứu - Xác định dữ liệu hiện thời - Thu thập dữ liệu - Thu thập và tạo metadata Khai thác Phân tích dữ liệu dữ liệu Bảo quản dữ liệu IV. Kết quả - Hoàn thiện giai đoạn I về phần mềm và CSDL nhiệm vụ KH&CN của Bộ; dữ liệu được cập nhật, quản lý tập trung. - Lãnh đạo vụ KH&CN, các chuyên viên quản lý KH&CN trực tiếp quản lý thông tin, kết quả nghiên cứu KH&CN thông qua hệ thống thông tin từ giai đoạn hình thành ý tưởng đến khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN. - Đã triển khai và hoàn thiện quy trình cấp giấy chứng nhận cho các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở. V. Phương hướng thời gian tới - Hoàn thiện phần mềm, CSDL nhiệm vụ KH&CN (giai đoạn II); Xây dựng phần mềm, CSDL tiềm lực KH&CN; tích hợp chữ ký số. - Tích hợp với CSDL quốc gia về KH&CN, trước mắt ưu tiên thông tin dữ liệu về nhiệm vụ KH&CN. - Ban hành các quy chế, quy định về quản lý vận hành hệ thống thông tin KH&CN, trong đó xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các đối tượng 86
  6. tham gia hệ thống thông tin, khai thác thông tin dữ liệu KH&CN; quy định tính pháp lý của dữ liệu số về KH&CN. VI. Kết luận Việc đề xuất giải pháp CNTT tổng thể đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong thực tiễn quản lý hoạt động KH&CN của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hệ thống thông tin, CSDL bước đầu đã hỗ trợ hiệu quả cho công tác chỉ đạo điều hành của Bộ, các nhà quản lý về KH&CN có thể truy cập thông tin dữ liệu một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. Để đạt được kết quả nêu trên, ngoài việc có một lộ trình triển khai ứng dụng CNTT rõ ràng, thì cần phải kể đến sự ủng hộ mạnh mẽ của Lãnh đạo Bộ, các nhà quản lý về KH&CN. 87
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0