v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC TỰ HỌC TIẾNG VIỆT<br />
CHO HỌC VIÊN QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI<br />
TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ<br />
NGUYỄN THỊ THANH THỦY*<br />
*<br />
Học viện Kỹ thuật Quân sự, thuytiengviet@gmail.com<br />
Ngày nhận bài: 18/9/2018; ngày sửa chữa: 17/10/2018; ngày duyệt đăng: 20/12/2018<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học không chỉ mang lại niềm hứng khởi trong các<br />
giờ học trên lớp, giúp cho việc tiếp thu bài tốt hơn mà công nghệ thông tin còn có tác dụng quan<br />
trọng trong việc thúc đẩy quá trình tự học của học viên. Trên nền tảng công nghệ thông tin, giảng<br />
viên sẽ hướng dẫn học viên khai thác nguồn tài liệu có sẵn trên mạng Internet hoặc giảng viên tự<br />
tạo Block, tạo trang Facebook, tạo nhóm để tương tác với học viên hoặc thiết kế các bài tập phù<br />
hợp với trình độ của học viên để định hướng việc tự học một cách hiệu quả. Bài viết này đề cập<br />
cụ thể hơn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách đơn giản nhưng khá hiệu quả đó là<br />
giảng viên tạo các bản ghi âm dựa trên nội dung cụ thể từng bài học để tương tác với học viên,<br />
giao bài tập hoặc làm nguồn tư liệu định hướng cho việc tự học của học viên.<br />
Từ khóa: bản ghi âm, công nghệ thông tin, tự học<br />
<br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ tiếng Việt như một ngoại ngữ không ngừng đổi<br />
mới, nêu ra nhiều giải pháp, phương pháp giảng<br />
Nhiều năm qua, Học viện Kỹ thuật Quân sự dạy mới để đáp ứng nhu cầu của người học và hơn<br />
(HVKTQS) đã trở thành địa chỉ tin cậy trong việc hết là để chất lượng học tiếng Việt của học viên<br />
giúp đỡ, đào tạo học viên quân sự nước ngoài (Lào bạn ngày càng nâng cao. Một trong những giải<br />
và Campuchia) trở thành những kỹ sư quân sự đầu pháp đó là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)<br />
ngành của nước bạn. Hằng năm, số lượng học viên vào việc dạy và học.<br />
Lào và Campuchia đến học tập tại Học viện luôn<br />
ổn định và có chiều hướng tăng lên. Hiện tại con Ứng dụng CNTT vào tiến trình giảng dạy và<br />
số học viên bạn học tập tại Học viện đã lên đến học tập nói chung và dạy tiếng Việt cho người nước<br />
hơn 200. Uy tín của Học viện và niềm yêu mến đất ngoài nói riêng đã phát triển sâu rộng ở các nước<br />
nước, con người Việt Nam, yêu tiếng Việt của học trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, mối quan<br />
viên bạn trở thành động lực cho giảng viên dạy tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà giáo dục<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
90 Số 17 (01/2019)<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v<br />
<br />
<br />
<br />
không còn là “có nên giới thiệu và ứng dụng CNTT 2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG<br />
vào quá trình đào tạo hay không” mà là “làm thế TIN, KHAI THÁC NHỮNG NGUỒN TƯ LIỆU<br />
nào để nâng cao hiệu quả học tập, tạo hứng thú cho SẴN CÓ PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC<br />
sinh viên thông qua việc ứng dụng các thành tựu<br />
mới của CNTT” (Nguyễn Văn Long, 2015, tr.31). Học ngoại ngữ nói chung và việc học tiếng<br />
Thực tế, sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực Việt của học viên nước ngoài là một quá trình liên<br />
CNTT đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong cách tục, không gián đoạn. Khác với các môn học khác,<br />
thức, phương pháp dạy và học ngoại ngữ, đồng ngoại ngữ là môn học rất nhanh quên nếu không<br />
thời mang lại những hiệu quả tích cực. Theo các được luyện tập thường xuyên hàng ngày. Học viên<br />
tác giả như Beauvois (1992), Peck & Domcott không chỉ học ở trên lớp mà giảng viên còn cần<br />
(1994), Murphy (1995), Kallick & Wilson (2001) phải chỉ ra cho học viên hướng tự học, tự nghiên<br />
và Warschauer & Shetzer (2003) (Walker, R.S. cứu, cách bổ sung thêm kiến thức ở bên ngoài để<br />
Hewer, and G. Davies, 2008, tr.154), việc ứng dụng củng cố thêm cho bài học trên lớp. Giảng viên cần<br />
công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học phải coi “người học là trung tâm” và trang bị cho<br />
mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực bởi các lý do: họ tính “tích cực, chủ động” trong học tập. Nếu<br />
giảng viên ứng dụng CNTT vào dạy học thì học<br />
- Công nghệ có thể mang tới những trải nghiệm viên hoàn toàn có thể mở rộng không gian và thời<br />
mới mẻ và hấp dẫn, tạo hứng thú cho học viên; gian học, họ có thể học ở bất cứ ở đâu và bất cứ<br />
vào thời điểm nào khi có phương tiện hỗ trợ.<br />
- Công nghệ còn tạo điều kiện thuận lợi để học<br />
viên theo đuổi mục tiêu học tập suốt đời và chính Thực tế, học viên Lào và Campuchia tại<br />
quá trình hoạt động học tập suốt đời là chìa khóa HVKTQS có ý thức tự học cao. Sau những giờ học<br />
dẫn tới sự thành công; trên lớp, học viên thường tự làm các bài luyện ngữ<br />
pháp, viết từ mới, đọc bài đọc và tự tập phát âm.<br />
- Công nghệ giúp học viên tự tin và chủ động Đây là một điểm mạnh của học viên, tuy nhiên, khi<br />
hơn trong học tập và mở ra trước mắt các em một học viên quá “chăm” đọc từ và đọc bài nhưng lại<br />
nguồn tài nguyên khổng lồ đa phương tiện với các đọc sai, phát âm không tốt thì sẽ tạo ra những vết<br />
nội dung học tập dưới dạng văn bản, tệp âm thanh, “hằn” rất khó sửa chữa. Chính vì lẽ đó, nếu giảng<br />
hình ảnh, video; viên trang bị cho học viên những nguồn bao gồm<br />
cả phần phát âm để học viên học phát âm từ/câu<br />
- Công nghệ trao cho học viên cơ hội tiếp cận chuẩn sẽ rất tốt.<br />
môi trường học tiếng đa dạng, đầy đủ và thực tiễn<br />
với khả năng trau dồi tất cả các kỹ năng tiếng cơ Hiện nay, hầu hết học viên Lào, Campuchia<br />
bản nghe, nói, đọc, viết bên cạnh việc học từ vựng, tại Học viện Kỹ thuật Quân sự đều có điện thoại<br />
ngữ pháp, ngữ âm. thông minh và máy tính có kết nối mạng Internet.<br />
Tận dụng “tài nguyên” này, giảng viên chỉ dẫn cho<br />
Thật vậy, CNTT không chỉ hỗ trợ đắc lực giảng học viên học tập qua các trang trực tuyến. Ưu tiên<br />
viên trong các giờ dạy trên lớp, giúp cho giờ học trở hàng đầu là giảng viên sẽ giới thiệu để học viên<br />
nên sinh động, phong phú hơn mà “Công nghệ còn kết nối với trang chuyên dạy tiếng Việt cho người<br />
cho phép học viên tự học theo khả năng của riêng nước ngoài có uy tín; các trang có nguồn tài liệu<br />
mình trong một môi trường thân thiện” (Nguyễn về ngữ âm, ngữ pháp mà giảng viên thấy phù hợp.<br />
Thị Thanh Thanh, 2015, tr.109). Trong khuôn khổ Ở các trang này, các tài liệu được biên soạn khá đa<br />
của bài viết, chúng tôi tập trung giới thiệu ứng dạng, phong phú vì thế học viên sẽ cảm thấy hứng<br />
dụng CNTT nhằm định hướng việc tự học cho học thú hơn. Việc trau dồi thường xuyên sẽ giúp ghi<br />
viên quân sự nước ngoài đang học tại HVKTQS. nhớ và thực hành tốt hơn. Người học có thể lựa<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 17 (01/2019) 91<br />
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
<br />
<br />
chọn những tài liệu cần thiết từ các trang mà giảng Dù là nguồn tài nguyên khai thác hay nguồn tự<br />
viên chia sẻ hoặc tải về trang của mình để làm tạo thì các tài liệu này phải đảm bảo các yêu cầu sau:<br />
các bài tập. Hiện nay có nhiều phần mềm luyện<br />
phát âm rất tốt, giảng viên có thể sử dụng những - Phải gắn với mục tiêu và nội dung cơ bản<br />
của bài học, phù hợp với trình độ của người học,<br />
ứng dụng CNTT đó vào việc dạy phát âm tiếng<br />
góp phần bổ trợ trong việc nâng cao kiến thức, rèn<br />
Việt như phần mềm“ Học vần Tiếng Việt”. Phần<br />
luyện kỹ năng và đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới<br />
mềm này bao gồm 173 âm vần, 519 từ khóa và<br />
phương pháp dạy học;<br />
445 bài luyện viết chữ mẫu tiếng do Nhà xuất bản<br />
Giáo dục phát hành. Tất cả các âm vần, từ khóa, - Phải liên quan đến nội dung bài giảng một<br />
tập đọc, tập nói trong chương trình đều được ghi cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm định hướng tư<br />
âm giọng Hà Nội chuẩn. Hoặc giảng viên cũng có duy cho người học;<br />
thể tải và hướng dẫn học viên khai thác phần mềm<br />
“Học tiếng Việt cấp tốc iVietnamese trên iOS”, - Phải có hình thức đa dạng (thông tin, hình<br />
phần mềm này được ứng dụng trên điện thoại di ảnh, âm thanh, video...) và có tính chọn lọc để đảm<br />
động cũng rất tiện lợi cho việc sử dụng. Cách tốt bảo tính tập trung.<br />
nhất ở đây là giảng viên có thể chỉ dẫn trực tiếp<br />
Để tạo được “kho tài nguyên” như trên không<br />
cho một vài học viên cách làm, cách khai thác, rồi chỉ đòi hỏi sự tâm huyết, công sức, thời gian mà<br />
những học viên này sẽ hướng dẫn cho bạn khác còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ khoa học công<br />
trong thời gian tự học. Để việc khai thác hiệu quả, nghệ của người thầy. Chính vì lẽ đó, không phải<br />
giảng viên cần giới thiệu những nguồn tài liệu phù giảng viên nào cũng có thể triển khai được mặc dù<br />
hợp với trình độ học viên. Mặc dù đối tượng học biết cách làm trên là vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên,<br />
viên ở đây là người nước ngoài nhưng nhìn một giảng viên hoàn toàn có thể ứng dụng CNTT bằng<br />
cách tổng thể, điều này cũng giống với chỉ đạo của cách làm đơn giản nhưng hiệu quả, đó là tạo các<br />
Thủ tướng trong đề án dạy và học ngoại ngữ: “Đẩy bản ghi âm đơn giản để trao đổi, định hướng việc<br />
mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dạy và tự học có trọng điểm cho học viên.<br />
học ngoại ngữ”.<br />
3. TẠO CÁC BẢN GHI ÂM ĐƠN GIẢN,<br />
Bên cạnh việc giới thiệu cho học viên khai thác ĐỊNH HƯỚNG, THÚC ĐẨY VIỆC TỰ HỌC<br />
những trang học tiếng Việt trực tuyến, giảng viên CỦA HỌC VIÊN<br />
cũng có thể tạo trang riêng của mình hoặc đơn giản<br />
Thông qua các bản ghi âm, giảng viên có thể<br />
hơn là tạo một tài khoản Facebook, nhóm Viber<br />
giao bài tập để học viên tự làm. Các dạng bài tập có<br />
hoặc nhóm trong Messenger, WhatsApp chuyên<br />
thể khai thác qua hình thức này là: nghe và phát âm<br />
trao đổi, chia sẻ các tài liệu học tiếng Việt nhằm<br />
lại cho đúng (bắt chước theo cách phát âm chuẩn<br />
tạo sự tương tác thầy trò ngay cả khi không ở trên<br />
của giảng viên), nghe và viết chính tả; nghe và tóm<br />
lớp. Trên trang học tập tiếng Việt của mình, giảng tắt thông tin, nghe và trả lời câu hỏi,… Như vậy,<br />
viên đăng tải các tài liệu tự biên soạn hay chữa một học viên có thể rèn kỹ năng nghe và viết cùng lúc.<br />
số bài tập cần thiết cho học viên để củng cố kiến Sau khi học viên nghe, viết xong có thể chụp ảnh<br />
thức trên lớp. Việc chữa bài rất quan trọng vì giảng gửi bản viết để giảng viên sửa chữa; hoặc học viên<br />
viên nắm được chương trình học của học viên và cũng có thể ghi âm lại chính bài đọc của mình và<br />
học viên hứng thú hơn khi được luyện tập với kiến gửi lại để giảng viên nghe, chữa lỗi. Ở những trình<br />
thức phù hợp về ngữ pháp, từ vựng… Ở đây, giảng độ khác nhau, giảng viên cần có sự điều chỉnh và<br />
viên cần biên soạn tài liệu một cách công phu, thận tạo các bản ghi âm phù hợp nhằm tăng thêm sự lôi<br />
trọng, tránh những sai sót đáng tiếc. cuốn, hào hứng.<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
92 Số 17 (01/2019)<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v<br />
<br />
<br />
<br />
Một cách thiết thực và bám sát với chương Nếu trong bài đầu tiên này, ngoài các bản ghi<br />
trình học trên lớp hơn là ở mỗi đơn vị bài học (căn âm, giảng viên tạo (hoặc khai thác) được các file<br />
cứ vào giáo trình chính thống mà học viên sử dụng hình hướng dẫn cách viết hệ thống chữ thường,<br />
trên lớp), giảng viên sẽ ghi âm phần từ vựng, bài chữ hoa thì sinh viên sẽ có thể khai thác, nắm được<br />
đọc thành các bản âm ghi khác nhau sau đó gửi nguyên tắc viết đúng và nếu có quên cách viết con<br />
vào nhóm (group) chung để học viên khai thác. chữ nào thì hoàn toàn chủ động tự xem lại. Một<br />
Sở dĩ giảng viên nên ghi âm phần từ vựng và đọc trong những nguồn tư liệu dạy viết hiệu quả mà<br />
rồi ghi âm phần bài đọc để chia sẻ cho học viên giảng viên có thể tham khảo là file dạy viết chữ<br />
vì điều này sẽ giúp cho học viên trong khi học từ của Trung tâm viết chữ đẹp.<br />
mới có thể nghe lại cách phát âm của giảng viên để<br />
nhắc lại cho đúng. Khi học viên nghe lại cách đọc 3.1.2. Phần nguyên âm, phụ âm và phần vần<br />
của giảng viên trong phần bài đọc sẽ giúp giảm tối<br />
đa việc đọc phân xuất từ không đúng đồng thời Vẫn tiếp tục bằng hình thức ghi âm đơn giản,<br />
biết cách ngừng, nghỉ đúng lúc. tùy vào nội dung từng bài học, giảng viên chắt lọc<br />
nội dung chính, đọc chậm, đọc to, rõ ràng, tạo bản<br />
Việc tạo các bản ghi âm và gửi cho học viên có ghi rồi gửi vào nhóm chung. Ở phần này, giảng<br />
thể thực hiện ở tất cả các giai đoạn học tiếng Việt viên có thể tạo các bản ghi căn cứ vào các đầu<br />
của người học. Cụ thể như sau: mục, nội dung trong từng bài của giáo trình mà<br />
học viên đang học:<br />
3.1. Phần ngữ âm<br />
Ví dụ:<br />
Như một đặc điểm của ngôn ngữ Tiếng Việt là<br />
ngôn ngữ đơn lập, có dấu thanh nên việc nắm bắt Phần I: Các kết hợp vần: Giảng viên đọc hệ thống<br />
đúng cách phát âm của học viên ngay từ những bài vần trong bài như: am, ăm, âm,… của từng bài.<br />
đầu tiên học ngữ âm là hết sức quan trọng.<br />
Phần II: Đọc từ: Giảng viên đọc phần từ vựng<br />
3.1.1. Bài đầu tiên “Khái quát tiếng Việt” có trong giáo trình.<br />
<br />
Giảng viên đọc thật chậm, đọc to, rõ ràng rồi Phần III: Đọc câu: Giảng viên đọc các từ, cụm<br />
tạo các bản ghi âm như sau: từ, sau đó đọc lần lượt các câu có trong giáo trình.<br />
<br />
Hệ thống chữ cái tiếng Việt (gồm 29 ký tự): a, Trong phần này, giảng viên vẫn giữ cách đọc<br />
b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, chậm, to, rõ ràng thanh điệu để học viên tiện theo dõi.<br />
u, ư, v, x, y.<br />
Nếu giảng viên tạo thêm được các file hình ảnh<br />
Hệ thống nguyên âm tiếng Việt (gồm 11 đi kèm từ để học viên không chỉ biết cách phát âm<br />
nguyên âm đơn): a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, u, ư, i (y); chuẩn từ mà còn hiểu được nghĩa những từ ngữ<br />
3 cặp nguyên âm đôi: iê – ia (yê – ya), ua – uô, đơn giản thì sẽ càng tạo hứng thú hơn cho học viên.<br />
ưa – ươ.<br />
Một điểm chú ý ở phần này là giảng viên nên<br />
Hệ thống phụ âm tiếng Việt (gồm 16 phụ âm tạo các bản ghi âm ngắn, chia bài thành nhiều bản<br />
đơn): b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, r, s, t, v, x; 11 phụ ghi khác nhau để học viên tiện theo dõi, và quan<br />
âm ghép ch, gh, gi, kh, ng, nh, ph, qu, th, tr, ngh. trọng hơn là để học viên không bị cảm giác thấy<br />
“ngại”, “chán”.<br />
Hệ thống dấu thanh (6 thanh): thanh không,<br />
thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, Việc nghe các bản ghi từ giảng viên như thế<br />
thanh nặng. này cũng giúp cho học viên hình thành kỹ năng<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 17 (01/2019) 93<br />
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
<br />
<br />
nghe tốt, hạn chế tối đa việc phát âm sai ngay từ toàn có thể tự rèn kỹ năng viết bằng cách nghe từ,<br />
lúc mới học ngữ âm, tạo tiền đề cho việc tiếp thu nghe câu rồi viết lại.<br />
tiếng Việt một cách chuẩn mực, đồng đều.<br />
3.3. Phần tiếng Việt nâng cao và tiếng Việt<br />
3.2. Phần “Tiếng Việt thực hành” chuyên ngành.<br />
<br />
Tương tự như phần ngữ âm, giảng viên cũng sẽ Khi đã trải qua phần tiếng Việt thực hành, nếu<br />
ghi âm, tạo bản ghi cho từng bài. Tuy nhiên, ở mỗi sinh viên tiếp tục học tiếng Việt ở trình độ nâng<br />
bài, giảng viên sẽ chỉ nên tạo các bản ghi âm của cao và tiếng Việt chuyên ngành thì giảng viên cũng<br />
phần “Từ vựng” và phần “Bài đọc”. nên tạo 2 file nghe cơ bản:<br />
<br />
3.2.1. Phần từ vựng Phần từ vựng: Phần này sẽ bao chứa từ vựng<br />
cơ bản của bài.<br />
Phần này sẽ bao chứa từ vựng cơ bản của bài.<br />
Đặc biệt là những từ khó, giảng viên phải phát âm Phần đọc: Giảng viên đọc các bài đọc.<br />
chuẩn, rõ ràng để sinh viên nghe và luyện theo.<br />
Ví dụ: Bài 1: Khái quát chung về đạn dược<br />
3.2.2. Phần đọc (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2018, tr.15)<br />
<br />
Giảng viên đọc các bài đọc. Bản ghi 1: Phần từ vựng<br />
<br />
Ví dụ: Bài 5: Đi xem hội, (Đoàn Thiện Thuật,<br />
đạn dược sát thương chiến - kỹ thuật<br />
2006, tr.49) vật phẩm đối phương khai thác<br />
tạo khói phá hủy chủng loại<br />
Bản ghi âm 1: Phần từ vựng: gây cháy trang thiết bị kiểu<br />
chiếu sáng công dụng cỡ<br />
lễ hội thổi xôi áo the<br />
nam nữ thanh niên phần thưởng khăn xếp Bản ghi 2: Bài đọc Khái niệm đạn dược<br />
lân cận nét đặc sắc áo tứ thân<br />
trò chơi dân ca quan họ nón ba tầm Nếu ở phần này, giảng viên chuẩn bị được các<br />
bơi thuyền Kinh Bắc mời trầu hình ảnh và giải thích từ mới một cách trực quan<br />
dân gian<br />
thì sẽ tạo hiệu ứng tích cực đối với học viên, bởi<br />
Bản ghi âm 2: Bài đọc Hội Lim khi đã học đến phần nâng cao và chuyên ngành,<br />
học viên không chỉ cần phát âm chuẩn về ngôn<br />
(Giảng viên đọc toàn bộ nội dung bài đọc trong ngữ mà còn cần hiểu chính xác nghĩa của từ. Để<br />
trang 49 của giáo trình đã dẫn) nắm chắc nghĩa của các từ, cụm từ chuyên ngành<br />
thì việc dùng hình ảnh minh họa cụ thể cho từ<br />
Việc tạo các bản ghi từ vựng và phần bài đọc vựng đó sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.<br />
giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghe, “gỡ rối”<br />
khi học viên đọc bài nhưng bị “mắc” ở một từ nào Mục đích của việc tạo các bản ghi này là<br />
đó, học viên hoàn toàn có thể mở bản ghi nghe lại đảm bảo “người thầy” có mặt ở mọi nơi, mọi lúc,<br />
cách đọc của giảng viên. Quan trọng hơn nữa, qua ngay cả khi học viên không ở trên lớp thì thầy<br />
bài đọc mẫu của thầy cô, học viên sẽ nắm chắc hơn vẫn “ở bên cạnh” hướng dẫn. Việc này cũng tạo<br />
cách phân xuất từ, đảm bảo hiểu đúng nội dung của điều kiện để những học viên vì một lý do nào<br />
bài, tránh tối đa việc phân xuất từ không chính xác đó không đến lớp được thì hoàn toàn có thể khai<br />
dẫn đến hiểu sai nghĩa của từ và nội dung bài. Bên thác, nắm bắt được cách phát âm của bài dưới sự<br />
cạnh việc rèn kỹ năng nghe, học viên còn hoàn hướng dẫn của giảng viên một cách chính thống.<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
94 Số 17 (01/2019)<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v<br />
<br />
<br />
<br />
Điểm đáng chú ý ở đây là các bản ghi (file hình Nếu giảng viên có trình độ công nghệ thông<br />
ảnh) cần cắt ngắn, đơn giản, không gộp chung nội tin tốt và tạo được riêng một Block, trên đó không<br />
dung toàn bài trong một bản ghi. Cách làm này tạo chỉ có các bài nghe mà còn có hình ảnh, nguồn<br />
cho học viên cảm giác dễ hiểu, dễ tiếp thu. Khi tài nguyên lớn hơn để có thể hoàn thiện cả 4 kỹ<br />
học viên nghe và viết lại các từ (đã học trên lớp) năng ngoại ngữ chia thành các cấp độ thì đây sẽ là<br />
thì một lần nữa kiến thức được tái hiện và ghi nhớ một môi trường tự học tiếng Việt lý tưởng cho học<br />
sâu sắc.<br />
viên quân sự nước ngoài. Tuy nhiên, trước khi có<br />
Cũng phải nói thêm rằng, giảng viên không chỉ các Block này thì việc giảng viên ghi âm, trao đổi<br />
phát các bản ghi âm để học viên nghe một chiều bài với học viên sẽ vẫn là cách tương tác dạy-học<br />
mà song song với việc giao bài, giảng viên cũng mang lại hiệu quả tích cực.<br />
cần có các hình thức kiểm tra để nắm bắt được<br />
thái độ học tập, khả năng tiếp thu bài của học viên. Chúng tôi cũng cho rằng, phương pháp luyện<br />
Việc kiểm tra này không chỉ tiến hành ở trên lớp này không chỉ áp dụng trong việc dạy-học tiếng<br />
mà sinh viên hoàn toàn có thể trao đổi với giảng Việt như một ngoại ngữ mà còn có thể áp dụng<br />
viên trong nhóm. Qua Inbox, giảng viên có thể giải cho việc dạy các môn ngoại ngữ nói chung cho<br />
đáp mọi thắc mắc cho học viên. sinh viên Việt Nam. Hy vọng những giải pháp này<br />
sẽ góp một phần tích cực định hướng việc tự học<br />
Việc tạo được các bản ghi âm và các bài giảng cho học viên, giúp việc học tiếng Việt cho học viên<br />
dưới dạng đoạn clip ngắn đã đòi hỏi giảng viên quân sự nước ngoài tại Học viện Kỹ thuật Quân sự<br />
cần có sự đầu tư công phu về mặt thời gian, công hiệu quả hơn./.<br />
nghệ, kiến thức nhưng nếu giảng viên chủ động<br />
xây dựng được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và Tài liệu tham khảo:<br />
phần mềm đánh giá kết quả tự học của học viên thì<br />
chắc chắc việc tự học sẽ trở nên hiệu quả và mang Nguyễn Văn Long (2015), “Giảng dạy tiếng Anh trong<br />
nhiều tác dụng tích cực hơn. thời đại truyền thông số từ góc nhìn của ngôn ngữ<br />
học xã hội”, Tạp chí Ngôn ngữ & Ðời sống, số 1,<br />
4. KẾT LUẬN tr.30-34.<br />
<br />
Có thể nói, mục đích của giảng dạy ngoại ngữ Nguyễn Thị Thanh Thanh (2015), “Mạng xã hội<br />
nói chung và việc giảng dạy tiếng Việt cho học Facebook và những ứng dụng của Facebook trong<br />
viên nước ngoài nói riêng là biến quá trình giáo môi trường học tập linh hoạt tăng tính cộng tác”,<br />
dục thành quá trình tự giáo dục để người học có Tạp chí Seameo Retrac, số 6, tr.106-121.<br />
thể tự học. Do đó, hiệu quả của giáo dục phụ thuộc GS. Đoàn Thiện Thuật (2006), Thực hành Tiếng Việt<br />
rất nhiều vào việc làm thế nào để người học tham trình độ B, NXB Thế giới, Hà Nội.<br />
gia một cách chủ động và tích cực vào quá trình<br />
Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018), Giáo trình Tiếng Việt<br />
đó. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, ngoài giờ<br />
chuyên ngành Đạn, Học viện Kỹ thuật Quân sự,<br />
học trên lớp, giữa người dạy và người học có thể<br />
Hà Nội.<br />
tăng cường thêm sự tương tác, làm tăng hiệu quả<br />
của việc tự học. Tuy nhiên, việc ứng dụng công Walker, R.S. Hewer, and G. Davies (2008), Information<br />
nghệ thông tin vào việc định hướng việc tự học and Computer Technology for Language Teaching,<br />
cho học viên còn tùy thuộc vào trình độ, mức độ (ICT4LT), cited 2008 June 15, .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 17 (01/2019) 95<br />
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
<br />
<br />
<br />
APPLICATIONS OF INFORMATION TECHNOLOGY TO ORIENT<br />
THE SELF - STUDY FOR FOREIGN STUDENTS OF VIETNAMESE<br />
AT MILITARY TECHNOLOGY ACADEMY<br />
NGUYEN THI THANH THUY<br />
Abstract: Applying IT in teaching and learning not only brings excitement in the classroom, helping<br />
students absorb better but also has an important effect in promoting their self-study process. On the<br />
basis of information technology, teachers will guide students to explore the resources available on the<br />
Internet, create their own blogs, Facebook pages or groups to interact with students or design exercises<br />
in line with their levels to orient the self study effectively. This article refers more specifically to how<br />
to apply IT simply but quite effectively in creating simple sound recordings based on specific content<br />
of each lesson to interact with students, give assignments or for students to use as a source of data to<br />
self-study.<br />
Keywords: sound recordings, Information technology, self - study<br />
Received: 18/9/2018; Revised: 17/10/2018; Accepted: 20/12/2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
96 Số 17 (01/2019)<br />