intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng GIS đánh giá biến động lớp phủ rừng trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2017

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Ứng dụng GIS đánh giá biến động lớp phủ rừng trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2017 tập trung vào việc lập cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng gồm số liệu và các bản đồ biến động lớp phủ rừng giai đoạn 2011-2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng GIS đánh giá biến động lớp phủ rừng trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2017

  1. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011-2017 Đinh Thị Kim Phƣợng1*, Trƣơng Trí Thành2, Nguyễn Đức Trí3 1,2 Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách Khoa, Tp. HCM 3 Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Tp. HCM *Email: phuongdcbk@gmail.com TÓM TẮT Rừng có vai trò rất lớn trong việc duy trì sự sống. Tuy nhiên, công tác giám sát, quản lý và bảo vệ rừng chưa bao giờ là dễ dàng. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) với lợi thế về phân tích không gian đa lớp sẽ hỗ trợ kỹ thuật trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Trong nghiên cứu này tập trung vào việc lập cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng gồm số liệu và các bản đồ biến động lớp phủ rừng giai đoạn 2011-2017. Độ che phủ rừng năm 2017 đạt (22,97 %) tăng 14,19 % so với năm 2011 (8,78 %). Cần tiếp tục đầu tư, xây dựng và nâng cấp CSDL về quản lý lớp phủ rừng để nâng cao độ chính xác, đáp ứng yêu cầu xây dựng và thống nhất CSDL về tài nguyên và môi trường. Từ khóa: Cơ sở dữ liệu, biến động lớp phủ, lớp phủ rừng, GIS trong quản lý tài nguyên, quản lý tài nguyên rừng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, là hệ sinh thái đa dạng và giàu tiềm năng nhất trên mặt đất. Hơn hết, rừng còn là lá phổi của toàn nhân loại, bảo vệ cho con người trước những thiên tai, rừng còn là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với tập hợp phong phú các loài động thực vật. Những lợi ích mà rừng đem lại cho con người là vô giá. Chính vì vậy việc quản lý, bảo tồn rừng không chỉ là việc trước mắt mà còn là sự giữ gìn cho thế hệ mai sau. Huyện Xuân Lộc là một huyện miền núi, giáp ranh với bảy huyện thuộc hai tỉnh khác nên tình hình dân cư rất phức tạp, tăng dân số cơ học lớn. Do khó khăn về kinh tế, các hộ dân đến sinh sống ở các xã giáp rừng để thuận tiện cho việc mưu sinh. Việc người dân làm ruộng, rẫy ven rừng và ở trong rừng gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Do đó, đòi hỏi các nhà quản lý phải cập nhập kịp thời về hiện trạng lớp phủ cũng như diện tích rừng làm cơ sở để xây dựng các phương án, giải pháp cho công tác quản lý và bảo vệ rừng trong tương lai. 2. DỮ LIỆU VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ 2.1. Khu vực nghiên cứu Huyện Xuân Lộc nằm ở phía đông Nam tỉnh Đồng Nai, huyện được thành lập vào ngày 01/07/1991. Đến đầu năm 2004, thực hiện Nghị định 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ “Về việc tái lập Thị xã Long Khánh và thành lập hai huyện mới Cẩm Mỹ và Trảng Bom”, huyện Xuân Lộc tiếp tục được điều chỉnh ranh giới hành chính, huyện đã bàn giao sáu xã về huyện Cẩm Mỹ. Hiện nay diện tích tự nhiên toàn huyện là 727,19 km2, là huyện đứng thứ tư trong toàn tỉnh về diện tích tự nhiên và chiếm 12,34 % diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai. 205
  2. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Địa giới hành chính: + Phía bắc giáp huyện Định Quán. + Phía nam giáp huyện Cẩm Mỹ và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. + Phía đông giáp với tỉnh Bình Thuận. + Phía tây giáp với thị xã Long Khánh. Huyện Xuân Lộc gồm 15 đơn vị hành chính. Là một địa danh nổi tiếng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, Xuân Lộc có thuận lợi là cửa ngõ của miền Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh nằm dọc trên quốc lộ 1A, dài 47 km; có đường sắt Bắc - Nam đi qua dài 33 km với ba ga nhỏ; ba đường tỉnh lộ 763, 765, 766. Do đặc thù là một huyện miền núi, lại giáp ranh với hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, nên công tác quản lý đất rừng của huyện gặp khá nhiều khó khăn. Do đó, thực hiện Thông tư của Bộ Lâm nghiệp số 46-TT/HTX ngày 13/12/1982 hướng dẫn việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho tập thể, nhân dân trồng cây gây rừng theo Quyết định số 184-HĐBT ngày 6/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Hạt Kiểm lâm Xuân Lộc tiến hành giao đất rừng cho dân chăm sóc và quản lý. Đến nay, có trên 2000 hộ dân nhận khoán đất rừng để trồng và phục hồi với diện tích hơn 7000 ha. Hình 1. Khu vực giao rừng cho dân quản lý. 2.2. Quy trình xử lý dữ liệu 2.2.1. Cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu GIS được xây dựng theo mô hình Geodatabase. - Cơ sở dữ liệu nền: Bao gồm các lớp chuyên đề địa chính: ranh giới, sông hồ, giao thông. - Cơ sở dữ liệu chuyên đề: Bản đồ kiểm kê, diễn biến rừng qua các năm và các đối tượng kinh tế - xã hội. 206
  3. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 2.2.2. Quy trình xử lý dữ liệu - Bản đồ hành chính, thủy văn, giao thông. - Bản đồ kiểm kê, diễn biến rừng của huyện Xuân Lộc năm 2011, 2015, 2017. Chuyển dữ liệu sang dạng Shapefile. Geodatabase Dữ liệu nền Dữ liệu chuyên đề Đề xuất mô hình quản lý và bảo Đánh giá biến động vệ rừng khu vực nghiên cứu từ lớp phủ rừng qua 3 thực trạng khu vực nghiên cứu. năm 2011, 2015, 2017. Hình 2. Quy trình thực hiện xử lý dữ liệu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng giai đoạn 2011-2017 Hai xã Bảo Hòa và Xuân Định của huyện không có rừng. Đây là hai xã không nằm trong quy hoạch đất rừng của huyện và đặc thù đất ở đây không phù hợp để cây trồng rừng phát triển, nên chủ yếu là phát triển nông nghiệp trồng lúa và một số cây lương thực khác (ngô, khoai, sắn,…). Từ bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng giai đoạn 2011-2017 có thể thấy rằng năm 2017 là năm có diện tích lớp phủ rừng và độ che phủ lớn nhất (16,705.84 ha và 22.97 %), năm 2011 là năm có diện tích và độ che phủ nhỏ nhất (6,382.62 ha và 8.78 %) và độ che phủ rừng tăng lên theo từng giai đoạn. Trong bốn năm, từ 2011 đến 2015, tăng 11.34 % (từ 8.78 % lên 20.12 %). Trong hai năm, từ 2015 đến 2017, tăng 2.85 % (từ 20.12 % lên 22.97 %). 207
  4. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Hình 3. Bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng Hình 4. Bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng năm 2011. năm 2015. Hình 5. Bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng Hình 6. Biểu đồ so sánh diện tích lớp phủ rừng 2017. giai đoạn 2011-2017. 3.2. Bản đồ biến động diện tích lớp phủ rừng giai đoạn 2011-2017 3.2.1. Bản đồ biến động giai đoạn 2011-2015 Thông qua biểu đồ biến động lớp phủ rừng (Hình 8), diện tích lớp phủ rừng năm 2015 hầu hết tăng so với năm 2011. Khu vực có sự gia tăng lớp phủ rừng là những xã Xuân Hưng, Xuân Hòa, Xuân Thành và Xuân Trường. Trong đó, Xuân Thành là xã có tỷ lệ gia tăng cao nhất (tăng 3490.40 ha, chiếm 51.07 % diện tích xã). Những xã có diện tích lớp phủ rừng giảm so với năm trước đó là Suối Cao, Xuân Thọ và Xuân Tâm. Và xã có tỷ lệ giảm nhiều nhất là Xuân Tâm (giảm 326.60 ha, chiếm 2.68 % diện tích xã). Nguyên nhân của sự thay đổi lớn này chính là do trận cháy rừng mùa khô năm 1997 - 1998 xóa sổ hơn 1000 ha rừng tự nhiên khoanh nuôi, phục hồi dọc theo ranh giới hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận. Rừng được trồng mới nhưng chưa đủ điều kiện để hình thành rừng theo ba tiêu chí xác định rừng dựa trên thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT, thông tư quy định tiêu chí xác định và phân 208
  5. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 loại rừng, nên diện tích rừng tự nhiên trước năm 2011 ít hơn nhiều so với những năm sau. Ngoài ra, việc thực hiện chính sách giao khoán đất rừng cho cộng đồng dân cư cũng đạt được một số hiệu quả nhất định, chính điều này khiến cho diện tích rừng có chiều hướng tăng lên. Hình 7. Bản đồ biến động lớp phủ rừng giai đoạn Hình 8. Biểu đồ so sánh diện tích lớp phủ 2011-2015. rừng giai đoạn 2011-2015. 3.2.2. Bản đồ biến động giai đoạn 2015-2017 Hình 9. Bản đồ biến động lớp phủ rừng giai đoạn Hình 10. Biểu đồ so sánh diện tích lớp phủ 2015-2017. rừng giai đoạn 2015-2017. Biểu đồ (Hình 10) cho thấy diện tích lớp phủ rừng thay đổi giữa hai năm 2017 và 2015 là không nhiều. Xã có tỷ lệ tăng diện tích nhiều nhất là Xuân Tâm (tăng 1393.85 ha, chiếm 11.43 % diện tích xã). Xã có tỷ lệ giảm diện tích nhiều nhất là Xuân Hưng (giảm 648.17 ha, chiếm 6.18 % diện tích xã). Việc tăng diện tích lớp phủ rừng là do UBND huyện Xuân Lộc đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện có những giải pháp, phương án cho công tác quản lý và bảo vệ rừng hợp lý. Ngoài ra, sự chung tay quản lý của cộng đồng dân cư cũng giúp cho diện tích rừng được duy trì và tăng thêm. 209
  6. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 3.3. Đánh giá SWOT cho công tác quản lý rừng tại khu vực nghiên cứu Bảng 1. Phân tích SWOT cho công tác quản lý tại khu vực nghiên cứu. Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) - Hạt Kiểm lâm có nhiều kinh nghiệm trong công - Lực lượng của Hạt Kiểm lâm còn mỏng, chưa đáp tác quản lý và bảo vệ rừng tại địa phương. ứng được nhu cầu quản lý và bảo vệ rừng cho một - Có áp dụng khoa học công nghệ trong công tác khu vực rộng lớn, bao gồm toàn bộ huyện Xuân quản lý rừng: Sử dụng phần mềm Mapinfo trong Lộc và hai huyện Tánh Linh, Hàm Tân của Bình theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa Thuận. bàn quản lý. - Địa hình đồi núi, gây khó khăn cho công tác tuần tra, kiểm soát rừng. - Thời tiết khắc nghiệt, thiếu nước, cộng với người dân thường dọn rẫy vào mùa khô dẫn đến nguy cơ cháy rừng cao. - Quản lý CSDL trong phần mềm Mapinfo chưa đồng bộ và thiếu cán bộ chuyên trách về mảng công nghệ. Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats) - Nhận được sự quan tâm của cấp lãnh đạo, UBND - Tuy nhận được phương án quản lý rừng cụ thể, huyện đều ra phương án quản lý rừng cụ thể cho nhưng kinh phí và phương tiện để thực hiện các từng năm. phương án này còn hạn chế. - Có một khu du lịch nằm trong khu vực quản lý - Nguy cơ cháy rừng vào mùa khô do người dân của Hạt Kiểm lâm, có thể kết hợp du lịch sinh thái dọn rẫy và tình trạng lấn chiếm đất rừng vào mùa với các hoạt động nâng cao ý thức bảo vệ rừng. mưa để trồng trọt. - Cư dân sống gần khu vực rừng mong muốn nhận - Lợi ích từ những loại cây trồng rừng chưa cao, đất rừng để trồng, chăm sóc và bảo vệ. dẫn đến tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng để - Người dân được giao khoán đất rừng có thể tận trồng các loại cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn thu các lâm sản phụ, hưởng các sản phầm trồng xen ngày. trên diện tích nhận khoán, được phép chăn nuôi trên - Thời gian để hưởng lợi từ rừng trồng quá dài, dẫn diện tích rừng nhận bảo vệ. đến tình trạng người dân thường khai thác rừng khi chưa đủ tuổi. - Tình trạng khai thác rừng trái phép vẫn diễn ra, chủ yếu ở khu vực Hạt Kiểm lâm khó kiểm soát được. - Tranh chấp đất rừng giữa các chủ rừng được giao khoán đất rừng do có công khai phá. - Chi trả phí dịch vụ môi trường rừng cho các cá nhân nhận khoán rừng còn chưa hợp lý. - Tình trạng đầu độc rừng cho mục đích phát triển các sản phẩm trồng xen canh trên diện tích rừng được giao khoán. Qua bảng phân tích SWOT, nhận thấy công tác quản lý và bảo vệ rừng ở huyện Xuân Lộc có một số vấn đề cần phải giải quyết như sau: - Vấn đề về việc thực hiện các chính sách, quyết định,… của các cơ quan quản lý. - Vấn đề lợi ích từ rừng. 210
  7. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 - Vấn đề về nguồn nhân lực. - Vấn đề về áp dụng khoa học công nghệ. Trong đó, vấn đề lợi ích từ rừng là vấn đề quan trọng nhất, vấn đề mấu chốt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Cũng thông qua phân tích SWOT, cần phải có một số giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và tận dụng cơ hội để hạn chế điểm yếu, vượt qua các thách thức, những giải pháp đó phải giải quyết các vấn đề trên. 3.4. Đề xuất mô hình quản lý bảo vệ rừng Hiện nay, quản lý rừng hiệu quả đang là vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Làm thế nào để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân vừa đảm bảo giữ vững tài nguyên rừng, vừa tăng cường và phát triển sinh kế cho người dân? Mô hình quản lý rừng cộng đồng là một mô hình quản lý hướng đến nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản lý tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống của cộng đồng. Cụ thể, chủ thể quản lý là cộng đồng thôn làng hoặc hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất rừng, có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên rừng theo luật định. Phương pháp quản lý, giám sát tài nguyên rừng đơn giản, kế hoạch quản lý kinh doanh rừng được lập phù hợp với năng lực, nguồn lực, trình độ của cộng đồng và cơ sở hạ tầng địa phương. Tuy nhiên cần chú trọng việc phân nhóm cộng đồng cho việc quản lý dựa trên các tiêu chí như: trình độ, thành phần, sự phụ thuộc vào rừng của cộng đồng, vị trí thuận lợi của cộng đồng cho các cơ hội phát triển, vùng thị trường và tiêu thụ lâm sản,… kết hợp với: - Quy hoạch rừng và đất rừng. - Xác định đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng trong việc giao khoán và quản lý rừng để tránh những xung đột có thể xảy ra trong quá trình quản lý, bảo vệ rừng. - Phát triển nguồn nhân lực và tổ chức cộng đồng trong quản lý rừng [2]. Hình 11. Mô hình phối hợp quản lý rừng. 211
  8. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã thực hiện phân tích biến động lớp phủ rừng theo từng giai đoạn từ 2011-2017 để thấy được sự gia tăng rõ rệt diện tích lớp phủ rừng, trong bốn năm, từ 2011 đến 2015, tăng 11.34 % (từ 8.78 % lên 20.12 %). Trong hai năm, từ 2015 đến 2017, tăng 2.85 % (từ 20.12 % lên 22.97 %). Mối liên kết giữa nhà quản lý và cộng đồng trong việc bảo vệ, tái tạo rừng đã được phát huy hiệu quả. Do đó, việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ GIS trong việc thành lập bản đồ lớp phủ rừng và quản lý cơ sở dữ liệu để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, phát triển tài nguyên rừng bền vững là vô cùng cấp thiết. Hướng phát triển của đề tài là tính toán chỉ số mất đa dạng sinh học qua các năm để đánh giá việc tái tạo, phục hồi rừng là hiệu quả và đảm bảo không mất đi tính đa dạng sinh học của khu vực. Lời cảm ơn: Để hoàn thành bài báo này là tâm huyết và sự đóng góp của các cá nhân và tập thể lao động không ngừng nghỉ. Xin cảm ơn Hạt kiểm lâm huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã nhiệt tình cung cấp số liệu thực tế, các thông tư cũng như sự quan tâm của phòng ban nơi sở tại đã phối hợp, cùng với nhóm tác giả đi thực tế, phân tích, nhìn nhận những vấn đề quản lý còn hạn chế của khu vực. Nhóm tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy/Cô khoa Môi trường và Tài nguyên Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM đã góp ý, phản biện các vấn đề còn thiếu sót của bài báo để bài báo ngày càng hoàn thiện và triển khai trong thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Pratik Deb and Ashok Mishra - Forest cover change estimation using RS and GIS -A study of the Subarnarekha River Basin, Easten India. International conference on Agriculture, Food science, Natutal Resource management and Environmental Dynamics: The technology, People and Sustainable Development, (2016) 165-171. 2. Nguyễn Bá Ngãi - Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: thực trạng, vấn đề và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng, Hà Nội, 2009, tr.4. FOREST COVER CHANGE ASSESSMENT USING GIS IN XUAN LOC DISTRICT, DONG NAI PROVINCE FOR PERIOD 2011-2017 Dinh Thi Kim Phuong1*, Truong Tri Thanh2, Nguyen Duc Tri3, 1,2 University of Technology, 268 Ly Thuong Kiet, Ho Chi Minh 3 Sub - National Institute of Agricultural Planning and Projection, 20 Vo Thi Sau, Ho Chi Minh * Email: phuongdck@gmail.com ABSTRACT Forest, a life giving resource. However, the management, monitoring and protection of forest has never been easy. GIS is strong in spatial multimate analysis will support to the management of forest. In this research will focus on contribution database forest cover include data and forest cover change map for period 2011- 2017. Forest cover in 2017 has 22.97 %, increase 14.19 % than 2011 (8.78 %). Need to develop, build and upgrade database on the forest management for enhancing accuracy, meet the requyrement of building and unifying database on the natural resource and environment. Keywords: Geodatabases, cover change, forest cover, GIS in natural resources management, forest management. 212
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1