intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong việc đánh giá sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Sơn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

106
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong việc đánh giá sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên trình bày: Việc đánh giá sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên là hết sức cần thiết bởi vì nó là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong việc đánh giá sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên

Kinh tế & Chính sách<br /> <br /> ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ<br /> TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI<br /> DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN<br /> Trần Thành Công1, Bùi Thị Minh Nguyệt2<br /> 1<br /> <br /> Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp<br /> Trường Đại học Lâm nghiệp<br /> <br /> 2<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Việc đánh giá sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên là hết sức<br /> cần thiết bởi vì nó là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc<br /> gia Cát Tiên. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát 152 khách du lịch tại<br /> Vườn quốc gia Cát Tiên. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (Exporatory Factor Analysis – EFA) đã chỉ ra các<br /> nhân tố: (1) Cơ sở hạ tầng, (2) An ninh trật tự và an toàn, (3) Phương tiện vận chuyển, (4) Cơ sở lưu trú, (5)<br /> Giá cả dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí, và (6) Hướng dẫn viên du lịch có ảnh hưởng một cách đáng kể đến<br /> phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho việc đề xuất<br /> các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên nói riêng và các Vườn quốc gia ở Việt<br /> Nam nói chung.<br /> Từ khóa: Du lịch sinh thái, đánh giá sự hài lòng, phân tích nhân tố khám phá (EFA), Vườn quốc gia<br /> Cát Tiên.<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Du lịch là một ngành kinh tế mang lại nhiều<br /> lợi ích cho xã hội, trong đó đặt biệt là du lịch<br /> sinh thái (DLST) - loại hình du lịch đang được<br /> phát triển nhanh nhất trong thời điểm hiện nay.<br /> Du lịch sinh thái được coi là một hình thức du<br /> lịch dựa trên việc tiếp cận đa mục tiêu mang lại<br /> lợi ích cho xã hội cả về kinh tế lẫn bảo vệ môi<br /> trường tự nhiên. Việt Nam là một quốc gia đa<br /> dạng, phong phú về tài nguyên thiên nhiên và<br /> sinh thái cảnh quan, với những nỗ lực theo<br /> hướng phát triển của DLST đã góp phần đáng<br /> kể bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn mọi<br /> giá trị đa dạng sinh học và dựa vào cộng đồng<br /> hướng đến sử dụng và phát triển bền vững.<br /> Vườn Quốc gia Cát Tiên (VQG) có tổng<br /> diện tích là 70.548 ha, trong đó phần diện tích<br /> thuộc Đồng Nai là 39.108 ha; phần diện tích<br /> thuộc tỉnh Lâm Đồng là 26.969 ha; phần diện<br /> tích thuộc tỉnh Bình Phước là 4.471 ha. Vườn<br /> quốc gia Cát Tiên không những có cảnh quan<br /> ngoạn mục, lại nằm trong khu vực chuyển tiếp<br /> của khí hậu miền núi và đồng bằng nên Cát<br /> Tiên có khí hậu độc đáo, địa hình có sông suối<br /> bao bọc làm cho khu rừng già vừa được giữ<br /> nguyên vẹn, vừa trở thành nơi quy tụ hầu hết<br /> các kiểu rừng đồng bằng Nam Bộ. Ðây là khu<br /> 166<br /> <br /> rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái<br /> rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp. Hệ động, thực<br /> vật vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều<br /> loài cây gỗ quý như đinh, lim, sến, táu… có<br /> những loài chim quý hiếm như trĩ lông đỏ, cò<br /> quắm xanh, tê giác một sừng, voi...<br /> Vườn Quốc gia Cát Tiên cách Tp. Hồ Chí<br /> Minh khoảng 150 km theo quốc lộ 20, là một<br /> điểm du lịch sinh thái và văn hoá hấp dẫn của<br /> vùng miền Ðông Nam Bộ với nhiều loại hình<br /> du lịch như đi bộ, quan sát chim thú, cắm trại,<br /> du thuyền, du lịch mạo hiểm... Như vậy tiềm<br /> năng DLST của VQG Cát Tiên là rất lớn. Phát<br /> triển du lịch sinh thái của VQG Cát Tiên mang<br /> một ý nghĩa thiết thực và mang tính khả thi<br /> cao, thu hút sự quan tâm của các tổ chức về<br /> bảo tồn thiên nhiên thế giới. Trong những năm<br /> qua, VQG đã được quy hoạch để phát triển<br /> DLST nhưng hoạt động DLST vẫn còn chưa<br /> tương xứng với tiềm năng vốn có của Vườn.<br /> Trong bối cảnh mới, việc đánh giá đúng tiềm<br /> năng, hiện trạng hoạt động du lịch và trên cơ<br /> sở đó có những đề xuất về mặt định hướng và<br /> giải pháp nhằm góp phần phát triển DLST bền<br /> vững ở VQG Cát Tiên trong thời gian tới là<br /> điều hết sức cần thiết. Bài báo sử dụng phương<br /> pháp phân tích nhân tố khám phá để đánh giá<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017<br /> <br /> Kinh tế & Chính sách<br /> sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ<br /> du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên<br /> nhằm đưa ra những giải pháp phát triển du lịch<br /> sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên.<br /> II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Bài viết trên cơ sở ứng dụng phương pháp<br /> phân tích nhân tố khám phá xác định các nhân<br /> tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch<br /> nhằm đề xuất giải pháp phát triển hoạt động du<br /> lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> 2.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu<br /> Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi gồm 7 thang<br /> đo với với 26 biến quan sát để khảo sát ý kiến<br /> khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng tới mức<br /> hài lòng của họ về chất lượng dịch vụ du lịch<br /> tại điểm nghiên cứu.<br /> Với 26 biến quan sát, kích thước mẫu khảo<br /> sát có dung lượng tối thiểu là n = 26 x 5 = 130<br /> mẫu. Nghiên cứu thực hiện phát bảng hỏi tới<br /> 152 khách du lịch, kết quả thu về 152 phiếu<br /> điều tra đảm bảo yêu cầu.<br /> 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu<br /> <br /> Bảng 1. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên<br /> TT<br /> I<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> II<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> III<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> IV<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> V<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> VI<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> VII<br /> <br /> Tiêu chí<br /> Cơ sở hạ tầng<br /> Đường sá đến thăm quan thuận tiện<br /> Nhà vệ sinh đầy đủ, sạch sẽ<br /> Nơi đón khách rộng rãi, lịch sự<br /> Bãi đỗ xe rộng rãi<br /> An ninh trật tự và an toàn<br /> Không có tình trạng chèo kéo, thách giá<br /> Không có ăn xin<br /> Không có tình trạng trộm cắp, cướp giật<br /> Phương tiện vận chuyển<br /> Độ an toàn cao<br /> Có đầy đủ dụng cụ bảo hộ, y tế<br /> Nhân viên có tính chuyên nghiệp cao<br /> Tiếng ồn động cơ nhỏ<br /> Cơ sở lưu trú<br /> Hệ thống phòng nghỉ sạch sẽ, thoáng mát, tiện nghi<br /> Trại ngoài trời an toàn<br /> Tọa lạc ở vị trí thuận lợi<br /> Đảm bảo an ninh cho mọi du khách<br /> Giá cả dịch vụ ăn uống, mua sắm, giải trí<br /> Giá vào cửa hợp lý<br /> Giá dịch vụ ăn uống hợp lý<br /> Giá cả mua sắm rẻ<br /> Giá cả dịch vụ giải trí hợp lý<br /> Giá cả lưu trú rẻ<br /> Hướng dẫn viên DLST<br /> Luôn cung cấp các thông tin cần thiết<br /> Nhân viên có kiến thức để trả lời các câu hỏi của du khách<br /> Nhân viên ứng xử tự tin<br /> Nhân viên lịch sự, nhã nhặn<br /> Quan tâm đến du khách<br /> Nhiệt tình với công việc<br /> Sự hài lòng của du khách về dịch vụ du lịch sinh thái<br /> <br /> Thông tin thứ cấp về thực trạng phát triển<br /> du lịch sinh thái tại VQG được thu thập qua<br /> <br /> Mã hóa<br /> CSHT<br /> CSHT1<br /> CSHT2<br /> CSHT3<br /> CSHT4<br /> ATTT<br /> ATTT1<br /> ATTT2<br /> ATTT3<br /> PTVC<br /> PTVC1<br /> PTVC2<br /> PTVC3<br /> PTVC4<br /> CSLT<br /> CSLT1<br /> CSLT2<br /> CSLT3<br /> CSLT4<br /> GCDV<br /> GCDV1<br /> GCDV2<br /> GCDV3<br /> GCDV4<br /> GCDV5<br /> HDV<br /> HDV1<br /> HDV2<br /> HDV3<br /> HDV4<br /> HDV5<br /> HDV6<br /> STA2<br /> <br /> các báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo nội<br /> bộ và các tài liệu liên quan khác.<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017<br /> <br /> 167<br /> <br /> Kinh tế & Chính sách<br /> Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua<br /> phiếu điều tra khảo sát thực tế. Nội dung phiếu<br /> điều tra bao gồm: Thông tin về cá nhân khách<br /> du lịch, mục đích chuyến đi, các nhân tố ảnh<br /> hưởng đến sự hài lòng của du khách với dịch<br /> vụ DLST tại VGG và một số kiến nghị của<br /> khách du lịch.<br /> Du khách được chọn phỏng vấn theo<br /> phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện.<br /> Bảng hỏi phát đến du khách gồm thang đo<br /> thể hiện 6 yếu tố ảnh hưởng tiềm năng và một<br /> thang đo tổng hợp sự hài lòng của du khách<br /> với tổng sộng 26 biến quan sát, kết cấu bảng<br /> hỏi được nêu trên bảng 1.<br /> <br /> 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu<br /> Nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau<br /> đây để phân tích số liệu: Phương pháp thống<br /> kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp<br /> phân tích nhân tố khám phá (EFA).<br /> Các thông tin, số liệu được xử lý trên cơ sở<br /> sử dụng phần mềm SPSS 23.<br /> III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Khung lý thuyết của nghiên cứu<br /> <br /> 3.1.1. Khái niệm sự hài lòng của khách du lịch<br /> Có rất nhiều định nghĩa về sự hài lòng của<br /> khách du lịch. Theo Oliver (1999) và Zineldin<br /> (2000) thì sự hài lòng của khách du lịch là sự<br /> phản hồi tình cảm hoặc toàn bộ cảm nhận của<br /> du khách đối với nhà cung cấp dịch vụ trên cơ<br /> sở so sánh sự khác biệt giữa những gì họ nhận<br /> được so với mong đợi trước đó. Nói một cách<br /> đơn giản, sự hài lòng của khách du lịch chính<br /> là trạng thái/cảm nhận của du khách đối với<br /> nhà cung cấp dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch<br /> vụ đó (Levesque và McDougall, 1996). Hay<br /> theo Kotler (2003) sự hài lòng là mức độ của<br /> trạng thái cảm giác của con người bắt nguồn từ<br /> việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm hay<br /> dịch vụ với những kỳ vọng của người đó.<br /> Trong nghiên cứu này, sự hài lòng của<br /> khách du lịch chính là sự thỏa mãn đối với<br /> cảnh quan, các loại hình dịch vụ cũng như cơ<br /> sở vật chất tại khu du lịch sinh thái.<br /> 3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển<br /> du lịch sinh thái<br /> 168<br /> <br /> - Điều kiện tự nhiên: Nhân tố chính ảnh<br /> hưởng tới sự phát triển DLST chính là các điều<br /> kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên tại khu du<br /> lịch. Du khách tham gia DLST với mục đích<br /> tham quan, ngắm cảnh hay khám phá một hệ<br /> sinh thái hoang sơ nào đó. Mục đích này chỉ<br /> thực sự được thoả mãn khi địa điểm DLST có<br /> điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng.<br /> - Cơ sở vật chất: Cơ sở lưu trú và cơ sở hạ<br /> tầng cũng là một trong số những tiêu chí quan<br /> trọng đối với việc lựa chọn điểm đến của du<br /> khách. Đối với địa điểm du lịch có cơ sở vật<br /> chất khang trang, thuận tiện cho việc đi lại lưu<br /> trú sẽ có khả năng thu hút khách du lịch nhiều<br /> hơn so với những địa điểm khác. Bên cạnh đó<br /> vấn đề an toàn, trật tự tại địa điểm du lịch cũng<br /> đóng một vai trò quan trọng đối với việc phát<br /> triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia.<br /> - Chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ<br /> là một tiêu chí rất quan trọng để phát triển dịch<br /> vụ DLST. Chất lượng dịch vụ được đánh giá<br /> trên hai khía cạnh là (1) quá trình cung cấp<br /> dịch vụ và (2) kết quả của dịch vụ. Chất lượng<br /> dịch vụ DLST là khả năng đáp ứng được nhu<br /> cầu của du khách, mang lại cho du khách cảm<br /> giác thoải mái nhất khi sử dụng dịch vụ. Trong<br /> hoạt động DLST thì đội ngũ hướng dẫn viên,<br /> giá cả các loại dịch vụ cũng là những tiêu chí<br /> quan trọng để thu hút khách du lịch đến với<br /> vườn quốc gia. Đây chính là yếu tố quyết định<br /> tới việc lựa chọn điểm đến du lịch của du<br /> khách.<br /> - Tình hình kinh tế xã hội của địa<br /> phương: Hoạt động du lịch là hoạt động mang<br /> tính tổng hợp, kèm theo nó là hàng loạt các<br /> dịch vụ phục vụ cho nhu cầu ăn ở, đi lại, du<br /> ngoạn, vui chơi giải trí, mua sắm của du<br /> khách… Để đáp ứng được các nhu cầu này đòi<br /> hỏi các ngành kinh tế khác nhau phải cùng sản<br /> xuất và cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho<br /> khách du lịch.<br /> - Sự tham gia của các bên liên quan: Các<br /> doanh nghiệp tư nhân chính là những tổ chức<br /> trực tiếp hoạt động để tạo ra sản phẩm DLST.<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017<br /> <br /> Kinh tế & Chính sách<br /> Sự quan tâm đầu tư phát triển của các doanh<br /> nghiệp trong nước hay ngoài nước là nhân tố<br /> chính để tạo nên những sản phẩm DLST đa<br /> dạng, độc đáo và thu hút khách du lịch. Nhưng<br /> hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động khác<br /> đều phải được tiến hành dưới những nguyên<br /> tắc, những yêu cầu nhất định. Các cấp chính<br /> quyền, các cơ quan quản lý chính là những<br /> người tạo nên một môi trường kinh doanh<br /> thuận lợi, đồng thời cũng ban hành một hệ<br /> thống luật pháp để điều hành hoạt động của<br /> các doanh nghiệp đi theo một định hướng nhất<br /> định, đạt mục tiêu phát triển DLST.<br /> - Ý thức của người dân: Các địa điểm<br /> DLST mặc dù nằm ở những nơi hoang sơ<br /> <br /> nhưng thường gắn với cuộc sống của người<br /> dân bản địa. Nên ý thức và trình độ hiểu biết<br /> của người dân rất quan trọng đối với trường<br /> hợp này. Phát triển DLST phải đồng thời với<br /> việc xây dựng một ý thức phát triển và bảo vệ<br /> DLST của người dân bản địa.<br /> 3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá<br /> 3.2.1. Kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ<br /> số Cronbach’s Alpha<br /> Thang đo và độ tin cậy của các biến quan<br /> sát được đánh giá bằng hệ số tin cậy<br /> Cronbach’s Alpha và phương pháp nhân tích<br /> nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor<br /> Analysis).<br /> <br /> Bảng 2. Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha<br /> Thang đo<br /> Biến đặc trưng<br /> Cronbach’s Alpha<br /> CSLT<br /> CSLT1, CSLT2, CSLT4<br /> 0,842<br /> CSHT<br /> CSHT1, CSHT2, CSHT3<br /> 0,824<br /> ATTT<br /> ATTT1, ATTT2, ATTT3<br /> 0,718<br /> GCDV<br /> GCDV2, GCDV3, GCDV5<br /> 0,659<br /> PTVC<br /> PTVC1, PTVC2, PTVC3,PTVC4<br /> 0,904<br /> HDV<br /> HDV1, HDV2, HDV3, HDV4<br /> 0,808<br /> <br /> Yêu cầu để thang đo được chấp nhận là loại<br /> bỏ các biến có hệ số tương quan biến tổng<br /> (Item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 và hệ số<br /> Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6. Hơn nữa trong<br /> phân tích nhân tố khám phá EFA, những biến<br /> có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) nhỏ hơn<br /> 0,5 sẽ bị loại khỏi thang đo vì có tương quan<br /> kém với nhân tố tiềm ẩn (khái niệm đo lường).<br /> Bước cuối cùng là kiểm định mô hình bằng<br /> phương pháp hồi quy đa biến với mức ý nghĩa<br /> thống kê 5%.<br /> <br /> Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo<br /> ở bảng 2 ta thấy hệ số của tổng thể các đều lớn<br /> hơn 0,6. Như vậy hệ thống thang đo được xây<br /> dựng gồm 6 thang đo đảm bảo chất lượng tốt<br /> với 20 biến số đặc trưng.<br /> 3.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá<br /> <br /> - EFA<br /> * Kiểm định tính thích hợp của EFA<br /> Trong bảng 3 ta có KMO = 0,784 thỏa mãn<br /> điều kiện 0,5 < KMO < 1, như vậy phân tích nhân<br /> tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.<br /> <br /> Bảng 3. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test<br /> <br /> Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.<br /> Bartlett's Test of Sphericity<br /> <br /> Approx. Chi-Square<br /> df<br /> Sig.<br /> <br /> .784<br /> 1921.082<br /> 190<br /> .000<br /> Nguồn: Xử lý số liệu SPSS<br /> <br /> * Kiểm định tương quan của các biến<br /> quan sát trong thước đo đại diện<br /> Trong bảng 3 ta thấy kiểm định Bartlett có<br /> <br /> mức ý nghĩa Sig. < 0,05, như vậy các biến<br /> quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố<br /> đại diện.<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017<br /> <br /> 169<br /> <br /> Kinh tế & Chính sách<br /> * Kiểm định mức độ giải thích của các<br /> biến quan sát đối với nhân tố<br /> Cột % tích lũy của bảng 4 cho biết trị số<br /> <br /> phương sai trích là 71,979 % điều này có nghĩa<br /> là 71,979 % sự thay đổi của biến phụ thuộc<br /> được giải thích bởi các biến quan sát.<br /> <br /> Bảng 4. Tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained)<br /> Eigenvalues ban đầu<br /> Tổng phương sai trích<br /> Tổng số vòng xoay<br /> Nhân<br /> % của<br /> % của<br /> tố<br /> Tổng % của biến % tích lũy Tổng<br /> % tích lũy Tổng<br /> % tích lũy<br /> biến<br /> biến<br /> .911<br /> 29.555<br /> 29.555<br /> .911<br /> 29.555<br /> 29.555<br /> 3.367<br /> 16.833<br /> 16.833<br /> .065<br /> 15.325<br /> 44.879<br /> .065<br /> 15.325<br /> 44.879<br /> 3.022<br /> 15.109<br /> 31.943<br /> .393<br /> 11.965<br /> 56.844<br /> .393<br /> 11.965<br /> 56.844<br /> 2.810<br /> 14.052<br /> 45.995<br /> .773<br /> 8.866<br /> 65.710<br /> .773<br /> 8.866<br /> 65.710<br /> 2.661<br /> 13.307<br /> 59.302<br /> .254<br /> 6.269<br /> 71.979<br /> .254<br /> 6.269<br /> 2.535<br /> 12.677<br /> 71.979<br /> 71.979<br /> 863<br /> 4.317<br /> 76.296<br /> 678<br /> 3.389<br /> 79.685<br /> 659<br /> 3.295<br /> 82.980<br /> 575<br /> 2.874<br /> 85.854<br /> 0<br /> 437<br /> 2.187<br /> 88.041<br /> 1<br /> 411<br /> 2.054<br /> 90.095<br /> 2<br /> 384<br /> 1.919<br /> 92.014<br /> 3<br /> 329<br /> 1.645<br /> 93.659<br /> 4<br /> 311<br /> 1.555<br /> 95.214<br /> 5<br /> 259<br /> 1.295<br /> 96.509<br /> 6<br /> 200<br /> 1.000<br /> 97.509<br /> 7<br /> 168<br /> .839<br /> 98.347<br /> 8<br /> 150<br /> .748<br /> 99.096<br /> 9<br /> 109<br /> .545<br /> 99.641<br /> 10<br /> 072<br /> .359<br /> 100.000<br /> Extraction Method: Principal Component Analysis.<br /> <br /> * Kết quả của mô hình<br /> Kết quả chạy ma trận nhân tố xoay (Rotated<br /> <br /> Component Matrix) cho kết quả trên bảng 5.<br /> <br /> Bảng 5. Bảng ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa)<br /> <br /> PTVC1<br /> PTVC2<br /> PTVC4<br /> PTVC3<br /> GCDV2<br /> <br /> 1<br /> .931<br /> <br /> 2<br /> <br /> .834<br /> .814<br /> .803<br /> .732<br /> .708<br /> <br /> ATT2<br /> ATT3<br /> HDV1<br /> <br /> .609<br /> .580<br /> <br /> 170<br /> <br /> 4<br /> <br /> .871<br /> <br /> ATT1<br /> GCDV5<br /> GCDV3<br /> <br /> HDV2<br /> HDV3<br /> <br /> Nhân tố<br /> 3<br /> <br /> .638<br /> <br /> .843<br /> .788<br /> .787<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2