UNG THƯ LÀ GÌ
lượt xem 4
download
Một vài con số thống kê Trong năm 1998 tại Hoa Kỳ, người ta ghi nhận khoảng 1.300.000 trường hợp ung thư, 630.000 ở phái nam và 600.000 ở phái nữ. Trung bình mỗi ngày 1.500 người chết vì ung thư. Ở phái nam, 3 loại ung thư phổi, nhiếp hộ tuyến (prostate, cơ quan nằm phía dưới bọng đái phái nam) và ruột già (colon), đã gây ra nhiều tử vong nhất. Còn ở phái nữ, các ung thư hiểm nghèo gồm có: phổi, vú và ruột già. Tuy nhiên, lý do tử vong chính yếu tại Hoa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: UNG THƯ LÀ GÌ
- UNG THƯ LÀ GÌ? Tôi có dịp đọc một số bài viết về ung thư của bác sĩ Nguyễn Văn Đức. Nhằm mục đích giúp quý độc giả tìm hiểu về các bệnh ung thư, tôi xin trình bày một số dữ kiện tổng quát liên quan tới ung thư nói chung. Một vài con số thống kê Trong năm 1998 tại Hoa Kỳ, người ta ghi nhận khoảng 1.300.000 trường hợp ung thư, 630.000 ở phái nam và 600.000 ở phái nữ. Trung bình mỗi ngày 1.500 người chết vì ung thư. Ở phái nam, 3 loại ung thư phổi, nhiếp hộ tuyến (prostate, cơ quan nằm phía dưới bọng đái phái nam) và ruột già (colon), đã gây ra nhiều tử vong nhất. Còn ở phái nữ, các ung thư hiểm nghèo gồm có: phổi, vú và ruột già. Tuy nhiên, lý do tử vong chính yếu tại Hoa Kỳ là các bệnh tim mạch (cardiovascular diseases). Hoa Kỳ là một quốc gia có nhiều sắc tộc. Ta thử nhìn vào một vài con số liên quan đến ung thư ở người Việt Nam tại Mỹ. Với người Việt Nam ta, phái nam hay bị ung thư phổi nhất rồi tới ung thư
- gan, nhiếp hộ tuyến, ruột già và bao tử, còn phái nữ thường bị ung thư cổ tử cung nhất, sau là ung thư vú, phổi, ruột già và bao tử. Sự phát triển bình thường Muốn hiểu ung thư, ta cần duyệt lại một số kiến thức sinh học căn bản. Thành phần cấu tạo căn bản của mọi sinh vật từ người cho đến động, thực vật được gọi là tế bào (cell). Cơ thể con người có 10 ngàn tỷ (10.000.000.000.000) tế bào. Khởi đầu là 1 trứng thụ tinh chia thành 2, rồi thành 4, thành 8, thành 16.... Và sau khoảng 45 lần chia đôi như vậy, con số tế bào khổng lồ trên được đạt tới. Tùy theo nhiệm vụ, tế bào có nhiều hình thù khác nhau, tế bào óc khác tế bào gan chẳng hạn. Những tế bào cùng một loại hợp thành mô (tissue). Nhiều mô họp thành cơ quan (organ) như gan, óc, tim, phổi, và các cơ quan họp lại thành cơ thể tạo nên sự sống. Sự phát triển này theo những quy luật rất chặt chẽ. Một khi con số tế bào cần thiết cho sự sống đã được đạt tới, thì tự động trong cơ thể phát ra tín hiệu ra lệnh cho tế bào tạm ngừng sự phát triển. Lúc đó, tế bào cơ thể ở trong giai đoạn “nằm yên” hoặc tự hủy (apoptosis). Nhưng cơ chế điều hòa này nằm ngay trong tế bào, hay chính xác hơn, là nằm trong các di thể
- (genes, những phần rất nhỏ nằm trên các nhiễm sắc thể, chromosomes). Di thể là nơi chứa đựng tất cả tính chất di truyền của cơ thể, từ màu mắt, hình dạng mũi, cho đến chiều dài lóng tay, lóng chân. Tế bào bình thường chứa những di thể có nhiệm vụ ngăn cản sự phát triển của ung thư. Một khi những di thể chống ung thư (tumor suppressor genes) này bị hư hoại hay vì lý do nào đó, không còn hoạt động bình thường, ung thư bắt đầu xuất hiện. Ung thư xuất phát từ đâu? Ung thư xuất hiện một khi cơ chế điều hòa nói trên bị trục trặc hay khiếm khuyết. Tương tự như một chiếc xe hơi bị hư thắng, tế bào ung thư phát triển bừa bãi, vô trật tự và cuối cùng làm hư hoại các cơ quan và nếu không chữa trị kịp thời, sẽ đưa tới cái chết cho người bệnh. Ung thư nảy sinh từ một tế bào bất thường. Tế bào này cần phải trải qua nhiều thời kỳ biến dạng (mutation) liên tục trước khi trở thành tế bào ung thư có tính xâm nhập (invasive cancer). Thường thường, tiến trình này kéo dài nhiều năm. Đó là lý do giải thích tại sao phần đông các ung thư đều xuất hiện sau lứa tuổi 50, 60. Tế bào ung thư, sau khi trải qua 30 lần chia đôi, đã trở thành một khối lớn 1 cm và có 1 tỷ tế bào, đủ lớn để người bệnh
- hay bác sĩ khám phá ra nó. Lúc này ung thư có thể phát hiện được trên hình chụp quang tuyến. Nếu không chữa trị ung thư sẽ tiếp tục lớn dần, và sau cỡ 10 lần phân chia nữa, con số tế bào ung thư sẽ lên tới độ người bệnh không thể sống được. Ta hãy lấy ví dụ ung thư cổ tử cung (cervical cancer), rất thường thấy ở phụ nữ Việt Nam. Cổ tử cung đ ược lót bởi một lớp tế bào mô tầng (epithelium). Bình thường, tế bào ở thượng tầng, tức lớp trên cùng, đã đi vào giai đoạn thoái hóa và thường được thải đi, giống như lớp da cũ bị tróc đi. Tuy nhiên, một khi các tế bào ở tầng trên cùng này vẫn còn giữ tính chất tăng trưởng thì cổ tử cung đang trải qua giai đoạn gọi là dị dạng (dysplasia). Lần lần tế bào trong mỗi tầng đều phát triển bừa bãi và tiến đến giai đoạn ung thư tiền xâm nhập (preinvasive carcinoma, carcinoma in situ). Giai đoạn chót là ung thư xâm nhập (invasive carcinoma). Nếu không khám phá kịp thời, ung thư sẽ gây ra triệu chứng như chảy máu, đau bụng. Từ giai đoạn dị dạng đến tình trạng ung thư xâm nhập cũng phải mất nhiều năm. Nhờ thử nghiệm Papanicolaou (hay được gọi tắt là “Pap smear”), tế bào d ị dạng có thể được tìm ra dễ dàng. Có khoảng hơn 100 loại ung thư khác nhau, được phân loại tùy theo ung thư xuất phát từ mô nào. 90 phần trăm (90%) các ung thư xuất phát từ những mô tầng (epithelium), được đặt tên “carcinoma”. Một số nhỏ xuất
- phát từ mô xương, bắp thịt, mạch máu được gọi là “sarcoma”. Ung thư xuất phát từ những phần tử của máu có tên “lymphoma” hay “leukemia”. Nguyên nhân gây ra ung thư Có 3 loại tác nhân chính: 1. Hóa chất: Những hóa chất trong khói thuốc, thực phẩm, dược phẩm, trong môi trường tại một số cơ sở kỹ nghệ có liên hệ tới tiến trình gây ra ung thư ở phổi, cổ họng, miệng, bọng đái, cổ tử cung, thực quản.... Tại Á châu, ung thư gan rất thông thường và do chất aflatoxin gây ra. Đây là một chất độc thấy ở loại nấm mọc trên hạt đậu phộng, gạo, khi được tồn trữ tại các nơi ẩm thấp. 2. Quang tuyến: Trong vòng 5 năm sau vụ nổ bom nguyên tử tại Nhật, người ta nhận thấy sự đột phát của nhiều loại bệnh ung thư, nhất là ung thư máu (leukemia). 3. Siêu vi trùng (virus):
- Đây là một loại sinh vật rất nhỏ, dùng kính hiển vi thường không thể thấy được. Siêu vi trùng xâm nhập và lần lần điều khiển luôn cơ chế điều hành sự phát triển tế bào. Tại Trung Hoa, nhiều người bị viêm gan loại B (chronic hepatitis B) và người ta nhận thấy, có sự liên hệ trực tiếp giữa siêu vi trùng gây ra bệnh này (hepatitis B virus) và ung thư gan. Ung thư cổ tử cung do một loại siêu vi trùng khác có tên “human papilloma virus” gây ra. Ngoài ra, còn một số tác nhân khác có thể gây ung thư mà hiện nay khoa học vẫn chưa xác định được một cách rõ ràng. Diet Tobacco Alcohol Genetics Lifestyle Virus Radiation Unknown 35% 30% 5% 5% 5% 10% 5% 5% Nguyên tắc ngăn ngừa và kiểm soát ung thư Như đã đề cập, ung thư là một trạng thái tế bào phát triển vô tổ chức và tiến trình này bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: di truyền, môi trường chung quanh, lối sống cá nhân (life style). Trên nguyên tắc, nếu thay đổi lối sống, cách ăn uống, môi trường chung quanh, từ 80 đến 90 phần trăm (80-90%) các trường hợp ung thư có
- thể tránh được. Ta hãy điểm qua một vài nguyên tắc nhằm giảm thiểu tối đa sác xuất bị ung thư. 1. Thuốc lá: Nếu mọi người tại Hoa Kỳ đều ngưng hút thuốc lá, ít nhất 150 ngàn người (150.000) sẽ không bị ung thu phổi trong năm 1999 và 130 ngàn người (130.000) sẽ không bị chết. Sơi mỗi ngày 2 gói thuốc lá sẽ khiến cho người hút dễ bị ung thư phổi gấp 20 lần hơn một người không hút. Hút tẩu (pipe), xì gà vẫn dễ bị ung thư thực quản (esophagus), miệng, thanh quản (larynx).... Ngửi khói thuốc từ những người khác cũng là một vấn đề cần để ý tới. 2. Rượu: Mặc dù chất ethanol, thành phần cốt yếu của rượu, không gây ra ung thư trên các con vật thí nghiệm, rượu tham dự vào việc gây ra ung thư qua cơ chế làm cho cơ thể suy dinh dưỡng. Nghiện rượu đưa tới tình trạng chai gan và ung thư gan. Ngoài ra, ngưng hay giảm lượng rượu uống mỗi ngày sẽ làm giảm tỷ lệ bị ung thư miệng, cổ họng, bao tử, và thực quản rất nhiều. 3. Yếu tố di truyền:
- Phần đông, ung thư thuộc loại bộc phát. Tuy nhiên, một số ung thư có tính di truyền. Con số này rất nhỏ. Chẳng hạn, khi đàn bà bị ung thư vú, thì sác xuất con gái họ bị bệnh này cao hơn người thường từ 2 đến 4 lần. Dùng phẫu thuật để cắt cả hai bên vú có thể làm giảm sác xuất bị ung thư tới 90%. 4. Cách ăn uống: Năm 1992, Bộ Canh Nông Hoa Kỳ đã phổ biến danh sách các loại thực phẩm xếp theo hình một kim tự tháp (food pyramid). Tầng thấp nhất gồm có những loại thực phẩm mọi người được khuyến khích ăn nhiều, như bánh mì, gạo, trái cây, rau tươi. Trên đỉnh tháp là các thức ăn ta nên dùng ít thôi, như mỡ, dầu, đồ ngọt.... Sinh tố trong trái cây, và rau giúp ta đỡ bị ung thư phổi, thực quản, bao tử. Nhai trầu, vôi dễ bị ung thư ở miệng. Có sự liên hệ giữa ăn mỡ động vật và ung thư vú, ung thư ruột già. Phụ nữ mập dễ bị ung thư tử cung, ung thư vú. Để bớt ung thư ruột già, ta cần bớt ăn mỡ động vật như da gà, da heo. Đi ăn phở chỉ đòi hành trần và đừng xin thêm nước béo, rồi chịu khó ăn nhiều rau tươi, trái cây, cá, ta sẽ ít bị ung thư hơn.
- Ở Phi châu, tỷ lệ ung thư ruột già rất thấp, vì thức ăn có nhiều chất sợi (fiber). Chất sợi có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của các hóa chất gây ung thư bằng cách tống khứ chúng ra khỏi ruột một cách nhanh chóng. Chất sợi có nhiều trong rau trái. 5. Lối sống: Năng hoạt động và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp chống lại ung thư qua nhiều cơ chế: tăng cường hệ thống miễn nhiễm (immune system), giữ cơ thể không bị mập. Lối sống buông thả của một số người theo đuổi tình dục không phòng ngừa (unprotected sex) dễ đưa tới bệnh AIDS, ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật. Ung thư di căn (metastasis) Từ cơ quan xuất phát, phần đông các ung thư sẽ dần dần lan qua các bộ phận lân cận và các nơi khác qua hệ thống bạch huyết (lymphatic system) và máu. Sự lan tràn này còn tùy thuộc vào loại ung thư. Ung thư phổi và vú hay chuyển di đến não bộ, gan, xương. Ung thư nhiếp hộ tuyến ở đàn ông ít
- khi lan lên não bộ, gan mà hay chuyển di đến xương. Trái lại ung thư não bộ chỉ tung hoành tại chỗ và hiếm khi đi qua nơi khác. Triệu chứng ung thư Triệu chứng được gây ra từ 1) cơ quan nơi ung thư xuất phát, và 2) cơ quan ung thư di căn tới. Ví dụ, ung thư phổi khiến cho bệnh nhận bị tức ngực, ho, khó thở. Cùng lúc hội chứng nhức đầu, ói mửa có thể xảy ra vì ung thư đã lan lên tới não bộ. Nói chung, những triệu chứng chính của ung thư gồm có: chảy máu bất thường, đau triền miên, tức ngực, khó thở, ho, bại xuội một phần cơ thể, nhức đầu, ói mửa, bướu mọc nhanh trên cơ thể.... Người bệnh nhận thấy triệu chứng tùy theo nơi ung thư xuất phát. Thí dụ người bệnh bị ung thư phổi nhận thấy mình bị ho khan trong mấy tháng liền. Đi khám bác sĩ vì ho, thường được cho toa mua thuốc kháng trùng. Dùng một thời gian vẫn không thuyên giảm. Thêm vào chứng ho, người bệnh thêm biếng ăn, sụt cân, đau nhói bên ngực, khó thở và sau cùng là ho ra máu. Thường vào giai đoạn này, người bệnh được chuyển đến bệnh viện để chụp hình ngực (chest X-ray), khám phá thấy ung thư phổi và được điều trị sau đó.
- Một ví dụ khác, người bệnh phát hiện một hạch to mọc bên cổ, ngay dưới xương hàm và gần đây tiếng nói trở nên khàn khàn. Bác sĩ toàn khoa thường nghĩ là nhiễm trùng và cấp toa mua trụ sinh. Hạch ngày càng lớn. Người bệnh được gửi tới bác sĩ chuyên khoa và ung thư thanh quản được khám phá. Chiều hướng tương lai Năm 1971, Tổng thống Richard Nixon ban hành đạo luật Ung Thư (Cancer Act) nhằm thúc đẩy chiến dịch tiêu diệt ung thư. Vào đầu thập niên 1970, chỉ có khoảng 36% số người bệnh bị ung thư được chữa khỏi. Trong gần 30 năm qua, nhờ những khám phá trên các phương diện nghiên cứu, điều trị bằng quang tuyến và bằng các chất thuốc hóa học, tỷ lệ trên đã tăng lên tới 52% vào năm 1993. Chúng ta hiểu thêm về những căn bản sinh hóa (biochemical) của ung thư. Sinh học phân tử (molecular biology) là một ngành tương đối mới chuyên khảo sát bệnh trạng trên một bình diện căn bản nhất, bình diện của phân tử. Nhờ vậy mà ta đã nhận thức được ung thư thật ra là bệnh của các di thể (genes).
- Ung thư rõ là thiên hình vạn trạng. Hiện nay khoa học vẫn chưa thấu hiểu được hết vị trí, nhiệm vụ của khoảng 100 ngàn (100.000) di thể trong cơ thể con người. Nền tảng việc điều trị ung thư trong tương lai sẽ đặt nặng trên những khám phá liên quan đến sinh hoạt của các tế bào và di thể. Chẳng hạn, các chuyên gia tại một trung tâm chữa trị ung thư ở New York đang dùng một loại thuốc mới, nhằm cắt đứt các tín hiệu phát xuất từ di thể đến khuyến khích các tế bào tăng trưởng. Thuốc này đang được thí nghiệm để điều trị ung thư thực quản và ung thư nhiếp hộ tuyến.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh bạch cầu (ung thư máu) (Phần 1)
6 p | 314 | 89
-
Ung thư tế bào gan ( Phần 1)
8 p | 199 | 61
-
Ung thư cổ tử cung (Phần 1)
11 p | 227 | 56
-
Ung thư phổi là gì?
6 p | 269 | 51
-
Ung thư vú (phần 3)
12 p | 192 | 43
-
Ung thư xương ( Phần 1)
7 p | 175 | 29
-
Ung thư là gì?
5 p | 215 | 22
-
Phòng ung thư, nên ăn gì?
5 p | 120 | 20
-
Nhận diện sớm những triệu chứng ung thư (Chương 1_P1)
18 p | 123 | 17
-
Ung thư
9 p | 128 | 15
-
Điều trị ung thư ở trẻ em
5 p | 147 | 12
-
Làm gì để phòng bệnh ung thư
4 p | 116 | 10
-
Ung thư ruột
5 p | 137 | 9
-
Ung thư da (1)
6 p | 145 | 7
-
Bệnh Ung thư Gan
4 p | 84 | 7
-
Ung thư - Các liệu pháp
10 p | 110 | 7
-
BỆNH UNG THƯ LÀ GÌ?
9 p | 66 | 6
-
Cần chuẩn bị gì trước khi điều trị ung thư?
5 p | 167 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn