intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

UNG THƯ MIỆNG - HÀM MẶT

Chia sẻ: Lan Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:42

128
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tầm quan trọng của ung thư miệng HM Điều trị ung thư miệng thật sự khó khăn, ảnh hưởng chức năng thẩm mỹ. Tỉ lệ sống sau 5 năm còn thấp Mặc dù đã có nhiều nổ lực cải tiến phương pháp điều trị nhưng tiên lượng bệnh vẫn không thay đổi đáng kể trong suốt 20 năm qua.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: UNG THƯ MIỆNG - HÀM MẶT

  1.   UNG THƯ MIỆNG - HÀM MẶT
  2. MỤC TIÊU 1. Biết được tầm quan trọng, các nguyên nhân yếu tố thuận lợi gây ung thư miệng - hàm mặt 2. Phân biệt được một số dấu chứng lâm sàng tổn thương tiền ung thư 3. Chẩn đoán sớm các tổn thương tiền ung thư, ung thư 4. Nêu được nguyên tắc điều trị, các phương pháp điều trị, tiên lượng và dự phòng
  3. DỊCH TỂ HỌC  Tầm quan trọng của ung thư miệng HM  Điều trị ung thư miệng thật sự khó khăn, ảnh hưởng chức năng thẩm mỹ.  Tỉ lệ sống sau 5 năm còn thấp  Mặc dù đã có nhiều nổ lực cải tiến phương pháp điều trị nhưng tiên lượng bệnh vẫn không thay đổi đáng kể trong suốt 20 năm qua. 
  4.  Phát hiện trể là nguyên nhân quan trọng gây tử vong do ung thư miệng. Việc phát hiện sớm các tổn thương là vai trò của BS trong việc giáo dục loại bỏ yếu tố nguy cơ.  Phát hiện sớm các tổn thương này hết sức quan trọng, cách khám có hệ thống, sinh thiết hay chuyển tuyến điều trị cao hơn khi thấy có tổn thương nghi ngờ là cách tốt nhất.
  5. Tần suất   Ung thư miệng - hàm mặt là một trong 10 loại ung thư phổ biến, chiếm tỉ lệ khoảng 3% tổng số bệnh nhân ung thư trên thế giới.  Ung thư miệng - hầu ở nam chiếm tỉ lệ 6% hàng thứ 6; ở nữ là 2,8% đứng hàng thứ 8 so với các loại ung thư thường gặp  Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra Viện UB TP HCM năm 2005 cho thấy ung thư miệng đứng hàng thứ 10 (Nam: 4,6/100.000 , Nữ: 3,8/100.000)
  6. TUỔI  - 90% BN có ung thư miệng >40t - Tần suất ung thư tăng dần theo tuổi (tuổi trung bình là 64) - 1,9% bệnh nhân < 30t - Trong 2 thập niên vừa qua càng có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi hơn
  7.   GIỚI    Tỉ lệ bệnh giữa nam và nữ hầu như tương đương, có thể do ngày càng có nhiều nữ uống rượu, hút thuốc lá.  Việt Nam: theo Viện UB TP HCM từ năm 2000 đến nay tỉ lệ ung thư miệng giữa nam và nữ là 1,3/ 1
  8.   Vị trí của tổn thương ung thư  Vị trí ung thư thường là bờ lưỡi, sàn miệng, niêm mạc má, nướu răng, khẩu cái mềm. Việt Nam  Ung thư ở 2/3 trước lưỡi là 32,4%  Khẩu cái cứng và vùng hậu hàm 12,1%  Môi 11,8% và sàn miệng là 11%
  9. NGUYÊN NHÂN ­  YẾU TỐ THUẬN LỢI GÂY K
  10. NGUYÊN NHÂN: Ung thư đầu mặt cổ là hậu quả của nhiều đợt đột biến gen xảy ra do các yếu tố nguy cơ như  Hóa chất: như rượu, thuốc lá, thức ăn có bảo quản …  Vật lý: tia cực tím, phóng xạ ion…  Sinh học: nhất là virus Human Papilloma, Epstein Barr, nhiễm khuẩn mạn tính…
  11. YẾU TỐ THUẬN LỢI  1. THUỐC LÁ  Là chất gây ung thư mạnh nhất ở các động vật thí nghiệm, có vai trò ý nghiã trong ung thư phổi, thực quản, miệng. Độc chất gây ung thư trong thuốc lá là nitrosamin, hydrocarbon đa vòng, các amin thơm.
  12.  Ảnh hưởng của thuốc lá trên niêm mạc miệng tùy thuộc vào cách hút thuốc như nhả hay nuốt khói thuốc, loại thuốc xi gà, thuốc điếu, ngậm ống pipe...  Ở Mỹ 95% bệnh nhân ung thư miệng có liên quan hút thuốc. Ở Việt Nam theo Viện UB TPHCM 89,4% bệnh nhân nam có hút thuốc. Như vậy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư từ 2- 4 lần.
  13.  2.  RƯỢU   Liên quan đến ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan  Nguy cơ ung thư càng cao khi số lượng rượu vào cơ thể càng nhiều và ngược lại nguy cơ càng giảm khi người nghiện rượu giảm số lượng uống hay bỏ hẳn rượu. Như vậy càng lạm dụng alcohol thì gây ung thư.
  14.  Uống rượu làm tăng nguy cơ từ 2 - 3 lần  Hút thuốc + uống rượu tăng nguy cơ gấp 6 - 15 lần  Theo điều tra Tại Viện UB có 59,4% bệnh nhân K miệng có thói quen hút thuốc uống rượu  Nếu có ăn trầu+ hút thuốc+ uống rượu thì nguy cơ càng cao hơn
  15.   3. ĂN TRẦU  Nhai thuốc lá với cau, vôi là yếu tố nguy cơ K hốc miệng  Ấn Độ : 15-65% K hốc miệng ở Bệnh nhân có thói quen ăn trầu - thuốc lá  VN: 76% nữ bị K hốc miệng trong 7% dân số nữ ăn trầu Chất alkaloid trong trong quả cau là nguyên nhân sinh ung chính
  16.        4. NHIỄM CANDIDA   Nhiễm C. Albicans phổ biến ở tổn thương tiền K  Bạch sản có bội nhiễm nấm có khả năng hóa ác cao  Vi nấm tiết men N-Nitrobenzylmethalamin (NBMA) có thể gây K
  17. 5. NHIỄM VIRUS  Virus còn nghiên cứu: Có cơ chế quan trọng là sự tương tác giữa virus và các chất sinh ung  Nhiễm virus gây bướu gai ở người (HPV) đã phát hiện trong K cổ tử cung, hốc miệng  Có khoảng 100 type HPV trong đó HPV 16-18 là nhóm có nguy cơ cao
  18. 6. BỨC XẠ MẶT TRỜI Do tiếp xúc tia cực tím trong ánh nắng mặt trời quá dài xem là có liên quan K môi, K da. Tia cực tím đã làm tổn thương DNA tạo ra liên kết chéo, làm gãy đứt chuỗi đơn, chuỗi đôi DNA và thay thế các nucleotide.
  19. 7. CHẤN THƯƠNG DO MANG RĂNG - HÀM GIẢ Theo Velly-cs(1998) nguy cơ ung thư do chấn thương gây đau ở các hàm giả làm không đúng, tình trạng vệ sinh răng miệng kém 8. DI TRUYỀN Theo Ankathil (1996) đã có 0,94% cả gia đình bị K hốc miệng: có thể do bệnh nhân sống cùng môi trường hay đã nhận gen đột biến từ cha mẹ
  20. DẤU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ 1. Hồng sản Là mảng đỏ tươi như nhung: KC, sàn miệng 51% đã là carcinome, 40% loạn sản nặng hay carcinome tại chổ, 9% là loạn sản nhẹ hay vừa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2