intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng xử khi con hay nói leo

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

298
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có cô đồng nghiệp đến chơi, chị Thành vừa dứt lời khoe cậu con trai 7 tuổi vừa học giỏi vừa ngoan thì ngượng chín mặt vì sau đó, cứ hễ mẹ nói câu nào là cậu nhóc nói leo ngay câu đấy. Cũng như chị Thành, nhiều bậc phụ huynh thấy bực mình vì tật hay nói leo của con, nhất là khi có khách đến nhà. Thật ra, theo tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa, chuyên gia giáo dục trường mầm non Hoàng Gia, hành vi này thường thấy ở trẻ thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng xử khi con hay nói leo

  1. Ứng xử khi con hay nói leo Có cô đồng nghiệp đến chơi, chị Thành vừa dứt lời khoe cậu con trai 7 tuổi vừa học giỏi vừa ngoan thì ngượng chín mặt vì sau đó, cứ hễ mẹ nói câu nào là cậu nhóc nói leo ngay câu đấy. Cũng như chị Thành, nhiều bậc phụ huynh thấy bực mình vì tật hay nói leo của con, nhất là khi có khách đến nhà. Thật ra, theo tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa,
  2. chuyên gia giáo dục trường mầm non Hoàng Gia, hành vi này thường thấy ở trẻ thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, từ khi các bé bắt đầu nói rành (2-3 tuổi) đến tận sau này, khi đã trưởng thành, nếu không được bố mẹ uốn nắn ngay. Nhưng thường gặp nhất có lẽ ở các bé 7-9 tuổi. Tiến sĩ Thoa cho rằng, trẻ làm vậy không phải vì muốn tỏ ra chống đối, hỗn xược nên bố mẹ chớ mắng mỏ, tỏ vẻ tức giận hay dùng các biện pháp mạnh để xử lý ngay. Trước tiên, bạn cần hiểu được nguyên do khiến con hay nói leo: Nhu cầu giao tiếp của trẻ rất lớn. Khi biết nói, nhất là đã nhận thức được nhiều điều xung quanh, trẻ cũng muốn trình bày quan điểm về những vấn đề nó quan tâm hoặc muốn lôi kéo sự chú ý của người lớn. Theo bà Thoa, để sửa tính này của con, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các bước sau: - Làm gương: Đừng ngắt lời khi bé nói hay tranh phần nói với trẻ.
  3. - Đặt ra nguyên tắc "Người nói phải có người nghe". Bạn có thể nhẹ nhàng bảo con: "Khi con nói, mẹ sẽ nghe và ngược lại, khi mẹ nói, con sẽ nghe", hay, "Lúc con đang nói chuyện với người khác, chắc chắc con không muốn mẹ xen vào, và mẹ cũng vậy". Bạn cũng cần thỏa thuận trước với bé: "Nếu người lớn đang nói chuyện mà con nói leo, sẽ không ai thích và đáp lại cả". - Nếu bạn đang nói mà con cướp lời hoặc cố ý xen vào cuộc nói chuyện của bạn với người khác, bạn nên ngừng nói một chút và nhắc lại nguyên tắc trên với con. Hãy nhẹ nhàng nhưng kiên quyết: "Bây giờ mẹ không thể trả lời con được" rồi ra dấu cho bé im lặng. Tuy nhiên, sau đó, bạn cần hỏi con muốn nói gì và chăm chú lắng nghe sự trình bày của trẻ. - Lặp lại nhiều lần các bước trên. Chắc chắn bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để con thay đổi thói quen không tốt này. Đó là khi bé hiểu được khi nào thì
  4. không nên nói và nói vào lúc nào sẽ được mọi người lắng nghe và đáp ứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2