intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ươm tạo doanh nghiệp - mô hình kinh doanh hấp dẫn

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

193
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ đầu thập kỷ 90, ở Mỹ, hoạt động Ươm tạo doanh nghiệp (UTDN) đã nổi lên như một mô hình kinh doanh hấp dẫn. Những doanh nhân có vốn trong tay nhưng “ngại” thành lập các công ty do chưa có nhiều kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh có thể lựa chọn phương thức kinh doanh này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ươm tạo doanh nghiệp - mô hình kinh doanh hấp dẫn

  1. Ươm tạo doanh nghiệp - mô hình kinh doanh hấp dẫn Từ đầu thập kỷ 90, ở Mỹ, hoạt động Ươm tạo doanh nghiệp (UTDN) đã nổi lên như một mô hình kinh doanh hấp dẫn. Những doanh nhân có vốn trong tay nhưng “ngại” thành lập các công ty do chưa có nhiều kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh có thể lựa chọn phương thức kinh doanh này. Với UTDN, các doanh nhân có thể thu được những khoản lợi nhuận lớn nhờ đầu tư vào một số ít các công ty khởi sự trong lĩnh vực công nghệ có nhiều triển vọng trong tương lai hoặc do nhận thức được khả năng sinh lợi thông qua những kế hoạch kinh doanh. Ra đời ở trong thời kỳ số lượng các công ty công nghệ thông tin (dot.com) tăng lên mạnh mẽ theo hàm số mũ, phương thức kinh doanh mới này được rất nhiều doanh nhân, doanh nghiệp áp dụng để thu được lợi nhuận bằng cách đầu tư vào các dot.com nhiều triển vọng, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ về quản lý, phát triển công nghệ, tiếp thị, tài chính, kế toán, phát triển sản phẩm, các quan hệ với pháp luật và các nhà đầu tư. Các đơn vị tăng tốc - phương thức UTDN phổ biến Đây là một trong những phương thức để thực hiện UTDN. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng đứng ra thành lập các đơn vị tăng tốc nhằm nhanh chóng đưa các công ty Internet mới khởi sự sớm chiếm lĩnh thị trường. Đơn vị tăng tốc cũng được mệnh danh là các nhà ươm tạo tích cực vì họ tin rằng điều trọng yếu trong nền kinh tế điện tử là ở “những nơi có các cơ hội mở ra và đóng lại cực kỳ nhanh”. Nhờ đầu tư và sau đó nhượng lại cổ phiếu (có thể lên 50% hoặc cao hơn), những người tham gia đơn vị tăng tốc có thể nhận được vốn cho các vòng ban đầu (và/hoặc tiếp theo) của các doanh nghiệp mà đơn vị tăng tốc đầu tư. Các đơn vị tăng tốc sẽ thuê các chuyên gia tài chính, kinh doanh và pháp lý tạo điều kiện để các doanh nghiệp ươm tạo được tiếp cận thị trường. Với sự giúp đỡ của đơn vị tăng tốc, các doanh nghiệp có thể “rảnh tay” để chú trọng riêng vào công tác phát triển sản phẩm cốt lõi, chứ không bị vướng mắc vào các việc sự vụ hành chính khi khởi sự doanh nghiệp. Do nắm giữ nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp ươm tạo nên các đơn vị tăng tốc có động lực để làm sao thật nhanh chóng thúc đẩy những doanh nghiệp đó vươn tới giai đoạn sinh lợi. Phần lớn trường hợp, các doanh nghiệp có sự tham gia của đơn vị tăng tốc đều phát hành IPO sau 90 đến 120 ngày kể từ khi ra đời, miễn là các doanh nghiệp khởi sự được ươm tạo thành công, các đơn vị tăng tốc sẽ nhận được lợi nhuận. Trong số các đơn vị tăng tốc, có sự khác nhau phần nào về giai đoạn lập danh mục các doanh nghiệp được ươm tạo khi họ mở các chương trình ươm tạo. Ví dụ, Chương trình tăng tốc của công ty tư vấn McKinsey & Co nhằm vào những
  2. doanh nghiệp khởi sự đã có một số vốn và có những nhóm quản lý chắc tay, một số trong đó có thể đã kinh qua các cơ sở UTDN trước đây. Các mạng lưới kinh tế - mô hình UTDN hiệu quả Ngày nay, nhắc đến thuật ngữ UTDN nhiều người thường được biết đến những tên tuổi UTDN lớn là những công ty lớn, bán cổ phiếu rộng khắp như CMGI hay Safeguard Scientific. Những cơ sở UTDN lớn thường có cấu trúc kiểu công ty, khiến cho họ có thể tự bán cổ phiếu ra thị trường chứng khoán, nhưng lại tước đi khả năng của họ trong việc giúp các doanh nghiệp được ươm tạo độc lập thực hiện IPO. Do quy định của luật pháp, các cơ sở UTDN loại hình này thường duy trì sự kiểm soát phần nào đối với những doanh nghiệp đã kinh qua thời gian ươm tạo, trên thực tế hình thành một mạng lưới các công ty phụ thuộc lẫn nhau, giống như một tập đoàn lớn. Những mô hình UTDN kiểu này được gán tên là “EcoNet” (mạng lưới kinh tế) - một thuật ngữ do Tạp chí Red Herring đề xuất năm 2000. Econet là những cơ sở UTDN mạnh, tiếp tục duy trì sự kiểm soát của mình đối với các doanh nghiệp khởi sự sau khi họ đã thực hiện IPO. Để giảm rủi ro, các Econet không chú trọng vào một lĩnh vực kinh doanh cụ thể, mà dựa vào một danh mục đa dạng để tạo khả năng có những loại tương tác khác nhau xảy ra giữa các doanh nghiệp thuộc mạng lưới. Lý lẽ đưa ra để chứng tỏ có sự ưu việt là ở chỗ các doanh nghiệp nằm trong mạng lưới ươm tạo Econet sẽ trở nên mạnh hơn nhờ tạo điều kiện cho nhau tiến hành loại hình kinh doanh ưu tiên. Ví dụ, một doanh nghiệp quảng cáo trên Internet có thể bán những chương trình quảng cáo cho một doanh nghiệp thương mại điện tử cũng nằm ở trong mạng lưới, giúp đem lại lợi ích cho cả hai bên. CMGI là một Econet điển hình. Một trong những doanh nghiệp ươm tạo nằm trong danh sách của CMGI là Engage Technologies, một công ty quảng cáo trên Internet, đã tiếp tục được CMGI duy trì sau khi doanh nghiệp này đã thực hiện IPO. Điều này giúp nâng cao giá trị thị trường của CMGI và đến lượt mình, điều này đã cho phép Engage Technologies tiếp cận trực tiếp với toàn bộ danh sách các khách hàng có quan hệ ràng buộc trong mạng lưới của CMGI. Các doanh nghiệp nằm trong Econet thường phát triển lên vượt ra khỏi khuôn khổ của Econet sau khi họ đạt tới mức ổn định. Bởi vậy, các Econet thường đầu tư vào những doanh nghiệp đủ lớn để tạo lập nên các khu trụ sở mà họ không dễ dàng rời đi được. Công ty Safeguard Scientifics là một ví dụ Econet về trường hợp này với những cổ phiếu lớn của công ty Cambridge Technology Partners (Cambridge) và CompuCom Systems Inc. (Dallas). Các siêu công ty – Mô hình UTDN siêu lợi nhuận Giờ đây, khái niệm “Siêu công ty” đã được dùng nhiều trong lĩnh vực UTDN. Giống như một tập đoàn, các Siêu công ty trong lĩnh vực UTDN có Giám đốc điều hành (CEO) và một ban quản lý công ty và duy trì một số lượng lớn cổ
  3. phiếu chứng khoán (nhưng phải là dưới 100%) ở một số các doanh nghiệp mạo hiểm. Siêu công ty trong lĩnh vực UTDN chú trọng vào một lĩnh vực kinh doanh duy nhất. Giống như mô hình Econet, mô hình kinh doanh Siêu công ty duy trì sự tham gia ở mức độ nhất định đối với những doanh nghiệp thuộc danh sách ươm tạo của mình, sau khi họ đã trở thành những doanh nghiệp lớn mạnh. Theo Anil K.Gupta, thành viên Chương trình ươm tạo doanh nghiệp mạo hiểm công nghệ Stanford, mục tiêu của Siêu công ty là giảm bớt rủi ro của doanh nghiệp được ươm tạo bằng cách quản lý nó, chứ không tìm cách đa dạng hóa. Có thể nói, hiện nay, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã chú trọng vào việc “nuôi dưỡng” những công ty khởi sự ở trong một ngành duy nhất, chẳng hạn như những công ty về công nghệ thông tin, hoặc các công ty công nghệ sinh học, trong khi một số khác tìm cách kết hợp theo chiều dọc một loạt các công ty nhằm củng cố nền tảng cho tập đoàn mẹ. Và với phương thức kinh doanh trên cơ sở đầu tư mạnh vào cổ phiếu của các doanh nghiệp có triển vọng và từ đó thúc đẩy lợi nhuận bằng cách “tăng tốc” hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này, mô hình kinh doanh UTDN đã và đang hứa hẹn nhiều thành công với những khoản lợi nhuận lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2