intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Uốn lời nói "cong" thành "thẳng"

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

78
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé Bi, 5 tuổi, đang chơi với mẹ ở cầu thang khu tập thể thì nhìn thấy anh hàng xóm đi đổ rác, bỗng dưng bé nói một câu rất vô lễ: "Ơ cái thằng đầu trọc này!". Anh hàng xóm rất tức giận, còn mẹ của bé thì ngượng chín cả mặt trước những lời nói của con. Mẹ lập tức bắt Bi phải xin lỗi, nhưng bé tỏ ra rất ngang bướng, không chịu nhận lỗi, chỉ đến khi mẹ cầm cây roi đánh vào mông nhiều lần Bi mới thực hiện. Sau đó, Bi còn bị bố mẹ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Uốn lời nói "cong" thành "thẳng"

  1. Uốn lời nói "cong" thành "thẳng" Bé Bi, 5 tuổi, đang chơi với mẹ ở cầu thang khu tập thể thì nhìn thấy anh hàng xóm đi đổ rác, bỗng dưng bé nói một câu rất vô lễ: "Ơ cái thằng đầu trọc này!". Anh hàng xóm rất tức giận, còn mẹ của bé thì ngượng chín cả mặt trước những lời nói của con. Mẹ lập tức bắt Bi phải xin lỗi, nhưng bé tỏ ra rất ngang bướng, không chịu nhận lỗi, chỉ đến khi mẹ cầm cây roi
  2. đánh vào mông nhiều lần Bi mới thực hiện. Sau đó, Bi còn bị bố mẹ phạt đứng một chỗ trong phòng và cấm không cho ra chơi ở hành lang khu tập thể nữa. Mặc dù con đã nhận lỗi nhưng bố mẹ Bi không vui, một phần vì thương con bị đòn, phần bố mẹ nghĩ con còn nhỏ đã ương bướng như thế, sau này lớn lên sẽ rất khó dạy bảo. Bình thường, Bi rất bướng và gan lì, bị đánh đòn nhiều lần nhưng cháu vẫn không thay đổi, thậm chí ngày càng tỏ ra ương bướng hơn. Theo nhà tâm lý giáo dục Lê Thu Hiền, cha mẹ nào cũng yêu con, bố mẹ Bi cũng vậy. Tuy nhiên, cách giáo dục con của bố mẹ Bi đều có vấn đề: Trẻ ở lứa tuổi lên 3, lên 5 nhân cách chưa định hình. Các em vẫn đang trong quá trình học hỏi và đòi hỏi rất cao sự rèn dũa của người lớn. Không chỉ rèn dũa về nhân cách, mà còn là rèn dũa từ lời ăn tiếng nói và cách ứng xử với người khác. Việc cháu Bi nói “cái thằng trọc đầu này” không có nghĩa là cháu cố tình vô lễ với người khác, mà đôi khi đó chỉ là lời nói của con trẻ. Có thể cháu học câu nói đó từ một bạn nào đó trong lớp mẫu giáo, hoặc có thể nói theo một người
  3. lớn nào đó khi nhận xét về anh hàng xóm kia. Lời nói của trẻ ở vào lứa tuổi đó thường mang tính bắt chước nhiều hơn. Do vậy, cha mẹ phải uốn lời nói “cong” thành lời nói “thẳng” cho trẻ, chứ không phải bằng việc cấm đoán và dùng hình phạt. Với bé Bi trong trường hợp trên, người mẹ chỉ cần nói: “À, đầu anh không có tóc, ý con nói vậy phải không?”. Hoặc “không có tóc vẫn đẹp mà, lần sau con phải gọi bằng anh nhé. Gọi thằng là xấu lắm. Con xin lỗi anh đi!”. Trong câu chuyện này, bố mẹ Bi đã quá lo lắng nên không tìm ra được cách giáo dục con phù hợp. Họ đã phạt con một cách vô lối, khi chưa kịp chỉ ra cho con đâu là sai, đâu là đúng. Bé Bi hoàn toàn chưa biết cháu nói vậy là sai ở đâu, vô lễ ở đâu thì mẹ đã bắt cháu phải xin lỗi. Và liên tiếp sau đó là sự tức giận đổ lên đầu trẻ, càng khiến cho trẻ bất bình. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự ngang bướng của trẻ mà không ít các ông bố bà mẹ, do không hiểu con nên đã để cho sự việc càng ngày càng trở nên tồi tệ. Những biện pháp giáo dục áp đặt, nhiều khi có tác động ngược với mong muốn của các bậc làm cha làm mẹ. Giúp
  4. con nhận thức được đúng, sai quan trọng hơn rất nhiều lời xin lỗi suông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2