intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa - Phần 11

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

133
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở trên, chúng tôi đã nói Mặc học chia làm hai phái: một phái về tôn giáo mà Tống Kiên là đại biểu – phái này không phát huy thêm được gì mới – và một phái gọi là Biệt Mặc[37] có nhiều sáng kiến về tri thức luận, mà Hồ Thích gọi là phái Khoa học. Không rõ phái Biệt Mặc này gồm những nhà nào; đại để thì những tư tưởng trong các thiên Kinh thượng, Kinh hạ, Kinh thuyết thượng, Kinh thuyết hạ, Đại thủ, Tiểu thủ (Mặc kinh) là của họ. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa - Phần 11

  1. Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa BÌNH MINH XUẤT HIỆN BIỆT MẶC VÀ DANH GIA
  2. Ở trên, chúng tôi đã nói Mặc học chia làm hai phái: một phái về tôn giáo mà Tống Kiên là đại biểu – phái này không phát huy thêm được gì mới – và một phái gọi là Biệt Mặc[37] có nhiều sáng kiến về tri thức luận, mà Hồ Thích gọi là phái Khoa học. Không rõ phái Biệt Mặc này gồm những nhà nào; đại để thì những tư tưởng trong các thiên Kinh thượng, Kinh hạ, Kinh thuyết thượng, Kinh thuyết hạ, Đại thủ, Tiểu thủ (Mặc kinh) là của họ. Họ đã đặt cơ sở cho tri thức luận của Trung Hoa và xét về những vấn đề: - Tri giác (gồm quan năng, cảm giác và tâm), - Thời gian, không gian,
  3. - Ký ức, - Danh tự. Họ chia tri thức luận làm ba loại: do nghe mà biết (họ cho là văn), do suy luận mà biết (họ gọi là thuyết), do từng trải mà biết (họ gọi là thân). Trước Dương Vương Minh trên ngàn rưỡi năm, họ đã chủ trương tri hành hợp nhất rồi, vi cùng tri nghĩa là sự làm đưa cái biết đến tận độ, nhưng cái biết, cái “tri” đó thường bị lòng dục che lấp, nên muốn “biết” cho suốt để “làm” cho hợp đạo thì phải làm chủ được lòng dục. Họ bàn về phương pháp căn bản của sự biện luận: phải xét hiện tượng của muôn vật, so sánh sự quan hệ giữa những hiện tượng với nhau, rồi dùng ngôn ngữ, văn tự mà bày tỏ; như vậy là dùng danh nhắc thực, dùng từ bày ý, dùng thuyết tỏ cớ (tức tỏ nguyên nhân gây ra hiện tượng).
  4. Họ lại mở đường cho ngữ pháp học, luận lý học, muốn dùng lý trí để quan sát, giải thích vũ trụ; trái hẳn với phái Biện giả mà họ chống đối kịch liệt, vì phái này dùng nguỵ biện cốt làm cho người khác không cãi được mình, chứ không cần ai tin mình. Bọn Biện giả sau gọi là Danh gia, tức các triết gia dùng cái danh mà định nghĩa mà định nghĩa, mà suy luận – gồm có Công Tôn Long, có lẽ cả Huệ Thi nữa. (Nhưng theo Hồ Thích thì Huệ Thi có nhiều tư tưởng khoa học mà đương thời ít ai hiểu được, chứ thực không phải là một nhà nguỵ biện). Như trên chúng tôi đã nói, Huệ Thi có thuyết phiếm ái, thuyết đại nhất, tiểu nhất, thuyết tiểu đồng dị, đại đồng dị. Ông bảo trời đất cũng thấp như nhau, mặt trời cũng vừa đứng bóng cũng vừa xế bóng, phương Nam vô cùng mà hữu cùng, mới nghe thấy ngược đời; nhưng theo cách giải thích của Hồ Thích, thì đều diễn những chân lý này về khoa học: không thể phân tích về không gian, thời gian được, sự giống nhau khác nhau giữa các sự vật chỉ là tương đối. Hình như Huệ Thi còn nhận được rằng quả đất tròn và xoay tròn nữa, nên mới bảo: “Chính giữa thiên hạ ở nước Yên, mà lại ở phía nam nước Việt”[38] (Ngã tri thiên hạ chi trung ương, Yên chi bắc, Việt chi nam thị dã[39]); “Phương nam không có chỗ cùng tận mà cùng tận” (Nam
  5. phương vô cùng nhi hữu cùng[40]) và “Trời thấp như đất, núi phẳng bằng chằm” (Thiên dữ địa ti, sơn dữ trạch bình[41]). (Hai câu trên có ý bảo quả đất tròn; câu thứ ba diễn cái ý tương đối mà cũng có thể cho rằng trái đất quay nữa, chẳng đâu là trên là dưới, là cao là thấp. Công Tôn Long thì ai c ũng nhận là đại nguỵ biện. Theo sách Trang Tử và Liệt Tử, học thuyết của biện giả này còn những đoạn dưới đây: - Trứng có lông, - Gà ba chân, - Ngựa có trứng, - Chó có thể hoá ra dê, - Lửa không nóng, - Mắt không thấy, - Bóng con chim bay không hề động đậy,
  6. - Tên bắn ra có lúc không đi, không dừng, - Ngựa vàng, trâu đen là ba con, - Ngựa trắng không phải là ngựa, - Cái gậy một thước, mỗi ngày lấy đi một nửa, muôn đời không hết. Chẳng hạn câu “Ngựa trắng không phải là ngựa” (Bạch mã phi mã). Công Tôn Long giảng: “Chữ ngựa để đặt tên cho cái hình, chữ trắng để đặt tên cho cái sắc. Nói đến sắc thì không nói đến hình, cho nên nói ngựa trắng thì không nói đến ngựa”. Đại để lối biện luận của ông là như vậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2