Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH<br />
<br />
ng nghiệp Th<br />
<br />
ph m T<br />
<br />
h<br />
<br />
inh<br />
<br />
-2017)<br />
<br />
VÀI NHẬN XÉT VỀ ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG<br />
NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Đặng Vũ Ngoạn<br />
Trường Đại họ<br />
<br />
ng nghiệp Th<br />
<br />
ph m Thành phố<br />
<br />
h<br />
<br />
inh<br />
<br />
*<br />
<br />
Email: dangvungoan@cntp.edu.vn<br />
<br />
Ngày nhận bài: 29/06/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/08/2017<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này đánh giá một số kết quả đạt được sau hơn 10 năm vận hành theo học chế tín chỉ của<br />
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, đây là một trong những trường chuyển<br />
đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ khá sớm, ngay từ năm học 2006-2007 và hiện đang hoàn<br />
thiện dần việc vận hành hệ thống này.<br />
Từ khóa: đào tạo tín chỉ, đào tạo niên chế.<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Năm nay là tròn 10 năm “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy” theo hệ thống “tín<br />
chỉ”, tức Quyết định 43/2007 QĐ-BGDĐT được ban hành, và theo lộ trình thì đến năm 2011, tất cả các<br />
trường phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này. Về cơ bản, sau 10 năm, về hình thức, các trường<br />
đều đã chuyển đổi sang hệ thống đào tạo tín chỉ, tuy nhiên về nội dung và cách vận hành cũng không<br />
hoàn toàn giống nhau.<br />
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường<br />
chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ khá sớm, ngay từ năm học 2006-2007 và hiện<br />
đang hoàn thiện dần việc vận hành hệ thống này. Từ thực tiễn trong công tác giảng dạy và quản lý tại<br />
trường, tôi có một vài ý kiến trao đổi trong việc vận hành hệ thống đào tạo này.<br />
2. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÍN CHỈ<br />
2.1. Triết lý về đào tạo tín chỉ<br />
- Nhằm thực hiện sự chuyển đổi “lấy người học làm trung tâm”, bảo đảm sự dân chủ trong giáo dục.<br />
Người học có quyền xác định lộ trình học tập, ngành nghề và môn học phù hợp. Tự trang bị cho mình<br />
kiến thức liên ngành cần thiết để khởi nghiệp sau này.<br />
- Chuyển từ giáo dục “tinh hoa” sang giáo dục “đại chúng”, nhằm cung cấp cho xã hội nguồn lực lớn<br />
có tri thức cao, nâng cao trình độ dân trí trong nền kinh tế trí thức và hội nhập, bảo đảm phương châm<br />
“học tập suốt đời” cho mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi. Học những cái cần cho xã hội và bản thân.<br />
- Thay đổi phương pháp giảng dạy từ “truyền đạt” thụ động sang giảng dạy tích cực, người học có sự<br />
tham gia vào quá trình giảng dạy, không chỉ hiểu vấn đề mà phải nắm được phương pháp giải quyết vấn<br />
đề.<br />
- Sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong hiện tại và tương lai gần sẽ làm<br />
thay đổi hoàn toàn cách dạy và học. Rô bốt, trí tuệ nhân tạo sẽ nhanh chóng thay đổi con người trong sản<br />
xuất và tác động tích cực đến việc học và dạy học. Tính cá nhân hóa và tự học của mỗi sinh viên sẽ được<br />
đề cao, việc cập nhật tri thức liên tục, suốt đời sẽ đóng vai trò quan trọng trong giáo dục.<br />
316<br />
<br />
Vài nhận xét về đào tạo t n hỉ ở trường Đại họ<br />
<br />
ng nghiệp th c ph m TP.HCM<br />
<br />
2.2. Các đặc trưng cơ bản của đào tạo tín chỉ<br />
Theo wikipedia, hiện có hơn 60 định nghĩa về tín chỉ với việc nhấn mạnh các mục tiêu khác nhau<br />
của đào tạo tín chỉ. Một định nghĩa về tín chí được nhiều người biết đến là của học giả người Mỹ gốc<br />
Trung Quốc James Quann thuộc đại học Washington (1995) như sau: Tín chỉ học tập là một đại lượng đo<br />
toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm (1) thời<br />
gian lên lớp; (2) thời gian trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở<br />
thời khóa biểu; và (3) thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị<br />
bài..., đối với các môn học lý thuyết một tín chỉ là thời giờ lên lớp (với hai giờ chuẩn bị bài) trong một<br />
tuần và kéo dài trong một học kỳ 15 tuần; đối với các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm, ít nhất hai<br />
giờ trong một tuần (với một giờ chuẩn bị); đối với các môn tự học, ít nhất là 3 giờ làm việc trong một<br />
tuần.<br />
Cấu trúc của chương trình đào tạo bao gồm hai khối cơ bản: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên<br />
môn. Mỗi khối lại có học phần bắt buộc và tự chọn. Tỷ lệ học phần bắt buộc và tự chọn không giống nhau<br />
giữa các khối, thông thường học phần tự chọn chiếm 10-20% so với học phần bắt buộc.<br />
Những đặc điểm chính của hệ thống tín chỉ gồm:<br />
- Kiến thức được cấu trúc thành các mô đun tương đối độc lập gọi là học phần.<br />
- Sinh viên tích lũy học phần thông qua tín chỉ các học phần (hay mô đun-thường từ 2-4 tín chỉ).<br />
- Kiến thức tối thiểu tích lũy cho từng loại văn bằng được quy định cụ thể.<br />
- Chương trình đào tạo được mềm dẻo và mở rộng nhờ có học phần bắt buộc và tự chọn trong nhóm<br />
ngành hoặc có thể ngoài ngành. Thời gian học tập cho một khóa học có thể được kéo dài tới 1,5 lần thời<br />
gian quy định.<br />
- Sinh viên được xếp loại theo điểm trung bình tích lũy bằng các thang điểm số và chữ, dễ hòa nhập<br />
với các quốc gia có thang điểm khác nhau.<br />
- Việc giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm, đánh giá việc học của sinh viên thực hiện theo quá<br />
trình với các trọng số khác nhau trong cơ cấu môn học.<br />
- Mỗi năm có hai học kỳ chính (15 tuần) và một học kỳ hè (8 tuần).<br />
- Đăng ký môn học được thực hiện vào trước khi học kỳ bắt đầu, cho phép sinh viên học thử và được<br />
quyền rút môn học (được hoàn trả lại học phí) trong 2 tuần đầu cho học kỳ chính.<br />
- Có hệ thống giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập hỗ trợ sinh viên.<br />
- Cho phép sinh viên tốt nghiệp khi tích lũy đủ tín chỉ quy định mà không cần thực hiện khóa luận<br />
tốt nghiệp.<br />
- Hệ chính quy và không chính quy chỉ khác nhau về hình thức và thời gian học, nhưng cùng chung<br />
một chương trình.<br />
Như vậy, để thực hiện vận hành hệ thống tín chỉ, chúng ta phải đổi mới toàn bộ hệ thống quản lý giáo<br />
dục trong nhà trường, chủ yếu gồm:<br />
- Đổi mới người dạy (nội dung và phương pháp, trình độ và đạo đức giảng viên).<br />
- Đổi mới người học (chuyển từ thụ động sang chủ động, từ học để biết sang học để làm, có tinh thần<br />
khởi nghiệp).<br />
- Đổi mới hệ thống các đơn vị chức năng trong trường (từ quản lý sinh viên sang phục vụ sinh viên,<br />
quản trị nhà trường).<br />
- Đổi mới các quy định, quy chế đào tạo, quy chế tuyển sinh.<br />
- Đổi mới cơ sở vật chất đào tạo như phòng học, phòng thí nghiệm, cơ sở học liệu, đặc biệt hệ thống<br />
công nghệ thông tin phục vụ quản trị và đào tạo.<br />
3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC<br />
Về cơ bản, nhà trường đã thực hiện chuyển đổi xong và vận hành hoạt động của nhà trường theo<br />
317<br />
<br />
Đ ng V<br />
<br />
goạn<br />
<br />
học chế tín chỉ.<br />
3.1. Việc xây dựng các văn bản liên quan đến đào tạo theo học chế tín chỉ<br />
Nhà trường đã ban hành được các quy định, quy chế phục vụ cho học chế tin chỉ (đều được bổ sung<br />
và cập nhật sau những chu kỳ đào tạo) ví dụ như :<br />
- Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ.<br />
- Quy định về xây dựng các chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ.<br />
- Quy định công tác giảng viên theo học chế tín chỉ.<br />
- Quy chế thi, kiểm tra, khảo thí.<br />
- Quy chế về công tác học sinh-sinh viên, đánh giá đạo đức và rèn luyện của HSSV.<br />
- Quy định về thu học phí.<br />
- Quy định về công tác giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập.<br />
- Quy định về xét học bổng khuyến khích học tập, sinh viên vượt khó.<br />
- Quy định về công tác nghiên cứu khoa học.<br />
Và hàng loạt các văn bản khác liên quan đến công tác quản lý nhân sự, chi tiêu nội bộ, thi đua khen<br />
thưởng,...<br />
3.2. Hệ thống chính trị trong trường<br />
Cho đến nay, hệ thống chính trị trong trường đã được thành lập đầy đủ theo quy định, gồm hệ thống<br />
tổ chức Đảng, Công đoàn, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, phục vụ đắc lực cho hoạt<br />
động đào tạo của trường.<br />
3.3. Cơ sở vật chất<br />
Hệ thống các phòng học lý thuyết được duy tu, nâng cấp hàng năm, trong phòng đều trang bị<br />
projector hay TV màn hình lớn. Các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành của khoa cũng đang được xây<br />
dựng, nhiều phòng thí nghiệm được đầu tư hiện đại, đáp ứng cho công tác giảng dạy và nghiên cứu<br />
khoa học.<br />
Nguồn học liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng được nâng cấp, học liệu vật lý (sách,<br />
giáo trình) được bổ sung và số hóa, nguồn học liệu trực tuyến được kết nối trong một số lĩnh vực với các<br />
nhà cung cấp và thư viện ngoài trường.<br />
3.4 Giảng viên<br />
Đội ngũ giảng viên được nâng cao hơn gấp đôi về chất (trình độ văn bằng, chứng chỉ) và lượng, đặc<br />
biệt đội ngũ giảng viên có trình độ cao, chuyên gia. Đủ để mở những ngành đào tạo mà xã hội có nhu cầu.<br />
Đội ngũ giảng viên bước đầu đáp ứng được yêu cầu đào tạo tín chỉ, giảng viên được đào tạo về<br />
nghiệp vụ sư phạm, cách xây dựng đề cương, bài giảng và câu hỏi thi theo học chế tín chỉ với sự hướng<br />
dẫn của các chuyên gia.<br />
Công tác đánh giá giảng viên thông qua sinh viên, đánh giá giảng viên tập sự, dự giờ đồng nghiệp,<br />
kiểm tra công tác giảng dạy cũng được tiến hành thường xuyên từng học kỳ theo quy định. Ngân hàng đề<br />
thi được xây dựng ở tất cả các môn học, được cập nhật và đánh giá hàng năm.<br />
3.5. Người học<br />
Các sinh viên mới nhập học đều được hướng dẫn phương pháp học tín chỉ, học kỳ đầu tiên, sinh viên<br />
do chưa có kinh nghiệm đăng ký môn học nên được học các môn mặc định. Khó khăn với sinh viên là lớp<br />
môn học và lớp sinh hoạt, tổ chức đoàn thể là hoàn toàn khác nhau. Do học chế tín chỉ cho phép sinh viên<br />
phải tự hoạch định và quản lý việc học tập của chính mình, trong khi ở bậc phổ thông, học sinh học theo<br />
niên chế, được giám sát chặt chẽ bởi nhà trường và phụ huynh, nên sinh viên thường lúng túng và hoạt<br />
động học tập không hiệu quả trong những năm đầu. Hơn nữa, sinh viên chưa quen việc tìm kiếm tài liệu,<br />
học liệu, trình độ ngoại ngữ hạn chế nên sự hỗ trợ của nhà trường, khoa chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm<br />
và đặc biệt là các thầy cô giảng dạy môn học là hết sức cần thiết.<br />
318<br />
<br />
Vài nhận xét về đào tạo t n hỉ ở trường Đại họ<br />
<br />
ng nghiệp th c ph m TP.HCM<br />
<br />
Động lực học tập, tinh thần khởi nghiệp của sinh viên được duy trì nhưng chưa phổ biến và đồng<br />
đều. Nhà trường hiện có những biện pháp và chính sách hỗ trợ sinh viên trong khởi nghiệp, hợp tác doanh<br />
nghiệp để nâng cao kỹ năng và tìm kiếm việc làm (ở trong và ngoài nước) là những hướng phát triển đúng<br />
đắn.<br />
3.6. Công tác quản lý chất lượng<br />
Là thành công lớn của nhà trường trong suốt hơn 10 năm hoạt động theo học chế tín chỉ. Do duy trì<br />
hoạt động quản lý chất lượng ISO các phiên bản 9001-2000 đến 9001-2008 nên chỉ trong vòng 6 năm sau<br />
khi nhà trường được nâng cấp từ trường cao đẳng lên đại học, nhà trường đã hoàn thành công tác tự đánh<br />
giá và năm 2017 được công nhận là cơ sở giáo dục đạt chất lượng theo các Quy định về kiểm định chất<br />
lượng cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.<br />
Từ tháng 6/2015, nhà trường được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động thí điểm theo cơ chế tự<br />
chủ, tự chịu trách nhiệm trong toàn bộ hoạt động. Đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức cho nhà<br />
trường, chuyển từ nhiệm vụ quản lý giáo dục sang quản trị giáo dục.<br />
4. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT<br />
Những kết quả đạt được trong thực hiện học chế tín chỉ hơn 10 năm qua của trường Đại học Công<br />
nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh là to lớn và thành công. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là bước đầu,<br />
cần đi sâu vào nội dung, chất lượng của các hoạt động nhà trường trên các mặt cơ bản sau:<br />
- Xây dựng và công bố mục tiêu, chính sách phát triển dài hạn (15-20 năm), trung hạn (10-15 năm)<br />
và ngắn hạn (5 năm) trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm.<br />
- Chuyển việc quản lý giáo dục sang việc quản trị giáo dục, tăng tính tự chủ của các đơn vị, giảng<br />
viên, sinh viên.<br />
- Sự hòa nhập quốc tế sâu rộng, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo sẽ<br />
tác động mạnh mẽ, nhanh chóng đến hệ thống giáo dục, công nghệ giáo dục và việc làm của sinh viên. Vì<br />
vậy, cần thành lập Ban nghiên cứu phát triển Đào tạo để đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng đó.<br />
- Giảng viên cần phải thường xuyên được tập huấn, hội thảo và phương pháp sư phạm ở mức độ cơ<br />
bản chung toàn trường, nhưng quan trọng nhất là trong các thảo luận chuyên môn tại khoa, bộ môn, nội<br />
dung môn học được cập nhật và thống nhất trong nhóm giảng dạy, đề cương môn học không chỉ ghi rõ<br />
nội dung học lý thuyết mà cả những vấn đề liên quan (chuyển từ đào tạo truyền đạt kiến tức sang đào tạo<br />
mục tiêu môn học). Kế hoạch lên lớp cần bao gồm cả kế hoạch phụ đạo, trao đổi và chấm bài cho sinh<br />
viên theo đúng quy định về đào tạo tín chỉ.<br />
- Cán bộ, viên chức trong các bộ phận chức năng cần chuyển từ chức năng quản lý sang chức năng<br />
phục vụ đào tạo, lấy sinh viên làm đối tượng cho hoạt động.<br />
- Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho đào tạo tín chỉ theo hướng giảm số lượng sinh viên trong một<br />
lớp xuống 40-60 sinh viên, tùy theo môn học, thiết lập chế độ trợ giảng cho cán bộ trẻ trong lý thuyết và<br />
thực hành. Khuyến khích xây dựng các bài thí nghiệm mô phỏng, nhất là các bài thí nghiệm mang tính<br />
minh chứng.<br />
- Xây dựng nguồn học liệu dưới dạng vật lý và số, tham gia vào mạng thư viện quốc gia, các trường<br />
đại học trong và ngoài nước. Xây dựng hệ thống tra cứu và khai thác thông tin thân thiện và hiệu quả.<br />
Cũng cần làm quen với hệ thống tra cứu thông tin có phí để nâng cao chất lượng số liệu.<br />
- Hỗ trợ sinh viên tối đa trong mọi hoạt động đào tạo. Sinh viên luôn cần được hướng dẫn tra cứu<br />
thông tin, cách tự học, phương pháp giải quyết vấn đề; đề cao tinh thần khởi nghiệp, lòng ham mê tri thức<br />
và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Trong từng môn học, phải lồng ghép các kỹ năng mềm, hoạt động<br />
xã hội, lòng yêu nghề và tự hào nghề nghiệp cho sinh viên.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Vận hành học chế tín chỉ trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chuyển từ quản lý giáo dục<br />
sang quản trị giáo dục trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin, đòi hỏi nhà trường phải có những<br />
319<br />
<br />
Đ ng V<br />
<br />
goạn<br />
<br />
quyết sách đúng đắn, sự cập nhật và thay đổi nhanh chóng trong công nghệ giáo dục. Trường Đại học<br />
Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã thành công trong hơn 10 năm vận hành tín chỉ, có bề<br />
dày kinh nghiệm, có hệ thống quản lý chất lượng tốt, có đội ngũ cán bộ viên chức đủ và chất lượng cao,<br />
chúng ta có niềm tin vào kết quả trong tương lai.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
Quyết định 43/2007 QĐ-BGDĐT.<br />
Wikipedia về học chế tín chỉ.<br />
<br />
3.<br />
<br />
TS Nguyễn Kim Dung: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Kinh nghiệm thế giới và thực tế ở Việt Nam;<br />
Viện nghiên cứu giáo dục-Trường Đại học sư phạm Tp.HCM.<br />
<br />
4.<br />
<br />
PGS.TS Trần Thanh Ái: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: các nguyên lý, thực trạng và giải pháp<br />
(Tham luận tại Hội nghị toàn quốc tổ chức tại Đại học Sài Gòn 5/2010).<br />
ABSTRACT<br />
SOME COMMENTS ON CREDIT TRAINING IN<br />
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF FOOD INDUSTRY<br />
Dang Vu Ngoan<br />
Ho Chi Minh City University of Food Industry<br />
Email: dangvungoan@cntp.edu.vn<br />
<br />
This study evaluates some of the results achieved after more than 10 years of credit-based training of<br />
the University of Food Industries in Ho Chi Minh City, one of the university has trasformed from anual<br />
training to credit-based training very early, right from the 2006-2007 school year, and is now gradually<br />
completing the operation of this system.<br />
Keywords: credit based training, anual training.<br />
<br />
320<br />
<br />