Vai trò các nhân tố nhân sinh đối với các tai biến địa chất ở đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 2
download
Bài viết tập trung đánh giá vai trò của một số nhân tố nhân tạo chính như tác động của việc xây đập, của hệ thống thủy lợi, của việc phát triển đô thị ồ ạt, của việc khai thác các dạng tài nguyên ở đồng bằng sông Cửu Long đối với một số tai biến địa chất thường gặp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò các nhân tố nhân sinh đối với các tai biến địa chất ở đồng bằng sông Cửu Long
- 486 VAI TRÒ CÁC NHÂN TỐ NHÂN SINH ĐỐI VỚI CÁC TAI BIẾN ĐỊA CHẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đào Hồng Hải1, Nguyễn Việt Kỳ1,*, Bùi Trọng Vinh1, Nguyễn Hữu Sơn1, Trần Lê Thế Diễn1,2 1 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP Hồ Chí Minh 2 Công ty cổ phần Đầu tư Nhân Đỉnh *Tác giả chịu trách nhiệm: nvky@hcmut.edu.vn Tóm tắt Trong những năm gần đây, những hiện tượng sạt lở bờ xảy ra thường xuyên và mạnh mẽ ở nhiều khu vực như Vàm Nao, Châu Đốc, Long Xuyên, Vĩnh Long… Theo số liệu quan trắc cho thấy hiện tượng lún bề mặt đất cũng diễn ra mạnh ở nhiều nơi. Quá trình xâm nhặp mặn gia tăng vào mùa khô, ranh giới mặn xâm nhập sâu vào đất liền có nơi tới 60 - 80 km. Ngoài những nguyên nhân tự nhiên như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cấu trúc địa chất, hoạt động tân kiến tạo, sự biến động tự nhiên của dòng chảy… những hoạt động kinh tế kỹ thuật, hoạt động dân sinh như việc xây dựng nhiều hồ chứa ở thượng du sông Mê Kông làm thay đổi dòng chảy và lượng vật liệu trầm tích trong nước sông, việc xây dựng nhiều công trình thủy lợi như hệ thống đê bao ngăn lũ, cống đập ngăn mặn, việc phát triển đô thị, các khu dân cư (đặc biệt dọc theo bờ các dòng sông), việc khai thác nước dưới đất, nạn khai thác cát và vật liệu xây dựng trái phép… cũng có những tác động lớn đến đồng bằng sông Cửu Long, đến những dòng chảy nơi đây, qua đó thúc đẩy sự gia tăng những tai biến địa chất cả về dạng cũng như về số lượng. Báo cáo này chỉ tập trung đánh giá vai trò của một số nhân tố nhân tạo chính như tác động của việc xây đập, của hệ thống thủy lợi, của việc phát triển đô thị ồ ạt, của việc khai thác các dạng tài nguyên ở đồng bằng sông Cửu Long đối với một số tai biến địa chất thường gặp. Từ khóa: tác nhân nhân tạo; tai biến địa chất; trượt; sạt lở; lún; xâm nhập mặn. 1. Đặt vấn đề Trên google, khi tìm thông tin về ĐBSCL và biến đổi khí hậu cho 2.630.000 kết quả (0,50 giây). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, dân số khoảng 20 triệu người, đóng góp khoảng 20% GDP cả nước. Khu vực này đóng góp hơn nửa sản lượng gạo toàn quốc (trong đó bao gồm 95% sản lượng gạo xuất khẩu), 65% sản lượng trái cây, 75% sản lượng thủy sản, sản lượng cá xuất khẩu. Khu vực nghiên cứu trong nhiều năm gần đây chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Theo nghiên cứu dự báo của Tổ chức Oxfam, nguy cơ ĐBSCL phải đối mặt do biến đổi khí hậu là: (1) Đến khoảng năm 2100, mực nước biển có thể dâng lên trong khoảng 30 cm đến 1 m và hơn, lúc đó thì 90% diện tích của ĐBSCL có thể bị ngập lụt hằng năm; (2) Đến năm 2030, khả năng nước biển dâng có thể làm cho khoảng 45% diện tích đất của ĐBSCL bị nhiễm mặn hoàn toàn và mùa vụ bị thiệt hại do lũ lụt; (3) Lưu lượng nước vào mùa khô của sông Cửu Long được dự đoán sẽ giảm đi từ 2 - 4% vào năm 2070, đây là một yếu tố khác góp phần vào hiện tượng nhiễm mặn và thiếu nước. Đồng bằng chịu tác động thường xuyên của những trận lũ lớn. Đây cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Việt Nam bởi sự xâm nhập mặn với diện tích đất bị nhiễm mặn khoảng 1,8 triệu ha… Các hiện tượng địa chất động lực như lún bề mặt, trượt, sạt lở cũng diễn ra thường xuyên hơn, quy mô ngày một gia tăng… Bài báo này không trình bày về các nguyên nhân tự nhiên như BĐKH, nước biển dâng, cấu trúc địa chất, tân kiến tạo, biến động tự nhiên của dòng chảy vì những tác nhân này thường tác động chậm, lâu dài và chúng ta chỉ có thể nhận biết để phòng chống… mà tập trung đánh giá vai trò của các yếu tố nhân tạo trong việc gia tăng các tai biến địa chất trong vùng.
- . 487 2. Số liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Các tài liệu sử dụng trong bài báo này chủ yếu là các nghiên cứu trước đây của chính tác giả cùng nhóm nghiên cứu và của nhiều tác giả khác, ảnh vệ tinh qua google earth theo thời gian… Phương pháp nghiên cứu chính là tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu. Phương pháp phân tích lịch sử tự nhiên cũng được sử dụng để nhận định vai trò của các nhân tố tác động. 3. Kết quả và thảo luận a) Tác động của các hồ chứa nước (Thủy điện ở lưu vực sông Mê Kông) và xây dựng nhiều công trình thủy lợi, hệ thống đê bao ngăn lũ, cống đập ngăn mặn (Đỗ Dức Dũng). Trước hết ta nói về tác động xuyên biên giới của hệ thống thủy điện trên sông Mê Kông. Hiện nay do việc phát triển hệ thống thủy điện bậc thang trên dòng chính đã gây ra nhiều hệ lụy cho vùng hạ lưu, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng, nơi sông bắt nguồn thuộc tỉnh Thanh Hải, chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) khoảng 4.909 km tiếp tục đổ vào Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam và chảy ra Biển Đông. Tính theo độ dài sông Mê Kông đứng thứ 12 trên thế giới (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lượng nước, đứng thứ 10 (tổng lượng nước hàng năm đạt khoảng 475 tỷ m³). Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ lưu lượng có thể lên tới 30.000 m³/s. Theo số liệu của Ủy hội sông Mê Kông (MRC), lưu vực sông Mê Kông rộng khoảng 795.000 km² hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004). Phần hạ nguồn của lưu vực Mê Kông nằm ở các quốc gia Đông Nam Á chiếm tổng số 79% lưu vực với tỷ lệ tại các quốc gia lần lượt là Lào (25%), Thái Lan (23%), Campuchia (20%), Việt Nam (8%) và Myanmar (3%), trong khi 21% còn lại - thượng nguồn lưu vực, hay còn gọi là lưu vực Lan Thương - nằm ở Trung Quốc. Lưu vực còn chứa đựng vô số các vùng đất ngập nước, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sinh kế của người dân địa phương, cung cấp môi trường sản xuất cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản, Hình 1. Sơ đồ hệ thống thủy điện thủy sản phi cá và doanh thu du lịch cũng như mang lại trên dòng Mê Kông. những lợi ích gián tiếp quan trọng không kém như giảm thiểu lũ lụt, trữ nước và xử lý nước thải (Nguyễn Huy Hoạch, 2022). Đặc điểm thủy năng nổi bật của sông Mê Kông là vai trò điều tiết lưu lượng nước bởi hồ Tonlé Sap - hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á - hay là Biển Hồ. Tổng lượng dòng chảy bình quân năm lớn và địa hình nhiều dốc tạo nên thế năng lớn cho dòng chảy, cho nên lưu vực sông Mê Kông có tiềm năng rất lớn để phát triển thủy điện với tiềm năng kỹ thuật đạt khoảng 53.900 MW, trong đó riêng Trung Quốc là 23.000 MW. Phần còn lại ở hạ lưu vực Mê Kông thì trên dòng chính có tiềm năng phát triển thủy điện là 13.000 MW và trên các dòng nhánh là 17.900 MW. Tuy nhiên, nguồn năng lượng thủy điện của vùng hạ lưu vực chỉ tập trung chủ yếu là ở Lào với 21.000 MW (chiếm tới 70%). Đồng bằng sông Cửu Long ở phía Tây Nam Việt Nam, nơi sông Mê Kông đi qua trước khi đổ vào Biển Đông là vùng trồng lúa, hoa quả và thủy sản lớn nhất của nước ta. Mỗi năm, sông Mê Kông chảy về vùng ĐBSCL khoảng 450 - 475 tỷ mét khối nước, mang theo khoảng 160 triệu tấn phù sa, trong đó lượng mưa tại chỗ ở ĐBSCL chỉ chiếm 11%. Khi lượng nước ở lưu vực Mê
- 488 Kông ít thì nước ở ĐBSCL ít, kéo theo đỉnh lũ thấp vào khoảng giữa tháng 10 ở ĐBSCL và xâm nhập mặn sâu vào khoảng tháng 3 dương lịch, sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy, mực nước ở ĐBSCL phụ thuộc rất lớn vào lượng nước từ phía thượng lưu chảy về. Liên tục nhiều năm qua, khu vực đồng bằng sông Cửu Long hầu như không có lũ. Theo nghiên cứu của Tổ chức Mekong Freedom Network (Thái Lan), 8 đập thủy điện chắn ngang sông Mê Kông (Lan Thương) trên lãnh thổ Trung Quốc đã giữ lại tổng cộng hơn 40 tỷ mét khối nước cho các mục đích phát điện, tưới tiêu..., làm thay đổi dòng chảy sông Mê Kông ở phía hạ lưu. Cũng theo báo cáo của Ủy hội sông Mê Kông, nếu cả 3 công trình thủy điện của Lào gồm Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng đi vào hoạt động, thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm 6,2%/tháng và sự xâm nhập mặn trên sông Tiền, sông Hậu lấn sâu vào từ 2,8 - 3,8 km. Và với viễn cảnh không xa, khi cả chuỗi 11 đập thủy điện trên lãnh thổ Lào và Campuchia hoạt động thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm hơn 27%/tháng, xâm nhập mặn sẽ vào sâu trên sông Tiền, sông Hậu khoảng từ 10 - 18 km. Hơn nữa, nước ngọt có thể sẽ bị suy thoái và trở thành một vấn đề ngày càng bức xúc do việc phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông (Hồng Vân, 2022) Ảnh hưởng kép của biến đổi khí hậu và hệ thống bậc thang thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông càng trở thành vấn đề khó khăn hơn đối với khu vực ĐBSCL. Ngày càng có nhiều thiên tai, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan, chất lượng nguồn nước và mạch nước ngầm thay đổi. Bên cạnh biến đổi khí hậu toàn cầu và việc sử dụng nước tại chỗ bất hợp lý, các đập thủy điện, đặc biệt các đập thủy điện do Trung Quốc xây ở thượng nguồn sông Mê Kông được coi là nguyên nhân chính gây hạn hán. Tuy nhiên, cho đến nay, dường như chưa có nghiên cứu nào cụ thể chỉ rõ vấn đề này. Tác động của hạn hán, việc đồng bằng sông Cửu Long không còn lũ đã tác động mạnh đến quá trình cố kết thoát nước của tầng bùn sét, từ đó gây nên hiện tượng lún bề mặt mạnh mẽ… một hiện tượng đã được ghi nhận qua những kết quả quan trắc lún nông của Lê Xuân Thuyên. Theo đó, trong số 12 điểm đo quan trắc thì các điểm mũi Cà Mau, cù lao Dung - cửa sông Hậu, Cần Giờ là có chuỗi số liệu tin cậy nhất vì thời gian quan trắc khá dài (từ 6/2010 và 2/2012). Các vị trí còn lại thời gian theo dõi mới 1 - 2 năm, nên chỉ dùng để tham khảo (bảng 1). Cấu trúc trạm quan trắc lún nông có thể tham khảo ở (Minh Hòa, 2022). Bảng 1. Giá trị lún bình quân tại một số điểm quan trắc lún nông. STT Vị trí quan trắc lún Thời gian quan trắc Độ lún bình quân/năm 1 Mũi Cà Mau 6/2011 - 1/2015 23,4 mm 2 Cù lao Dung 2/2012 - 1/2015 28,8 mm 3 Cần Giờ 6/2010 - 1/2015 38,7 mm 4 Búng Bình Thiên 5/2014 - 1/2015 10,6 mm 5 Đầm Dơi, Cà Mau 3/2014 - 1/2015 5,5 mm 6 Hòa An, Vị Thanh, Hậu Giang 7/2013 - 1/2014 7,8 mm 7 Tràm Chim, Đồng Tháp 7/2012 - 5/2014 5,8 mm Nguồn: Do TS Lê Xuân Thuyên cung cấp từ đề tài quan trắc lún nông Như vậy, có thể nhận định rằng, tác động của các hồ chứa nước (Thủy điện ở lưu vực sông Mê Kông), các công trình thủy lợi, hệ thống đê bao ngăn lũ, cống đập ngăn mặn đã làm thay đổi động lực dòng chảy, thay cân bằng vật chất trong dòng chảy mặt, hạn hán…dẫn tới gia tăng sạt lở, lún bề mặt đất khu vực ĐBSCL, gia tăng xâm nhập mặn, làm biến đổi mạnh hệ sinh thái… (Nguyễn Ngọc Anh. 2020).
- . 489 BR - VT Bình Nhà Bè Tân Bến Tre Cai Lậy Rạch Vĩnh Trà Nóc Ô Môn Bạc Liêu Chánh Hương Miễu Long Bùn Nhà Bè Bùn sét sét Đất phủ Bùn sét pha Cát Cát Sét Hình 2. Bề dày lớp bùn sét tại một số vị trí ở đồng bằng sông Cửu Long. Hình 3. Khu dân cư phân bố dọc bờ sông.
- 490 a b c d Hình 4. Thành phố Long Xuyên: a) 1995; b) 2005; c) 2015 và d) 2020. Tác động của việc phát triển đô thị, các khu dân cư (đặc biệt dọc theo bờ các dòng sông), hệ thống cơ sở hạ tầng - Hoạt động xây dựng hệ thống giao thông, các khu công nghiệp, khu dân cư tăng nhanh với tốc độ chóng mặt đã góp phần thay đổi bộ mặt ĐBSCL song cũng đã xuất hiện những ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện tự nhiên khu vực. Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 174 đô thị gồm: 01 đô thị trực thuộc Trung ương, 02 đô thị loại I thuộc tỉnh, 12 đô thị loại II, 09 đô thị loại III, 23 đô thị loại IV và 127 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa toàn vùng đạt 31,16%, tăng 4,6% so với năm 2015. Khu vực đô thị có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại và có bản sắc. Chỉ riêng thành phố Long Xuyên, chúng ta có thể thấy tốc độ phát triển từ năm 1995, 2005, 2015 và 2020 qua hình 4. Thành phố Long Xuyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thành phố tỉnh lỵ của tỉnh An Giang, có vai trò quan trọng trong vùng ĐBSCL và cả nước. Diện tích Long Xuyên năm 1999 chỉ khoảng 10.687 ha diện tích tự nhiên. Trên hình 4 ta thấy, năm 1995, diện tích thị xã Long Xuyên rất nhỏ (Hồng Đạt, 2022; Linh Đan, 2022) Ngày 14 tháng 4 năm 2009, thành phố Long Xuyên là đô thị loại II. Ngày 23 tháng 7 năm 2020, thành phố Long Xuyên trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh An Giang. Cùng với
- . 491 đó diện tích thành phố đã tăng lên đến 114,96 km², dân số năm 2019 là 272.365 người, mật độ dân số đạt 2.369 người/km² (Theo Wikipedia). Hiện nay, trên địa bàn thành phố Long Xuyên đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Sao Mai, khu đô thị Golden City, khu đô thị Diamond City (Tây Sông Hậu), khu đô thị Tây Nam Long Xuyên, khu đô thị FLC An Giang... Hầu hết, theo tập quán, các đô thị, các khu dân cư ở đồng bằng chủ yếu phân bố và phát triển dọc theo hệ thống sông, kênh rạch… nghĩa là bờ sông, bờ kênh rạch được chất thêm tải trọng của các công trình xây dựng. Đây cũng chính là nguyên nhân mà hệ số ổn định của bờ suy giảm, góp phần gia tăng nguy cơ sạt lở bờ. Điều này thấy rõ qua hình 5. Hình 5. Kết quả geoslope tại TP. Long Xuyên với kiểu mặt cắt ĐCCT lớp đất yếu chứa các thấu kính cát hạt mịn đến hạt thô khi gia tải từ 0, 5. 10 và 15. T/m2 Kết quả mô phỏng Geoslope xác định xu hướng giảm ổn định bờ sông Hậu tương ứng cấp gia tải từ 0 đến 5 T/m2, 10 T/m2, 15 T/m2. Ở cấp gia tải 15 T/m2 thì sức chịu tải của đất nền tự nhiên không còn phù hợp nên kết quả mô phỏng không còn phù hợp (Tâm mặt trượt không còn nằm ngay trọng tâm lưới mô phỏng tâm trượt). Giá trị Fs thay đổi tương ứng từ 0,821 (0 T/m2); 0,788 (5T/m2); 0,759 (10T/m2) và 0,731 (15(T/m2). Hệ số ổn định suy giảm nhanh chóng, bờ đã đạt mức độ tới hạn và sạt lở dể dàng xảy ra (hình 6,7). Tương quan giữa hệ số ổn định bờ và tải trọng trên bờ 0.84 0.82 0.8 Hệ số Fs 0.78 0.76 0.74 0.72 0 5 10 15 20 Tải trọng T/m2 Hình 6. Biểu đồ tương quan giữa hệ số Fs và sự gia tải trên bờ.
- 492 Hình 7. Một số hình ảnh sạt lở bờ sông Hậu. Hình 8. Ngập lụt khi triều cường tại thành phố Cần Thơ [5]. Quá trình đô thị hóa diễn ra tương đối mạnh tại đồng bằng sông Cửu Long còn làm gia tăng hiện tượng sụt lún mặt đất và công trình ở những khu vực có mật độ xây dựng cao. Điều này đã ghi nhận được ở nhiều thành phố, ví dụ Cần Thơ - do bề mặt đất bị sụt lún gây nên cảnh ngập lụt khi triều cường (Hồng Đạt, 2022.) (hình 8). Phát triển đô thị, khu dân cư tập trung đã làm nghiêm trọng thêm tình hình ô nhiễm nguồn nước và khả năng cấp nước, đặc biệt là vùng ven biển, khó tiếp cận nguồn nước ngọt. Phát triển giao thông đường bộ các cấp đã góp phần làm thay đổi hướng chảy và phân bố dòng chảy lũ. Trong đó, vấn đề nguồn vật liệu san lấp rất khó khăn. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã cấp phép 66 giấy phép khai thác với tổng trữ lượng khoảng 80 triệu m3, công suất khai thác khoảng 17 triệu m3/năm, trong đó cát san lấp là 14 triệu m3. Tuy nhiên, trữ lượng cát san lấp hiện tại chỉ còn khoảng 37 triệu m3, đáp ứng khoảng 77% nhu cầu. Trong khi đó, thời gian tới, các dự án cao tốc sẽ triển khai đồng loạt, nhu cầu vật liệu cát là rất lớn, lên đến khoảng 47,8 triệu m3. Trong đó, năm 2023 khoảng 17,8 triệu m3, năm 2024 khoảng 28,4 triệu m3 (Anh Tú, 2023). Được biết, trong giai đoạn từ 2022 - 2025, đồng bằng sông Cửu Long sẽ triển khai nhiều dự án giao thông trong khu vực cùng nhiều công trình lớn của vùng cùng triển khai đồng loạt, do vậy sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu vật liệu, đặc biệt là vật liệu cát đắp nền đường, trong khi nguồn vật liệu trong vùng khó có khả năng cung ứng đủ. Việc khai thác cát ở ạt trên các sông trong khu vực sẽ tác động rất mạnh đến cân bằng vật chất của dòng chảy mặt, làm thay đổi động lực dòng chảy… từ đó góp phần làm gia tăng các hiện tượng, trượt, sạt lở ở đây. Hệ thống giao thông thủy cũng có những tác động lớn tới môi trường địa chất tại đây. Đặc điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long là địa hình nhiều sông rạch. Thống kê có đến 101 tuyến giao thông thủy nội địa qua sông, kênh, rạch với tổng chiều dài 3.186,3 km (Xuân Nghi, 2022). Và cho đến thời điểm hiện tại, khu vực đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa có một cảng biển thực sự.
- . 493 Mật độ tàu thuyền trên sông Hậu, khu vực cảng Cần Thơ, cảng Cái Cui dày đặc. Đoạn sông Hậu qua địa bàn TP Cần Thơ chỉ dài hơn 40 km nhưng tập trung gần 100 xáng cạp khai thác cát hoặc sang cát từ tàu này qua tàu khác. Ngoài ra, còn các phương tiện vận chuyển từ nhiều địa phương trong cả nước tập trung về đây khoảng 1.000 chiếc tham gia “đội quân vận chuyển” cát (Xuân Nghi, 2022). Với mật độ tàu thuyền như vậy, tác động của song do tàu bè gây ra đã trở thành một tác nhân quan trọng trong xói lở, phá hủy bờ… Hình 9. Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc sóng. Nhằm đánh giá ảnh hưởng của sóng gây ra bởi tàu thuyền, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thiết lập các đo đạc tại hiện trường nhằm quan trắc các đặc trưng sóng gây ra bởi tàu thuyền khi đi qua tuyến luồng. Có tổng cộng 02 vị trí đo đạc được thiết lập tại khu vực đầu tuyến luồng (cửa Kênh Tắt) và đoạn cuối tuyến luồng (phà Láng Sắt, gần cửa Đại An). Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc sóng được thể hiện trong hình 9. Đặc trưng sóng được đo đạc bởi đo độ cao sóng tự ghi INFINITY-WH AWH-USB. Hình 10 thể hiện mối tương quan giữa chiều cao sóng và ứng suất gây ra bởi hoạt động của tàu thuyền. Có thể thấy, độ lớn ứng suất tăng tỷ lệ với chiều cao sóng với tốc độ ngày càng dốc khi chiều cao sóng càng lớn (hơn 1 m). Khi ứng suất gây ra bởi sóng do tàu thuyền vượt quá giới hạn khả năng chịu đựng của vật liệu cấu tạo đường bờ, cấu trúc đường bờ sẽ bị phá vỡ, vật liệu sẽ bị cuốn đi và đường bờ sẽ bị xói - đây chính là tiền đề cho hiện tượng trượt lở bờ. 25 0.1 SK01 0.09 20 Bed shear 0.08 stress (Tw) Vận tốc dòng chảy (m/s) 0.07 Ứng suất (N/m2) 15 0.06 y = 0.1496e3.5224x 0.05 R² = 0.8769 10 0.04 0.03 5 0.02 0.01 0 0 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 Chiều cao sóng (m) Hình 10. Mối tương quan giữa chiều cao sóng và ứng suất gây ra bởi hoạt động của tàu thuyền tại trạm SK01. Tác động của công tác khai thác khoáng sản (khai thác nước ngầm nhiều, nạn khai thác cát và vật liệu xây dựng) - ĐBSCL có trữ lượng nước dưới đất khá cao. Trữ lượng tiềm năng đối với 4 tầng chứa nước có triển vọng khai thác lớn và tập trung là qp2-3, qp1, n2 và n13, với trữ lượng
- 494 nước ngọt (M < 1 g/l) 43,8 triệu m3/ngày, nước lợ 22,2 triệu m3/ngày và nước mặn - rất mặn 23,2 triệu m3/ngày. Đồng Tháp Mười và Bán đảo Cà Mau có tiềm năng nước dưới đất phong phú và khả năng khai thác lớn. Vùng giữa sông Tiền - sông Hậu (ST-SH) có tiềm năng và khả năng khai thác trung bình. Vùng Tứ giác Long Xuyên có tiềm năng nước dưới đất kém nhất, các tầng chứa nước hầu như bị nhiễm mặn. Tổng lượng khai thác nước dưới đất hiện nay (thống kê trên gần 1.000 giếng khoan khai thác nước tập trung) khoảng 1,35 triệu m3/ngày. Tuy nhiên, do khai thác nhiều, vấn đề sụt lún mặt đất và nhiễm bẩn nước ngầm tầng nông đang là mối quan tâm của cả đồng bằng, đặc biệt là hiện tượng nhiễm mặn nước ngầm ở vùng ven biển, tập trung cao hơn ở các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Như đã nói trên, chỉ riêng cát san lấp phục vụ các tuyến cao tốc đã cần tới 47,8 triệu m3, chưa kể đến các nhu cầu khác. Việc lấy đi nhiều hơn lượng trầm tích nhận được, việc bất chấp hai hiện trạng khẩn trương (thiếu lượng trầm tích trong dòng chảy và khai thác cát) mà vẫn cho phép thêm 50% tăng tốc khai thác cát là cho đâm thủng lòng sông mẹ để san đắp nền các con đường (Phạm Phan Long, 2023). 4. Kết luận Theo báo cáo của WWF - Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên: “ĐBSCL của Việt Nam có thể sẽ nằm dưới mực nước vào cuối thế kỷ này nếu không có các hành động khẩn cấp trên toàn lưu vực sông…”. Đó là nguy cơ hiện hữu dưới các tác động tự nhiên và nhân tạo, trong đó những tác nhân nhân tạo như hệ thống thủy điện, thủy lợi, hệ thống đê bao ngăn lũ, cống đập ngăn mặn, quá trình đô thị hóa, phát triển hạ tầng, phát triển giao thông đường bộ, đường thủy, khai thác nước ngầm với lưu lượng lớn, nạn khai thác cát và vật liệu xây dựng… đã có những biểu hiện tức thời qua các hiện tượng trượt, sạt lở, phá hủy bờ sông rạch, sụt lún gây nên cảnh ngập lụt khi triều cường, hạn hán, làm nghiêm trọng thêm tình hình xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước và khả năng cấp nước, đặc biệt là vùng ven biển, khó tiếp cận nguồn nước ngọt… Một điều nguy hiểm là tất cả các nhân tố nhân tạo này gần như đồng thời tác động lên môi trường địa chất của đồng bằng, do vậy quy mô các tai biến thường cao, tác động lớn đến đời sống người dân nơi đây. Tài liệu tham khảo Anh Tú, 2023. Trữ lượng cát chỉ đáp ứng 77% nhu cầu xây cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng chỉ đạo "nóng". Vneconomy 20/03/2023. Đỗ Đức Dũng. Các giải pháp tổng thể thủy lợi phát triển đồng bằng sông Cửu Long. Cổng thông tin điện tử Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam https://siwrp.org.vn/tin-tuc/cac-giai-phap- tong-the-thuy-loi-phat-trien-dong-bang-song-cuu-long_296.html. Hồng Đạt, 2022. Xây dựng các giải pháp dựa vào thiên nhiên thích ứng biến đổi khí hậu. (TTXVN/Vietnam+) 21/08/2022. https://www.vietnamplus.vn/xay-dung-cac-giai-phap-dua- vao-thien-nhien-thich-ung-bien-doi-khi-hau/812251.vnp. Hồng Vân, 2022. Đập thủy điện làm rối nhịp thủy văn ở Mekong, 2022 nguy cơ tiếp tục khô hạn đe dọa sản lượng ĐBSCL. https://tuoitre.vn/dap-thuy-dien-lam-roi-nhip-thuy-van-o-mekong- 2022-nguy-co-tiep-tuc-kho-han-de-doa-san-luong-dbscl-20220216090902305.htm. Linh Đan, 2022. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Phát triển đô thị thích ứng biến đổi khí hậu. 07/03/2022 Báo Xây dựng. Minh Hòa, 2022. Thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. https://thiennhienmoitruong.vn/thien-tai-gay-thiet-hai-nghiem-trong-tai-cac-tinh-dong-bang- song-cuu-long.html. Nguyễn Huy Hoạch, 2022. Tác động xuyên biên giới của hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Mê Kông. Tạp chí Năng lượng Việt Nam 24/01/2022.
- . 495 Nguyễn Ngọc Anh. 2020. Những vấn đề về nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam. Phạm Phan Long, 2023. Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ gì với 1.166 km cao tốc sẽ xây trên mặt đất? California 19 tháng 4 2023. Xuân Nghi, 2022. Vì sao bỏ quên giao thông thủy nội địa đồng bằng sông Cửu Long? vneconomy.vn. https://vneconomy.vn/vi-sao-bo-quen-giao-thong-thuy-noi-dia-dong-bang-song- cuu-long.htm#. Role of human factors for geological hazards in Cuu Long river delta Dao Hong Hai1, Nguyen Viet Ky1,*, Bui Trong Vinh1, Nguyen Huu Son1, Tran Le The Dien1,2 1 Faculty of Geology and Petroleum Engineering, Ho Chi Minh City University of Technology (HCMUT), VNU-HCM, Ho Chi Minh City, Viet Nam 2 Investment Joint Stock Company Nhan Dinh *Corresponding author: nvky@hcmut.edu.vn Abstract In recent years, the phenomenon of bank erosion has occurred frequently and strongly in many areas such as Vam Nao, Chau Doc, Long Xuyen, Vinh Long... According to the monitoring data, the subsidence of the land surface is also observed. strong in many places. The process of saltwater intrusion increases in the dry season, the saline boundary penetrates deep into the mainland in some places to 60 - 80km... In addition to natural causes such as climate change, sea level rise, geological structure, neo- tectonic activities, natural fluctuations of flow... The construction of many reservoirs in the upper Mekong River changes the flow and amount of sedimentary materials in the river water, the construction of many irrigation works such as the system of dikes to prevent floods, sluices and dams to prevent salinity, the development of urban areas, residential areas (especially along the banks of rivers), over - exploitation of groundwater, illegal sand and construction material exploitation... also have major impacts on the Mekong Delta, to the flows here, thereby promoting the increase of geological hazards in both form and quantity. This report only focuses on assessing the role of a few key human factors such as the impact of dams, irrigation systems, massive urban development, and the exploitation of natural resources in the region Mekong Delta for some common geological hazards. Keywords: Human factors, geological hazards, slops, landslides, subsidence, saline intrusion.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hệ sinh thái và bảo vệ môi trường
34 p | 330 | 87
-
Giáo trình Sinh học phát triển người - ThS. Nguyền Bích Liên
48 p | 253 | 61
-
Trong công tác bảo vệ môi trường, các cá nhân, đoàn thể có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
3 p | 196 | 53
-
CƠ SỞ DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG THỰC VẬT part 5
21 p | 158 | 32
-
NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA SINH THÁI HỌC
6 p | 566 | 16
-
Xói lở - bồi tụ bờ biển tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện trạng và nguyên nhân
11 p | 125 | 12
-
Vai trò to lớn của công nghệ tổ hợp gen nhân tạo
4 p | 135 | 9
-
BÀI 41 : VAI TRÒ & CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
5 p | 96 | 7
-
Phát triển nguồn nhân lực bền vững thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030
7 p | 10 | 6
-
Bài giảng Sinh học phân tử: Các loại ARN - ThS. Nguyễn Thanh Tố Nhi
55 p | 39 | 5
-
Các nhân tố ảnh hưởng thu hút nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân ứng phó với biến đổi khí hậu
7 p | 41 | 4
-
Nghiên cứu cơ sở và phương pháp xây dựng đường trữ nước tiềm năng để nhận dạng lũ lớn đến hồ trên lưu vực sông Hồng
11 p | 31 | 3
-
Đoàn thể nhân dân: Chủ thể sáng tạo tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
12 p | 21 | 3
-
Thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Toán lớp 5 tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
5 p | 43 | 3
-
Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học chủ đề “Trao đổi nước ở thực vật”, sinh học trung học phổ thông
13 p | 36 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông Sài Gòn
9 p | 74 | 2
-
Bài giảng Tổng hợp hoá dược: Chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Trung Nhân
66 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn