intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của bảo hiểm thế giới đối với sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng ở địa bàn phía Nam

Chia sẻ: Nguyen Xuan Bac | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

847
lượt xem
131
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vai trò của BHTG đối với sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của bảo hiểm thế giới đối với sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng ở địa bàn phía Nam

  1. VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH PHÍA NAM Sự phát triển của thị trường tài chính và xu thế tự do hoá tài chính trong quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá đã làm cho thị trường tài chính thế giới ngày càng gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau. Đi liền với quá trình đó môi trường hoạt động của các định chế tài chính ngày càng có nhiều rủi ro hơn, đặc biệt đối với thị trường tài chính với những tính chất riêng có của nó thì việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm tối thiểu hoá rủi ro luôn là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của bất cứ thị trường tài chính nào trên thế giới. Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một trong các định chế tài chính với mục tiêu chính là bảo vệ người gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và ổn định nền kinh tế. Bảo hiểm tiền gửi là một định chế tài chính rất quan trong trong hệ thống tài chính-ngân hàng của bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới (hoạt động BHTG đã xuất hiện rất sớm và gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính). BHTG đã góp phần vào quá trình lành mạnh hoá hoạt động của hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Mô hình của tổ chức BHTG ở các quốc gia trên thế giới có sự khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của từng nước, có thể trực thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội, nhưng đều có điểm chung nhất là một tổ chức độc lập; BHTG có thể hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ phần với các chức năng chính như: chi trả BHTG; vai trò như cơ quan quản lý tài chính (hỗ trợ tài chính thông qua tiếp nhận và xử lý các ngân hàng); mua lại và thu hồi nợ khó đòi (truy cứu trách nhiệm pháp lý liên quan các vụ đổ bể ngân hàng); xử lý khủng hoảng tài chính… (được quy định trong Luật về BHTG). Tại Việt Nam tổ chức BHTG với mục tiêu chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thúc đẩy quá trình huy động vốn, góp phần duy trì sự ổn định của các TCTD, đảm bảo sự phát triển an toàn lành mạnh hệ thống ngân hàng. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình, BHTG đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính quốc gia; đảm bảo cho hệ thống tài chính phát triển an toàn và bền vững. Sau 8 năm hoạt động BHTG Việt Nam đã phát huy được vai trò tích cực đối với sự phát triển của ngành ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Những năm qua, hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam phát triển rất nhanh đặc biệt là trên địa bàn TP.HCM. Trong quá trình đó, BHTGVN đã có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của hệ thống các TCTD như: trong 03 năm (từ năm 2005 đến nay) tốc độ tăng trưởng huy động vốn và cho vay vốn của hệ thống các TCTD cho nền kinh tế trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam trung bình tăng trên 20%/năm (Huy động vốn: 2005 đạt 280.890 tỷ, tăng 24,3% so với cuối năm 2004; 2006 đạt 404.924 tỷ, tăng 41,56% so với cuối năm 2005; 2007 đạt 658.881 tỷ, tăng 59,63% so với cuối năm 2006; đến cuối tháng 5/2008 ước đạt 736.784 tỷ, tăng tăng 7,8% so với cuối năm 2007. Cho vay vốn: năm 2005 đạt 340.052 tỷ, tăng 19,7% so với cuối năm 2004; 2006 đạt 425.227 tỷ, tăng 22,99% so với cuối năm 2005; 2007 đạt 669.296 tỷ, tăng 55,70% so với cuối năm 2006; đến cuối tháng 5/2008 ước đạt 842.682 tỷ, tăng 19,7% so với cuối năm 2007) đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình như cấp mới, cấp đổi và cấp bổ sung Chứng nhận BHTG; các hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ, thu phí, chi trả tiền gửi được bảo hiểm và thanh lý TCTD bị giải thể, hỗ trợ tài chính, hoạt động thông tin tuyên truyền… BHTGVN đã khẳng định được vị trí của mình trong việc nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính, góp
  2. phần duy trì sự phát triển bền vững, an toàn của thị trường tài chính quốc gia nói chung và các TCTD tại các tỉnh, thành phố phía Nam nói riêng thể hiện trên một số mặt như sau: (1) Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát đã có nhiều cảnh báo về những rủi ro của TCTD để họ có biện pháp phòng ngừa; kiến nghị các cơ quan quản lý cũng như đề xuất các biện pháp xử lý về những vi phạm của TCTD để đảm bảo an toàn đối với TCTD; (2) Thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm nhanh chóng kịp thời cho người gửi tiền tại các TCTD khi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả ( trong 8 năm hoạt động BHTGVN đã thực hiện chi trả cho 35 QTDNDCS với số tiền là gần 18 tỷ đồng của 1465 người gửi tiền, trong đó tại địa bàn các tỉnh phía Nam là 9 quỹ với tổng số tiền là hơn 10 tỷ đồng của 482 người gửi tiền). Việc chi trả được tiến hành nhanh gọn, bảo đảm chính xác, an toàn tài sản và quyền lợi chính đáng của người dân theo đúng quy định của pháp luật đã tạo được niềm tin của nhân dân địa phương, tạo tâm lý an tâm cho người dân gửi tiền vào TCTD, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại các địa phương có QTD bị đổ vỡ; (3) Thực hiện hỗ trợ tài chính kịp thời cho một số QTDNDCS dưới hình thức cho vay hỗ trợ, giúp các đơn vị vượt qua khó khăn tạm thời về khả năng chi trả, nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường. Với những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động của BHTGVN không chỉ góp phần bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, thúc đẩy quá trình huy động vốn, góp phần ổn định hoạt động ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn các tỉnh phía Nam. Bên cạnh những mặt tích cực cũng như kết quả đã đạt được thì hoạt động của tổ chức BHTG cũng còn có những khó khăn bất cập làm hạn chế đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN cụ thể như: Thứ nhất, văn bản pháp lý điều chỉnh lĩnh vực hoạt động BHTG mới chỉ dừng lại ở mức Nghị định trong khi hầu hết những lĩnh vực về hoạt động tài chính – ngân hàng đều đã có Luật điều chỉnh do đó chưa đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động cũng như cơ chế xử lý các sự việc phát sinh. Mặt khác, khi Việt Nam gia nhập WTO đòi hỏi các hoạt động về BHTG cũng như tài chính – ngân hàng phải có luật điều chỉnh để đảm bảo tính đồng bộ. Bên cạnh đó quy định về mối quan hệ giữa tổ chức BHTG với các cơ quan khác như NHNN, Bộ Tài chính,... còn chưa được quy định rõ ràng trong Nghị định. Đây cũng là một bất cập làm hạn chế vai trò của tổ chức BHTG. Thứ hai, năng lực tài chính của tổ chức BHTG còn thấp, hiện tại mức vốn và các quỹ là 3.014 tỷ đồng, đạt tỷ lệ gần 1% số dư tiền gửi được bảo hiểm, trong đó vốn NSNN cấp là 1000 tỷ đồng, còn lại là nguồn phí đóng góp của các tổ chức tham gia BHTG và kết dư từ hoạt động đầu tư). Với quy mô vốn như vậy là rất nhỏ so với tổng lượng vốn huy động của hệ thống ngân hàng. Thông lệ quốc tế thì nguồn vốn hoạt động của tổ chức BHTG ( quỹ mục tiêu) phải đạt tỷ lệ từ 1,5- 20% số dư tiền gửi được bảo hiểm, những nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam thì tỷ lệ này thường là 5%. Như vậy so với yêu cầu thì quỹ mục tiêu của BHTGVN còn rất thấp, với hạn chế này sẽ rất khó khăn cho BHTGVN trong quá trình triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nhất là việc can thiệp xử lý khủng hoảng mang tính hệ thống. Thứ ba, quy định hiện hành về đối tượng tiền gửi được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa tiền gửi
  3. được bảo hiểm, mức phí BHTG chưa phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Một số chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN chưa được quy định rõ ràng, cụ thể như nghiệp vụ hỗ trợ tài chính, nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý đã làm hạn chế vai trò của BHTG. Thứ tư, trong giai đoạn hiện nay hoạt động tài chính – ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro cao, trong khi đó hoạt động của tổ chức BHTG chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế sẽ làm giảm vai trò của tổ chức BHTG đối với sự phát triển của thị trường tài chính nhất là việc tham gia tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Thứ năm, nhận thức của công chúng về BHTG và vai trò của tổ chức BHTG đối với người gửi tiền và hệ thống tài chính còn hạn chế. Điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro do sự cố rút tiền hàng loạt khi có những thông tin không chính xác gây hoảng loạn ngân hàng làm mất an toàn hệ thống. Để BHTGVN phát huy tốt hơn nữa vai trò trong việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, góp phần nâng cao niềm tin công chúng và đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống tài chính, BHTGVN cần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý tốt một số vấn đề sau: Một là, cần nâng cao địa vị pháp lý của BHTG, theo đó các Nghị định quy định về chức năng nhiệm vụ của BHTG cần được nâng lên thành Luật BHTG. Trong đó, cần quy định rõ vị trí, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của BHTG một cách cụ thể, chi tiết và quy định rõ mối quan hệ giữa BHTGVN với các Bộ, ngành khác, vai trò của BHTGVN trong mạng an toàn tài chính quốc gia. Thực hiện xây dựng Luật BHTG đảm bảo sự đồng bộ với các Luật khác như Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật thanh tra giám sát, Luật Doanh nghiệp, Luật phá sản... Hai là, BHTGVN cần xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao nhất là khả năng phân tích, đánh giá hoạt động tài chính – ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với sự phát triển của thị trường tài chính. Thực hiện tái cấu trúc bộ máy đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương và phát huy tốt nhất năng lực cán bộ. Ba là, nâng cao năng lực tài chính cho BHTG, trong đó cần xác định cơ chế tài chính phù hợp để BHTGVN phát huy được vai trò của mình đối với sự phát triển an toàn của thị trường tài chính. Việc quy định tổ chức BHTG tham gia vào việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thông qua các nghiệp vụ hỗ trợ tài chính, tiếp nhận và xử lý... theo thông lệ quốc tế sẽ giúp cho việc xử lý các tổ chức có vấn đề được hiệu quả với chi phí thấp và không gây ra đổ vỡ dây chuyền. Bốn là, để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát cần xây dựng và phát triển hạ tầng về công nghệ thông tin, theo hướng tập trung, kết nối trực tuyến đối với tổ chức tham gia BHTG; áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong việc giám sát và cảnh báo rủi ro đối với tổ chức tham gia BHTG Năm là, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về BHTG; cung cấp kịp thời các thông tin chính xác về hoạt động của tổ chức tham gia BHTG để người gửi tiền yên tâm không đổ xô đi rút tiền gây hoảng loạn ngân hàng làm mất an toàn hệ thống. ThS. Phạm Hữu Phương Vụ trưởng- Trưởng Văn phòng Đại diện NHNN tại TPHCM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2