intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của các cơ quan thanh tra đối với công tác quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo "Vai trò của các cơ quan thanh tra đối với công tác quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh" trình bày kết quả nghiên cứu về vai trò của các cơ quan Thanh tra Nhà nước nói chung và Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM nói riêng trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn nghiên cứu từ năm 2018-2023. Cụ thể, bài báo sẽ xem xét cơ cấu tổ chức, quy mô nhân sự hiện tại của Thanh tra Sở Xây dựng và vai trò của đơn vị này thông qua các chỉ tiêu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của các cơ quan thanh tra đối với công tác quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. VAI TRÕ CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Quốc Hoàng1,2*, Nguyễn Văn Giang3 1 Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 2 Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. 3 Khoa Xây dựng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; *Tác giả liên hệ, Email: tranquochoang.ttsxd@gmail.com. TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về vai trò của các cơ quan Thanh tra Nhà nước nói chung và Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM nói riêng trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn nghiên cứu từ năm 2018-2023. Cụ thể, bài báo sẽ xem xét cơ cấu tổ chức, quy mô nhân sự hiện tại của Thanh tra Sở Xây dựng và vai trò của đơn vị này thông qua các chỉ tiêu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, phân tích tình hình vi phạm trật tự xây dựng theo thống kê của cơ quan chức năng. Đồng thời, xác định các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm và trình bày giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Thanh tra, góp phần quản lý chặt chẽ hơn trật tự xây dựng tại TP.HCM. Từ khóa: Quản lý nhà nước; Thanh tra; Trật tự xây dựng; Thành phố Hồ Chí Minh. 1. Giới thiệu 1.1 Bối cảnh và tính cấp thiết của công tác quản lý trật tự xây dựng Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM (sau đây viết tắt là Thanh tra Sở Xây dựng) được thành lập trên cơ sở kiện toàn nhân sự từ lực lượng Thanh tra xây dựng hiện có tại các quận, huyện theo Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng (Chính phủ, 2013). Quá trình quản lý và xử lý vi phạm trật tự xây dựng phát sinh luôn tuân thủ theo các quy định pháp luật xây dựng hiện hành, cụ thể: Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về xây dựng (Chính phủ, 2022), Luật Xây dựng năm 2014 (Quốc hội, 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trước tình hình xây dựng diễn biến phức tạp trên địa bàn TP.HCM, Thành Ủy TP.HCM đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 25/7/2019 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố, từ đó có sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, kết quả thể hiện tại các báo cáo Báo cáo số 8823/BC-SXD-TT ngày 05/8/2020 (Sở Xây dựng, 2020), Báo cáo số 174/BC-SXD-TT ngày 24/3/2021 (Sở Xây dựng, 2021), Tờ trình số 10573/TTr-SXD-TT ngày 01/11/2022 của Sở Xây dựng (Sở Xây dựng, 2022). Công tác quản lý Nhà nước về xây dựng, bảo vệ môi trường và tài nguyên là nhiệm vụ quan trọng để phát triển bền vững đô thị (Sở Xây dựng, 2023a). Theo đó, Thanh tra Sở Xây dựng ban hành Quyết định số 131/QĐ-TT ngày 12/11/2015 về Quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng của Thanh tra Sở (Thanh tra Sở Xây dựng, 2015), đảm bảo trật tự xây dựng là yêu cầu căn bản, góp phần quan trọng cho sự phát triển đô thị văn minh, thân thiện. 135
  2. Theo báo cáo công tác các năm 2018-2023 của Thanh tra Sở Xây dựng: Bảng 1. Số liệu về vi phạm trật tự xây dựng tại TP.HCM trong giai đoạn 2018-2023 Vi phạm xây dựng Vi phạm xây dựng Năm Các vi phạm khác sai phép không phép 2018 (Thanh tra Sở 1.082/ 2.942 1.008/ 2.942 852/ 2.942 Xây dựng, 2018) 2019 (Thanh tra Sở 1.219/ 2.913 1.328/ 2.913 366/ 2.913 Xây dựng, 2019) 2020 (Thanh tra Sở 408/1.006 336/1.006 262/1.006 Xây dựng, 2020) 2021 (Thanh tra Sở 169/412 143/412 100/412 Xây dựng, 2021) 2022 (Thanh tra Sở 224/460 118/460 121/460 Xây dựng, 2022) 2023 (Thanh tra Sở 146/328 69/328 113/328 Xây dựng, 2023c) Trong năm 2023, Thanh tra Sở Xây dựng tiếp tục rà soát các kết quả đã thực hiện, nghiên cứu các tồn tại, khó khăn và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tốt hơn trong thời kỳ mới, cụ thể: nhóm giải pháp về nhân sự, đề xuất tinh gọn biên chế lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng (Thanh tra Sở Xây dựng, 2023a), các giải pháp thí điểm đưa Thanh tra Xây dựng thuộc các Đội Thanh tra tra địa bàn quận, huyện về địa phương để thống nhất quản lý từ đó bám sát, xử lý triệt để các vi phạm về trật tự xây dựng (Sở Xây dựng, 2023b); nhóm giải pháp về phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới (Thanh tra Sở Xây dựng, 2023c) và về thực trạng và nhiệm vụ, giải pháp chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ (Thanh tra Sở Xây dựng, 2023b). Hình 1. Bản đồ quy mô dân số đô thị TP.HCM năm 2023 Theo World Population Review 136
  3. Đồng thời, qua thống kê tại Hình 1 cho thấy quy mô dân số ngày càng lớn của TP.HCM. Cụ thể, theo thông tin từ trang điện tử World Population Review thì dân số TP.HCM đạt 9,320,866 người, điều này đặt ra áp lực lớn cho công tác quản lý đô thị và đảm bảo trật tự xây dựng trên địa bàn do yêu cầu quản lý phức tạp hơn khi quy mô dân số ngày càng lớn. Do đó, công tác quản lý trật tự xây dựng có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần bảo đảm trật tự, mỹ quan đô thị, bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân; Góp phần kiểm soát chặt chẽ quá trình xây dựng công trình, đảm bảo chất lượng, an toàn; Đảm bảo sự phát triển đô thị hóa có kiểm soát, bền vững theo quy hoạch, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. 1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá vai trò của các cơ quan thanh tra trong công tác quản lý trật tự xây dựng tại TP.HCM. - Phân tích tình hình vi phạm trật tự xây dựng tại TP.HCM. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi đối tượng: Các cơ quan thanh tra nhà nước, cụ thể là Thanh tra Sở Xây dựng - Phạm vi địa lý: Tập trung nghiên cứu tại TP.HCM. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2023. - Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan thanh tra. Phân tích tình hình vi phạm trật tự xây dựng. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu - Góp phần đánh giá vai trò của cơ quan thanh tra, phát hiện hạn chế để có giải pháp cải tiến. - Cung cấp thông tin phục vụ công tác hoạch định chính sách, giải pháp quản lý trật tự xây dựng. 1.3 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu. - Phương pháp thu thập thông tin: Khảo sát tài liệu là các báo cáo của năm của Thanh tra Sở Xây dựng trong các năm 2018-2023. 2. Vai trò của các cơ quan thanh tra trong công tác quản lý trật tự xây dựng 2.1 Cơ cấu tổ chức và quy mô nhân sự của Thanh tra Sở Xây dựng Cơ quan Thanh tra xây dựng gồm có hai cấp chính là Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra cấp Sở. Đặc biệt, tại TP.HCM và Thành phố Hà Nội - hai đô thị lớn nhất nước, Thanh tra xây dựng cấp Sở được tổ chức thêm các Đội Thanh tra cấp quận, huyện phân công trực tiếp tại các xã, phường, thị trấn (Chính phủ, 2013). Điều này đem lại ưu điểm giúp lực lượng Thanh tra bám sát địa bàn địa phương nhỏ nhất, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Cơ cấu tổ chức có tính chất phân công, phân cấp rõ ràng theo hướng hệ thống từ trên xuống dưới, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và thanh tra tại cơ sở. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, hỗ trợ thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng. Sở chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân Thành phố cũng như hướng dẫn chuyên môn từ Bộ Xây dựng. Thực hiện Nghị định 26/2013/NĐ-CP của Chính phủ (Chính phủ, 2013), Sở Xây dựng đã tham mưu ban hành Quyết định 2391/QĐ-UBND ngày 11/5/2013 phê duyệt đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoạt động của Thanh tra Sở. Kể từ ngày 15/5/2013, lực lượng thanh tra cấp quận, huyện đã sáp nhập trực thuộc Thanh tra Sở để thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định. Theo đó, năm 2018: lực lượng Thanh tra xây dựng là 1.012 người. Trong đó, được bổ nhiệm chức danh Thanh tra viên là 454 người (tăng 452 Thanh tra viên so với thời điểm chuyển giao lực lượng theo Nghị định số 26 năm 2013 từ các quận, huyện về Sở Xây dựng là 02 Thanh tra viên); Trình độ: 23 người trên đại học; 879 người đại học; 110 người dưới đại học (Thanh 137
  4. tra Sở Xây dựng, 2018). Đến năm 2023: lực lượng Thanh tra xây dựng là 938 người. Trong đó, được bổ nhiệm chức danh Thanh tra viên chính là 03 người, Thanh tra viên là 514 người. Như vậy, nhìn chung, sau hơn 10 năm kể từ thời điểm chuyển giao lực lượng theo Nghị định 26/2013/NĐ-CP của Chính phủ (Chính phủ, 2013) từ các quận, huyện về Sở Xây dựng, chất lượng nguồn nhân lực của Thanh tra Sở Xây dựng đã được nâng lên rõ rệt, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng hiện nay bao gồm: 01 Chánh Thanh tra phụ trách chung và trực tiếp phụ trách Đội Hành chính - Tổng hợp; 04 Phó Chánh Thanh tra được phân công phụ trách các Đội Thanh tra chuyên ngành, Đội Thanh tra hành chính, Đội Thanh tra tiếp công dân và giải quyết khiếu nại - tố cáo; Đội Thanh tra cơ động và 22 Đội Thanh tra địa bàn quận - huyện- thành phố Thủ Đức, tổng số biên chế được giao 938 biên chế (Thanh tra Sở Xây dựng, 2023b) với chức năng, cơ cấu tổ chức cụ thể: Hình 2. Sơ đồ tổ chức Thanh tra Sở Xây dựng Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện các nhiệm vụ chính sau: - Thanh tra chuyên ngành theo quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn khác liên quan đến hoạt động xây dựng. - Thanh tra hành chính các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Xây dựng. - Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng. - Tham gia các đoàn thanh tra liên ngành, đoàn thanh tra do Bộ Xây dựng thành lập. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố giao phó. Nhằm bảo đảm tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực xây dựng tại TP.HCM. 2.2 Vai trò của Thanh tra Sở Xây dựng trong thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo (Thanh tra Sở Xây dựng, 2023c) 138
  5. - Số cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính và chuyên ngành năm 2023: 07 cuộc. - Số lượt kiểm tra công trình xây dựng: 45.701 lượt. - Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành 383/328 trường hợp vi phạm (một số trường hợp phải ban hành quyết định xử phạt nhiều đối tượng). - Tổng số tiếp nhận thông tin phản ánh trật tự xây dựng qua ứng dụng trên điện thoại di động đến hết tháng 9 năm 2023 là 3.293 thông tin, trong đó đã giải quyết 2.956/3.293 (tỷ lệ 89,77%) và đang xác minh xử lý 377/3.293 (tỷ lệ 10,23%) - Tiếp nhận, phân loại và xử lý Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị: 962 đơn, trong đó đã giải quyết 830/830 đơn đủ điều kiện thụ lý (tỷ lệ 100%) và 1.323/962 đơn không đủ điều kiện thụ lý. 2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra - Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, công tác phối hợp giữa các cơ quan thanh tra khác nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng tại TP.HCM. Theo đánh giá của Sở Xây dựng, vai trò hỗ trợ của các cơ quan thanh tra trung ương và địa phương đóng góp tích cực cho công tác quản lý xây dựng của Thanh tra Sở. - Năm 2023, kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng và một số địa phương như Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đều đề cập tới việc kiểm tra dự án đô thị và công trình hạ tầng quan trọng trên địa bàn TP.HCM. Điều này góp phần nâng cao chất lượng giám sát, hỗ trợ quản lý xây dựng tại địa phương. - Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các báo cáo trên cho thấy sự phối hợp thanh tra giữa các cấp đã cải thiện hiệu quả quản lý ngành ở TP.HCM (Quốc hội, 2014). Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu kỹ hơn về tác động cụ thể của từng cơ quan để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý trong tương lai. 3. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh 3.1. Phân tích số liệu vi phạm trật tự xây dựng từ năm 2018-2023 Hình 3. Biểu đồ số liệu vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2018-2023 3.2 Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm trật tự xây dựng - Nhu cầu xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ đã tăng lên rất nhanh trong thời gian gần đây do quy mô dân số đô thị TP.HCM ngày càng lớn (theo Bản đồ phân bố dân số đô thị 139
  6. năm 2022). Tuy nhiên, thủ tục cấp phép xây dựng hiện vẫn còn phức tạp và tốn thời gian, dẫn đến một bộ phận người dân tự ý xây nhà trước khi có phép. - Quy hoạch xây dựng cơ sở tại một số địa phương chưa được lập và công bố cụ thể, chi tiết, gây khó khăn cho người dân trong việc xác định vị trí xây dựng hợp pháp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xây dựng tự phát. - Nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân về trật tự xây dựng còn hạn chế nên dễ vi phạm quy định. - Tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm trong đội ngũ Thanh tra xây dựng cũng là nguyên nhân một số người dân lợi dụng để vi phạm xây dựng. - Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này tại một số địa phương chưa thực sự chặt chẽ, nhất quán, góp phần tạo điều kiện cho tình trạng vi phạm xảy ra, qua các năm Sở Xây dựng đã kiểm điểm xử lý kỷ luật rất nhiều cán bộ để xảy ra tình trạng sai phạm xây dựng trên địa bàn (Sở Xây dựng, 2023b), cụ thể: Bảng 2. Tình hình xử lý kiểm điểm, kỷ luật tại Thanh tra Sở Xây dựng 2018-2023 Hình Hình Hình Hình thức hạ thức thức thức bậc lương, Hình thức buộc Năm Tổng số phê khiển cảnh cách chức hoặc thôi việc bình trách cáo tạm đình chỉ 2018 29 16 08 03 00 02 2019 40 14 15 06 01 04 2020 68 30 25 10 02 01 2021 205 175 24 03 01 02 2022 138 91 23 16 07 01 09 tháng 62 47 11 00 01 03 năm 2023 3.3 Đánh giá tình hình vi phạm và xu hướng phát triển trong giai đoạn nghiên cứu - Rà soát, sửa đổi và bổ sung khung pháp lý phù hợp hơn với thực tiễn quản lý, tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho công tác quản lý. - Đẩy nhanh tiến độ lập và phê duyệt quy hoạch các cấp, tập trung các khu vực có nhu cầu cao, bảo đảm tính chi tiết đến tỷ lệ 1/500, 1/2000. - Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về chấp hành pháp luật xây dựng. - Siết chặt công tác quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, theo dõi vi phạm. - Kiện toàn tổ chức bộ máy của Thanh tra Sở Xây dựng trên cơ sở triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM; Đề án thí điểm thành lập Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện. - Chấn chỉnh, nâng cao nhận thức về ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, ý thức tổ chức kỷ luật và kỹ năng thực thi công vụ của công chức, nhân viên Thanh tra Sở Xây dựng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác, tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng về ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện; xây dựng lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng có tác phong chuẩn mực, có tinh thần tương trợ, hợp tác trong thực thi công vụ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao với mục tiêu “Chuyên nghiệp - Thống nhất - Trong sạch" . 4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng 4.1 Đề xuất các biện pháp cải thiện tổ chức và quy trình hoạt động của các cơ quan thanh tra 140
  7. - Rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm cụ thể hơn cho từng vị trí công tác. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính liên quan hoạt động thanh tra, kiểm tra để tạo thuận lợi hơn cho công tác quản lý. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác thanh tra. - Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề, lĩnh vực và địa bàn định kỳ. - Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả thanh tra, kiểm tra để điều chỉnh kịp thời hoạt động. - Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thường xuyên cho đội ngũ thanh tra viên. - Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật đối với cá nhân, tập thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra. 4.2 Đề xuất các biện pháp tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ thanh tra - Xây dựng kế hoạch đào tạo định kỳ cho cán bộ thanh tra theo từng cấp bậc, vị trí công tác. - Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn về lý luận chuyên môn và nghiệp vụ thanh tra. - Đào tạo bồi dưỡng kiến thức về công nghệ, kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề... - Khuyến khích cán bộ tham gia đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ có liên quan đến lĩnh vực. - Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên khi có sự thay đổi về pháp luật, chính sách. - Tổ chức thực tập, quan sát thực tiễn tại các đơn vị, doanh nghiệp. - Xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ tự hoàn thiện bản thân và nâng cao trình độ. - Đánh giá năng lực cán bộ thường xuyên, kịp thời bồi dưỡng những khâu yếu. 4.3 Xác định các biện pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và tăng cường thông tin công khai trong công tác quản lý trật tự xây dựng - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng ra cộng đồng dân cư. - Xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” tham gia quản lý khu vực xây dựng. - Thành lập các tổ dân phố, tổ liên gia tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch, trật tự xây dựng. - Tổ chức đường dây nóng, hòm thư góp ý để người dân phản ánh tình hình vi phạm. - Cập nhật thông tin công khai về kế hoạch, tiến độ xây dựng các công trình. - Tổ chức các buổi đối thoại thường kỳ với người dân và doanh nghiệp. - Ứng dụng công nghệ thông tin để công bố công khai các vụ vi phạm. - Khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân đóng góp tích cực. 4.4 Đề xuất các biện pháp tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng trong công tác quản lý trật tự xây dựng - Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban ngành có liên quan như Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch Đầu tư... - Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin kịp thời về kế hoạch, quy hoạch, tiến độ dự án xây dựng trên địa bàn. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên đề liên ngành theo từng lĩnh vực, địa bàn. - Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn định kỳ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. - Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý, xử lý những vấn đề phức tạp liên ngành. - Ký kết các bản ghi nhớ hợp tác, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan. 141
  8. - Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phối hợp định kỳ để kịp thời bổ sung, hoàn thiện. 5. Kết luận Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và phân tích trong bài báo này, nhóm tác giả có các kết luận như sau: 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu Đánh giá vai trò quan trọng của cơ quan thanh tra nhà nước trong công tác quản lý trật tự xây dựng thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Phân tích số liệu cho thấy tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM có xu hướng giảm dần theo từng năm, đặc biệt là sau năm 2020. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền trong công tác quản lý đang phát huy tác dụng. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng như: sắp xếp lại bộ máy thanh tra, hoàn thiện pháp luật, tăng cường hợp tác liên ngành, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng... Kết quả nghiên cứu góp phần đánh giá vai trò các cơ quan thanh tra, phát hiện hạn chế để cải tiến, cung cấp thông tin phục vụ hoàn thiện công tác quản lý xây dựng. 5.2 Đánh giá đóng góp và giới hạn của nghiên cứu - Về đóng góp của nghiên cứu: Cung cấp thông tin đánh giá vai trò của cơ quan thanh tra trong quản lý xây dựng tại TP.HCM. Phân tích thực trạng vi phạm trật tự xây dựng, các nguyên nhân gây ra để đưa ra giải pháp khắc phục. Đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động của cơ quan thanh tra và công tác quản lý chung. Cung cấp dữ liệu phục vụ công tác hoạch định chiến lược quản lý xây dựng lâu dài. - Về giới hạn của nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu hẹp, chưa bao quát toàn diện hoạt động quản lý. Chưa phân tích sâu nguyên nhân vi phạm, hiệu quả của các biện pháp đề xuất. Chưa đánh giá chi tiết những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Kết quả nghiên cứu chưa được thực tiễn kiểm chứng về tính khả thi, hiệu quả. 5.3 Hướng phát triển và đề xuất cho nghiên cứu tương lai Mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các địa phương khác để so sánh, rút ra bài học kinh nghiệm tổng quan hơn. Phân tích sâu hơn về nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân dẫn đến vi phạm. Tiến hành đánh giá chi tiết hiệu quả các biện pháp quản lý đã và đang triển khai. Xây dựng bộ chỉ tiêu định kỳ để theo dõi, đánh giá hiệu quả công tác thanh tra. Tiến hành khảo sát ý kiến người dân, chủ đầu tư để có giải pháp phù hợp hơn. Áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý xây dựng, tổ chức cơ sở dữ liệu để minh bạch hóa. Hợp tác với các trường đại học để có nghiên cứu khoa học, có cơ sở lý luận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2013). Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng. 2. Chính phủ (2022). Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định xử phạt hành chính về xây dựng. 3. Quốc hội (2014). Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 4. Sở Xây dựng (2020). Báo cáo số 8823/BC-SXD-TT ngày 05/8/2020 của Sở Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 25/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy. 5. Sở Xây dựng (2021). Báo cáo số 174/BC-SXD-TT ngày 24/3/2021 của Sở Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 25/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy. 142
  9. 6. Sở Xây dựng (2022). Tờ trình số 10573/TTr-SXD-TT ngày 01/11/2022 của Sở Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 25/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy. 7. Sở Xây dựng (2023a). Báo cáo số 10958/BC-SXD-TT ngày 20/7/2023 của Sở Xây dựng báo cáo kết quả tổ chức Hội nghị sơ kết cấp Thành phố về kết quả 04 năm thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 25/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 3333/KH-UBND ngày 12/8/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố. 8. Sở Xây dựng (2023b). Báo cáo số 15962/BC-SXD-TT ngày 13/10/2023 của Sở Xây dựng góp ý dự thảo Đề án thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện. 9. Thanh tra Sở Xây dựng (2015). Quyết định số 131/QĐ-TT ngày 12/11/2015 của Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh về việc “Ban hành Quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng của Thanh tra Sở Xây dựng”. 10. Thanh tra Sở Xây dựng (2018). Báo cáo số 8566/BC-TT-HCTH ngày 03/12/2018 của Thanh tra Sở Xây dựng về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và chương trình công tác trọng tâm năm 2019. 11. Thanh tra Sở Xây dựng (2019). Báo cáo số 10269/BC-TT-HCTH ngày 19/12/2019 của Thanh tra Sở Xây dựng về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và chương trình công tác trọng tâm năm 2020. 12. Thanh tra Sở Xây dựng (2020). Báo cáo số 7902/BC-TT-HCTH ngày 15/12/2020 của Thanh tra Sở Xây dựng về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và chương trình công tác trọng tâm năm 2021. 13. Thanh tra Sở Xây dựng (2021). Báo cáo số 9216/BC-TT-HCTH ngày 10/12/2021 của Thanh tra Sở Xây dựng về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và chương trình công tác trọng tâm năm 2022. 14. Thanh tra Sở Xây dựng (2022). Báo cáo số 8420/BC-TT-HCTH ngày 21/12/2022 của Thanh tra Sở Xây dựng về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và chương trình công tác trọng tâm năm 2023. 15. Thanh tra Sở Xây dựng (2023a). Quyết định số 42/QĐ-TT-HCTH ngày 21/4/2023 của Thanh tra Sở Xây dựng về giao biên chế công chức cho các Đội thuộc Thanh tra Sở Xây dựng. 16. Thanh tra Sở Xây dựng (2023b). Báo cáo số 6745/BC-TT-HCTH ngày 21/9/2023 của Thanh tra Sở Xây dựng về thực trạng và nhiệm vụ, giải pháp chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ. 17. Thanh tra Sở Xây dựng (2023c). Báo cáo số 6857/BC-TT-HCTH ngày 22/9/2023 của Thanh tra Sở Xây dựng về kết quả thực hiện nhiệm vụ 09 tháng đầu năm 2023 và chương trình công tác trọng tâm 03 tháng cuối năm 2023. 143
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2