intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của các xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán sớm bệnh sốt xuất huyết dengue ở người lớn

Chia sẻ: Tran Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

58
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Thiết lập cách chẩn đoán sớm bệnh sốt xuất huyết dengue trong 3 ngày đầu (72 giờ) sau khi sốt-bằng các xét nghiệm thường quy bao gồm công thức bạch cầu, tiểu cầu và trị số của men gan ALT, AST.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của các xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán sớm bệnh sốt xuất huyết dengue ở người lớn

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> VAI TRÒ CỦA CÁC XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUY<br /> TRONG CHẨN ĐOÁN SỚM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE<br /> Ở NGƯỜI LỚN<br /> Nguyễn Thị Mỹ Linh*, Phùng Khánh Lâm**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một vấn đề y tế cộng đồng quan trọng ở hầu hết các quốc gia<br /> vùng nhiệt đới thuộc Châu Á và Châu Mỹ. Tuy nhiên, có thể chẩn đoán sớm bệnh SXHD trong trường hợp chưa<br /> có điều kiện sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh như NS1, RT-PCR bằng một số xét nghiệm thường quy<br /> như công thức máu (CTM), men gan AST/ALT trong 3 ngày đầu khởi sốt.<br /> Mục tiêu: Thiết lập cách chẩn đoán sớm bệnh SXHD trong 3 ngày đầu (72 giờ) sau khi sốt-bằng các xét<br /> nghiệm thường quy bao gồm công thức bạch cầu, tiểu cầu và trị số của men gan ALT, AST.<br /> Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả nhiều trường hợp, sử dụng mô hình để phân tích, tạo lưu đồ. Cỡ<br /> mẫu: 804..Địa điểm nghiên cứu: BV Bệnh Nhiệt đới. Thời gian từ tháng 12/2010 đến tháng 09/2011.<br /> Kết quả: Sự khác biệt có ý nghĩa của các thông số huyết học-bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu<br /> lymphocyte, tiểu cầu, DTHC và trị số men ALT, AST của nhóm bệnh nhân SXHD và nhóm bệnh nhân sốt không<br /> do Dengue trong 3 ngày đầu sau khi khởi sốt. Các thông số cận lâm sàng này, được kết hợp để xây dựng mô hình<br /> chẩn đoán sớm bệnh SXHD.<br /> Kết luận: Có thể thiết lập một lưu đồ phối hợp giữa các thông số cận lâm sàng thường quy ở thời điểm sớm<br /> hơn 72 giờ sau khi sốt, để phân biệt có nhiễm Dengue hay không Dengue, với độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao lần<br /> lượt là 94% và 61%; giá trị tiên đoán dương 84% và giá trị tiên đoán âm 82%.<br /> Từ khóa: Thông số cận lâm sàng thường quy, công thức máu, men gan, lưu đồ chẩn đoán sớm bệnh sốt xuất<br /> huyết Dengue<br /> <br /> ABSTRACT<br /> THE ROLE OF BASIC LABORATORY PARAMETERS IN EARLY DIAGNOSIS<br /> OF ADULT DENGUE PATIENTS<br /> Nguyen Thi My Linh, Phung Khanh Lam<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 181 - 188<br /> Backgrounds: The emergence of Dengue became a public health problem in tropical and sud-tropical<br /> countries. The diagnosis of Dengue were based on NS1 test or RT=PSR which were not often available<br /> everywhere.<br /> Objective: To make an early diagnosis of Dengue at 72 h of onset, using the Decision Tree Algorithms with<br /> the basic laboratory parameters: white blood cell count, absolute lymphocyte count, platelets count, AST and ALT.<br /> Methods: This prospective observational study was done from December 2010 to September 2011 on 804<br /> inpatients admitted to the Hospital for Tropical Diseases, with a fever of 72 h from onset.<br /> Results: There were a significant difference of the WBC, platelet count, lymphocyte count and liver enzyme<br /> * Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM<br /> ** Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford Việt Nam – BV Nhiệt Đới<br /> Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Mỹ Linh, ĐT: 0903389579, Email: mylinh_bvnd@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa I<br /> <br /> 181<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> between Dengue and non-Dengue groups within the first three days of illness.<br /> Conclusion: Decision Tree Algorithms for early diagnosis of Dengue can be made from basic laboratory<br /> parameters with a sensitivity and specificity of 94% and 61%; and PPV and NPV of 84% and 82%.<br /> Keywords: Decision Tree Algorithms, early diagnosis for Dengue<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bệnh SXHD là bệnh nhiễm trùng cấp tính,<br /> do siêu vi Dengue gây ra, lây truyền qua trung<br /> gian truyền bệnh là muỗi Aedes. Bốn týp huyết<br /> thanh của siêu vi Dengue có thể gây ra nhiều<br /> bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, từ nhẹ đến nặng;<br /> và hiện nay, bệnh do Dengue gây ra được xem là<br /> một trong những bệnh nhiễm tái trỗi dậy đang<br /> bùng phát mạnh(7).<br /> Trong các vụ dịch SXHD mà gần đây xảy ra<br /> liên tục qua nhiều năm, cho thấy chẩn đoán<br /> nhiễm Dengue sớm, trước thời điểm biến chứng<br /> sốc có thể xảy ra, là một nhu cầu bức thiết giúp<br /> các bác sỹ điều trị quyết định được bệnh nhân<br /> nào cần nhập viện, thiết lập chế độ theo dõi và<br /> điều trị thích hợp như theo dõi sinh hiệu, DTHC,<br /> tiểu cầu hoặc giảm thiểu việc sử dụng kháng<br /> sinh. Để giúp các nhà lâm sàng có thể chẩn đóan<br /> những trường hợp nhiễm Dengue sớm trong<br /> vòng 72 giờ đầu ở những nơi chưa có điều kiện<br /> sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh như<br /> NS1, bằng cách sử dụng một số xét nghiệm<br /> thường quy: số lượng bạch cầu (đa nhân trung<br /> tính và lympho), tiểu cầu và men gan (AST,<br /> ALT) trong ba ngày đầu khởi bệnh, từ đó có thể<br /> gợi ý một cách tiếp cận đơn giản hướng đến<br /> chẩn đoán bệnh SXHD.<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Thiết kế<br /> Nghiên cứu tiền cứu, mô tả nhiều trường<br /> hợp, sử dụng mô hình để phân tích, tạo lưu đồ.<br /> <br /> Dân số mẫu<br /> Bệnh nhân người lớn (≥ 15 tuổi), điều trị<br /> nội trú tại các khoa Nhiễm C và Nhiễm D tại<br /> BVBNĐ. bệnh nhân người lớn (≥ 15 tuổi), sốt <<br /> 72 giờ. Từ tháng 12/2010 đến tháng 09/2011.<br /> <br /> 182<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> - Bệnh nhân người lớn từ 15 tuổi trở lên.<br /> - Nhập viện có sốt < 72 giờ.<br /> - Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Bệnh đã có chẩn đoán rõ ràng khi vào viện,<br /> như khám thấy có ổ nhiễm trùng (tiểu gắt, họng<br /> có mủ, phổi có ran), bệnh lý huyết học cấp hay<br /> mạn kèm theo, hay bệnh lý suy giảm miễn dịch<br /> tế bào (AIDS).<br /> <br /> Biến số và kỹ thuật<br /> Công thức máu (số lượng bạch cầu, số lượng<br /> lymphocyte tuyệt đối, số lượng tiểu cầu): thực<br /> hiện bằng máy Cell Dyn 3700, Abbott<br /> Laboratories S.A, Mỹ. Xét nghiệm sinh hóa máu:<br /> thực hiện bằng máy Cobas C 501, do Roche sản<br /> xuất, cho kết quả AST/ALT. Phát hiện kháng<br /> nguyên NS1 của siêu vi Dengue thực hiện bằng<br /> kỹ thuật ELISA (sử dụng bộ kít do Bio-Line<br /> Laboratories, Mỹ sản xuất) và phát hiện virus<br /> Dengue sử dụng kỹ thuật TaqMan Real time RTPCR, thực hiện tại Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng<br /> thuộc Đại Học Oxford – Việt Nam – Bệnh viện<br /> Nhiệt Đới.<br /> <br /> Phân tích số liệu<br /> - Số liệu thu thập được nhập bằng phần<br /> mềm Clires Data Management System (MSSQL<br /> Server 2005 & ASP.NET), do phòng IT Đơn vị<br /> Nghiên cứu Lâm sàng thuộc Đại Học Oxford –<br /> Anh quốc, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới thiết kế.<br /> - Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê R.<br /> - Phép kiểm: so sánh tỷ lệ bằng phép kiểm<br /> Chi bình phương, so sánh các giá trị trung bình<br /> hay trung vị giữa 2 nhóm Dengue và không<br /> Dengue bằng phép kiểm t test hay Wilcoxon test,<br /> so sánh trung vị của các thông số cận lâm sàng<br /> giữa các ngày nhập viện N1, N2, N3 bằng phép<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> kiểm Kruskal Wallis.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Đặc điểm dân số nghiên cứu<br /> Từ tháng 12/2010 đến tháng 09/2011, chúng<br /> tôi chọn 804 bệnh nhân nội trú, người lớn, vào<br /> thời điểm từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 kể từ khi<br /> sốt khởi phát, theo thứ tự nhập viện liên tục, tại 2<br /> khoa Nhiễm C và Nhiễm D. Với 804 bệnh nhân<br /> này, chúng tôi đưa vào phân tích những trường<br /> hợp SXHD với NS1 (+), và/hoặc RT-PCR Dengue<br /> (+), hoặc ELISA Dengue (+). Trong số này, có 546<br /> bệnh nhân được chẩn đoán xác định là SXHD và<br /> 258 bệnh nhân có sốt không do Dengue.<br /> Bảng 1: Đặc tính dân số nghiên cứu<br /> Đặc điểm dịch tễ (n=804)<br /> <br /> Tần số (%)<br /> <br /> Nam<br /> Nữ<br /> Tuổi<br /> <br /> 331 (41)<br /> 473 (59)<br /> 24 (19-31)<br /> <br /> Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 24,<br /> khoảng trung vị là 19-31, thấp nhất là 15 tuổi, cao<br /> nhất là 81 tuổi, trong đó có 5 bệnh nhân có tuổi<br /> cao từ 66 đến 81 tuổi. Nhóm tuổi từ 19-31 chiếm<br /> đa số, chiếm tỷ lệ lần lượt từ 25-75% bảng 1).<br /> Trong 3 ngày đầu từ khi khởi sốt, có 72 bệnh<br /> nhân nhập viện vào ngày thứ 1, 291 bệnh nhân<br /> nhập viện vào ngày thứ 2, 441 bệnh nhân nhập<br /> viện vào ngày thứ 3, chiếm tỷ lệ lần lượt là 9%,<br /> 36 %, và 55% (bảng 1).<br /> Bảng 2: Đặc điểm các thông số cận lâm sàng của mẫu<br /> Thông số cận lâm sàng (n=804)<br /> 9<br /> Bạch cầu (x10 /L)<br /> 9<br /> BCĐNTT (x10 /L)<br /> 9<br /> Lympho (x10 /L)<br /> DTHC (%)<br /> 9<br /> Tiểu cầu (x10 /L)<br /> AST (U/L)<br /> ALT (U/L)<br /> <br /> Trung vị (KTV)<br /> 4,5 (2,9-7)<br /> 3,1 (1,9-5,2)<br /> 0,7 (0,5-1)<br /> 39,8 (36,7-43)<br /> 142 (98-197)<br /> 41 (25-76)<br /> 30 (17-57)<br /> <br /> Đặc điểm chung của các thông số cận lâm<br /> sàng của mẫu nghiên cứu: trị tuyệt đối của bạch<br /> cầu máu là 4,5.109/L, trong đó BCĐNTT chiếm ưu<br /> thế là 3,1.109/L (bảng 2).<br /> <br /> 72 (9)<br /> 291 (36)<br /> 441 (55)<br /> <br /> Ngày nhập viện N1<br /> N2<br /> N3<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Bảng 3: So sánh các thông số cận lâm sàng giữa 2 nhóm Dengue & không Dengue<br /> Thông số cận lâm sàng (n = 804)<br /> <br /> Dengue (n= 546)<br /> <br /> Không Dengue n=258<br /> <br /> Trung vị (KTV)<br /> <br /> Trung vị (KTV)<br /> <br /> 3,6 (2,6-5,2)<br /> 2,5(1,6 -3,8)<br /> <br /> 7,3 (5,1-10,7)<br /> 5,4 (3,5-8,7)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2