intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của giáo dục đối với nhận thức và ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

105
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này kiểm định vai trò của yếu tố giáo dục đối với nhận thức và ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Mối quan hệ này được kiểm định qua mẫu 1375 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động đào tạo và hoạt động kiến tạo tác động dương rất lớn đến nhận thức khởi nghiệp. Trong khi đó nhận thức khởi nghiệp cũng có tác động dương khá mạnh đến ý định khởi nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của giáo dục đối với nhận thức và ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương

Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br /> <br /> VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI NHẬN THỨC VÀ Ý ĐỊNH<br /> KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG<br /> Hà Kiên Tân1, Nguyễn Ngọc Diễm2, Nguyễn Trọng Minh3<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu này kiểm định vai trò của yếu tố giáo dục đối với nhận thức và ý định khởi nghiệp<br /> của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Mối quan hệ này được kiểm định qua<br /> mẫu 1375 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động đào tạo và hoạt động kiến tạo tác động<br /> dương rất lớn đến nhận thức khởi nghiệp. Trong khi đó nhận thức khởi nghiệp cũng có tác động<br /> dương khá mạnh đến ý định khởi nghiệp. Có thể nói, yếu tố giáo dục trong khởi nghiệp có vai trò<br /> quan trọng trong mối quan hệ giữa nhận thức dẫn đếný địnhkhởi nghiệp.Cuối cùng, nghiên cứu đưa<br /> ra kết luận và hàm ý chính sách cho trường Đại học Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, cũng<br /> như làm cơ sở cho các trường đại học khác nghiên cứu tiếp theo.<br /> Từ khóa: Khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp, nhận thức mong muốn khởi nghiệp, nhận thức<br /> khả năng khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp, đào tạo khởi nghiệp, kiến tạo khởi nghiệp, sinh<br /> viên đại học.<br /> <br /> THE ROLE OF EDUCATION IN AWARENESS AND INTENTION<br /> TO START A BUSINESS OF STUDENTS OF BINH DUONG<br /> ECONOMICS – TECHNICAL UNIVERSITY<br /> ABSTRACT<br /> This study examines the roles of educational factors in entrepreneurial perceivedand<br /> entrepreneurial intention of students at Binh Duong Economics and Technology University. This<br /> relationship is tested through a sample of 1375 students. The results show that training and tectonic<br /> activity are very positive for entrepreneurial perceived. Meanwhile, entrepreneurial perceived has<br /> a strong positive effect on entrepreneurial intention. The educational factors in entrepreneurial<br /> plays an important role in the relationship between entrepreneurial perceived and entrepreneurial<br /> intention. Finally, the study draws conclusions and policy implications for Binh Duong Economics<br /> and Technology University, as well as the basis for subsequent research universities.<br /> Keyword: Entrepreneurship, Entrepreneurial intention, Entrepreneurial educational,<br /> Entrepreneurial perceived desirability, Entrepreneurial perceived feasibility, Entrepreneurialtraining,<br /> Entrepreneurialtectonic, University student.<br /> 1. GIỚI THIỆU<br /> Khởi nghiệp là một lĩnh vực luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm hàng đầu vì sự phát triển<br /> kinh tế quốc gia. Việc gia tăng được số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế luôn là mối bận<br /> tâm chính của chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các học giả vì hai lý do. Một là, làm<br /> 1 Thạc sĩ, Giảng viên trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Bình Dương – hktan@ktkt.edu.vn<br /> 2 Sinh viên trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Bình Dương - diemn3408@gmail.com<br /> 3 Sinh viên trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Bình Dương - trongminh07@gmail.com<br /> 5<br /> <br /> Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> <br /> tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế (Audretsch, 2007); hai là, giảm thất nghiệp (Santarelli, Carree, &<br /> Verheul, 2009), đặc biệt với sinh viên mới ra trường (Fayolle & cộng sự, 2006) tại các nước đang<br /> phát triển. Lứa tuổi thanh niên từ 18 đến 36 thường mạo hiểm, ít sợ rủi ro, mong muốn làm giàu,<br /> nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, có ý định khởi nghiệp và thực hiện khởi nghiệp ở mức cao<br /> (GEM, 2016).<br /> Tuy nhiên, nhận thức khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam có một số khác biệt nhất định. Tại<br /> nhiều quốc gia phát triển, khởi nghiệp dựa trên nền tảng của sự sáng tạo. Trong khi đó, nhận thức<br /> tại Việt Nam lại có phần nghiêng về tạo việc làm, tăng thu nhập và xem như là một lựa chọn nghề<br /> nghiệp (GEM, 2016). Vì không đặt nền tảng là một ngành kinh tế dựa trên sự sáng tạo, nên chỉ số<br /> sáng tạo đổi mới của khởi nghiệp tại Việt Nam là khá thấp so với quốc tế. Theo đó, chỉ số sáng<br /> tạo đổi mới của doanh nghiệp khởi nghiệp trong năm 2015 chỉ đạt 11,4%, xếp hạng 50 trong số 60<br /> nước tham gia khảo sát. Trong đó, đổi mới về sản phẩm chỉ đạt mức 4,8%, đổi mới về thị trường<br /> là 2,2%, đổi mới về công nghệ là 4,4%. Đa phần khởi nghiệp ở Việt Nam là vì nhu cầu thiết yếu<br /> và mưu sinh hàng ngày hơn là sử dụng khả năng sáng tạo. Mặc dù nhận thức về khởi nghiệp ở độ<br /> tuổi 18-36 là khá cao, nhưng ý định khởi nghiệp lại không tương xứng (GEM, 2016). Vậy, nhận<br /> thức khởi nghiệp của sinh viên có ảnh hưởng như thế nào đến ý định khởi nghiệp? Trong khi đó,<br /> một nghiên cứu của Souitaris & cộng sự (2007) đã chỉ ra chưa có đủ thông tin về tác động của các<br /> chương trình giáo dục khởi nghiệp đối với hành vi khởi nghiệp của sinh viên, nhưng có thể làm tăng<br /> ý định khởi nghiệp của họ. Một nghiên cứu khác của Frank & Luthje (2004) cho thấy rằng sự hỗ trợ<br /> của môi trường đại học có một ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp và nó có liên quan đến<br /> nhận thức cá nhân về giáo dục khởi nghiệp. Một số nghiên cứu khác như Smith (2008) về giáo dục<br /> khởi nghiệp trong các trường Đại học cho thấy có tương quan tuyến tính giữa giáo dục khởi nghiệp<br /> và ý định khởi nghiệp. Điều này cho thấy, mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi<br /> nghiệp là chưa thống nhất. Sự gia tăng về giáo dục khởi nghiệp như là một cách thức để hội nhập<br /> với kinh tế thế giới (Zeithaml & Rice 1987). Giáo dục khởi nghiệp đã trải qua một chặng đường dài<br /> và tập trung vào giới trẻ và thanh thiếu niên. Tuy nhiên lại thiếu những mô hình nghiên cứu hoặc lí<br /> thuyết trong giáo dục khởi nghiệp, ngoài ra các nghiên cứu trước đây đều xem khái niệm giáo dục<br /> là khái niệm đơn hướng (Adam & Fayolle, 2015). Chính vì lý do này nghiên cứu vai trò của giáo<br /> dục đối với nhận thức và ý định khởi nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương<br /> với 2 đóng góp mới:<br /> - Kiểm định lại khái niệm giáo dục trên cở sở là một khái niệm đa hướng (khái niệm bậc 3)<br /> - Kiểm định tác động của yếu tố giáo dục đối với nhận thức và từ nhận thức đến ý định khởi nghiệp.<br /> Các phần tiếp theo của bài viết này sau phần giới thiệu gồm: (1) Cơ sở lý thuyết và lược khảo<br /> các công trình nghiên cứu liên quan; (2) Phương pháp nghiên cứu; (3) Kết quả và thảo luận; (4)<br /> Kết luận và hàm ý chính sách.<br /> 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN<br /> 2.1. Cơ sở lý thuyết<br /> Mô hình sự kiện khởi nghiệp - EEM (Krueger & cộng sự, 2000)<br /> Mô hình sự kiện khởi nghiệp (Event Entrepreneur model - EEM) là lý thuyết về sự kiện khởi<br /> nghiệp mà Krueger & cộng sự (2000) đã phát triển dựa vào mô hình EEM của Shapero & Sokol<br /> (1982), được điều chỉnh lại bằng việc đưa ra ba yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, đó là:<br /> mong muốn khởi nghiệp, cảm nhận về tính khả thi và khuynh hướng hành động (đề cập đến xu<br /> hướng hành động của một cá nhân đối với quyết định của họ bằng cách thực hiện các hành động<br /> thích hợp).Ý định là một yếu tố dự báo trước và có ý nghĩa về hành vi khởi nghiệp của một người.<br /> 6<br /> <br /> Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br /> Về cơ bản, mô hình không có sự thay đổi nhiều so với mô hình cũ, xu hướng hành động được thay<br /> thế cho biến thay đổi trong cuộc sống trong mô hình của Shapero & Sokol (1982).<br /> Mô hình về giáo dục khởi nghiệp của Wu S.& Wu L ( 2008)<br /> Ý định khởi nghiệp được xem như một chỉ báo về hiệu quả của các chương trình giáo dục khởi<br /> nghiệp. Wu S.& Wu L( 2008) cho rằng, trình độ học vấn, chuyên ngành đào tạo, thành tích học tập<br /> và giáo dục khởi nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi<br /> khởi nghiệp. Từ đó sẽ tác động đến ý định khởi nghiệp.<br /> Mô hình về giáo dục khởi nghiệp của Schwarz & cộng sự (2009)<br /> Theo nghiên cứu của Schwarz & cộng sự (2009), ý định khởi nghiệp chịu ảnh hưởng bởi thái<br /> độ đối với sự thay đổi, sự hấp dẫn của lợi nhuận, tính cạnh tranh và tinh thần khởi nghiệp. Ý định<br /> khởi nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi các rào cản về môi trường, các yếu tố hỗ trợ và môi trường học<br /> tập. Các hoạt động hỗ trợ cho doanh nhân được thấy là mạnh hơn là tự khởi nghiệp ở sinh viên ở<br /> một vài nghiên cứu. Sự hỗ trợ tài chính tốt đã làm tăng ý định khởi nghiệp của cá nhân đối trước<br /> việc tự làm chủ.<br /> Mô hình về vai trò của giáo dục đối với khởi nghiệp của sinh viên Malaysia (Rengiah, 2013)<br /> Rengiah (2013) đã đưa ra mô hình vai trò của giáo dục đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên.<br /> Theo đó, nội dung chương trình đào tạo khởi nghiệp, phương pháp đào tạo và vai trò kiến tạo của<br /> các trường ĐH có ảnh hưởng đến thái độ và sự hỗ trợ của các đối tượng hữu quan đối với ý định<br /> khởi nghiệp.<br /> Mô hình nghiên cứu về tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam (Nguyễn Thu Thủy, 2015)<br /> Nguyễn Thu Thủy (2015), các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến tiềm năng khởi nghiệp của sinh<br /> viên Việt Nam bao gồm 2 yếu tố chính: 1-Môi trường (Ý kiến người xunh quanh, Vị trí xã hội chủ<br /> doanh nghiệp, Hình mẫu chủ doanh nghiệp, kinh nghiệp kinh doanh, kinh nghiệm lãnh đạo); 2- Trải<br /> nghiệm qua quá trình đào tạo đại học cá nhân (hoạt động truyển cảm hứng, học môn khởi nghiệp,<br /> phương thức học qua thực tế, tham gia hoạt động ngoại khóa, ngành học).<br /> 2.2. Lược khảo các công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan<br /> Các nghiên cứu về ý định và hành vi khởi nghiệp trên thế giới cũng đã có khá nhiều. Nghiên<br /> cứu của Ajzen (1991), kiểm định ý định khởi nghiệp thông qua lý thuyết dự định hành vi (TPB).<br /> Hay nghiên cứu của Marco van & cộng sự (2008), với mô hình sự kiện khởi nghiệp (EEM). Nghiên<br /> cứu của Schlaegel & Koenig (2014) lại tích hợp cả hai mô hình trên đồng thời bổ sung thêm một số<br /> yếu tố mới vào mô hình ý định truyền thống. Một số nghiên cứu đã đề xuất bổ sung các biến vào<br /> mô hình truyền thống (Hayton và Cholakova, 2012). Ví dụ như, Hmieleski & Corbett (2006) đưa ra<br /> yếu tố sự thích ứng (proclivity for improvisation), của De Clercq & cộng sự (2013) nghiên cứu mối<br /> quan hệ giữa khả năng nhận thức và sự hấp dẫn đối với ý định được được điều tiết bởi định hướng<br /> học tập và niềm đam mê làm việc. Nghiên cứu của Fitzsimmons & Douglas (2011) lại tập trung vào<br /> sự tương tác nhận thức cơ hội khởi nghiệp và tính khả thi hay ảnh hưởng của cá tính, trạng thái tâm<br /> lý và nhân khẩu học đến ý định (Nabi & Liñán, 2013). Nghiên cứu của Walker & cộng sự (2013)<br /> đưa vào kiểm định các yếu tố môi trường, văn hóa, thể chế và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ảnh<br /> hưởng đến ý định khởi nghiệp.<br /> Các nghiên cứu về khởi nghiệp tại Việt Nam cũng đã có nhưng chỉ dừng ở mức ý định khởi<br /> nghiệp như nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thảo, Bùi Thị Thanh Chi (2013); Bùi Thị Thanh và<br /> Nguyễn Xuân Hiệp (2016); Cao Quốc Việt & cộng sự (2016). Một số nghiên cứu về môi trường<br /> kinh doanh Việt Nam và tìm hiểu các rào cản trong môi trường khởi nghiệp như nghiên cứu của<br /> VCCI (2009); Lê Quân (2007); Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Văn Hóa (2016). Nghiên cứu của Lê<br /> 7<br /> <br /> Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> <br /> Ngọc Thông (2013) về tinh thần khởi nghiệp của sinh viên chương trình tiên tiến chất lượng cao<br /> của Đại học Kinh tế Quốc dân. Một số nghiên cứu khác tiếp cận ở dạng động cơ khởi nghiệp như<br /> Nguyễn Hoàng Kiệt (2016), năng lực khởi nghiệp như Nguyễn Hùng Phong và Nguyễn Hữu Nhuận<br /> (2016) sử dụng lý thuyết nhận thức xã hội.<br /> Như vậy, theo tìm hiểu của nhóm tác giả, các nghiên cứu trước đây xem khái niệm giáo dục<br /> là khái niệm đơn hướng khi xem xét vai trò của chúng đối với ý định khởi nghiệp. Tuy nhiên theo<br /> Fayolle & Liñán (2014), thang đo khái niệm đơn hướng này khá sơ xài và chưa phản ảnh đầy đủ<br /> nội hàm của chúng. Do đó, bài báo sẽ tiếp cận khái niệm giáo dục là khái niệm đa hướng (bậc 3).<br /> 2.3. Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu và các giả thuyết<br /> Ý định khởi nghiệp<br /> Các định nghĩa về ý định khởi nghiệp được tổng hợp và trình bày trong bảng 1.<br /> Định nghĩa về ý định khởi nghiệp<br /> <br /> Bảng 1<br /> <br /> Tác giả<br /> Bird (1988)<br /> Tubbs & Ekeberg (1991)<br /> Shane & Venkataraman (2000)<br /> Souitaris & cộng sự (2007)<br /> <br /> Định nghĩa<br /> Ý định khởi nghiệp là một trạng thái của tâm trí nhấn mạnh<br /> đến sự quan tâm cá nhân và kinh nghiệm để thực hiện việc<br /> tạo ra doanh nghiệp mới.<br /> Ý định khởi nghiệp là một đại diện các hành động có kế<br /> hoạch để thực hiện một hành vi kinh doanh.<br /> Ý định khởi nghiệp là quá trình nhận dạng, đánh giá, và khai<br /> thác cơ hội kinh doanh<br /> Ý định khởi nghiệp là sự liên quan về ý định của một cá<br /> nhân để bắt đầu một doanh nghiệp<br /> <br /> Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu<br /> Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ sử dụng định nghĩa của Shane & Venkataraman (2000),<br /> với hai lý do: một là, nghiên cứu Shane & Venkataraman (2000) tiếp cận theo dạng quá trình bắt<br /> đầu từ nhận dạng cơ hội, đánh giá khả năng thực hiện, lên kế hoạch thực hiện (dự định bao nhiêu<br /> thời gian và công sức người đó sẵn sàng đầu tư thực hiện khởi nghiệp) và khai khác. Hai là, nghiên<br /> cứu hành vi thông qua ý định được chứng minh là có ưu thế hơn so với các cách tiếp cận khác.<br /> Giáo dục khởi nghiệp<br /> Theo Linan (2004a, tr.163), giáo dục khởi nghiệp là toàn bộ những hoạt động đào tạo và kiến<br /> tạo trong hệ thống giáo dục nhằm thúc đẩy phát triển của những người đang có ý định thực hiện<br /> hành vi khởi nghiệp hoặc một số yếu tố ảnh hưởng tới ý định, chẳng hạn như nội dung kiến thức<br /> khởi nghiệp, phương pháp giảng dạy, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm và truyền<br /> cảm hứng cho sinh viên.<br /> Hoạt động đào tạo<br /> Theo Souitaris (2007), đào tạo khởi nghiệp là quá trình học tập nắm bắt nội dung kiến thức<br /> về tinh thần khởi nghiệp mà sinh viên thu được thông qua các phương pháp giảng dạy phù hợp.<br /> Johannisson (1991) đề xuất một sự phân loại khái niệm với năm mức độ học hỏi từ giáo dục doanh<br /> nhân: Tại sao doanh nhân hành động (giá trị, động cơ), những gì cần phải làm (kiến thức), làm thế<br /> nào để thực hiện nó (khả năng, kỹ năng), ai nên biết kỹ năng xã hội, mạng lưới) và cuối cùng là<br /> hành động (kinh nghiệm và trực giác).<br /> Theo Rengiah (2015), nội dung chương trình đào tạo khởi nghiệp bao gồm: Thứ nhất, phân<br /> 8<br /> <br /> Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br /> tích các chiến lược kinh doanh thông qua việc thu thập kiến thức cụ thể về khái niệm ban đầu, như<br /> là công cụ phân tích cho các tình huống kinh doanh. Thứ hai, thu thập và hiểu các hoạt động của<br /> các môi trường kinh doanh khác nhau. Thứ ba, thực hiện hoạt động bằng cách thu nhận các kỹ năng<br /> và kiến thức thông qua học tập, và thích nghi với việc phân tích, lập kế hoạch và truyền thông. Thứ<br /> tư, các kỹ năng có thể được áp dụng cho các tình huống kinh doanh phức tạp khác nhau.<br /> Hoạt động kiến tạo<br /> Rengiah (2015), hoạt động kiến tạo khởi nghiệp của các trường đại học là việc tạo ra môi<br /> trường khích lệ, truyền cảm hứng khởi nghiệp trong sinh viên thông qua kết nối với giới doanh<br /> nghiệp và giới làm chính sách và tham gia vào những dự án cùng với sinh viên nhằm cải thiện môi<br /> trường khởi nghiệp. Theo Nguyễn Thu Thủy (2015), vai trò kiến tạo của các trường đại học thể hiện<br /> qua: (1) truyền cảm hứng khởi nghiệp (truyền tải ý tưởng hoặc mục đích nào đó vào suy nghĩ của<br /> cá nhân và đánh thức, tạo ra một cảm xúc mới cho cá nhân về khởi nghiệp), (2) các hoạt động ngoại<br /> khóa (tham gia câu lạc bộ kinh doanh, vườn ươm doanh nghiệp, thi viết kế hoạch kinh doanh, thi<br /> khởi nghiệp, các hoạt động cung cấp các kỹ năng) và (3) trải nghiệm thực tế (sinh viên thực hiện<br /> các dự án khởi nghiệp thực tế).<br /> Nhận thức khởi nghiệp<br /> Một cơ hội kinh doanh thường được định nghĩa như là một “tình huống tương lai được coi là<br /> hấp dẫn và khả thi” (Stevenson & Jarillo, 2007). Tính mong muốn đề cập đến giá trị nhận thức hoặc<br /> sự hấp dẫn của cơ hội (ví dụ: cơ hội có tiềm năng lợi nhuận cao được đánh giá là rất mong muốn).<br /> Tính khả thi đề cập đến khả năng thực thi hay khó khăn của cơ hội (ví dụ: cơ hội nằm trong một<br /> thị trường cạnh tranh cao là khả thi hơn là một cơ hội nằm trong một thị trường chỉ với một vài đối<br /> thủ cạnh tranh yếu).<br /> Theo Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp EEM (Sokol, 1982), khởi nghiệp sẽ xuất hiện khi một cá<br /> nhân phát hiện ra một cơ hội khởi nghiệp mà họ đánh giá là khả thi và họ phải ham muốn. Tuy<br /> nhiên để ý định biến thành hành động khởi nghiệp hay không thì cần có sự tác động của các yếu tố<br /> đẩy như: mất việc, bất mãn với công việc hiện tại... hay kéo như tìm được đối tác tốt hoặc có hỗ trợ<br /> tài chính… Thiếu một trong 2 thành tố trên, các cá nhân sẽ khó có dự định và hành vi khởi nghiệp<br /> trong tương lai.<br /> Mối quan hệ giữa nhận thức khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp<br /> Gollwitzer (1996) cho rằng giai đoạn nhận thức chính là giai đoạn tạo động lực để khởi nghiệp.<br /> Một cá nhân khi có động lực sẽ hình thành ý định. Nghiên cứu của (M Brännback & Carsrud,<br /> Elfving (2006) ý định khởi nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức cơ hội khởi nghiệp và nhận<br /> thức khả năng khởi nghiệp. Trong nghiên cứu của (Schlaegel & Koenig, 2014), kết hợp giữa hai<br /> mô hình TPB (Ajzen, 1991) và EEM (Krueger & cộng sự, 2000). Vì thế, giả thuyết H1, H2 được<br /> phát biểu như sau:<br /> Giả thuyết H1: Nhận thức mong muốn khởi nghiệp sẽ tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp.<br /> Giả thuyết H2: Nhận thức khả thi khởi nghiệp sẽ tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp.<br /> Mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và nhận thức khởi nghiệp.<br /> Trong lĩnh vực nghiên cứu về khởi nghiệp, các nghiên cứu định tính của Segal & cộng sự (2007),<br /> El-Khasawned (2008) và Vesa (2010) về chương trình đào tạo khởi nghiệp trên thế giới đều đã cho<br /> thấy các chương trình đào tạo khởi nghiệp có ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn cao giúp sinh viên<br /> tăng được cảm nhận về năng lực khởi nghiệp. Luthje và Franke (2004) cũng đã gợi ý trong nghiên<br /> cứu của mình cần phải tăng cường ứng dụng thực tế các lý thuyết hàn lâm trong các chương trình<br /> đào tạo khởi nghiệp.Các nghiên cứu đã chứng minh các chương trình đào tạo khởi nghiệp có tính<br /> 9<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1