intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vai trò của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam" tập trung phân tích một số nội dung chủ yếu của thực trạng trên, đưa ra một số khuyến nghị giải pháp có liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Hải Yến, TS. Đặng Công Thức TÓM TẮT Ngân hàng là loại hình các tổ chức trung gian tài chính, đóng vai trò huy động vốn, cho vay vốn tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích khác cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Thực hiện hai đề án Tái cơ cấu Tổ chức tún dụng, hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng đổi mới trước yêu cầu hội nhập của nền kinh tế, đóng vai trò rất quan trọng góp phần tăng trưởng GDP, tăng trưởng xuất khẩu, phát triển thương mại điện tử, kềm chế lạm phát. Tuy nhiên trong bối cảnh mới hiện nay cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích một số nội dung chủ yếu của thực trạng trên, đưa ra một số khuyến nghị giải pháp có liên quan. Từ khóa: phân tích vai trò, ngân hàng thương mại, bối cảnh mới ABSTRACT THE ROLE OF THE BANKING SYSTEM IN THE NEW CONTEXT OF VIETNAM'S ECONOMY Banks are financial intermediaries, playing the role of mobilizing capital, lending credit, and providing other convenient banking services to different customers. Implementing two projects on restructuring credit institutions, Vietnam's banking system in recent years has been constantly innovating in response to the integration requirements of the economy, playing a very important role in contributing to GDP growth, export growth, e-commerce development, inflation control. However, the current new context is also posing significant challenges to the Vietnamese banking system. The article focuses on analyzing some of the main contents of the above situation, giving some recommendations for relevant solutions. Keywords: role analysis, commercial banking, new context 1. MỞ ĐẦU Việt Nam đạt được các chì tiêu kinh tế vĩ mô hơn 2 năm: 2020-2021 và những tháng đầu năm 2022 trong điều kiện nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 là kết quả của việc thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, của nhiều bộ ngành cũng như các địa phương. Trong đó, về kinh tế vĩ mô, có vai trò hàng đầu của điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và hoạt động của Tổ chức tín dụng, gọi chung là hệ thống ngân hàng. Trong đó, vai trò chủ lực là Agribank và 3 NHTM nhà nước đã cổ phần hóa, Nhà nước giữ tỷ lệ cổ phần chi phối, trong đó Vietcomnamk là điển hình; các NHTM cổ phần tư nhân có quy mô lớn. Bài viết tập trung phân tích rõ thực trạng này trong một số hoạt động chủ yếu đối với nền kinh tế, chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở đó, bài viết đề suất một số kiến nghị có liên quan, trong đó có công cụ thanh tra giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với sự an toàn hoạt động của các NHTM, nhằm phát huy vai trò kênh cung ứng vốn tín dụng và dịch vụ ngân hàng tiện ích cho tăng trưởng bền vững trong điều kiện bất thường của môi trường vĩ mô. 555
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết không có diều kiện làm rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá dựa trên các nguồn số liệu thứ cấp, tài liệu thứ cấp của Ngân hàng nhà nước, của một số Ngân hàng thương mại, của một số tổ chức khác. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra nhận xét và khuyến nghị. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan hoạt động hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đảm bảo huy động vốn, cho vay vốn, cung ứng các dịch vụ ngân hàng tiện ích cho nền kinh tế. Tham khảo một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động ngân hàng trong giai đoạn 5 năm gần đây ở hình vẽ dưới đây. Hình số 1: Diến biến tăng trưởng và quy mô huy động vốn, dư nợ tín dụng Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017-2021) Trong 2 năm 2020 – 2021 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp tín dụng nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Nhờ các giải pháp đồng bộ, trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 nhưng dư nợ tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cải thiện hơn cùng kỳ năm 2020. Theo số liệu của NHNN, tính đến cuối tháng 12/2021, tổng dư nợ cho vay của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế đạt 10,38 triệu tỷ đồng, tăng 12,97% so với cuối năm 2020. Năm 2022, định hướng tín dụng tăng khoảng 14%, song sẽ có điều chỉnh trong quá trình hoạt động phù hợp với diễn biến dịch bệnh, nhu cầu vốn của nền kinh tế, tình hình thực tế của hệ thống ngân hàng. 556
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tăng trưởng dư nợ tín dụng và đầu tư của hệ thống Ngân hàng đối với nền kinh tế trong 2 năm 2020 – 2021 thấp hơn 3 năm trước đó do ánh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên năm 2021 tốc độ tăng dư nợ tín dụng cao hơn năm 2020, song tăng trưởng huy động vốn thấp nhất trong giai đoạn 5 năm của giai đoạn này. Điều đó thể hiện những nỗ lực của Chính phủ, của hệ thống Ngân hàng chỉ động, linh hoạt tháo gỡ các khó khăn vay vốn cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và hộ gia đình trong toàn quốc, với Thông tư 01/2020 và Thông tư 02/2021, cơ cấu lại nợ cho khách hàng, miễn giảm lãi suất cho vay. Tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt cao trong năm 2021 sẽ tạo tiền đề đạt mức tăng trưởng GDP cải thiện rõ rệt trong năm 2022 vì tác động của vốn tín dụng có độ trễ, ít nhất là từ 6 tháng đến 1 năm. Bởi vì, hiện nay vốn đầu tư cho tăng trưởng GDP có nhiều kênh: cổ phiếu, trái phiếu, FDI, đầu tư công,....song chủ lực vẫn là vốn tín dụng ngân hàng. Ngay bản thân vốn FDI cũng có tỷ trọng lớn là vốn vay ngân hàng, do các ngân hàng trong và ngoài nước tài trợ cho nhà đầu tư. Vốn tín dụng đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của hộ gia đình, cá nhân phải mất một thời gian sau mới phát huy hiệu quả, cho ra sản phẩm dịch vụ, trên cơ sở đó mới được tính vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Cũng theo số liệu của NHNN Việt Nam tính đến ngày 30/6/2022, dư nợ tín dụng đối với toàn bộ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 9,35% so với cuối năm 2021 đạt hơn 11,4 triệu tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm gần đây. Trong đó, cơ cấu tín dụng tập trung ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực được ưu tiên, như: nông nghiệp- nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất hàng xuất khẩu. 3.2. Huy động vốn và cho vay nhóm ngân hàng thương mại dẫn đầu thị trường Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số dư vốn huy động của hệ thống ngân hàng tính đến hết tháng 6/2022 đạt trên 11,8 triệu tỷ đồng, tăng 4,51% so với thời điểm cuối năm 2021, chỉ bằng ½ tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng GSO (2021-2022). Tính đến nay trong nền kinh tế Việt Nam có 49 NHTM với hàng chục nghìn chi nhánh trong và ngoài nước, cùng các phòng giao dịch; có 51 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng liên doanh. Bên cạnh đó còn có các Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức tài chính vi mô, 1.182 Quỹ tín dụng nhân dân. Đến hết năm 2021, các TCTD tiếp tục phát triển bền vững, hoạt động kinh doanh có lãi SBV (2019-2021). Tuy nhiên, khối NH nước ngoài và NH liên doanh có chiến lược hoạt động cụ thể, chỉ chiếm khoảng 10% thi phần huy động vốn và tín dụng của ngành ngân hàng Việt Nam. Khoảng trên 40 NHTM quy mô nhỏ và trung bình chiếm dưới 40% thị phần; khoảng 8 NHTM quy mô lớn chiếm 50% thị phần. Nếu đi sâu phân tích tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng, đầu tư của nhóm 8 NHTM dẫn đầu thị trường trong 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì có thể thấy rõ ở hình vẽ dưới đây. 557
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tăng trưởng đến T11/21 Huy động Cho vay 17.8% 17.6% 13.3% 12.6% 12.3% 10.9% 10.1% 9.3% 8.7% 7.2% 7.4% 5.7% 5.7% 3.6% VCB CTG BIDV AGRB VPB ACB TCB Hình số 2: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng của nhóm 8 NHTM dẫn đầu thị trường năm 2021 Nguồn: NHTM (2020 - 2021) Ghi chú: số liệu tính đến hết tháng 11/2021 và số liệu hết tháng 12/2021 chưa thống kê đầy đủ và chính xác được Trong số 8 NHTM nói trên thì Techcombank và VPBank dẫn đầu về tăng trưởng dư nợ tín dụng, gấp gần 1,4 lần mức tăng chung của toàn ngành ngân hàng. Trong khi đó, các NHTM Nhà nước (kể cả NHTM NN đã cổ phần hóa, với màng lưới rộng, uy tín và người dân tin tưởng gửi tiền, mặc dù có lãi suát thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng huy động vốn rất cao; riêng Vietinbank tăng tới 13,1% so với năm 2020. Phân tích sâu hơn về phân chia thị phần huy động vốn, cho vay trong 2 năm bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trong nhóm 8 NHTM dẫn đầu thị trường có thể thấy rõ ở hình vẽ dưới đây. Thị phần huy động Thị phần cho vay 30/11/21 31/12/20 30/11/21 31/12/20 3.4% 3.3% MBB 3.2% MBB 3.2% 2.9% 3.3% TCB 2.8% TCB 3.1% 3.5% 3.5% ACB 3.5% ACB 3.5% 2.2% 2.7% VPB 2.3% VPB 2.5% 14.2% 13.1% AGRB 14.1% AGRB 13.6% 12.5% 13.2% BIDV 12.1% BIDV 13.3% 10.5% 11.4% CTG 9.9% CTG 11.3% 10.4% 9.6% VCB 10.3% VCB 9.4% Hình số 3: Thị phần huy động vốn và dư nợ tín dụng của nhóm 8 NHTM dẫn đầu thị trường năm 2021 Nguồn: NHTM (2020 - 2021) 558
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bốn NHTM Nhà nước (kể cả 3 NHTM NN đã cổ phần hóa) luôn dẫn đầu thị phần trên thị trường huy động vốn và cho vay, trong đó Agribank có thị phần lớn nhất về huy động vốn; đứng thứ 2 về dư nợ cho vay; BIDV đứng thứ nhất về dư nợ cho vay và thứ 2 về huy động vốn. Bốn NHTM đó chiếm gần 50% thị phần huy động vốn và cho vay của toàn ngành ngân hàng. Điều này cũng cho thấy vị thế quan trọng của khối NHTM này trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và vai trò cung ứng vốn cho tăng trưởng nền kinh tế trong điều kiện đại dịch Covid-19 diễn biến kéo dài. 3.3. Đảm bảo chất lượng hoạt động qua phân tích chỉ số an toàn dư nợ cho vay so với vốn huy động của ngân hàng thương mại LDR hay Loan to Deposit Rate được hiểu là tỷ lệ dư tín dụng trên số vốn huy động của ngân hàng thương mại. Tỷ lệ này dùng để phục vụ cho việc đánh giá mức độ tín nghiệm hay mức độ an toàn của các ngân hàng. Nếu chỉ số này cao nó sẽ phản ánh rằng khả năng sinh lời của các ngân hàng cao. Đồng thời mức độ huy động vốn nhanh nghĩa là bất cứ lúc nào ngân hàng cũng có tiền để chi trả khi khách hàng rút tiền hoặc cho doanh nghiệp vay tức thì mà không phải cơ đợi lâu. Tham khảo chỉ số LDR của 8 NHTM có vị thế lớn nhất trên thị trường được lựa chọn trong các tháng 10 và 11 của 2 năm gần đây diễn ra đại dịch Covid-19 ở bảng số liệu dưới đây. Bảng số 1: Chỉ số LDR của 8 NHTM trong các năm 2020 – 2021 Nguồn: NHTM (2020 - 2021) Thông lệ của nền kinh tế, trong các tháng cuối năm, đặc biệt là tháng 10 và tháng 11 hàng năm, nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế tăng cao để sản xuất đáp ứng các đơn hàng, hợp đồng giao cuối năm và đầu năm mới, ngược lại tiền gửi của khách hàng có xu hướng giảm do họ có nhu cầu sử dụng cho đầu tư, nên giảm tiền gửi NHTM. Song số liệu nói trên của 2 năm gần đâu cho thấy cả 4 NHTM NN và 2 NHTM CP tư nhân quy mô khá đều có chỉ tiêu LDR không cao, chứng tỏ mức độ an toàn và uy tín trong huy động vốn. 3.4. Miễn giảm lãi suất vay vốn ngân hàng thương mại cho khách hàng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Đây là nội dung điều hành chính sách tiền tệ, song cũng là một nội dung của chính sách tài khóa. Bởi vì các NHTM giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, sẽ giảm lợi nhuận, giảm 559
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước. Đối với 3 NHTM Nhà nước đã cổ phần hóa và nhà nước nắm giữ cổ phần chỉ phối, sẽ giảm nguồn thu của NSNN do được chia cổ tức hàng năm, hoặc vốn NSNN cấp chô tăng vốn điều lệ các NHTM đó từ nguồn cổ tức được chia. Đây cũng là một nội dung phối hợp trong điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Trong 2 năm 2020 – 2021 nền kinh tế bị khó khăn, các doanh nghiệp gặp khó khăn, bên cạnh việc điều chỉnh kỳ hạn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng cua địah dịch Covid-19 không bị xếp vào nợ xấu thì các NHTM còn giảm lãi cho khách hàng để không bị chuyển thành nợ xấu. Chỉ tính riêng khối 4 NHTM NN và NHTM NN đã cổ phần hóa, bao gồm: BIDV, Agribank, VietinBank, Vietcombank đã giảm hơn 16.534 tỷ đồng tiền lãi, chiếm 78% số lãi đã giảm. Đây cũng là khối TCTD miễn giảm lãi nhiều nhất cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng giảm khó khăn, không bị đưa vào dạng nợ xấu. GSO (1995-2022) Trong nhóm này, Agribank là NHTM giảm lãi nhiều nhất cho các khách hàng, với 5.512 tỷ đồng tiền lãi đã được miễn giảm. Đáng chú ý, NHTM này cũng đứng vị trí số 1 về hỗ trợ nhiều khách hàng nhất trong báo cáo trên, hỗ trợ đến gần 60% số khách hàng trong danh sách. Theo sau là Vietcombank với tổng số lãi đã miễn giảm là 4.635 tỷ đồng, mức lãi suất giảm dao động trong khoảng 0,1-5,8%, hỗ trợ được 270.000 khách hàng trong lần này. BIDV Xếp vị trí thứ 3 với 4.128 tỷ đồng tiền lãi miễn giảm, 453.000 khách hàng được hỗ trợ. VietinBank là NH giảm ít lãi nhất trong khối TCTD này, giảm 2.259 tỷ đồng. Tuy có số lãi giảm ít nhất trong khối nhưng VietinBank lại là NH giảm lãi cho nhiều khách hàng nhất trong 3 NHTMCP thuộc khối này (Vietcombank, BIDV, VietinBank), với gần 968.000 khách hàng được hỗ trợ, mức lãi suất giảm dao động trong khoảng 0,1-1%. Hình số 4: Số tiền lãi và số lượng khách hàng được miễn giảm Nguồn: NHNN, tổng hợp từ báo cáo của các NHTM. Hình vẽ của CaFeF Tuy không hỗ trợ giảm lãi nghìn tỷ đồng như nhóm 4 NHTM nói trên, nhưng các NHTM CP tư nhân, bao gồm: ACB, MB, VPBank, Techcombank cũng đã rất tích cực khi đồng loạt hơn giảm 500 tỷ đồng tiền lãi, hỗ trợ hơn 509.000 khách hàng, cụ thể ACB: 859 tỷ đồng với 128 nghìn khách hàng; MB: 640 tỷ đồng với 104 nghìn khách hàng; VPBank: 605 tỷ đồng với 275 nghìn khách hàng; Techcombank: 539 tỷ đồng với 2 nghìn khách hàng. 560
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tiếp theo là nhóm các NHTM CP tư nhân hỗ trợ dưới 500 tỷ đồng bao gồm SHB: 389 tỷ đồng; HDBank: 302 tỷ đồng; SeABank: 287 tỷ đồng; TPBank: 246 tỷ đồng; MSB: 185 tỷ đồng; LienVietPostBank: 158 tỷ đồng; VIB :47 tỷ đồng. Nhóm NHTM này cũng đã hỗ trợ lãi suất cho hơn 245.000 khách hàng. Trong bối cảnh mới của nền kinh tế, tính đến hết tháng 6/2022 các tổ chức tín dụng tổng cộng đã thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ luỹ kế 709.038 tỷ đồng cho các doanh nghiệp và hộ vay vốn. Tổng số tiền lãi miễn, giảm và hạ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đạt trên 50.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn lạm phát có xu hướng gia tăng hiện nay, chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh dịch vụ có xu hưỡng cũng bị tăng, các NHTM đang tìm các biện pháp giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng GSO (1995-2022). 3.5. Phân tích vị thế của Vietcombank trên thị phần kinh doanh đối ngoại tác động đến FDI và cán cân thương mại quôc tế của Việt Nam Vietcombank có thị phần tài trợ vốn cho khối FDI, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, thẻ tín dụng quốc tế,…lớn nhất trong số các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (kể cả Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NH nước ngoài, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam). Bài viết khảo sát và đưa số liệu của Vietombank làm minh chứng cụ thể về vai trò của các NHTM Việt Nam đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong bối cảnh có nhiều diễn biến bất thưởng cả trong và ngoài nước Vietcombank (2015-2022). Năm 2021, tín dụng ngoại tệ của Vietcombank đối với khách hàng tăng 17,5% so với năm 2020, gấp 1,4 lần tăng trưởng dư nợ chung của ngân hàng này. Vốn tín dụng ngoại tệ tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp FDI đang thực hiện các dự án kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong năm 2021, Vietcombank đạt số dư Bảo lãnh bình quân đạt 54.019 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2020. Trong đó, chủ yếu là bảo lãnh cho các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI thực hiện các hợp đồng nhập khẩu theo tập quán quốc tế. Trong năm 2021, Vietcombank cũng đạt Doanh số thanh toán quốc tế và tài trọ thương mại (TTQT-TTTM) đạt 102,67 tỷ USD, tăng 23,68% so với năm 2020. Vietcombank chiếm thị phần ở mức 15,36% TTQT-TTTM của toàn ngành ngân hàng Việt Nam và dẫn đầu thị trường này, tăng 0,10% thị phần so với năm 2020. Bên cạnh đó, trong năm 2021, Vietcombank đạt doanh số mua bán ngoại tệ (MBNT) đạt 60,62 tỷ USD, tăng 13,21% so với năm 2020. Khách hàng các lĩnh vực này cũng chủ yếu là các doanh nghiệp của Việt Nam và doanh nghiệp FDI đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam Vietcombank (2015-2022). Trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng quốc tế và góp phần thực hiện thành công cơ chế quản lý ngoại hối, điều hành tỷ giá của NHNN, Vietcombank có vai trò quan trọng hàng đầu thúc đẩy thu hút FDI, thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam nhiều năm qua cũng như 2 năm 2020 – 2021 diễn ra đại dịch Covid-19. Riêng về huy động vốn, tính đến hết năm 2021, khối doanh nghiệp FDI có số dư gần 148.000 tỷ đồng (quy đổi) tại Vietcombank, chiếm tới 12,8% tổng số dư huy động vốn của các đối tượng khách hàng khác nhau tại NHTM này. Cũng tính đến cuối năm 2021, Vietcombank có dư nợ tín dụng đối với khối doanh nghiệp FDI đạt 65.386 tỷ đồng (quy đổi), chiếm 6,8% tổng dư nợ cho vay của NH. Hai chỉ tiêu này cũng cho thấy màng lưới, uy tín và vai trò của Vietconbank đối với khách hàng FDI Vietcombank (2015-2022). Trong 6 tháng đầu năm 2022, Vietcombank vẫn tiếp tục giữ ổn định thị phần các lĩnh vực kinh doanh có thế mạnh nói trên. 561
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3.6. Khuyến nghị giải pháp Thứ nhất, để đảm bảo phát huy cao hơn nữa vai trò hoạt động ngân hàng đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong bối cảnh mới, NHNN cần có kế hoạch cụ thể, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng của các NHTM, của hệ thống các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, kiểm soát và hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, mở rộng cho vay vốn nền kinh tế nói chung, các lĩnh ưu tiên nói riêng. Thứ hai, với bối cảnh mới của nền kinh tế hiện nay, trong điều hành, NHNN cần sử dụng một số công cụ chính sách tiền tệ thực sự tác động hiệu quả giảm lãi suất cho vay của NHTM đối với khách hàng; đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, người dân; hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, hạn chế tới mức thấp nhất tín dụng các lĩnh vực có rủi ro cao, như chứng khoán, bất động sản. Thứ ba, NHNN có biện pháp cụ thê triển khai việc xử lý, cơ cấu lại 2 ngân hàng thương mại yếu kém đã được cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương; tiếp tục khẩn trương xây dựng phương án xử lý, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém còn lại trình Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2021-2025 và phương án cơ cấu lại các ngân hàng mua bắt buộc để có cơ sở triển khai thực hiện. Thứ tư, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với NHNN để triển khai gói hỗ trợ 40 nghìn tỷ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo triển khai sớm, hiệu quả, đúng đối tượng, đúng mục tiêu. Thứ năm để nâng cao khả năng cung ứng vốn tín dụng hiệu quả cho nền kinh tế giai đoạn hậu Covid-19 và diễn biến lạm phát trên thế giới hiện nay, đề nghị Chính phủ chỉ đạo sớm tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, trong đó có Vietcombank tạo điều kiện cho các ngân hàng này tăng cường năng lực tài chính, phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các chính sách, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn của nhà nước. Bên cạnh đó Chính phủ báo cáo Quốc hội gia hạn thời gian áp dụng Nghị quyết 42 để tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, song song với việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng một luật về xử lý nợ xấu của nền kinh tế. Thứ sáu, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có liên quan tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể để phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần hạn chế nợ xấu. Chính phủ ban hành chương trình cho vay vốn hỗ trợ người lao động bị mất việc qua kênh tín dụng NHCS XH Việt Nam. 4. KẾT LUẬN Hệ thống ngân hàng Việt Nam với đa dạng hình thức sở hữu và mô hình hoạt động, đã và đang đóng góp rất quan trọng vào quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ra. Tuy nhiên trong bối cảnh mởi của kinh tế thế giới và kinh tế trong nước hiện nay đang đặt ra vấn đề cấp thiết tiếp tục tái cơ cấu hiệu quả các TCTD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hệ thống giải pháp được khuyến nghị trong bài viết nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đó. 562
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. GSO (2021-2022): Số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng tháng và các năm 2021-2021 -Tổng cục Thống kê truy cập tại địa chỉ: www.gso.gov.vn; truy cập tại nhiều mục cụ thể khác nhau; thời gian truy cập, từ ngày 6-11/6/2022. 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022): Một số thông tin trong các báo cáo chuyên đề, bản cứng, ban hành tháng 11/2020, tháng 1/2021 và tháng 1/2022. 3. NHTM (2020 - 2021): “Báo cáo tài chính quý II; quý III và quý IV/2021” truy cập trang web các NHTM; thời gian truy cập, từ ngày 26-28/6/2022; truy cập tại nhiều mục cụ thể khác nhau; thời gian truy cập, từ ngày 26-28/6/2022. 4. VNBA (2015-2022): Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; truy cập tại www.vnba.org.vn: các mục: Thông tin hoạt động các NHTM hội viên hàng, tháng, các năm 2015-2021; truy cập tại nhiều mục cụ thể khác nhau; truy cập từ ngày 26/6/2022 đến 12/7/2022. 5. Vietcombank (2015-2022): Thông tin hoạt động của Vietcombank tại Báo báo thường niên, báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm, thông tin công bố trên www.vcb.com.vn, các năm 2015 – 2022. truy cập tại nhiều mục cụ thể khác nhau; Truy cập từ ngày 26/6/2022 đến 12/7/2022. --- Thông tin tác giả Th.S. Nguyễn Thị Hải Yến Bộ môn kế toán _ Khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên – Thị xã Mỹ Hào – tỉnh Hưng Yên Email: haiyen88tc@gmail.com – ĐT 0978452989 Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính – tiền tệ - kế toán TS. Đặng Công Thức Trường Đại học Tây Bắc - Phường Chiềng Ngần, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Email: dangcongthuc85@gmail.com - ĐT 0963050485 Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính – Ngân hàng 563
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2