Vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong hoạt động giảng dạy
lượt xem 0
download
Bài viết phân tích vai trò và tác động của ngôn ngữ cơ thể trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy thông qua ngôn ngữ cơ thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong hoạt động giảng dạy
- Vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong hoạt động giảng dạy Dương Văn Thăng, Nguyễn Thị Tố Uyên Tóm tắt Ngôn ngữ cơ thể là dạng phi ngôn ngữ, sử dụng biểu cảm, hành động và các bộ phận trên cơ thể để diễn đạt ý muốn, giao tiếp với đối phương. Trong hoạt động giảng dạy thực tế, ngôn ngữ cơ thể hỗ trợ hiệu quả giảng dạy đồng thời tác động trực tiếp đến người học. Tuy nhiên, không phải giảng viên nào cũng sử dụng hiệu quả ngôn ngữ cơ thể trong hoạt động giảng dạy của mình. Bài viết phân tích vai trò và tác động của ngôn ngữ cơ thể trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy thông qua ngôn ngữ cơ thể. Từ khóa: Ngôn ngữ; Ngôn ngữ cơ thể; Ngôn ngữ phi ngôn từ; Giảng dạy. 1. Đặt vấn đề Ngôn ngữ cơ thể (Body language) là dạng phi ngôn ngữ (non-verbal language), sử dụng các biểu cảm, hành động và các bộ phận trên cơ thể để diễn đạt ý muốn, giao tiếp với đối phương. Ngôn ngữ cơ thể đôi khi quyết định phần lớn hiệu quả trong giao tiếp, ở một số trường hợp nó còn thể hiện nét văn hóa, nền giáo dục và thói quen của mỗi cá nhân. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong quá trình giao tiếp bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể) và giọng điệu thì ngôn ngữ chỉ góp phần nhỏ nhất là 7% trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55% (Mehrabian A., 2015) Trong hoạt động giảng dạy thực tế, ngôn ngữ cơ thể hỗ trợ hiệu quả giảng dạy đồng thời tác động trực tiếp đến người học. Hiệu quả và tính bền vững của sự giao tiếp này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tính cách, thói quen, nội dung bài học và quan trọng hơn là sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên. Bên cạnh những hiệu quả tích cực mà giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể mang lại thì những ảnh hưởng của nó cũng cần được đánh giá và điều chỉnh. Bài viết phân tích vai trò và tác động của ngôn ngữ cơ thể trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy thông qua ngôn ngữ cơ thể. 2. Tổng quan nghiên cứu Tác động của ngôn ngữ cơ thể trong hoạt động giảng dạy của giảng viên nói riêng và của người đứng trên bục giảng nói chung nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu giáo dục. Tiêu biểu có một số bài viết sau: Bài viết của tác giả Phùng Thị Yên (2016), Ngôn ngữ cơ thể - Yếu tố quan trọng giúp tăng hiệu quả dạy và học, bài viết khẳng định tầm quan trọng và vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong giảng dạy nói chung và đặc biệt là trong giảng dạy tiếng Anh. Tác giả cho rằng, ngôn ngữ cơ thể có thể: cải thiện khả năng học từ vựng và khả năng biểu cảm; Cải thiện không khí và tăng sự hứng thú học tập của sinh viên; Cải thiện 4 kĩ năng Nghe - Nói. Nhóm tác giả Louis Cohen, Lawrence Manion, Keith Morrison (2016), Hành vi phi ngôn ngữ của giáo viên, cho rằng trong quá trình giao tiếp gần gũi và thân tình, ngôn ngữ cơ thể có thể đóng góp tích cực vào mối quan hệ giữa giáo viên - học sinh. Tác giả Nguyễn Thanh Huyền (2018), Ngôn ngữ cơ thể - Yếu tố quan trọng, tác động nhiều nhất đến người nghe trong giao tiếp, tác giả chỉ ra mỗi cử chỉ và các hành vi phi ngôn ngữ đều có vai trò và thông điệp riêng. Mỗi nền văn hóa khác nhau thì ngôn ngữ cử chỉ lại có những ý nghĩa khác nhau. Trịnh Thị 917
- Phượng (2015), Trao đổi về việc sử dụng “ngôn ngữ cơ thể” nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp thuyết trình trong giảng dạy lý luận chính trị, quan điểm của tác giả là trong giảng dạy của giảng viên, hình thức phi ngôn ngữ - ngôn ngữ cơ thể có tài liệu gọi là kênh tiếp xúc cơ học, yếu tố hành vi (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười...) đóng vai trò quan trọng, quyết định lớn sự thành công của bài thuyết trình. Có một nội dung hay là chưa đủ để thuyết trình cuốn hút, thành công, mà ngôn ngữ cơ thể mới làm nên điều đó. Mới hơn là bài viết của tác giả Đinh Thị Thu Trang và các cộng sự (2021), Ngôn ngữ cơ thể trong quá trình tiếp thu bài giảng của sinh viên đại học: Nghiên cứu tổng quan, nhóm tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích 19 nghiên cứu và báo cáo khoa học trên thế giới về ngôn ngữ cơ thể (ngôn ngữ không lời) đối với quá trình giảng dạy. Các kết quả nghiên cứu được chia thành hai nhóm: nhóm thứ nhất chỉ ra vai trò quan trọng của ngôn ngữ không lời, nhóm thứ hai là những khuyến nghị dành cho giảng viên và sinh viên. Cuối cùng là tổng hợp các biện pháp nâng cao năng lực nhận biết về ngôn ngữ không lời cho giảng viên, sinh viên và các bên liên quan. Từ tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, ngôn ngữ cơ thể trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức tới sinh viên. Nghiên cứu về vai trò của ngôn ngữ cơ thể đóng góp thêm một khía cạnh khác về tác dụng của ngôn ngữ cơ thể trong hoạt động giảng dạy. Những bài viết và công trình nghiên cứu trên cũng là cơ sở quan trọng để nhóm tác giả tham khảo và kế thừa trong khi thực hiện nghiên cứu bài viết này. 3. Phương pháp nghiên cứu Thông tin và số liệu nghiên cứu: Thông tin và số liệu chủ yếu được nhóm tác giả khai thác và tổng hợp từ các tài liệu có sẵn qua nguồn dữ liệu tại các trang website, các báo cáo và kết quả nghiên cứu của các nhóm tác giả khác. Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết này, nhóm tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và các phương pháp khác như: tổng hợp, thu thập thông tin, thống kê, phân tích tài liệu. Đồng thời sử dụng các phương pháp quan sát, trao đổi kinh nghiệm, qua đó khái quát đưa ra các nhận định và bàn luận để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy thông qua ngôn ngữ cơ thể. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong hoạt động giảng dạy Hoạt động dạy và học là hoạt động có sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên. Ngoài phương thức giao tiếp bẳng ngôn ngữ thông thường còn có sự tham gia của ngôn ngữ cơ thể. Đây là phương thức giao tiếp trực tiếp và diễn ra thường xuyên dù có chủ ý hay vô ý. Truyền đạt kiến thức đến sinh viên là nhiệm vụ của giảng viên và giảng viên phải biết lồng ghép các phương pháp sư phạm, sử dụng các hình thức biểu đạt, truyền tải cho sinh viên hứng thú học tập. Tuy nhiên, người thầy giỏi không phải là người chỉ biết nhồi nhét kiến thức mà là người khơi dậy niềm đam mê học hỏi, khả năng tư duy, giải quyết vấn đề cho sinh viên. Đối với giảng viên: Khi giao tiếp với sinh viên, ngôn ngữ cơ thể mà giảng viên biểu đạt có thể mang đến những hiệu quả như: Truyền đạt thông tin hiệu quả hơn; Thể hiện cảm xúc rõ ràng với nội dung muốn truyền tải; Kích thích sự quan tâm của sinh viên; Tiếp nhận các tín hiệu phản hồi tích cực từ sinh viên. 918
- Đối với sinh viên: Ngôn ngữ cơ thể do giảng viên biểu đạt giúp sinh viên tiếp nhận kiến thức một cách hào hứng và chủ động hơn. Sinh viên thể hiện sự hứng thú, tích cực chính là thông điệp gửi tới giảng viên về hiệu quả của phương pháp truyền đạt. 4.2. Tác động của ngôn ngữ cơ thể trong hoạt động giảng dạy 4.2.1. Tác động từ ngoại hình Tạo ấn tượng ban đầu thông qua ngoại hình là yếu tố quan trọng trong giao tiếp nói chung và trong giao tiếp dạy - học nói riêng. Ngoại hình có thể phản ánh phần nào tính cách bên trong của mỗi người và hình thức bên ngoài cũng quyết định thiện cảm của người đối diện ngay lần gặp đầu tiên. Cuộc sống hiện đại đã đưa yêu cầu thẩm mỹ về ngoại hình cao hơn, giảng viên không chỉ cần chuyên môn tốt mà còn phải chú trọng đến ngoại hình khi lên lớp. Ngoại hình bên ngoài của giảng viên bao gồm khuôn mặt, nét cười, hình dáng, trang phục đều để lại ấn tượng đối với sinh viên. Điều này đã được chứng thực ở một số nghiên cứu của các nhà khoa học. Nghiên cứu về ngoại hình của giảng viên có ảnh hưởng đến người học, nhóm các nhà nghiên cứu trường Đại học Nevada, Mỹ đã tiến hành dựa trên tác động của ngoại hình của giảng viên đến thành tích học tập của sinh viên. Theo đó, 131 sinh viên tham gia được yêu cầu nghe một bài giảng môn vật lý dài 20 phút. Trong suốt quá trình, hình ảnh giảng viên đọc bài giảng được phát trên màn hình. Trước đó, những giảng viên tình nguyện tham gia khảo sát đã gửi hình ảnh của bản thân và được phía trường Đại học Nevada chia thành hai loại hình khác nhau: một bên là những hình ảnh quyến rũ nhất và bên còn lại là không “thu hút”. Trong quá trình nghe giảng, sinh viên không được ghi chép. Sau đó, sinh viên sẽ làm một bài kiểm tra 25 câu hỏi. Kết quả thu được cho thấy, điểm trung bình từ nhóm sinh viên xem clip của giảng viên sở hữu diện mạo hấp dẫn là 18,27 và 16,68 là điểm dành cho nhóm sinh viên xem bài giảng của nhóm giảng viên có ngoại hình không đẹp mắt. Cuối cùng, các sinh viên được đề nghị đánh giá về giảng viên. Họ nhận thấy, với những giảng viên với bề ngoài thu hút, sinh viên có động lực học hơn, việc ghi nhớ cũng tốt hơn và sức khỏe sau buổi học cũng được đảm bảo (Nguyễn Nguyễn, 2016). Một nghiên cứu khác từ phía sinh viên. Theo nghiên cứu của hai chuyên gia Rey Hernández-Julián và Christina Peters thuộc Đại học Metropolitan, Denver (Mỹ) đã nhận thấy giữa các học sinh có cùng trình độ và tài năng, thì những người có ngoại hình hấp dẫn sẽ có xu hướng nhận được điểm tốt, bất kể giáo viên là nam hay nữ. Nhà nghiên cứu Hernández-Julián đã đưa ra lời giải thích sâu hơn như sau "Giữa hai học sinh cùng đến hỏi bài, thì giáo viên thường dành nhiều thời gian cho học sinh có ngoại hình thu hút hơn một cách vô thức. Và kết quả là học sinh đó học được nhiều hơn, tương tác với giáo viên nhiều hơn, chẳng có lẽ nào lại không được điểm cao" (Khuê Trần, 2018). Bản chất của con người là ưa cái đẹp, vì vậy, người giảng viên ưa nhìn, chỉn chu, gọn gàng và có phong cách riêng bao giờ cũng lưu lại ấn tượng với sinh viên lâu hơn và phần nào ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên. 4.2.2. Tác động từ ánh mắt Đôi mắt là “cửa sổ của tâm hồn”, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Giao tiếp qua ánh mắt được coi là hình thức giao tiếp tế nhị nhất trong giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể. Ánh mắt có thể biểu hiện nhiều cung bậc cảm xúc như: chân thành, yêu thương, giả dối, ghét bỏ... Một thống kê bởi Stephen Janik và Rodney Wellens tại Đại học Miami, Florida, Mỹ cho thấy rằng 12,6% sự thu hút của một người được tạo ra ở miệng và đến 43,4% được tạo bởi đôi mắt (Audrey Nelson, 2010). Trong hoạt động giảng dạy, giảng viên là người chủ động giao tiếp bằng ánh mắt với sinh 919
- viên, sử dụng ánh mắt để làm tăng hiệu quả của việc truyền đạt thông tin. Thông qua ánh mắt, giảng viên có thể bao quát lớp học, nhận biết được quá trình tiếp thu bài giảng của sinh viên. Giao tiếp tốt bằng ánh mắt không có nghĩa là nhìn chằm chằm vào sinh viên (nhìn liên lục trong 10 giây hoặc lâu hơn) hay nhìn sinh viên với ánh nhìn dò hỏi, nghi hoặc. Người giảng viên giao tiếp bằng ánh mắt tốt là người biết sử dụng ánh mắt để động viên, khuyến khích sinh viên cùng tham gia vào bài học. Sử dụng ánh mắt để tiếp nhận phản hồi từ sinh viên cũng là một kênh thông tin để giảng viên điều chỉnh quá trình truyền đạt kiến thức. 4.2.3. Tác động từ giọng nói Kĩ năng thuyết trình, truyền đạt kiến thức là yếu tố quan trọng trong hoạt động giảng dạy của giảng viên. Việc thường xuyên phải đứng trước sinh viên và sử dụng giọng nói liên tục yêu cầu giảng viên phải biết điều chỉnh giọng điệu và âm lượng hợp lý. Nhận biết ưu và nhược điểm trong giọng nói của mình để điều chỉnh hoặc áp dụng các kĩ thuật cơ bản hỗ trợ để kiểm soát giọng nói giúp giảng viên tăng sức hút, gây ấn tượng với sinh viên. Âm lượng: Giọng nói quá to hay quá nhỏ đều gây khó chịu cho người học. Vì vậy, trong mỗi bài giảng, với những nội dung quan trọng, giảng viên cần tăng âm lượng, nhấn mạnh để tạo sự chú ý. Tốc độ: Tốc độ nói nhanh hay chậm là thói quen của mỗi người. Tuy nhiên, khi thuyết trình hay giảng dạy, giảng viên phải kiểm soát và điều chỉnh tốc độ nói phù hợp. Tốc độ nói chuyện khi giao tiếp thường nhanh hơn khi thuyết trình. Tốc độ trung bình khi diễn thuyết là 163 từ/phút (Andrew Dlugan, 2015). Ngữ điệu: Ngữ điệu thể hiện sự lên, xuống của giọng nói hay còn gọi là âm trầm và âm bổng. Giọng nói sôi nổi, lôi cuốn luôn thu hút được sự chú ý của người nghe. Ngược lại, ngữ điệu đều đều, buồn tẻ khiến sinh viên không tập trung và dễ buồn ngủ. Nội dung bài giảng thường khô khan và không thú vị, vì vậy, ngữ điệu và khiếu hài hước của giảng viên giúp thu hút sự hứng thú của sinh viên. 4.2.4. Tác động từ tư thế, cử chỉ Tư thế, cử chỉ phù hợp trợ giúp rất nhiều cho lời nói trong giao tiếp. Động tác tay, vai, chân hay mọi chuyển động của cơ thể được thể hiện trong giao tiếp đều có tác động trực tiếp đến đối phương. Ngược lại, hiểu được ngôn ngữ cử chỉ của đối phương cũng giúp ta nhìn thấy thái độ không lời trước khi họ nói. Điều này giúp ta có khả năng điều chỉnh tình thế kịp thời. Xét về ngôn ngữ cử chỉ, bàn tay là một hình thức giao tiếp phong phú nhất. Có rất nhiều cử chỉ khác nhau của bàn tay diễn tả các cung bậc tình cảm và thái độ của con người. Ví dụ thứ nhất: Khi giảng bài, giảng viên đứng nói và khoanh tay trước ngực. Cử chỉ này vô hình tạo cảm giác xa cách và tẻ nhạt đối với sinh viên. Ví dụ thứ hai: Khi giảng viên ngoại ngữ dạy từ mới. Động tác tay đẩy về phía trước, kết hợp với lời nói “push”, sinh viên nhìn động tác và dễ dàng nhớ từ mới. Có thể khi giảng viên chưa nói, sinh viên nhìn cử chỉ tay đã phần nào đoán được ý nghĩa của từ mới đó. Tư thế, cử chỉ đôi khi là phản xạ tự nhiên mà người thể hiện khó kiểm soát. Tuy nhiên, học tập và rèn luyện thường xuyên là cách khắc phục những tư thế xấu, cử chỉ không đúng ngữ cảnh. Trong hoạt động giảng dạy, giảng viên phải là người nắm bắt và hiểu được chính xác ý nghĩa của những cử chỉ mình muốn thể hiện để truyền đạt thông tin đến sinh viên một cách hiệu quả nhất. 920
- 5. Bàn luận Dù vô tình hay hữu ý thì ngôn ngữ cơ thể thường xuyên được các giảng viên sử dụng trong hoạt động giảng dạy của mình. Kết quả của hình thức giao tiếp này phụ thuộc vào sự biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của giảng viên và sự tương tác của sinh viên. Nhìn chung, ngày nay khi giảng viên lên lớp ngoài sự chuẩn bị nội dung bài giảng cũng đã có sự chú ý tới hình thức bên ngoài để đảm bảo tính thẩm mỹ sư phạm. Tuy nhiên, không phải giảng viên nào cũng đầu tư, luyện tập ngôn ngữ cơ thể và coi đây như một phương pháp hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy. Để ngôn ngữ cơ thể phát huy hiệu quả và tính tích cực trong hoạt động giảng dạy, giảng viên cần xây dựng hình ảnh cá nhân và tạo điểm thu hút thông qua ngôn ngữ cơ thể, cụ thể như sau: Xây dựng hình ảnh ấn tượng, riêng biệt, phù hợp với môi trường sư phạm, phù hợp với học phần giảng dạy. Mỗi học phần hay môn học đều có tính đặc thù và nội dung riêng biệt. Tương tự như vậy, mỗi giảng viên cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Người giảng viên phải biết làm nổi bật những ưu điểm và nếu có thể xây dựng một nét riêng làm điểm nhấn để khi nhắc đến điểm nổi bật đó sinh viên sẽ nghĩ ngay đến mình. Nổi bật và nét riêng không có nghĩa là phải khác người hay dị hợm. Nét riêng đó có thể là mái tóc dày, dài và đen mượt, cách nói chuyện hài hước hoặc nếu là giảng viên ngành du lịch có thể ăn mặc thời thượng, bắt trend của giới trẻ... Những nét riêng này phải đảm bảo phù hợp môi trường sư phạm, phù hợp lứa tuổi và phù hợp với điều kiện, hình dáng của mỗi người. Khi đã có cảm tình với ánh nhìn đầu tiên, sự tương tác của giảng viên và sinh viên sẽ dễ dàng hơn, sinh viên có thể thấy hứng thú và tích cực tham gia bài học hơn. Biểu đạt thái độ, cử chỉ và thông điệp muốn truyền tải thông qua ngôn ngữ cơ thể một cách rõ ràng. Biểu đạt rõ ràng thái độ, cử chỉ giúp giảng viên tránh được sự hiểu lầm hay sự nghi hoặc từ người học đối với giảng viên hoặc đối với nội dung giảng viên muốn truyền đạt. Khoảng cách trong giao tiếp. Đảm bảo một khoảng cách thoải mái nhất định trong giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên. Khoảng cách giao tiếp có thể phụ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể như: khi giảng bài, khi làm bài tập nhóm, khi thuyết trình, khi hướng dẫn bài tập... hoặc phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi. 6. Kết luận Ngôn ngữ cơ thể không chỉ là hình thức truyền tải thông tin trong công việc mà còn thể hiện cảm xúc và mong muốn của các đối tượng giao tiếp. Sự kết hợp giữa ngôn ngữ giao tiếp thông thường và ngôn ngữ cơ thể làm phong phú thêm quá trình giao tiếp của con người. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể đòi hỏi người giao tiếp phải sử dụng một cách có hiệu quả, hợp lý và tế nhị nhất trong mọi hoàn cảnh. Chính vì vậy, khi giảng viên hiểu và làm chủ được ngôn ngữ cơ thể sẽ dễ dàng áp dụng những phương pháp giao tiếp nhất định trong quá trình giảng dạy nhằm đạt kết quả cao nhất. Tài liệu tham khảo Mehrabian, A. (1981), "Silent Messages" -- A Wealth of Information About Nonverbal Communication (Body language), truy cap ngay 12/07/2023. http://www.kaaj.com/psych/smorder.html Dinh T.T.T. va cac cong su (2021). Ngon ngu co the trong qua trinh tiep thu bai giang cua sinh vien dai hoc: Nghien cuu tong quan, Ky yeu hoi thao khoa hoc sinh vien mo rong, Truong Dai hoc Giao dục - Dai hoc Quoc Gia Ha Noi. 921
- Nguyen T.H. (2018). Ngon ngu co the - Yeu to quan trong, tac dong nhieu nhat den nguoi nghe trong giao tiep, truy cap ngay 11/07/2023. https://ybox.vn/ky-nang/ngon-ngu-co-the-yeu-to-quan-trong-tac-dong-nhieu- nhat-den-nguoi-nghe-trong-giao-tiep-sjwxqnccyv Phung T.Y. (2016). Ngon ngu co the - Yeu to quan trong giup tang hieu qua day và hoc, Truong Dai hoc Dai Nam, ngay 26/02/2016 https://dainam.edu.vn/vi/tin-tuc/ngon-ngu-co-the-yeu-to-quan-trong-giup-tang-hieu- qua-day-va-hoc-body-language-the-key-factor-to-improve-effects-of-teaching-and-learning Louis C., Lawrence M., Keith M. (2016). Hành vi phi ngon ngu cua giao vien, Truong Dai hoc Su pham Thanh pho Ho Chi Minh, ngay 15/04/2016 http://hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=21021%3Ap hingonngu&catid=5401%3Asotaytt&Itemid=9271&lang=zh&site=34 Trinh T.P. (2015). Trao doi ve viec su dung “ngon ngu co the” nham nang cao hieu qua cua phuong phap thuyet trinh trong giang day ly luan chinh tri, Truong Chinh tri tinh Thanh Hoa. http://truongchinhtrithanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/khoa-hoc-thong-tin-tu-lieu/bai- viet-chuyen-de/trao-doi-ve-viec-su-dung-ngon-ngu-co-the-nham-nang-cao-hieu-qua-cua- phuong-phap-thuyet-trinh-trong-giang-day-ly-luan-chinh-tri.html Nguyen N. (2016). Nghien cuu chung minh: Giang vien cang hap dan, sinh vien cang hoc tot, suc khoe dam bao, ngay 08/09/2016, theo Tri Thuc Tre/WSJ, https://cafef.vn/nghien-cuu-chung-minh-giang-vien-cang-hap-dan-sinh-vien-cang- hoc-tot-suc-khoe-dam-bao-20160907170642203.chn Khue T. (2018). Nghien cuu cua chuyen gia My: Nhung sinh vien ngoai hinh dep, hap dan thuong co diem so cao hon nguoi binh thuong, ngay 10/12/2018 https://cafebiz.vn/nghien-cuu-cua-chuyen-gia-my-nhung-sinh-vien-ngoai-hinh-dep- hap-dan-thuong-co-diem-so-cao-hon-nguoi-binh-thuong-20181210095709041.chn Audrey Nelson (2010). The Politics of eye contact: A gender perspective, ngày 15/09/2010. https://www.psychologytoday.com/us/blog/he-speaks-she-speaks/201009/the- politics-eye-contact-gender-perspective Andrew Dlugan (2012). What is the Average Speaking Rate?, truy cap ngay 12/07/2023. http://sixminutes.dlugan.com/speaking-rate Tác giả: Dương Văn Thăng, Nguyễn Thị Tố Uyên Trường Đại học Thành Đô 922
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân loại các ngôn ngữ theo quan hệ loại hình
9 p | 1842 | 63
-
Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em: Phần 1
55 p | 342 | 46
-
NHỮNG VẤN ĐỀ NGỮ NGHĨA HỌC ÂM VỊ
13 p | 270 | 42
-
Phân loại các loại hình ngôn ngữ
6 p | 905 | 41
-
Phổ niệm ngôn ngữ
7 p | 213 | 21
-
Chủ đề 3: Các ngữ hệ chính trên thế giới và ở Việt Nam
24 p | 363 | 18
-
Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử
3 p | 138 | 16
-
Phân loại phổ niệm ngôn ngữ
9 p | 188 | 14
-
Phù hiệu ngôn ngữ
4 p | 112 | 14
-
Vai trò của hình ảnh trong dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em thời kì tiền đọc viết và tiểu học
10 p | 89 | 7
-
Vai trò của ngôn ngữ trong việc hình thành âm điệu đặc trưng của dân ca Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam: Phần 2
105 p | 22 | 4
-
Vai trò của ngôn ngữ hình tượng trong văn hoá nguyên thủy và đặc điểm phát triển ngôn ngữ hình tượng ở người Việt cổ
13 p | 142 | 4
-
Chớ nên làm nghèo ngôn ngữ
3 p | 87 | 4
-
Vai trò của hư từ trong việc tạo hàm ngôn
4 p | 21 | 4
-
Ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong dạy học ngoại ngữ
8 p | 174 | 3
-
Tìm hiểu hoạt động dạy học ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ điếc
4 p | 70 | 2
-
Thiết kế và ứng dụng tổ chức trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Pháp cho các lớp không chuyên tại khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên
6 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn