K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG<br />
VIỆC HỖ TRỢ CHO TRẺ EM BỊ XÂM HẠI TẠI HÀ NỘI<br />
TS. Nguyễn Thị Hải<br />
Bộ môn Công tác xã hội, Đại học Thăng Long<br />
Email: nguyenhai286@gmail.com<br />
Tóm tắt: Vấn đề xâm hại trẻ em là một vấn đề phức tạp ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam,<br />
tình trạng xâm hại trẻ em hiện nay ngày càng gia tăng và trở nên báo động. Theo thống kê<br />
năm 2014 của Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em- Bộ Lao động Thương binh Xã hội trong<br />
26.024.591 trẻ em dưới 16 tuổi thì có 1.544 trẻ em bị xâm hại tình dục và 459 trẻ em bị bạo<br />
hành. Con số này tăng hơn so với các năm trước và con số này chưa phải là chính xác nhất.<br />
Vẫn còn rất nhiều những trường hợp trẻ bị xâm hại nhưng được che dấu và không khai báo.<br />
Trong đề tài nghiên cứu 22 trường hợp tại Hà Nội từ 6/2014 đến 6/2015 cho thấy những trẻ<br />
bị xâm hại ở độ tuổi dưới 13 tuổi ngày càng nhiều. Trẻ em trai bị bạo hành nhiều hơn trẻ em<br />
gái và trẻ em gái bị xâm hại tình dục nhiều hơn trẻ em nam. Đối tượng xâm hại chủ yếu là<br />
người lớn trên 18 tuổi và những người thân quen chính là những người xâm hại các em như:<br />
bố, mẹ, hàng xóm…Nhân viên Công tác xã hội đóng vai trò chủ yếu là thăm hỏi, động viên,<br />
hỗ trợ về tài chính theo chính sách, tặng quà … trong khi đó những vai trò quan trong như<br />
tham vấn, trị liệu tâm lý, pháp luật…để ổn định tâm lý và hiểu về pháp luật để bảo vệ bản<br />
thân thì nhân viên Công tác xã hội chưa làm tốt. Do đó, mục đích nghiên cứu của đề tài để<br />
đưa ra những kế hoạch đào tạo cho sinh viên những nhân viên CTXH trong tương lai làm tốt<br />
nhất vai trò của mình khi hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại.<br />
Từ khóa: trẻ em, trẻ em bị xâm hại, xâm hại thể chất, xâm hại tinh thần, xâm hại tình<br />
dục và sao nhãng, công tác xã hội, vai trò của nhân viên công tác xã hội.<br />
1. Mở đầu<br />
Ở nước ta hiện nay, trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng<br />
gia tăng và trở nên đáng báo động. Theo thống kê của Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao<br />
động Thương binh và Xã hội), tổng số tính đến năm 2014 trẻ em hiện nay là 26.024.591 trẻ.<br />
Trong giai đoạn từ 2010-2014 các vụ được phát hiện về tình trạng trẻ em bị xâm hại, ngược<br />
đãi, bạo hành gia tăng (Năm 2010: 1143 trường hợp, năm 2011: 1464 trường hợp, năm 2012:<br />
1630 trường hợp, năm 2013: 1816 trường hợp và năm 2014: 2003 trường hợp) [2]. Tuy nhiên,<br />
con số này thực tế còn lớn hơn rất nhiều bởi các vụ xâm hại vẫn còn bị che dấu do sự chưa<br />
hiểu biết của người dân.<br />
Cuộc sống càng hiện đại, nguy cơ trẻ em bị xâm hại trở nên ngày càng cao và hình<br />
thức càng đa dạng, tinh vi. Từ năm 2010 đến 2014 các vụ xâm hại, bạo lực với trẻ em liên tiếp<br />
được phát hiện và phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng gây bức xúc và thu hút<br />
sự quan tâm của toàn xã hội nhờ có sự đưa tin của truyền thông. Sự xâm hại thể hiện dưới<br />
nhiều hình thức như: về thể chất - bố dượng dùng các vật sắc nhọn đánh, đập vào mắt, khuôn<br />
mặt và các bộ phận trên cơ thể hay cô giáo dùng tay để tát khi trẻ phạm lỗi không ăn ở nhà trẻ<br />
ở Bình Dương. Xâm hại về tinh thần là dùng những lời lẽ đe dọa, xúc phạm, chửi bới, lăng mạ<br />
danh dự và nhân phẩm của trẻ em tại Phú Thọ và Tây Ninh. Đặc biệt về xâm hại tình dục đã<br />
có nhiều vụ trẻ em bị bố đẻ, bố dượng, chú, anh, hàng xóm xâm hại, thậm chí có những người<br />
<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
275<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
mẹ tiếp tay cho nhân tình bức hại con gái mình dẫn đến trẻ mang thai diễn ra ở Đăk Lắk,<br />
Nghệ An, Hà Nội…<br />
Trẻ bị xâm hại ở trong gia đình, trường học và nơi công cộng là môi trường sống quen<br />
thuộc của trẻ ở mức độ nguy hiểm và thủ đoạn tinh vi hơn khó có những dấu hiệu nhận biết.<br />
Nguyên nhân chủ yếu do trẻ yếu hơn (yếu về thể chất, về tinh thần, sự nhận thức, kỹ năng<br />
phòng tránh và đặc biệt là quyền được an toàn và bảo vệ) các đối tượng xâm hại nên không<br />
thể chống đỡ những hình thức xâm hại của họ. Hậu quả để lại là những tổn thất to lớn về thể<br />
chất, tinh thần, tâm lý, tình cảm và giao tiếp của trẻ. Các em thường xuyên cảm thấy hoảng<br />
loạn, sợ hãi, sống mặc cảm và thiếu tự tin trước mọi người. Điều này ảnh hưởng sâu sắc tới<br />
lòng tự trọng của trẻ, cản trở mạnh mẽ tới khả năng giao tiếp và hòa nhập của trẻ vào nhóm<br />
bạn và cộng đồng. Diễn biến phức tạp của tình trạng xâm hại trẻ em và những hậu quả để lại<br />
đã và đang đặt những bài học cho các nhân viên công tác xã hội trong vai trò trợ giúp cho<br />
những trẻ em- nạn nhân của xâm hại. Đây là những vấn đề đã được làm và nghiên cứu nhiều,<br />
tuy nhiên để nghiên cứu sâu và trên thực tế tại Hà Nội nhân viên công tác xã hội chưa phát<br />
huy được hết những vai trò của mình. Nhân viên công tác xã hổi hiện nay chủ yếu hỗ trợ<br />
trường hợp là kết nối các ban ngành, thăm hỏi và hỗ trợ chính sách cho trẻ, trong khi đó vai<br />
trò là người biện hộ, người tham vấn trị liệu tâm lý, người giáo dục… chưa được thể hiện rõ<br />
ràng và sâu sắc. Do đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vai trò của nhân viên công tác xã<br />
hội trong việc hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tại Hà Nội” làm nghiên cứu của mình.<br />
2. Cơ sở lý thuyết<br />
2.1 Một số khái niệm<br />
* Trẻ em<br />
Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em<br />
Theo (Điều 1) trong Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em<br />
có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi<br />
thành niên sớm hơn”. [3]<br />
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em<br />
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 của Việt Nam. “Trẻ<br />
em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. [4]<br />
Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự sử dụng khái niệm “người chưa thành niên” là người<br />
đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi”[1]. Từ những khái niệm trên, dưới góc độ pháp lý có thể thống<br />
nhất trẻ em theo pháp luật Việt Nam là: Trẻ em là người chưa thành niên dưới 16 tuổi, là<br />
người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần cũng như xã hội cần được chăm sóc,<br />
bảo vệ, được giáo dục để trở thành những công dân tốt, những người chủ tương lai của đất<br />
nước. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được Đảng và Nhà nước coi là mối quan<br />
tâm hàng đầu, được xác định, ghi vào luật mà toàn xã hội phải có trách nhiệm thực hiện.<br />
*Xâm hại trẻ em (Xâm hại thân thể, xâm hại tinh thần và xâm hại tình dục trẻ em) và<br />
sao nhãng đối với trẻ em.<br />
Năm 1999, Hội nghị tham vấn của WHO về Phòng chống xâm hại trẻ em đã đưa định<br />
nghĩa như sau:<br />
“Xâm hại hoặc ngược đãi trẻ em bao gồm tất cả các hình thức ngược đãi về thân thể<br />
và/hoặc tinh thần, xâm hại tình dục, sao nhãng hoặc đối xử một cách sao nhãng hoặc bóc lột<br />
vì mục đích thương mại hay mục đích khác, dẫn đến sự tổn hại hoặc nguy cơ tổn hại đến sức<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
276<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
khoẻ, sự sống còn, phát triển hoặc nhân phẩm của trẻ diễn ra trong bối cảnh giữa trẻ em và<br />
người xâm hại có một mối quan hệ trách nhiệm, niềm tin hoặc quyền hành” [6]<br />
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tất cả các hình thức xâm hại trẻ em, Tuy nhiên chưa<br />
đưa ra một định nghĩa chung về xâm hại trẻ em hoặc bạo hành với trẻ em như tại điều 19 của<br />
CRC hay một số công ước quốc tế khác. Hiện tại, Việt Nam mới có thuật ngữ “xâm phạm trẻ<br />
em” với ý nghĩa là “mọi hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực hoặc gây tổn hại đến sự phát triển thể<br />
chất, trí tuệ, tinh thần và xã hội của trẻ”.<br />
* Xâm hại thân thể<br />
Việc sử dụng vũ lực như một hình phạt hoặc biện pháp kỷ luật đối với trẻ em còn là<br />
một thực tế ở Việt Nam, thường là dưới dạng đánh bằng tay, gậy, roi, hoặc các công cụ khác.<br />
Các biện pháp khác thường được sử dụng là cốc đầu, phát vào mông, đùi, hoặc bắt nhịn ăn.<br />
Hình thức trừng phạt thân thể này diễn ra cả ở gia đình và nhà trường. Hình phạt này đang<br />
dần bị thay thế do nhiều phương pháp mới trong giáo dục và kỷ luật trẻ em được giới chuyên<br />
môn giới thiệu và thúc đẩy. [5]<br />
Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể về xâm hại thân thể trẻ em và<br />
giới chuyên môn thường sử dụng khái niệm gây thương tích được quy định tại điều 104 bộ<br />
luật Hình sự để định nghĩa hành vi này. Theo luật pháp hiện hành, cảnh sát cũng như những<br />
người khác đều không có quyền tách trẻ em khỏi gia đình mà không có sự đồng ý của cha<br />
mẹ. Chỉ duy nhất toà án có quyền thực hiện việc này và cảnh sát có thể bắt và tạm giữ người<br />
có hành vi gây thương tích cho trẻ.<br />
Ngoài ra, việc cấm đối tượng xâm hại trẻ được tiếp xúc với nạn nhân là một biện<br />
pháp can thiệp mới được đưa ra trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình. biện pháp này có<br />
thể được áp dụng để bảo vệ trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình.<br />
* Xâm hại tinh thần và sao nhãng<br />
Hình thức xâm hại này diễn ra dưới nhiều hình thức ví dụ như quát tháo, sỉ nhục và<br />
công khai trách mắng trẻ và thường xảy ra ở cả môi trường gia đình và trường học. bạo lực<br />
gia đình ngày càng trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng tạo áp lực lớn lên trẻ em.<br />
Sự sao nhãng của cha mẹ cũng là một hình thức xâm hại trẻ em. Theo kết quả Điều<br />
tra gia đình Việt Nam năm 2006, do thiếu hệ thống trường mầm non, mẫu giáo, nhiều bậc<br />
cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc chăm sóc con, đặc biệt là với trẻ em dưới hai tuổi.<br />
Các bà mẹ sống ở khu vực nông thôn dành ít thời gian chăm sóc con cái hơn so với các bà<br />
mẹ ở khu vực thành thị, ví dụ tỉ lệ các bà mẹ ở thành thị dành hơn 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày<br />
để chăm sóc con là 38% trong khi tỉ lệ này ở nông thôn chỉ là 25%. Đây có thể là một trong<br />
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sao nhãng đối với trẻ em và cần được nghiên cứu sâu<br />
hơn. Trong 22 trường hợp nghiên cứu không có trường hợp nào trẻ bị sao nhãng.<br />
* Xâm hại tình dục<br />
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa xâm hại tình dục trẻ em như sau:<br />
“Xâm hại tình dục trẻ em là việc lôi kéo trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục mà<br />
trẻ em đó không hiểu một cách đầy đủ, không có khả năng quyết định ưng thuận một cách có<br />
hiểu biết, hoặc hành động đó là trái luật pháp hoặc trái quy tắc xã hội. Xâm hại tình dục trẻ<br />
em là hành động diễn ra giữa một trẻ em với một người trưởng thành hoặc với một trẻ em<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
277<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
khác mà do độ tuổi và mức độ phát triển, người này có mối quan hệ trách nhiệm, tin tưởng<br />
hoặc quyền hành với trẻ,và hành động gây ra nhằm thoả mãn nhu cầu của người đó”[4].<br />
Trong trường hợp thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em là một thành viên trong gia đình<br />
hoặc có họ hàng với trẻ, thì việc xâm hại tình dục được coi là loạn luân. Xâm hại tình dục trẻ<br />
em cũng có thể xảy ra dưới hình thức bóc lột thông qua văn hóa phẩm khiêu dâm hoặc hoạt<br />
động mại dâm.<br />
Điều 56 Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em năm 2004 quy định trẻ em bị<br />
xâm Nhà nước đã phát động nhiều chương trình tái hoà nhập cho trẻ em bị xâm hại tình dục.<br />
Các chương trình này cũng được lồng ghép vào các chương trình đào tạo nghề, tạo việc làm<br />
và xoá đói giảm nghèo. Các chính sách về khám chữa bệnh và chăm sóc cho trẻ bị xâm hại<br />
nhân phẩm và tình dục cũng đã được đề ra. Hoạt động tham vấn tâm lý-xã hội cùng những<br />
hỗ trợ khác dành cho trẻ em nạn nhân đã được thực hiện. Đối tượng vi phạm bị xử phạt<br />
nghiêm khắc.[5] Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng<br />
Việc thu thập số liệu chính xác về mức độ phổ biến của hành vi xâm hại tình dục trẻ<br />
em ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Có thể có những vụ xâm hại tình dục không bị tố<br />
cáo và số vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra trong thực tế nhiều hơn số vụ được báo cáo. Tuy<br />
nhiên, theo kết quả điều tra ở trong nước cũng như trên thế giới cho biết, thủ phạm xâm hại<br />
tình dục trẻ em thường là những người có quan hệ gần gũi với trẻ như thành viên trong gia<br />
đình hay hàng xóm. Độ tuổi trung bình của nạn nhân bị xâm hại tình dục là 12 tuổi, với dao<br />
động trong khoảng từ 2 cho đến 17 tuổi.<br />
Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam được dùng để chỉ các trường hợp khi<br />
một người, dựa trên sự vượt trội về độ tuổi, kinh nghiệm, sức mạnh thể chất hoặc địa vị xã<br />
hội của mình, sử dụng quyền lực của mình để khiến trẻ tham gia vào hoạt động tình dục.<br />
Theo quy định tại bộ luật Hình sự (Điều 122), mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13<br />
tuổi đều bị coi là hiếp dâm trẻ em. Thực tế là luật pháp Việt Nam chưa định nghĩa khái niệm<br />
“xâm hại tình dục trẻ em” và khái niệm này do đó được sử dụng không thống nhất trong các<br />
luật và quy định khác nhau.<br />
Tương tự như ở nhiều quốc gia khác, trẻ em lang thang ở Việt Nam là nhóm có nguy<br />
cơ cao dễ bị xâm hại tình dục. Thường có định kiến cho rằng những trẻ em đã đồng ý tham<br />
gia vào hoạt động tình dục, điều này khiến cho các em rất khó có thể trông cậy rằng cảnh sát<br />
sẽ tiến hành các hoạt động cần thiết hay coi vụ việc là một vụ phạm tội.<br />
Luật pháp hiện hành của Việt Nam chưa quy định một thủ tục khiếu nại riêng để báo<br />
cáo các vụ việc xâm hại trẻ em. Không có phương tiện đặc biệt nào để tố cáo và chưa có thủ<br />
tục “thân thiện với trẻ em” để các em có thể tự thực hiện quyền khiếu nại tố cáo của mình.<br />
Luật cũng chưa quy định nghĩa vụ báo cáo bắt buộc về các vụ xâm hại trẻ em trừ những<br />
trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm. Việt Nam cũng chưa có cơ quan chuyên trách và<br />
thủ tục dành riêng để điều tra và kết luận về các khiếu nại liên quan đến xâm hại trẻ em. Do<br />
đó, các trường hợp khi có báo cáo hoặc nghi ngờ về xâm hại trẻ em.<br />
* Công tác xã hội<br />
Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng<br />
cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích<br />
hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
278<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu 22 trường hợp tại Hà Nội (từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015).<br />
Trong đó có 9 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục và 13 trẻ bị xâm hại thể chất là bạo<br />
hành, ngược đãi.<br />
Để nghiên cứu 22 trường hợp trên, tác giả đã làm việc trực tiếp can thiệp, kết nối,<br />
bằng phương pháp phỏng vấn, trò chuyện, điều tra phiếu bảng hỏi.<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
3.1. Thực trạng trẻ bị xâm hại tại Hà Nội<br />
3.1.1 Trẻ bị xâm hại theo giới tính và độ tuổi<br />
Trẻ bị xâm hại<br />
<br />
Tỉ lệ % theo giới<br />
tính<br />
<br />
Tỉ lệ % theo độ tuổi<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Dưới 6 tuổi<br />
<br />
6-13 tuổi<br />
<br />
13-16 tuổi<br />
<br />
Xâm hại tình dục<br />
<br />
0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
55,6<br />
<br />
11,1<br />
<br />
33,3<br />
<br />
Xâm hại thể chất<br />
<br />
69,0<br />
<br />
31,0<br />
<br />
38,5<br />
<br />
38,5<br />
<br />
23,0<br />
<br />
Bảng 1 : Tỉ lệ % trẻ bị xâm hại theo giới tính và độ tuổi<br />
Trong 22 trường hợp tiếp cận nghiên cứu từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015 thì có 9<br />
trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục và 13 em bị xâm hại thể chất (bạo hành, đánh đập). Trong<br />
khi đó 9 trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục đều là trẻ em gái ở những độ tuổi dưới 6 tuổi có 5<br />
em (chiếm 55,6%), từ 6-13 tuổi có 1 em (chiếm 11,1%) và từ 13-16 tuổi (chiếm 33,3%), đặc<br />
biệt có những em chỉ mới 5 tuổi đã bị xâm hại, hậu quả để lại rất nặng nề về thể chất và tâm<br />
lý cho các em. Với 13 trường hợp trẻ bị xâm hại thể chất thì có 9 trẻ em trai (chiếm 69,0%)<br />
và 6 trẻ em gái (31,0%) ở những độ tuổi là dưới 6 tuổi có 5 em, từ 6-13 tuổi 5 em và từ 13-16<br />
tuổi có 3 em. Nhìn tổng quát cho thấy, trẻ bị xâm hại tình dục chủ yếu ở trẻ em gái, còn xâm<br />
hại thể chất thì trẻ em nam bị bạo hành nhiều hơn. Độ tuổi các em bị xâm hại dưới 13 tuổi<br />
nhiều hơn. Đây cũng là độ tuổi mà khả năng tự bảo vệ bản thân của các em còn yếu.<br />
Chị Trần Lê Tr- nhân viên công tác xã hội của Trung tâm công tác xã hội Hà Nội chia<br />
sẻ: « Khi làm việc với trẻ em bị xâm hại, tôi nhận thấy có quá nhiều trẻ em còn nhỏ mà sự<br />
tổn thương rất nhiều khi bị xâm hại. Có những em mới 5 tuổi, các em còn quá nhỏ để biết<br />
bảo vệ bản thân. Nhìn các em, tôi rất xót xa, trong khi đó sự hỗ trợ của chúng tôi chỉ có<br />
hạn ».<br />
3.1.2. Đối tượng xâm hại trẻ tại Hà Nội theo độ tuổi và giới tính<br />
Đối tượng xâm hại<br />
<br />
Tỉ lệ % theo giới<br />
tính<br />
<br />
Tỉ lệ % theo độ tuổi<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Dưới 16<br />
tuổi<br />
<br />
16-18<br />
tuổi<br />
<br />
Trên 18<br />
tuổi<br />
<br />
Xâm hại tình dục<br />
<br />
10<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
7<br />
<br />
Xâm hại thể chất<br />
<br />
7<br />
<br />
9<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
16<br />
<br />
Bảng 2 : Số lượng đối tượng xâm hại trẻ theo độ tuổi và giới tính<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
279<br />
<br />