Vai trò của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 1
download
Bài viết "Vai trò của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay" của tác giả tập trung phân tích vai trò của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên một số gợi ý nhằm phát huy hơn nữa vai trò của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, góp phần thúc đẩy hoạt động này phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Nguyễn Thị Diễm Anh VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Thị Diễm Anh(*) Tóm tắt: Bài viết của tác giả tập trung phân tích vai trò của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên một số gợi ý nhằm phát huy hơn nữa vai trò của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, góp phần thúc đẩy hoạt động này phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Hướng nghiệp, khởi nghiệp, vai trò của pháp luật. THE ROLE OF LAW IN CAREER GUIDANCE AND START-UP ACTIVITIES IN VIETNAMESE EDUCATIONAL INSTITUTIONS TODAY Abstract: The article aims to analyze the role of law of career guidance and start- up activities in educational institutions in Vietnam today. Then the author offers suggestions to further promote the role of law in career guidance and start-up activities in educational institutions in order to promote the development of these activities in Vietnam in the coming time. Keywords: Career guidance, start-up, role of law. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục là một trong những hoạt động cần thiết và quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển về kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chủ trương, đường lối, chính (*) TS., Trường Đại học Công đoàn. 26
- NGUYỄN THỊ DIỄM ANH sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp; cơ sở vật chất, nguồn nhân lực triển khai hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp; nhận thức của học sinh, sinh viên và cộng đồng xã hội về tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp; pháp luật điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp. Hiện nay, hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp đang được triển khai trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam theo nhiều cách thức và quy mô khác nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế, xã hội trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có nhiều thay đổi do tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, đòi hỏi hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam phải được chú trọng hơn nữa, có như vậy mới có thể đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực cho đất nước trong tương lai. Có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, một trong những giải pháp quan trọng đó là hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Bởi vì, pháp luật được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động này. Xuất phát từ tầm quan trọng của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, tác giả cho rằng nghiên cứu vai trò của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết. Bởi lẽ, điều đó không chỉ góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay mà còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về tầm quan trọng của pháp luật đối với hoạt động này. Hay nói cách khác, nhận thức đầy đủ, khách quan về vai trò của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay sẽ tạo nên cơ sở lý luận quan trọng để các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền có căn cứ xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, góp phần thúc đẩy hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam phát triển cả về chất lượng và số lượng trong thời gian tới. 2. NỘI DUNG 2.1. Tổng quan pháp luật điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay Khoản 1, Điều 9, Luật Giáo dục Việt Nam năm 2019 quy định: “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” 27
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM (Quốc hội, 2019). Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa giải thích thế nào là “khởi nghiệp” nhưng có giải thích về nội hàm của thuật ngữ “công tác hỗ trợ khởi nghiệp”. Theo đó, công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục “là các hoạt động nhằm giúp người học tích lũy kiến thức, kỹ năng để thúc đẩy tư duy đổi mới, sáng tạo hình thành các ý tưởng, giải pháp mới tạo giá trị cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2022). Hiện nay, đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nội hàm của thuật ngữ “khởi nghiệp” nhưng theo tác giả, khởi nghiệp được hiểu là hoạt động mang tính chủ động của cá nhân, tổ chức để bắt đầu tạo dựng một công việc mới. Hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Bởi vì, nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật, hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục sẽ diễn ra một cách tùy tiện, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và những cá nhân, tổ chức khác có liên quan. Hay nói cách khác, pháp luật Việt Nam hiện hành không những góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác khi tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp mà còn tạo lập hành lang pháp lý vững chắc thúc đẩy hoạt động này phát triển theo đúng kỳ vọng của Nhà nước và xã hội. Hiện nay, hoạt động hướng nghiệp và khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, có thể kể đến một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Hiến pháp năm 2013 (Quốc hội, 2013, Điều 57); Luật Giáo dục năm 2019 (Quốc hội, 2019, Điều 9); Luật Thanh niên năm 2020 (Quốc hội, 2020, Điều 17-18); Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09 tháng 7 năm 2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm; Nghị định số 74/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 9 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 7 năm 2015 của chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 23 tháng 5 năm 2023 quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục; Thông tư số 14/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2022 quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tóm lại, hiện nay Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Có thể hiểu, pháp luật điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở 28
- NGUYỄN THỊ DIỄM ANH giáo dục ở Việt Nam hiện nay là những quy phạm pháp luật do cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Những văn bản quy phạm pháp luật kể trên không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp mà còn tạo ra khuôn khổ pháp lý thúc đẩy hoạt động này phát triển có hiệu quả trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Một số vai trò cơ bản của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay Pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam nói riêng. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ nêu và phân tích một số vai trò quan trọng của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay, cụ thể như sau: Thứ nhất, pháp luật góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp vào trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trong những năm gần đây, xác định được tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp đối với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, giải pháp đối với hoạt động này, có thể kể đến một số văn bản quan trọng như: Nghị quyết số 29/NQ-TW (Ban Chấp hành Trung ương, 2013); Nghị quyết số 44/NQ-CP (Chính phủ, 2014); Quyết định 522/QĐ- TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh GDPT giai đoạn 2018 - 2025” (Thủ tướng Chính phủ, 2018). Thể chế hóa đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục vào trong các văn bản quy phạm pháp luật không chỉ góp phần nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng mà còn “tạo khung khổ cho việc tổ chức và vận hành xã hội” (Mai Việt Bách, 2020). Hay nói cách khác, thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp vào trong các văn bản quy phạm pháp luật không những góp phần đảm bảo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo” đối với Nhà nước và xã hội mà còn góp phần giúp cho đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp đi vào cuộc sống một cách thuận lợi và có hiệu quả hơn. Thứ hai, pháp luật tạo lập căn cứ pháp lý vững chắc để các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động hướng nghiệp, 29
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục có hiệu quả và thuận lợi hơn. Điều này thể hiện ở chỗ, mặc dù pháp luật điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và mỗi một văn bản quy phạm pháp luật lại có đối tượng, phạm vi điều chỉnh riêng. Tuy nhiên, trong mỗi văn bản đó đều có những quy định cụ thể chỉ ra những cá nhân, tổ chức có quyền tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục (bao gồm chủ thể quản lý và chủ thể bị quản lý), nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của những chủ thể này. Căn cứ pháp luật Việt Nam hiện hành có thể thấy chủ thể tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay rất phong phú, đa dạng về độ tuổi, trình độ, vị trí xã hội. Các chủ thể đó bao gồm học sinh, chính phủ (Quốc hội, 2019, Luật Giáo dục, Điều 9); thanh niên, tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ hỗ trợ thanh niên (Quốc hội, 2020, Điều 17 -18); Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam. Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 5 năm 2023 quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, Điều 1; các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và các cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên; các cá nhân, tổ chức có liên quan, Nghị định số 74/2028/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, Điều 1; học viên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2022). Thông qua những quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay, các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền dễ dàng xác định được vị trí, chức năng của mình cũng như nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức khác khi tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp, từ đó chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình một cách hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay, để quản lý xã hội nói chung và các quan hệ phát sinh trong hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp nói riêng, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ, phương tiện khác nhau như quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, tập 30
- NGUYỄN THỊ DIỄM ANH quán,… nhưng công cụ, phương tiện quan trọng và hiệu quả nhất vẫn là pháp luật. Bởi lẽ, chỉ có pháp luật mới có đầy đủ các đặc trưng như tính bắt buộc chung, tính phổ biến, tính đảm bảo thực hiện bởi quyền lực nhà nước. Thứ ba, thông qua pháp luật, các cá nhân, tổ chức dễ dàng xác định được nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình khi tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Điều này thể hiện ở chỗ, hiện nay Việt Nam đã có những quy định ghi nhận địa vị pháp lý (trọng tâm là những quy định về nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm) đối với các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Thông qua những quy định này, các cá nhân, tổ chức dễ dàng xác định được những hành vi bắt buộc phải thực hiện, những hành vi không được phép thực hiện, những hành vi có thể lựa chọn để thực hiện khi tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Thực tế cho thấy, các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục không hoàn toàn giống nhau về vị trí, chức năng, vì vậy địa vị pháp lý của các chủ thể này khi tham gia vào quan hệ này cũng không hoàn toàn như nhau. Không phải tất cả chủ thể tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp đều có kiến thức chuyên môn về pháp luật, vì vậy những quy định về địa vị pháp lý đối với các chủ thể tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp đã giúp cho họ tháo gỡ những khó khăn, lúng túng trong việc xác định nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình khi tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Hay nói cách khác, pháp luật Việt Nam hiện hành không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức xác định được quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình khi tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục một cách thuận lợi mà còn góp phần rất lớn trong việc hình thành ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật ở mỗi cá nhân, tổ chức. Từ đó, giúp cá nhân, tổ chức lựa chọn những hành vi cách ứng xử đúng chuẩn mực, phù hợp với chiều hướng phát triển của xã hội hiện đại. Thứ tư, pháp luật góp phần hướng dẫn các cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình khi tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Điều này thể hiện ở chỗ, pháp luật Việt Nam hiện hành có những quy định cụ thể hướng dẫn về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm (mục đích, đối tượng, nội dung, hình thức tư vấn và tổ chức thực hiện); công tác hỗ trợ khởi nghiệp (mục đích, đối tượng, nội dung, hình thức hỗ trợ và tổ chức thực hiện). Những quy định này không chỉ giúp cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp tháo gỡ những khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình mà còn đảm bảo cho hoạt động hướng 31
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục diễn ra theo đúng ý chí của nhà nước, hạn chế tối đa những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp. Thực tế cho thấy, hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục là hoạt động không hề đơn giản, bởi lẽ các chủ thể tham gia vào hoạt động này rất đa dạng về độ tuổi, trình độ, vị trí xã hội, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn,… Không những vậy, hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục thường diễn ra trên phạm vi rộng và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu công việc, đòi hỏi các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục phải có kỹ năng tư vấn, tuyên truyền thành thạo và tư duy nhạy bén trong việc tiếp nhận, xử lý và phân tích các thông tin liên quan đến nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Trong khi đa số các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay chưa có cán bộ, nhân viên chuyên trách phụ trách hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp thì tầm quan trọng của pháp luật trong việc hướng dẫn các cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình khi tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục càng được thể hiện rõ nét. Tóm lại, từ những nội dung phân tích ở trên cho thấy, pháp luật Việt Nam hiện hành có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Điều đó cho thấy, để thúc đẩy hoạt động hướng nghiệp và khởi nghiệp ở Việt Nam phát triển cả về số lượng và chất lượng, cần thiết phải tạo lập hành lang pháp lý điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục một cách hoàn chỉnh và đồng bộ. 2.3. Một số gợi ý nhằm phát huy vai trò của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam Pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Điều đó cho thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, cần thiết phải phát huy hơn nữa vai trò của pháp luật đối với hoạt động này. Xuất phát từ tầm quan trọng của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp, tác giả đưa ra một số ý kiến gợi ý nhằm phát huy tối đa vai trò của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam như sau: Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đã tạo lập được hành lang pháp lý để điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Từ thực tiễn cho thấy, pháp luật Việt Nam hiện hành góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động 32
- NGUYỄN THỊ DIỄM ANH hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò của pháp luật đối với hoạt động này, các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền cần thường xuyên rà soát các quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục để phát hiện những bất cập, hạn chế và sửa đổi, bổ sung kịp thời. Tránh tình trạng chính pháp luật trở thành rào cản gây khó khăn cho hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền cũng cần tham khảo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới để hoàn thiện và đảm bảo sự thống nhất giữa pháp luật điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia khác trong xu thế hội nhập. Thứ hai, tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tiễn một cách có hiệu quả. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, trước tiên các cá nhân, tổ chức phụ trách hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đến những cá nhân, tổ chức có liên quan và cả cộng đồng xã hội. Hoạt động này giúp góp phần nâng cao kiến thức pháp luật, từ đó hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Tiếp theo, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng tư vấn, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, nhân viên phụ trách công tác tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Cuối cùng, cần đa dạng hóa hình thức hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Hiện nay, hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp đã được triển khai trong các cơ sở giáo dục thông qua nhiều hình thức như tổ chức “Hội chợ việc làm” hay tổ chức các buổi “Talkshow” về việc làm cho học sinh, sinh viên,... Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của hoạt động này hơn nữa, các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền cần đa dạng hóa hình thức hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Ví dụ, các cơ sở giáo dục có thể thành lập cổng thông tin điện tử riêng (fanpage) để tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên một cách thường xuyên; phát hành các tài liệu tư vấn, định hướng việc làm cho học sinh, sinh viên; tăng cường đối thoại giao lưu giữa các nhà tuyển dụng với học sinh, sinh viên để học sinh, sinh viên nhận thức rõ hơn các yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với từng công việc cụ thể; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nhu cầu sử dụng lao động của xã hội tại thời điểm hiện tại và tương lai. Nói tóm lại, có nhiều giải pháp để phát huy vai trò của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật điều chỉnh về hoạt động 33
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục sao cho có hiệu quả vẫn là những giải pháp chủ yếu và quan trọng nhất. 3. KẾT LUẬN Pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Điều này thể hiện ở chỗ, nếu pháp luật điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp thiếu đồng bộ, không thống nhất với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc tồn tại nhiều hạn chế, bất cập khác sẽ khiến cho việc triển khai hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục gặp nhiều khó khăn, thậm chí kém hiệu quả và ngược lại. Chính vì vậy, hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục không chỉ góp phần kiện toàn hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung mà còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nói riêng. Trong thời gian tới, để thúc đẩy hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam phát triển cả về số lượng và chất lượng, Nhà nước và các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau nhưng trước hết cần nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về tầm quan trọng của pháp luật đối với hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền phải chú trọng công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, Đồng thời, tổ chức thực hiện chúng sao cho có hiệu quả trong thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 14/11/2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2022). Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT ngày 23/5/2023 quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Hà Nội. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2022). Thông tư số 14/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/8/2022 quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hà Nội. Chính phủ. (2014). Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ ngày 09/6/2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 04/11/2013. Hà Nội. 34
- NGUYỄN THỊ DIỄM ANH Chính phủ. (2019). Nghị định số 74/2028/NĐ-CP ngày 23/9/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Hà Nội. Mai Việt Bách. (2020). “Thể chế hóa đường lối chủ trương và định hướng chính sách của Đảng trong nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng hiện nay”. Tạp chí Cộng sản. Truy cập ngày 19/10/2023 tại: apchicongsan.org.vn/web/guest/ngh ien-cu/-/2018/820752/the-che-hoa-duong-loi%2C-chu-truong-va-dinh-huong- chinh-sach-cua-dang-trong-nang-cao-nang-luc-cam-quyen-cua-dang-hien- nay.aspx. Quốc hội. (2013). Hiến pháp năm 2013. Hà Nội. Quốc hội. (2019). Luật Giáo dục năm 2019. Hà Nội. Quốc hội. (2020). Luật Thanh niên năm 2020. Hà Nội Thủ tướng Chính phủ. (2018). Quyết định 522/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh GDPT giai đoạn 2018 - 2025” ngày 14/5/2018. Hà Nội. 35
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vai trò của tập quán và luật tục đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật
2 p | 395 | 83
-
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội dưới gốc nhìn phân tâm học của S.Freud
10 p | 130 | 13
-
Vai trò của hội phụ nữ trong hoạt động phát triển kinh tế ở phường 3, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
5 p | 41 | 10
-
Vai trò của trường đại học trong việc giáo dục pháp luật cho sinh viên hiện nay
6 p | 49 | 10
-
Vai trò của năng lực tư duy biện chứng đối với hoạt động học tập của sinh viên sư phạm
3 p | 130 | 9
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật - Bài 3: Lý luận về pháp luật
24 p | 60 | 7
-
Ý thức pháp luật và tính tất yếu của việc nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên hiện nay
4 p | 92 | 7
-
Tài liệu phát huy giá trị của tôn giáo với việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay
196 p | 10 | 5
-
Vai trò của trường Đại học Trà Vinh trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tiểu vùng duyên hải phía đông đồng bằng sông Cửu Long
20 p | 83 | 4
-
Vai trò của Ni giới đối với Phật giáo Nhật Bản
5 p | 65 | 3
-
Tính nhân văn trong tư tưởng nhà nước và pháp luật của Lê Thánh Tông
5 p | 57 | 3
-
Pháp luật xã hội học: Phần 1 - Trần Đức Châm
77 p | 9 | 3
-
Bàn việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà báo viết về kinh tế
4 p | 8 | 3
-
Vai trò của báo chí trong giám sát quyền lực chính trị
10 p | 4 | 3
-
Vai trò của nước Pháp đối với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam (1981-1995)
9 p | 70 | 2
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 3 - Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
23 p | 2 | 2
-
Vai trò của môn Giáo dục công dân đối với việc xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông
3 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn