Pháp luật xã hội học: Phần 1 - Trần Đức Châm
lượt xem 3
download
Cuốn sách Xã hội học pháp luật phần 1 trình bày các nội dung chính như: đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng, nhiệm vụ của xã hội học pháp luật; sự ra đời của xã hội học pháp luật và một số trường phái xã hội học pháp luật; xã hội và pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Pháp luật xã hội học: Phần 1 - Trần Đức Châm
- ức CHÂM XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỘC GIA
- XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
- Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Trần Đức Châm Xã hội học pháp luật / Trần Đức Châm. - H. : Chinh trị quốc gia. 2013. - 148tr. ; 21cm Thư mục: tr. 141-143 1. Xã hội học 2. Pháp luật 340 - dcl4 CTB0126p-C.P vr- - 30(07) Mã số: C T Q Q _ 2 0 l 3
- TRẦN ĐỨC CHÂM XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRị Q u ố c GIA - s ự THẬT Hà Nội -2013
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN Xã hội học pháp luật là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật với xã hội và các chức năng của pháp luật vói quá trình chuyên biến các quy phạm pháp luật thành thái độ cư xử của con ngưòi trong xã hội. Đây là một chuyên ngành khoa học còn mới mẻ ở Việt Nam. Việc nghiên cứu về những điều kiện kinh tế - xã hội. dư luận xã hội tác động và ảnh hưởng đến pháp luật; việc áp dụng những tri thức khoa học và thực tiễn vào quá trình xây dựng và thực thi pháp luật là hết sức cần thiết, giúp cho các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nưóc có những cơ sở, cãn cứ khoa học để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. Đê đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu. nám vững những vấn đề cơ bán của chuyên ngành xã hội học pháp luật, Nhà xuất bản Chính trị quỗc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách: Xã hội học pháp luật của tác giả Trần Đức Châm, hiện đang công tác tại Học viện An ninh nhân dân. Cuốn sách nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất của bộ môn xã hội học pháp luật hiện đang được giảng dạy trong hệ thống các trường đại học hiện nay, bao gồm những vấn để vê lý luận như: các khái niệm liên quan đến chuyên ngành xã hội học pháp luật: đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng, nhiệm vụ của xã hội học pháp luật; sự ra đòi của xã hội học pháp luật và một số trường phái xã hội học pháp luật; những 5
- khía cạnh xã hội và những vấn để xã hội của xã hội học pháp luật; vai trò của những nhân tô chủ quan trong quyêt định áp dụng pháp luật và tính hiệu quả của pháp luật; những vấn đê về quyền lực và pháp luật, lợi ích và pháp luật. Bên cạnh đó. tác giả cuốn sách cũng chì rõ những yêu cầu cần thiết phái xây dựng, đôi mỏi và hoàn thiện hệ thông pháp luật Việt Nam trong điều kiện mỏi, trong đó có đê xuất một sô giái pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật ở nưóc ta trong thời gian tói. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách và mong nhận được những ý kiến góp ý của bạn đọc đế lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Tháng 1 năm 2013 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT 6
- Chương I ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM v ụ CỦA XẢ HỘI HỌC P H Á P LUẬT I- MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CHUNG VỂ PHÁP LUẬT 1. N guồn gốc và bản ch ất của pháp luật a) Nguồn gốc của pháp luật Sự ra đời của pháp luật gắn liền vối sự ra đời của nhà nước. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, những tập quán (và các tín điểu tôn giáo) là những quy phạm xã hội (chuẩn mực xã hội) để điều chỉnh các quan hệ xã hội của con người. Ph. Ảngghen đã từng nói: Trong xã hội công xã, thị tộc, xã hội đó không có một phương tiện cưdng chế nào khác ngoài dư luận xã hội. Nhưng khi chê độ tư hữu xuât hiện, xã hội phân chia thành giai cấp và nhà nước ra đời thì những tập quán đó không còn phù hợp nữa, tâ’t yếu dẫn tới phải có một loại quy phạm mới để thiết lập cho một trật tự mới - đó là quy phạm pháp luật, một loại quy phạm (chuẩn mực xã hội) thể hiện ý chí của giai cấp thông trị, của các nhà nước. 7
- Pháp luật, hệ ihống pháp luật của các nhà nước luón luôn phụ thuộc vào những điểu kiện và hoàn cành cụ thê của mỗi nước. Nhưng nhìn chung giai cấp thông trị đểu tìm cách vận dụng các tập quán để phục vụ lợi ích của giai câp mình, dần dần thay đôi nội dung của các tập quán và bằng con đường nhà nước nâng chúng lên thành các quy phạm pháp luật. Đây là một loại chuan mực xã hội - chuẩn mực xã hội pháp luật. Như vậy, tập quán xã hội được coi là một trong những nguồn gốic dẫn tới hình thành pháp luật. Bên cạnh đó. hệ thông pháp luật của các nhà nước còn được hình thành từ một nguồn khác, đó là các văn bản do các cơ quan nhà nưốc ban hành. Việc chuyển hóa các tập quán để nâng chúng lên thành luật chỉ là một bộ phận trong sự hình thành hệ thống pháp luật của các nhà nước. Những mối quan hệ xã hội phức tạp mới đòi hỏi phải có quy phạm pháp luật mới để điểu chỉnh. Vì vậy, hệ thông pháp luật tấ t nhiên lúc đầu còn rất đơn giản, chưa đầy đủ. nhưng sau đó sẽ phát triển và hoàn thiện dần dần cùng với sự phát triển của nhà nước. Như vậy, pháp luật là hệ thông các quy phạm do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thôYig trị. Nó khác hoàn toàn với các quy phạm xã hội khác (bao gồm chủ yếu là các tập quán), thể hiện ý chí của tất cả mọi ngưòi (xã hội nói chung). Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thôYig trị. Nhà nước ban hành ra pháp luật và bảo đảm cho pháp luật 8
- được thực hiện. Cá hai quá trình này đều là sán phẩm của cuộc dấu tranh giai câ'p. b) Bán chât cúa pháp luật Xuất phát từ nguồn gốc của pháp luật, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Do đó. bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của nó. không có "pháp luật tự nhiên" hay pháp luật thuần túy không mang tính giai cấp. Tính giai cấp của pháp luật trước hết được thể hiện ớ chỗ, pháp luật phản ánh ý chí của nhà nước, của giai cấp thông trị. Khi nghiên cứu vê pháp luật tư sản. c. Mác và Ph. Ảngghen đã từng nhận xét rằng: Pháp luật tư sản chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật, ý chí mà nội dung là do nhùng điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư sản quyết định. Nhờ nắm trong tay quyển lực nhà nước, giai cấp thông trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí của nhà nưốc, ý chí đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nưốc có thẩm quyển ban hành. Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, vì vậy pháp luật là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc đôi vối mọi thành viên (mọi công dân) trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều loại quy phạm khác nhau, thê hiện ý chí, nguvện vọng của các giai câ'p khác nhau, nhưng chỉ có một hệ thôYig pháp luật thông nhâ’t chung cho toàn xã hội. 9
- Tính giai cấp của pháp luật còn dược thê hiện ỏ mục đích điểu chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích của pháp luật trướr hết nhằm để điểu chỉnh quan hệ giữa các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tô" để điểu chỉnh vê mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng tới các quan hệ xã hội phát triển theo một "trật tự" phù hợp với ý chí của giai câ'p thống trị. bảo vệ và củng cô" địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ đê thực hiện sự thống trị giai cấp. Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào, nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những nét đặc thù riêng (ví dụ: pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản, pháp luật xã hội chủ nghĩa). Vì pháp luật do nhà nưốc, đại diện chính thức của toàn xã hội ban hành nên nó còn mang tính chất xã hội. Do đó, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. 2. N h ữ n g đ ặc tr ư n g cơ bản và v a i trò của pháp lu ậ t a) Một s ố đặc trưng cơ bản của pháp luật * Tính xã hội: Tính xã hội là một đặc trưng cơ bản của pháp luật. Điểu đó được thể hiện ở chỗ, pháp luật với tư cách là một hiện tượng xã hội nảy sinh từ các tiền đê xã hội, là sự phản ánh các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong những giai đoạn n hất định của lịch sử - đặc 10
- biệt là quan hệ kinh tế. ('hình vì vậv. pháp luật chỉ có thể phát huv dược hiệu lực khi nó phù hợp vối những điều kiện cụ thô của xã hội (í thời diêm tồn tại của nó. nghĩa là pháp luật phản ánh đúng nhu cầu khách quan của xã hội. Tuy nhiên, do tính phức tạp của các mối quan hệ xã hội, pháp luật chỉ có khả năng mô hình hóa những nhu cẩu xã hội khách quan đã mang tính điển hình, phố biến và thông qua đó để tác động tới các quan hệ xã hội khác, hướng các quan hệ đó phát triển theo hướng đã được nhà nước xác định. Như vậy, ở đặc trưng này, nét khác biệt của pháp luật so với các hệ thông quy phạm khác thể hiện ở tính toàn diện và tính điển hình của các mối quan hệ xã hội được pháp luật điểu chỉnh. * Tính quyền lực: Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Nói một cách khác, pháp luật được hình thành và phát triển bằng con đường nhà nước chứ không thể bằng bâ't kỳ con đường nào khác. Do đó, pháp luật là công cụ của nhà nưốc, nó mang tính cưỡng chế thể hiện quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan: quân đội, cảnh sát, nhà tù, tòa án. Khi pháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nó sẽ có sức mạnh của quyển lực nhà nước và có thể tác động đến tấ t cả mọi thành viên trong xã hội. Đây là đặc trưng chỉ có ở pháp luật. Còn đôi với các loại quy tắc xử sự khác thì chủ yếu được bảo đảm bằng dư luận xã hội, chứ không phải bằng quyển 11
- lực của nhà nưốc (trừ nhũng trường hợp đặc biộl được nhà nước quan tâm). * Tính ý chí: Pháp luật là công cụ do nhà nước ban hành, vì vậy pháp luật là sự thế hiện ý chí của giai cáp cầm quvển trong xã hội. Điểu này đã được chứng minh rõ trong mục đích xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật và dự kiến hiệu quả của pháp luật khi triển khai vào thực tê đòi sông xã hội. Thực tê lịch sử cho thấy, chỉ có lực lượng nào. giai cấp nào nắm được nhà nước mối có khả năng thể hiện ý chí và lợi ích của mình một cách tối đa trong pháp luật. Một khi ý chí và lợi ích đã được hợp pháp hóa thành luật, thì nó được bảo đảm thực hiện bằng quyển lực nhà nước. Vì vậy. mọi quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật đểu được diễn ra dưới những hình thức cụ thể. theo những nguyên tắc và thủ tục chặt chẽ. Đây cũng là điểm khác biệt giữa pháp luật với hệ thông các quy phạm xã hội khác. * Tính chuẩn mực: Xét từ góc độ xã hội, pháp luật là một loại chuẩn mực xã hội (chuẩn mực luật pháp). Đây là hệ thống các quy tắc xử sự. là những khuôn mẫu, mực thước được xác định cụ thể. Tính chuẩn mực (quy phạm) của pháp luật nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi thành viên trong xã hội có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép. Do đó, vượt quá giới hạn đó là trái pháp luật. Cho nên, vê nguyên tắc pháp luật phải cụ thể, khuôn phép, 12
- mực thước, không thê lạm dụng hoặc tùy tiện. Nếu không có quy phạm pháp luật được đặt ra thì cũng không thê có sự quy kết một hành VI nào đó là vi phạm, trái pháp luật. b) Vai trò của pháp luật * Pháp luật chính là cơ sớ đê thiết lập, củng cô và tăng cường quyền lực nhà nước Thực tế cho thây, nhà nước không thê tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không the phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy nhà nước. Pháp luật không chỉ là kết quả của tư duy chủ quan mà nó còn xuất phát từ những nhu cầu khách quan của xã hội, pháp luật chỉ có thể đi vào cuộc sông nếu như nó phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, hay nói cách khảc là phù hợp với những điều kiện khách quan. Pháp luật phải có quyền lực nhà nưóc báo đảm mỏi có thế phát huy tác dụng trong thực tê đời sông. Do đó, pháp luật còn là nhu cầu tự thân của bộ máy nhà nưỏc. Khi chưa có một hệ thông quy phạm pháp luật vê tố chức đầy đủ, đồng bộ, phù hợp và chính xác đê làm cơ sở cho việc củng cô" và hoàn thiện bộ máy nhà nước thì dễ dẫn đến tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng, thấm quyền của một sô cơ quan nhà nước, bộ máv sẽ sinh ra cồng kềnh, kém hiệu quá. Pháp luật còn có vai trò quan trọng trong việc quy định nhiệm vụ. quyển hạn, trách nhiệm của mỗi loại cán bộ, mỗi cán bộ làm việc trong từng cơ quan cụ thể của bộ máy nhà nước. Nhờ có pháp luật, các hiện tượng lạm quvển. bao che, vô trách nhiệm... của đội ngủ viên chức nhà nước dễ dàng dược phát hiện và loại trừ. 13
- * Pháp luật là phương tiện đẻ nhà nước quản lý kinh tế- xã hội Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ quản lý toàn xã hội. Vì vậy. để quán lý xả hội. nhà nưóe dùng nhiều phương tiện, nhiểu biện pháp, nhưng pháp luật là phương tiện cơ bản và quan trọng nhát. Pháp luật có khả năng triên khai những chú trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất, trên quy mô rộng lớn nhất. Cũng nhò có pháp luật, nhà nước có cổ sở dể phát huy quyền lực và kiêm tra, kiểm soát các hoạt động của các tố chức, các cơ quan, các nhân viên nhà nước và mọi công dân. Trong tố chức và quản lý kinh tế, pháp luật lại càng có vai trò to lớn. Toàn bộ quá trình tổ chức và quản lý đểu đòi hỏi có sự hoạt động tích cực của nhà nước nhằm tạo ra một cơ chê đồng bộ thúc đấy quá trình phát triển đúng hướng của nền kinh tế và mang lại hiệu quả thiết thực. Quá trình quản lý kinh tế không thể thực hiện được nếu như không dựa vào pháp luật. * Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới Pháp luật có tính tiên phong, định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Vì vậy, có thể nói pháp luật có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng (lập) ra những quan hệ mói. Dựa trên cơ sở xác định thực trạng xã hội VỚI những tình huống cụ thế. điển hình, tồn tại và tái diễn thường xuyên ỏ những thòi điểm cụ thế trong xã hội, nhà nước để ra pháp luật để điểu chỉnh kịp thời và phù hợp. Đồng thòi, dựa trên những kết quả và dự báo khoa 14
- học. người ta có thỏ dự kiên dược nhũng thay đối có thế diễn ra. với những tình huống cụ thê. điển hình cần có sự điều chính bằng pháp luật. Từ đó. pháp luật đặt ra đê định hướng Lrưởc. xác lập nhùng quy định và có thê thiết kê những mô hình tố chức quv định chức năng, nhiệm vụ và tô chức thực nghiệm. Pháp luật có sự ôn dịnh tương đôi. Sự hình thành mới và sự thay đôi diễn ra vái từng bộ phận của hệ thông pháp luật, ít có những dột biên toàn phần trong một thời gian ngắn. Tính định hướng của pháp luật cũng theo quy luật đó. Hộ thông quy phạm định hướng chi là một bộ phận nhất định của hệ thống pháp luật thực định của mỗi quốc gia. Sự kết hợp hài hòa giữa tính cụ thể của pháp luật với tính định hưóng của nó có một ý nghĩa rất quan trọng là tạo ra được sự ổn định và phát triển, kê thừa và đổi mới thường xuyên, làm cho pháp luật năng động, phù hợp và tiến bộ hơn. * Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các môi quan hệ giữa các quốc gia Nhà nước là một phạm trù lịch sử, cho nên nhà nưốc có thể thay đối. mất đi, nhưng xã hội vẫn tồn tại và phát triển, nhân dân và quyền lực của nhân dân vẫn tồn tại. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật đế bảo đảm sự ổn định trật tự xã hội. Do đó, quyển lực của nhân dân là vấn đề căn bản; trậ t tự xã hội là đòi hỏi khách quan và những nhu cầu vê pháp luật là luôn luôn có. Pháp luật và nhà nước luôn luôn có môi quan hệ mật 15
- thiêt với nhau, nhưng ỏ những góc độ cụ thể. pháp luật có những nét đặc thù của nó. đó là khi pháp luật phản ánh những lợi ích của dân tộc. của nhân dân thì chê độ nhà nước nào cũng phải tôn trọng, nếu không sẽ dẫn tới sụ phản đôi. không tôn trọng và xã hội mất ổn định. Vì vậy. xét ỏ góc độ này, pháp luật luôn luôn giữ vai trò duy trì sự ôn dinh và trậ t tự xã hội. Sự ổn định của mỗi quốc gia luôn là điều quan trọng để tạo ra niềm tin, là cơ sở đê mỏ rộng môi quan hệ với các nưốc khác. Cơ sỏ cho việc thiết lập và củng côi các mối quan hệ giữa các nước đó là pháp luật. Pháp luật quốc tê và pháp luật của mỗi nưốc. Đê có môi trường xã hội ổn định, mở rộng mối quan hộ hợp tác thì mỗi quốc giạ phải chú ý đến toàn bộ hệ thông pháp luật của mình. Bởi vì. hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia là chỉnh thể phản ánh đầy đủ nhất quyền lực của nhà nưóc. 3. Các k iểu và hình thức pháp luật trong lịch sử a) Các kiêu pháp luật * Khái niệm kiểu pháp luật Kiêu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản. đặc thù của pháp luật thể hiện bản chát giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Đặc điểm của mỗi hình thái kinh tê - xã hội trong xã hội có giai cấp sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản của pháp luật. * Các kiêu pháp luật trong lịch sử Trong lịch sử đã tồn tại bôn kiêu pháp luật, đó là: 16
- + Pháp luật chu nó; - + Pháp luật phong kiến: + Pháp luật tư sản: ■ + Pháp luật xã hội chú nghĩa. Ba kiểu pháp luật: pháp luật chủ nô. pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản là các kiểu pháp luật bóc lột, được xây dựng trên cơ sở chê độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Cho nên. mặc dù mỗi kieu pháp luật có bản chất và cách thê hiện riêng của mình, nhưng chúng đều có một đặc điểm chung là thê hiện ý chí của giai cấp bóc lột trong xã hội, củng cô và bảo vệ chê độ tư hữu vê tư liệu sản xuất, bảo đảm về mặt pháp lý sự áp bức của giai cấp thôíhg trị đòi với nhân dân lao động, duy trì tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Khác với các kiểu pháp luật trên, pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở chê độ công hữu về tư liệu sản xuất, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mục tiêu của pháp luật xã hội chủ nghĩa là thủ :iêu mọi hình thức áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội nới tự do và bình đẳng. Sự thay thế kiểu pháp luật này bằng kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn là một tất yếu khách quan. Cơ sở của sự thay thê đó là kinh tê. mà cụ thể là gắn liền với sự thay th ế các hình thái kinh tê - xã hội tương ứng. t) Các hình thức pháp luật * Khái niệm hình thức pháp luật Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dung đê nâng ý chí của mình lên thành pháp luật. 17
- * Các hình thức pháp luật Trong lịch sử có ba hình thức pháp luật tồn tại và phát triển, đó là: + Tập quán pháp: + Tiền lệ pháp: + Văn bản pháp. Tập quán pháp: Là hình thức nhà nước thừa nhận một sô’ tập quán đã được lưu truyền trong xã hội, phù hựp với lợi ích của giai cấp thông trị, nâng chúng lên thành những quy tắc xử sự chung được nhà nưốc bảo đảm thực hiện. Đây là hình thức pháp luật sớm nhất và được sử dụng nhiều trong các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến. Trong nhà nước tư sản, hình thức này vẫn được sử dụng nhiều, nhất là ở các nước có chê độ quân chủ. Tiền lệ pháp: Là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử trong khi giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối vối những vụ việc tương tự. Hình thức này đã được sử dụng trong các nhà nưốc chủ nô, nhà nưốc phong kiến và hiện nay vẫn chiếm vị trí quan trọng trong pháp luật tư sản, nhất là ỏ Anh và Mỹ. Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn còn sử dụng hình thức này, nhưng đó là sự vận dụng linh hoạt dựa trên cơ sở luật và đường lôi, chính sách của Đảng. Bởi vì, thòi kỳ này hệ thông pháp luật chưa hoàn chỉnh. Một khi hệ thông pháp luật đã dồng 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lý luận về nhà nước và pháp luật
153 p | 12222 | 2196
-
CHƯƠNG 1 KHOA HỌC LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VÀ MÔN HỌC LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
149 p | 204 | 41
-
Các yếu tố tác động đến phân tầng xã hội ở Việt Nam - Nguyễn Đình Tấn
0 p | 720 | 41
-
Giáo trình Xã hội học đại cương - Phần 2
150 p | 168 | 29
-
Một số quan điểm lý thuyết xã hội học pháp luật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam
8 p | 190 | 26
-
Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội (Dùng cho sinh viên học nghề Công tác xã hội): Phần 1
45 p | 123 | 21
-
Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội (Dùng cho sinh viên học nghề Công tác xã hội): Phần 2
35 p | 109 | 19
-
Nghiên cứu về Xã hội học giáo dục: Phần 2
159 p | 103 | 16
-
Bài 2: Lịch sử hình thành xã hội học về Giới
3 p | 128 | 16
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 1 – TS. Bùi Quang Xuân
27 p | 66 | 8
-
Một số quan điểm lý thuyết xã hội học pháp luật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam
8 p | 97 | 6
-
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với học viên trường Đại học Chính trị - Bộ Quốc phòng
4 p | 70 | 6
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia: Đồng chí Lê Quang Đạo với cách mạng Việt Nam và quê hương Bắc Ninh - Phần 1
244 p | 18 | 6
-
Pháp luật xã hội học: Phần 2 - Trần Đức Châm
73 p | 11 | 3
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy Luật hiến pháp thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
11 p | 8 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Pháp luật về lĩnh vực xã hội
16 p | 63 | 2
-
Pháp luật dùng trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp: Phần 1
157 p | 54 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn