Pháp luật xã hội học: Phần 2 - Trần Đức Châm
lượt xem 3
download
Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Xã hội học pháp luật phần 2 trình bày các nội dung chính như: quyền lực và pháp luật; lợi ích và pháp luật; xây dựng, đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Pháp luật xã hội học: Phần 2 - Trần Đức Châm
- Chương rv QUYỂN Lực VÀ PHÁP LUẬT I- KHÁI NIỆM QUYỀN Lực VÀ MỘT SỐ QUAN NIỆM VỂ QUYỂN Lực 1. Khái niệm quyền lực Quyền lực là một vấn để đã được quan tâm, nghiên cứu từ lâu trong lịch sử. Ngay từ thòi kỳ cổ đại, nhà triết học Aristote đã xem quyền lực là cái vốn có của mọi sự có sức mạnh, chi phối con người, kể cả trong th ế giới tự nhiên và xã hội. Trong thòi kỳ trung cổ - thòi kỳ của tôn giáo, nhà thờ, thần học xem quyển lực là sức mạnh phát sinh từ những lực lượng thần bí siêu nhiên (thượng đế, chúa tròi, thần thánh, ma quỷ...). Sau đó, cả một thời gian dài, quyển lực mặc nhiên được xem là sức mạnh cưỡng chế, bắt buộc phục tùng, là sự chi phối, điểu khiển người khác phải hành động theo một ý chí nhât định. Ngày nay, các nhà xã hội học, chính trị học cũng có nhiều quan niệm khác nhau về quyền lực. N hưng có thể khái quát: "Quyền lực là năng lực được một người hay 76
- một m óm người sử dụng đê buộc những cá nhân khác hay những nhóm khác phải có một hành vi nhất dịnh. Có những nguồn gôc khác nhau: tôn giáo, kinh tế. chính trị... Quyển lực có thế được hợp pháp hóa hay không hợp pháp hóa. Điểm giông nhau của mọi quyền lực là sức mạnh cưỡng chế của nó, dựa trên những phương tiện và biện pháp trừng p hạt đối với những ai không tu ân theo nó... Người ta phân biệt quyển lực tiến bộ và quyển lực phản động, tùy theo chủ thể và đối tượng của quyển lực"1. Quyển lực không cách xa và tách khỏi đòi sống xã hội của con ngưòi, mà nó luôn luôn thấm vào đời sống. Chính vì vậy, trong thực tê người ta thường đặt câu hỏi tại sao lại phải chấp nhận sự thông trị và những hạn chế do người khác áp đặt? Trong xã hội, bất cứ một cá nhân nào cũng bị chi phôi bởi một hoặc nhiều thứ quyền lực nhất định. Những quyền lực đó bao trùm lên toàn bộ hệ thống hoạt động của con người, phân chia dân cư thành hai bộ phận. Một bộ phận nắm được quyền lực, từ đó có quyền chi phôi mọi hoạt động của những người khác. Bộ phận còn lại, vởi số lượng đông hơn lại bị những người nắm quyền lực chi phôi. Như vậy, xét từ góc độ chính trị - xã hội, quyển lực là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội do cơ sở hạ tầng sinh ra và quy định. Nhưng quyển lực cũng 1. Nguyễn Khác Viện: T ừ điên xã hội học, Nxb. Thê giối, Hà Nội, 1994. tr.240-241. 77
- có sự tác động trỏ lại đôi với sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Ph. Ảngghen đã từng nói: "Quyền lực nhà nước cũng là một lực lượng kinh tế". Quyền lực và thông trị có môi quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông trị là cơ hội đạt được từ sự phục tùng ở kẻ khác khi đưa ra một mệnh lệnh có nội dung n h ất định. Quyền lực và thống trị là hình thức đặc biệt của quan hệ xã hội. Chúng là hình thức đặc biệt bởi vì giữa những ngưòi hành động có sự chuyên chế. Nhưng điểu khác nhau quan trọng giữa quyền lực và thông trị là ở chỗ, quyển lực được thực hiện bằng việc sử dụng bạo lực hoặc phương tiện khác mà không có sự thỏa thuận giữa các tác nhân. Còn thông trị là cơ hội đạt được từ sự phục tùng và sự phục tùng gồm cả việc sẵn sàng tuân theo sự thông trị một cách có kỷ luật. Vậy, khác với quyền lực, thống trị luôn tìm kiếm một hình thức chính thống, hợp pháp. 2. Một số quan niệm về q u yển lực a) Quan niệm của M. Weber Trong tác phẩm Kinh tế và xã hội viết năm 1922, M. Weber coi quyền lực là khái niệm cơ bản trong phân tầng, trong đó giai cấp, vị th ế và đảng phái là ba khía cạnh riêng biệt (đôi lúc có liên quan đến nhau). Nói rộng ra, giai cấp là kết quả của sự phân chia quyền lực kinh tế (theo th u ật ngữ của ông là các quan hệ thị trường), vị th ế là một loại quyển lực xã hội được xác định một cách chuẩn mực và đảng phái là những nhóm hoạt động trong lĩnh vực chính trị, theo đuôi những mục tiêu khác nhau. Do đó, quyển lực được M. Weber định nghĩa theo nghĩa rộng là 78
- khả nang các cá nhân hay nhóm thực hiện ý chí của mình, ngay ca khi ý chí đó bị người khác phản đôi. Quyển lực là một quan hệ xã hội. Theo M. Weber. sự phân chia quyển lực chênh lệch dẫn đến sự chênh lệch trong phân phôi các cơ hội sống, tức là khả năng giành được những nguồn lực kinh tê. xã hội và chính trị cũng không đồng đều. M. Weber quan sát kỹ bản chất của quyền lực trong xã hội học chính trị. Một số nhóm trong xã hội đặt quyền lực của mình chỉ dựa trên vũ lực hay sức mạnh quân sự. Thay vào đó, giới cầm quyền cố gắng hợp pháp hóa quyền lực của mình và biến nó thành cái mà ông gọi là "thông trị" (hay như T. Parsons chuyển thành quyền hạn). Theo M. Weber, có ba cơ sở thông trị, theo truyền thống, duy lý - hợp pháp và uy tín tiên thiên. Như vậy, định nghĩa của M. Weber rõ ràng được xây dựng trên quan điểm xung đột và có chủ đích. Quan điểm có chủ đích có thể được hiểu là quan điểm của một người hay nhóm người nào đó muôn "thực thi ý chí của mình". Điều này hàm ý một đặc trứng của hoạt động có ý thức, duy lý và tính toán để theo đuổi một mục tiêu cụ thể. Hiện nay, điều này có thể được đặc trưng bởi một sô" quan hệ quyền lực. Một vấn đề khác có thể nhận thấy trong định nghĩa của M. Weber là giả định về xung đột hay mâu thuẫn hàm chứa trong quyền lực. Nhiều nhà phê bình đã chỉ ra, định nghĩa của M. Weber cho rằng A có quyền lực đối với B trong chừng mực, mà A vượt qua được những phản kháng của B nếu có, nghĩa là ít ra thì đôi lần lợi ích của B phải hy sinh vì lợi ích của A. Chắc chắn M. Weber chủ yếu 79
- quan tâm đến quyển lực trong những trườn^hợp xung đột về lợi ích. Nhiêu nhà xã hội học sau này cb rằng, quyền lực có bảo hàm, thậm chí còn kích động, SI phản kháng của bên dưói, mà sự phản kháng đó phải ĩ trấn áp bởi bên trên. b) Một sô quan niệm khác Bên cạnh quan niệm của M. Weber về
- nhờ có nó ngưòi khác phải phục tùng. L. Lipson lại xem quyền lực là khá nàng đạt tới một kết quả nào đó nhờ vào sự phối hợp hành động của những kẻ khác. Còn A. Toffler thì quan niệm quyển lực là cái buộc người khác phải hành động theo ý của ta. ở Nga, một sô" nhà chính trị học cho rằng, quyển lực là năng lực thực tê của một trong số phần tử của hệ thống hiện tồn thực hiện lợi ích của mình trong khuôn khổ hệ thông đó; theo ý nghĩa đó, quyển lực là sự ảnh hưởng đến các quá trình xảy ra bên trong hệ thống. Một sô' tác giả khác lại coi quyển lực là sản phẩm của sự ảnh hưởng có tính hướng đích. Trong Từ điển bách khoa triết học (Liên Xô), quyền lực được xác định như sau: "Quyển lực, trong ý nghĩa chung nhất, là năng lực và khả năng thực hiện ý chí của mình, tác động đến hành động, hành vi của những ngưòi khác nhò phương tiện nào đó, như uy tín, quyền hành, sự cưỡng bức (kinh tế, chính trị, nhà nước, gia đình. 3. Đ ặc điểm của quyền lực Mặc dù cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về quyển lực, nhưng có thể khái quát những đặc điểm cơ bản vể quyền lực như sau: - Quyển lực là một phạm trù phổ biến, có sự tác động ở mọi lĩnh vực và quan hệ xã hội. Ngay từ khi xã hội hình thành, hoạt động của con người đều mang tính phôi hợp. 1. Theo Lê Vàn Phụng (Chủ biên): Tập bài giảng chính trị học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.143. 81
- có quan hệ với nhau. Hoạt động chung của con người trong quan hệ với những người khác làm nảy sinh quyển lực, dù đó là hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. chính trị, văn hóa hay các lĩnh vực xã hội khác. - Quyển lực gắn với quan hệ giữa con người với con người. Do đó, mỗi quyển lực chỉ có hiệu lực tác động trong quan hệ nhất định; không có quyển lực vạn năng, quyển lực tuyệt đối tác động trong mọi lĩnh vực, mọi quan hệ. Trong xã hội, quan hệ quyên lực cũng phong phú, đa dạng và hết sức phức tạp. - Quyền lực có tính "tương đôi". Trong các lĩnh vực. các mô'i quan hệ khác nhau thì quan hệ quyền lực cũng khác nhau. - Quyền lực là quan hệ mang tính thứ bậc. Điều đó được thể hiện ở chỗ, nó bao hàm sự phân định vị thế giữa chủ thể nắm giữ quyền lực (A) với chủ thể chịu tác động của quyền lực (B); ở đó B buộc phải hành động theo ý chí của A. Quyền lực là quan hệ phục tùng, tuân thủ, không có quan hệ ngang bằng, bình đẳng. - Quan hệ quyền lực giữa các cá nhân thường gắn liên với quan hệ quyển lực giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội, các quốc gia, các dân tộc mà họ đại diện. 4.Phân loại quyển lực Trong cuộc sôYig và quan hệ của con người có hai lĩnh vực lớn, do đó nhìn một cách khái quát nhất có thể nhận thấy hai dạng quyền lực, đó là quyển lực tự nhiên và quyển lực xã hội. 82
- - Quyển lực tự nhiên là quyền lực nảy sinh trong quan hệ của giới tự nhiên, là quyển lực mang tính bản năng. Nêu xem xét con người như một thực thê tự nhiên thì quan hệ giữa họ nảy sinh quyền lực tự nhiên (giông như quyển lực trong thê giới động vật). Đó là quyền lực sức mạnh thê chát, quyển lực giới tính, quyển lực tuổi tác... - Quyển lực xã hội là quyển lực nảy sinh trong quan hệ xã hội, tức là quan hệ giữa con người vối con ngưòi với tư cách là những thực thể xã hội. Khi con người liên kết với nhau hình thành nên xã hội, các quan hệ xã hội ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, do vậy, quyển lực trong xã hội cũng ngày càng phức tạp, tác động chồng chéo, đan xen lẫn nhau. Từ đó, người ta có thể phân loại quyên lực trong xã hội theo nhiều cách khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau (ví dụ: Theo dâ'u hiệu chủ thê quyển lực, có thể phân thành: quyển lực cá nhân, quyền lực tập thể, quyền lực cộng đồng. Theo các lĩnh vực của đời sống thì quyền lực lại được phân thành quyển lực kinh tế, quyển lực chính trị, quyền lực tư tưởng, quyền lực tôn giáo...). Từ góc độ xã hội học, căn cứ vào nguồn gốc của quyền lực, T.K.P. French và B. Raven đã chia ra làm năm loại quyển lực (trong cu ôn Các nghiên cứu về quyền lực xã hội năm 1959 do D. Cartw right chủ biên), đó là quyền lực "tưởng thưởng" (tự giải thích), quyển lực cưỡng bức, quyên lực hợp pháp (xuất phát từ việc giữ một chức vụ được thừa nhận là có quyên ra quyết định cho người khác), quyền lực chuyên môn (bắt nguồn từ việc sở hũu một kỹ năng hay có năng lực đặc biệt, hay có tri thức quý 83
- hiếm), quyển lực ám ảnh (là một người có khả năng gây ảnh hưởng đến những người khác, do mức độ gắn bó chặt chẽ của họ đốì với anh ta). II- QUYỂN Lực XÃ HỘI, QUYỂN Lực CHÍNH TRỊ VÀ QUYỂN Lực NHÀ NƯỚC 1. Q uyển lực xã hội Quyển lực xã hội là loại quyền lực nảy sinh trong quan hệ xã hội của con người. Đó là ý chí chung của toàn xã hội, ý chí đó tác động bao trùm toàn xã hội, chi phôi mọi thành viên của xã hội, gắn kết họ trong trậ t tự nhất định và phôi hợp trong những hoạt động chung đảm bảo sự tồn tại và phát triển chung của cộng đồng xã hội. Quyển lực xã hội bắt nguồn từ lợi ích chung của xã hội, của tấ t cả các thành viên trong xã hội (lợi ích cộng đồng), c. Mác đã từng nói: "... Chính tính tấ t yếu tự nhiên, chính đặc tính của con người, mặc dù chúng biểu hiện thành hình thức tha hóa như th ế nào đi nữa, chính lợi ích là cái liên kết các thành viên của xã hội thị dân lại với nhau"1. Quyền lực xã hội luôn luôn gắn liền với sự tồn tại của xã hội, lấy sự tồn tại của xã hội là cơ sở, tác động, chi phôi chúng đôi vối mọi thành viên trong xã hội. Do đó, quyển lực xã hội là một phạm trù vĩnh viễn, nó là cái vôYi có của mọi xã hội. 1. c. Mác và Ph. Ả ngghen: Toàn tập, Nxb. C hính trị quốc gia. Hà Nội, 1995, t.2, tr.183. 84
- Ngay từ thời kỳ cố đại. quvển lực dã được xem là một thuộc tính vô'n có của cả thê giới tự nhiên lẫn xã hội, con người thừa nhận quyền lực xã hội như một sự tồn tại tự nhiên. Nhà triết học Aristote đã quan niệm quyền lực xã hội xuất hiện tự nhiên, được phát triển từ gia đình, công xã, bộ tộc, nó biểu hiện hình thức tổng thể và hoàn thiện nhất các quan hệ giữa con người với con người nhằm liên kết con người xây dựng cuộc sông tốt đẹp. Trong khi thừa nhận quyển lực xã hội là tấ t yếu, con người lại viện dẫn đến căn nguyên siêu tự nhiên để giải thích về nguồn gốc quyển lực xã hội. Chính vì vậy, trong suôt thời kỳ trung cổ, việc giải thích nguồn gốc quyền lực xã hội thượng đế, chúa tròi đã trở thàn h quan niệm thông trị. Các nhà th ần học đều khẳng định quyền lực mà vua chúa thực hiện là từ thượng đế, do thượng đế ủy thác sức mạnh của mình cho mỗi dân tộc bằng cách trao quyển chỉ huy. ở phương Đông cũng vậy, vua là thiên tử - con của trời, được tròi trao cho quyền lực cai quản xã hội, cai trị thần dân. Cho nên "vua bảọ bề tôi chết, bể tôi phải chết, nếu không chết là b ất trung", đó là quyền lực xã hội. Đến chủ nghĩa tư bản, do sự phát triển của thương mại mà thuyết "trọng thương" ra đòi. Giai cấp tư sản để cao vai trò của tiền bạc, của cải, coi đó là nguồn gốíc của mọi quyền lực trong xã hội (quyền lực đồng tiền) và quyền lực đó là vĩnh hằng của "vương quốc lý trí". Khi phát triển thuyết quyển tự nhiên của con ngưòi, chủ nghĩa tự do cho rằng, quyền lực xã hội là do con người (công dần) đóng góp 85
- một phần quyền tự nhiên của mình hình thành nên một ý chí chung của toàn xã hội. Y chí chung đó đảm bảo duv trì trậ t tự chung của xã hội và bảo đảm quyển tự nhiên cúa mỗi công dân, không xâm hại quyển tự nhiên của người khác bàng sức mạnh cá thê của mình. Y chí chung dó trỏ thành quyển lực xã hội, nó chi phôi mọi công dân. Như vậy, quyển lực xã hội có nguồn gốc từ nhân dân - tức là do những công dân trở thành xã hội. Nhưng trên thực tế, ỏ các nước tư bản chủ nghĩa quyển lợi đó lại "thuộc về giai cấp tư sản" - giai câ'p thôVig trị xã hội, còn nhân dân lao động trở thành tầng lớp bị áp bức, bóc lột. 2. Q uyển lực chính trị Trong sự phát triển lịch sử xã hội loài người, quyển lực chính trị chỉ xuất hiện khi xã hội xuất hiện giai cấp, xuất hiện nhà nước. Do đó, xã hội nguyên thủy là xã hội không có quyển lực chính trị, trong xã hội đó "quyền lực công" biểu hiện thành các chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán..., tập trung ở quyền lực của hội đồng công xã và được trao cho người thủ lĩnh thừa hành. Khi xã hội xuất hiện giai cấp, nhà nước thì cuộc đấu tran h giành quyển lực (quyền lực nhà nưốc) lại trở thành vấn đề trung tâm, then chốt trong hoạt động của các giai cấp, các lực lượng xã hội. Giai cấp nào đoạt được quyền lực nhà nước và trỏ thành giai cấp thông trị thì giai cấp đó sẽ dùng quyển lực nhà nước để thiết lập sự thông trị của mình trên tấ t cả các lĩnh vực của đời sông xã hội, để đảm bảo thực hiện lợi ích của giai câ'p mình và đàn áp lại sự chông đôi của các giai câ'p đối lập. Do đó, quyển lực chính 86
- trị - quyền lực của giai câ'p thông trị xuâ’t hiện trong đời sống xã hội1 . Như vậv. có thê nói, quyên lực chính trị là ý chí chung của một giai cấp. một nhà nước thể hiện năng lực thực hiện những lợi ích của giai cấp, nhà nưốc đó trong khi tác động, chi phối các giai cấp, nhà nước khác. Xét về bản chất, chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các nhà nước. Cho nên, quyền lực chính trị thực châ't là năng lực thực hiện lợi ích khách quan của một giai cấp. Vì các giai cấp có địa vị khác nhau trong nền sản xuất xã hội, do đó cũng có lợi ích khách quan khác nhau. Thực tê cho thấy, khả năng thực hiện lợi ích của các giai cấp được thể hiện ỏ khả năng áp đặt hay sự tác động đôi với các giai cấp khác, tạo thành quyền lực của giai cấp - đó là quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị thực chất là lợi ích giai cấp và lợi ích giai cấp tạo nên nội dung cò bản của quyền lực chính trị. Ph. Ảngghen chỉ rõ: "Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tô chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác"2. Hiện nay, có một sô’ quan điểm cho rằng, quyền lực chính trị là quyền lực nhà nước và gọi một cách khái quát là chính quyền. Nhưng thực ra, quyển lực chính trị rộng hơn quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước chỉ là một bộ phận của quyển lực chính trị - tấ t nhiên đây là bộ phận cơ 1. Xem Viện Chính trị học: Tập bài giảng chính trị học, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006. tr.218. 2. c. Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.628. 87
- bản và quan trọng nhất (quyển lực chính trị còn bao gồm các yếu tô khác của kiến trúc thượng tẳng chính trị như quyền lực của đảng cầm quyển, của các tố chức chính trị nhân dân phi nhà nước...). Quyển lực chính trị nào cũng mang tính nhà nước và quyền lực nhà nước nào cũng mang tính chất chính trị. Cũng như quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp. Quyển lực nhà nước khác với quyền lực khác ở chỗ nó gắn liền và không thể tách rời pháp luật. Quyển lực chính trị có một sô" đặc trư n g cơ bản s a u đây: - Quyền lực chính trị là tấ t yếu khách quan, là một phạm trù lịch sử. Điều đó được thể hiện ở chỗ, quyền lực chính trị xuất hiện gắn liền vối sự ra đời và phát triển của các giai cấp. Và như vậy cũng có nghĩa là quyển lực chính trị chỉ tồn tại trong những giai đoạn nhất định của lịch sử - giai đoạn xã hội tồn tại giai cấp và nhà nước. - Quyền lực chính trị luôn mang tính giai cấp. Tính giai câ’p là nội dung cơ bản của quyền lực chính trị. Thực chất quyển lực chính trị là quyển lực của một giai câ'p để thực hiện lợi ích khách quan của mình. Do đó, quyền lực chính trị luôn gắn liền VỚ giai cấp nh ất định, I không có quyền lực chính trị phi giai cấp, đứng bên ngoài giai cấp. - Quyển lực chính trị trong xã hội là quyển lực của giai cấp thông trị về kinh tế. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tê lịch sử cho thấy, giai cấp 88
- nào thông trị về kinh Lê thì sớm hay muộn cũng thông trị vể chính trị và nêu một giai cấp đã làm chủ về quvền lực chính trị mà không xây dựng và giữ dược địa vị chủ đạo về kinh tê thì cùng sẽ không thê duy trì được quvển lực chính trị. Điều đó cho thấy, cơ sở của chính trị, quyền lực chính trị là ở kinh tế mà gốc là từ quan hệ sỏ hữu. Vì vậy, xây dựng quyển lực chính trị của một giai cấp trưốc hết phải xây dựng từ cơ sở nền tảng của nó. tức là xây dựng một chê độ kinh tê mà trong đó giai cấp đó có tư cách và địa vị chủ thể. - Quyền lực chính trị phải được tập trung đủ mạnh và phải được kiểm soát. Bỏi vì, quyển lực chính trị là một loại hình quyền lực quan hệ hai chiểu, quan hệ mệnh lệnh giữa chủ thể với đốí tượng và quan hệ tuân phục giữa đôi tượng và chủ thể. Do đó, khi quyền lực không được tập trung đủ mạnh thì chủ thê của nó hoặc không ra được quyết định, hoặc quyết định không có (hoặc thiếu) hiệu lực thi hành thì khi đó thực chất chủ thể quyển lực đã mất quyền hoặc không có quyền lực trên thực tế. Mặt khác, quyển lực chính trị cũng phải được kiểm soát. Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng trong tổ chức bộ máy quyền lực. Thực tế cho thấy, các chủ thể nắm quyển lực thường dễ có xu hướng lạm quyên để mưu tính lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, cho nên cần phải bảo đảm có cơ chê giám sát một cách chặt chẽ. - Việc nắm giữ và thực thi quyển lực chính trị phải giải quyết tốt môi quan hệ giữa lợi ích của giai cấp thông trị và sự bảo đảm công bàng xã hội. Giai cấp thống trị nắm quyển lực chính trị để duy trì và bảo vệ trật tự xã hội 89
- có lợi cho giai cấp mình, vì vậy việc thực thi quyền lực chính trị bao giờ cũng phái thông qua hình thức q u y ể n lực nhà nước. Cho nên. khi nắm giữ và thực th) quyển lực chíiỉih trị cần phải dảm bảo mức độ nhất định sự công bằng xã hội. BỚI vì quvền lực nhà nước (về m ặt hợp pháp), đại diện cho lợi ích, ý chí cua cả cộng đồng, bắt nguồn từ nhu cầu tìm Lòi khách quan của xã hội. Do đó. một khi sự bất công vượt quá một giới hạn nào đó sẽ dẫn tới sự bất bình trong các bộ phận thành viên của xã hội. Khi đó tấ t nhiên sự thông trị chính trị của giai cấp cũng sẽ không thể tồn tại. 3. Q uyển lực nhà nước Như trên đã phân tích, quyền lực nhà nước là một bộ phận của quyền lực chính trị và quyển lực nhà nưốc chỉ xuất hiện khi xã hội loài ngưòi phân chia thành giai cấp, đấu tranh giai cấp. V.I. Lênin khẳng định: "Nhà nước, tức là cơ quan bạo lực có tổ chức, nhâ't định phải xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến một trìn h độ nhât định, lúc mà xã hội đã phân thành giai cấp không thể điều hòa, lúc mà xã hội không thể tồn tại được nếu không có một "quyền lực" tựa hồ như đứng lên trên xã hội và tách rời xã hội đến một mức độ nào đó"1. c. Mác và Ph. Ángghen cũng đã từng chỉ rõ: "Vì nhà nước nảy sinh ra từ nhu cầu phải kiềm chê những sự đôi 1. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiên bộ, Mátxcơva, 1980, t.26, tr.89. 90
- lập giai cấp: vì nhà nước đồng thời cũng nảy sinh ra giữa cuộc xung đột của các giai cấp ấy. cho nên theo lệ thường, nhà nước là nhà nước của giai câp có thê lực nhất, của cái giai cấp thông trị vê mặt kinh tế và nhò có nhà nước mà cũng trở thành giai cấp thông trị vê mặt chính trị và do đó có thêm được những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức"1. Như vậy, xét về bản châ’t, quyền lực nhà nước là một quyền lực chính trị - quyền lực của giai cấp cầm quyền. Quyển lực nhà nước được thực hiện thông qua các chức năng của nó. Nếu xét từ góc độ tính chất của quyền lực thì nhà nước có hai chức năng cơ bản, đó là: chức năng thôYig trị và chức năng xã hội (nếu xét từ góc độ phạm vi tác động của quyền lực thì nhà nước có hai chức năng đó là: chức năng đốì nội và chức năng đổi ngoại). Chức năng thông trị của quyển lực nhà nước được thể hiện ở chỗ: - Quyển lực nhà nước thực hiện chuyên chính của giai cáp cầm quyển bằng hệ thống các cơ quan bạo lực có tô chức đê trấn áp mọi phản kháng của các giai cấp khác (cơ quan tình báo, cảnh sát, tòa án, nhà tù...). - Quyền lực nhà nước bảo vệ và phát triển cơ sở kinh tê trên nền tảng quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội, mà giai cấp cầm quyển là ngưòi đại diện. Đồng thời, chính sự phát triển cơ sở kinh tê đó lại tạo nên sức mạnh của quyền lực nhà nước. 1. c . Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập. S đ d , t.21, tr.255. 91
- - Quyền lực nhà nưốc bảo đảm xác lập vị trí chi phaốì của hệ tư tưởng của giai câ'p cầm quyển, xác lập vai tirò "chính thông" của hệ tư tưởng giai cấp cầm quyền trom g đời sống tinh thần của xã hội. - Quyền lực nhà nước thực hiện việc bảo vệ lợi ích chiủ quyền trước sự tấn công của các thê lực chính trị từ bêên ngoài lãnh thô quôc gia, thậm chí mở rộng không gian tốác động quyền lực của giai cấp cầm quyển. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nưcóc không chỉ là bộ máy thống trị giai cấp, công cụ quyền lụỊc của giai cấp cầm quyển, mà nó còn có vai trò xác lập trậật tự xã hội nhất định, duy trì sự tồn tại của xã hội. "Xã hịội thiết lập ra cho mình một cơ quan để bảo vệ lợi ích chumg của mình chổng lại những sự tấn công ỏ trong nước và củia nưóc ngoài. Cơ quan đó là chính quyền nhà nước"1. Bên cạnh chức năng thông trị, quyền lực nhà nưóclc cũng là quyển lực xã hội, thực hiện chức năng xã hộỊi. Chức năng đó được thể hiện như sau: - Quyển lực nhà nưốc xác lập khuôn khổ trậ t tự chunjg trong phạm vi lợi ích chung của toàn xã hội, góp phần làrm dịu bớt xung đột giai cấp trong khuôn khổ đảm bảo sự tồ)n tại chung của cộng đồng, xã hội. - Quyền lực nhà nước thực hiện sự quản lý chung mcọi lĩnh vực của xã hội, hình thành môi trường xã hội bảo đảrm sự phát triển của quốc gia, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hộii, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa... 1. c. M ác và Ph. Ả ngghen: Toàn tập, S đ d , t.21, tr.443. 92
- - Quyền lực nhà nước bảo vệ chủ quvền quốc gia. lợi ích chung của cộng đồng, dân tộc - quốc gia. thực hiện hoạt dộng đôi ngoại, góp phần báo vệ, duy trì sự tồn Lại và lợi ích chung của toàn nhân loại. Chức năng thông trị giai cấp và chức năng xã hội luôn gắn kết và có mối quan hệ biện chứng với nhau trong quyền lực nhà nước. Những vấn để cơ bản của chức năng xã hội do chức năng thông trị giai câ'p chi phối và nhằm củng cố chức năng thông trị giai cấp. Quyển lực nhà nước trong tay giai cấp cầm quyển, trong điều kiện đốì kháng giai cãp chỉ thực hiện chức năng xã hội trong giối hạn lợi ích, bảo đảm sự thông trị của giai cấp cầm quyển. Ph. Ảngghen đã chỉ ra rằng, chức năng xã hội là cơ sở của sự thông trị chính trị và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện được chức năng xã hội. Giai cấp cầm quyền thường nhân danh lợi ích chung xã hội để sử dụng quyền lực nhà nưốc bảo vệ và thực thi chức năng thôYig trị giai cấp của m ình1, c . Mác và Ph. Ảngghen cũng đã từng chỉ rõ: giai câp cầm quyền "muôn thực hiện được mục đích của mình, đều nhất thiết phải biểu hiện lợi ích của bản thân mình thành lợi ích chung của mọi thành viên trong xã hội"2. Như vậy, quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thực hiện thông qua chức năng xã hội chung của quyền lực nhà nước. Trong hệ thông quyền lực chính trị của xã hội, quyển 1. Xem Lê Văn Phụng (Chu biên): Tập bài g iá ng chinh trị học, Sđd, tr. ] 58. 2. c. Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập, S đ d , t.3, tr.68. 93
- lực nhà nước có vị trí trung tâm. có vai trò trọng yếu nhất. Do đó. khi quyền lực nhà nước chuyển từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác, sự trực tiếp dẫn tối sự thay đổi căn bản tính chất chế độ chính trị của xã hội, làm biến đổi hệ thôYig quyển lực chính trị của xã hội. 4. Mối quan hệ giữa quyển lực và pháp luật Quyền lực, mà cụ thể là quyển lực nhà nước có mối quan hệ biện chứng với pháp luật. Ngay từ thòi kỳ cổ đại La Mã, người ta đã nhận thấy rấ t rõ môi quan hệ này. Có thể nói, ở đâu có nhà nước thì ở đó có pháp lu ậ t và "quyền lực nhà nưốc phải do pháp lu ậ t xác n h ận và định chê hóa" (được th ể hiện ra ở pháp luật). Trong nhiều trường hợp, pháp lu ậ t được coi là hình thức hóa quyền lực nhà nước. Quyển lực nhà nưóc được tổ chức thông qua các cơ quan nhà nưốc, kết quả cuối cùng của quyền lực nhà nước là ý chí quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua các hoạt động của các cơ quan cấu thành nhà nước. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nưốc sẽ giúp cho các cơ quan nắm quyển lực nhà nước thể hiện việc tổ chức quyền lực nhà nưốc của mình; việc phân định thẩm quyền, chức năng giữa các cơ quan đã thành cơ cấu, tổ chức quyền lực nhà nước do hiến pháp đảm nhận. Ngoài ra, cần có sự phân chia quyển hạn giữa trung ương và địa phương. ở Việt Nam, hiến pháp là một văn bản duy nhât có hiệu lực pháp lý tối cao quy định việc tổ chức quyển lực nhà nước bằng cách phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiến pháp nước 94
- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn nói rõ bản châ't, nguồn gôc của quyển lực nhà nước, đó là Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyển của nhân dân, do nhân dân. vì nhân dân. quyền lực thuộc vê nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyển lực của mình thông qua các cuộc bỏ phiếu trưng cầu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp để từ đó bầu ra các đại biếu đại diện cho các cơ quan nhà nước lãnh đạo, tổ chức, quản lý và xây dựng, phát triển đất nước. Khi kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng nửa đầu nhiệm kỳ, Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX của Đảng đặt ra nhiệm vụ: "Vê đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà nước, thực hiện cải cách hành chính, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc...", trong đó tiếp tục "đôi mới tô chức hoạt động của Quôc hội và cơ quan dân cử các cấp... đây mạnh đồng bộ cải cách hành chính nhà nước, trọng tâm trong một vài năm tới là diều chỉnh để làm rõ và thực hiện đúng chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước trong điều kiện phát triển nền kinh tê thị trường định hưống xã hội chủ nghĩa... Đẩy mạnh đổi mối tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp..."1. Tại Đại hội đại biểu toàn quốic lần thứ XI (tháng 1-2011), Đảng ta khẳng định: "Nhà nước ta là nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do 1. Đáng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần th ứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chinh trị quốc gia, Hà Nội. 2004. tr.204-206. 95
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG 1 KHOA HỌC LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VÀ MÔN HỌC LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
149 p | 204 | 41
-
Các yếu tố tác động đến phân tầng xã hội ở Việt Nam - Nguyễn Đình Tấn
0 p | 720 | 41
-
Giáo trình Xã hội học đại cương - Phần 2
150 p | 168 | 29
-
Một số quan điểm lý thuyết xã hội học pháp luật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam
8 p | 190 | 26
-
Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội (Dùng cho sinh viên học nghề Công tác xã hội): Phần 2
35 p | 109 | 19
-
Bài 2: Lịch sử hình thành xã hội học về Giới
3 p | 128 | 16
-
Nghiên cứu về Xã hội học giáo dục: Phần 2
159 p | 103 | 16
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 1 – TS. Bùi Quang Xuân
27 p | 66 | 8
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia: Đồng chí Lê Quang Đạo với cách mạng Việt Nam và quê hương Bắc Ninh - Phần 1
244 p | 18 | 6
-
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với học viên trường Đại học Chính trị - Bộ Quốc phòng
4 p | 70 | 6
-
Một số quan điểm lý thuyết xã hội học pháp luật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam
8 p | 97 | 6
-
Pháp luật xã hội học: Phần 1 - Trần Đức Châm
77 p | 9 | 3
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy Luật hiến pháp thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
11 p | 8 | 3
-
Giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
13 p | 2 | 2
-
Nâng cao chất lượng xã hội hóa pháp luật đối với học viên trường Đại học Chính trị - Bộ Quốc phòng
5 p | 5 | 2
-
Pháp luật dùng trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp: Phần 1
157 p | 54 | 1
-
Xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với việc bảo đảm quyền con người trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
11 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn