intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn của một số nước trên thế giới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, trên cơ sở tìm hiểu việc giảng dạy văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn của một số nước trên thế giới muốn xác định lại tên gọi cho hệ thống văn bản thông tin và đưa ra một số gợi ý về việc giảng dạy loại văn bản này trong chương trình Ngữ văn của nước ta sau năm 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn của một số nước trên thế giới

  1. VĂN BẢN Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại THÔNG TIN học Sƣ phạm TP. Hồ Chí TRONG Minh CHƢƠNG TRÌNH NGỮ Điện thoại: 0983830424 VĂN CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN Email: THẾ GIỚI ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC ngocthuy24483@yahoo.com THÚY TÓM TẮT Từ trƣớc đến nay, chƣơng trình Ngữ văn của chúng ta chƣa thật sự quan tâm nhiều đến việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh. Trong bài viết này, chúng tôi trên cơ sở tìm hiểu việc giảng dạy văn bản thông tin trong chƣơng trình Ngữ văn của một số nƣớc trên thế giới muốn xác định lại tên gọi cho hệ thống văn bản thông tin và đƣa ra một số gợi ý về việc giảng dạy loại văn bản này trong chƣơng trình Ngữ văn của nƣớc ta sau năm 2015. Từ khóa: văn bản thông tin, chƣơng trình Ngữ văn, năng lực đọc hiểu ABSTRACT Informational Texts in some Literature and Linguistics Curriculums of some Countries in the World Our current literature and linguistics curriculum has not really cared about developing the competence in reading comprehension informational texts for students up till now. In this article, basing on searching the teaching informational texts in some literature and linguistics curriculums of some countries, we want to rename for the system of informational texts and give some suggestions about the teaching this type of text in our literature and linguistics curriculum after 2015. 445
  2. Key words: informational text, literature and linguistics curriculum, reading comprehension competence Ngày nay, cơ hội để học sinh hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu rất phong phú và đa dạng, vì hàng ngày cả trong môi trƣờng lớp học và môi trƣờng xã hội, học sinh đƣợc tiếp xúc với nhiều loại văn bản khác nhau. Tùy theo tiêu chí phân loại, văn bản sẽ đƣợc sắp xếp theo những hệ thống khác nhau, ví dụ nhƣ văn bản in và văn bản điện tử, văn bản liên tục và văn bản không liên tục (văn bản gồm chữ và các số, chữ và biểu đồ, bảng biểu, v.v), văn bản hƣ cấu và văn bản phi hƣ cấu, văn bản văn chƣơng và văn bản thông tin. Trong chƣơng trình Ngữ văn của chúng ta hiện nay, học sinh chủ yếu chỉ đƣợc tìm hiểu hệ thống văn bản văn chƣơng. Còn một hệ thống văn bản khác có nội dung liên quan trực tiếp đến thế giới hiện thực, không sử dụng những yếu tố hƣ cấu, tƣởng tƣợng, thực hiện chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin (sau đây xin gọi là “văn bản thông tin”) thì lại chƣa đƣợc quan tâm giảng dạy đúng mức, tƣơng xứng với vị trí và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống xã hội. Đó là một vấn đề bất cập. Nhà trƣờng phổ thông của chúng ta không chỉ dành quá ít thời gian cho việc rèn luyện năng lực đọc hiểu loại văn bản này mà ngay cả những kiểu văn bản cụ thể thuộc loại này cũng chiếm một số lƣợng rất khiêm tốn trong toàn bộ chƣơng trình Ngữ văn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn trình bày một số kinh nghiệm thu nhận đƣợc từ sự khảo sát việc giảng dạy loại văn bản này trong cấu trúc chƣơng trình Ngữ văn của một số nƣớc trên thế giới, từ đó đƣa ra một số gợi ý đối với vấn đề giảng dạy kiểu văn bản này trong tƣơng lai. 1. Về khái niệm văn bản thông tin 1.1. Vấn đề tên gọi văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn của một số nước Chƣơng trình Ngữ văn của một số nƣớc đã dùng những tên gọi khác nhau để chỉ loại văn bản có nội dung liên quan trực tiếp đến thế giới hiện thực, không sử dụng những yếu tố hƣ cấu, tƣởng tƣợng, thực hiện chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin. Chẳng hạn nhƣ: – Trong khung chuẩn cơ bản chƣơng trình Tiếng Anh nghệ thuật của liên bang ở Mỹ (sau đây xin gọi là chƣơng trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mĩ), khái niệm văn bản thông tin (informational text) đƣợc sử dụng trong mối tƣơng quan với khái niệm văn bản văn chƣơng (literary text) để tạo thành hệ thống văn bản hoàn chỉnh. 446
  3. – Khung chƣơng trình Tiếng Anh ở bậc Tiểu học và Trung học năm 2010 của Singapore (sau đây xin gọi là chƣơng trình Tiếng Anh của Singapore) xác định rõ hai loại văn bản chính đƣợc giảng dạy là văn bản văn chƣơng (literary text) và văn bản thông tin (informational text) hay còn đƣợc gọi là văn bản chức năng (functional text)1. – Ở Öc, khung chƣơng trình Tiếng Anh của quốc gia sử dụng những khái niệm văn bản tƣởng tƣợng, hƣ cấu (imaginative text), văn bản thông tin (informative text), văn bản thuyết phục (persuasive text) trong cấu trúc hệ thống văn bản của chƣơng trình2. Trong đó, văn bản thông tin và văn bản thuyết phục là những văn bản có nội dung liên quan trực tiếp đến thế giới hiện thực và không sử dụng các yếu tố hƣ cấu, tƣởng tƣợng. – Còn trong khung chƣơng trình Tiếng Anh của Anh thì “tất cả học sinh đều đƣợc khuyến khích đọc rộng ở cả hai loại văn bản: văn bản hƣ cấu (fiction) và văn bản phi hƣ cấu (non-fiction) để phát triển kiến thức của họ cũng nhƣ những hiểu biết về thế giới mà họ đang sống, để thiết lập một nhận thức đúng đắn cùng tình yêu đối với việc đọc và cũng để tích lũy kiến thức thông qua chƣơng trình.” [7, tr.14] – Tƣơng tự với chƣơng trình của Anh, chuẩn cơ bản của khung chƣơng trình đọc – viết cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi của New Zealand cũng qui định rõ hệ thống văn bản sử dụng trong chƣơng trình là văn bản hƣ cấu (fiction text) và văn bản phi hƣ cấu (non- fiction text). Từ việc điểm qua hệ thống khái niệm văn bản đƣợc sử dụng trong chƣơng trình Ngữ văn của một số nƣớc trên thế giới, chúng tôi nhận thấy một điểm chung là ở tất cả các nƣớc, khung chƣơng trình Ngữ văn đều sử dụng đa dạng loại văn bản trong dạy học đọc hiểu. Ít nhất là có hai hệ thống văn bản cùng tồn tại trong chƣơng trình, một hệ thống liên quan đến những tác phẩm văn chƣơng, tạm gọi là văn bản văn chƣơng và 1 Một trong hai mục tiêu quan trọng trong chƣơng trình Tiếng Anh của Singapore là: “Nghe, đọc và quan sát với thái độ phê phán, đánh giá, sự chính xác; hiểu và đánh giá đƣợc những văn bản thuộc hai loại văn bản là văn bản văn chƣơng và văn bản thông tin/ văn bản chức năng ở cả dạng văn bản in và văn bản đa phƣơng tiện.” [8, tr.10] 2 Khái niệm về từng loại văn bản đƣợc xác định dựa theo mục đích của văn bản, trong đó văn bản thông tin và văn bản thuyết phục đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Văn bản thông tin (informative text): “là những văn bản mà mục đích chính là cung cấp thông tin. Chúng bao gồm những văn bản có nội dung quan trọng về phƣơng diện văn hóa trong xã hội và nội dung thông tin có thể đƣợc đánh giá nhƣ một kho lƣu trữ tri thức hoặc chỉ là một phần của cuộc sống hàng ngày.” [1, tr.137] Văn bản thuyết phục (persuasive text): “là những văn bản mà mục đích chính là đƣa ra một quan điểm và thuyết phục ngƣời đọc, ngƣời xem hoặc ngƣời nghe.” [1, tr.137] 447
  4. một hệ thống khác có nhiệm vụ cung cấp và truyền tải thông tin, tạm gọi là văn bản thông tin. Trong đó tên gọi của hệ thống văn bản có chức năng cung cấp và truyền tải thông tin thay đổi tùy theo từng nƣớc, ví dụ nhƣ informational text trong chƣơng trình của Mỹ và Singapore, informative text và persuasive text trong chƣơng trình của Úc và non-fiction text trong chƣơng trình của Anh và New Zealand. Đó là điểm khác biệt giữa các chƣơng trình. Tuy nhiên trong khung chƣơng trình của bang California (Mỹ), bên cạnh khái niệm informational text còn một khái niệm khác đƣợc nhắc tới với ý nghĩa tƣơng đƣơng, đó là expository text, tạm dịch là văn bản trình bày, bình luận 1.2. Về các khái niệm có liên quan đến văn bản thông tin Việc xác định tên gọi của loại văn bản này trong chƣơng trình Ngữ văn của chúng ta sau năm 2015 sao cho khoa học và hợp lí cũng rất quan trọng vì quan niệm về định danh sẽ chi phối cách lựa chọn kiểu văn bản cụ thể để dạy và học. Trong chƣơng trình Ngữ văn của các nƣớc, hệ thống văn bản thông tin đƣợc sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau. Vấn đề đặt ra là nên hiểu các khái niệm này nhƣ thế nào? 1.2.1. Về khái niệm văn bản phi hƣ cấu (non-fiction text) Theo Wikipedia, văn bản chủ yếu đƣợc phân chia thành hai loại phổ biến là văn bản phi hƣ cấu (non-fiction) và văn bản hƣ cấu (fiction). “Văn bản phi hƣ cấu là một câu chuyện đƣợc xây dựng dựa trên sự kiện và thông tin có thật. Văn bản phi hƣ cấu có thể là một câu chuyện kể, một văn bản miêu tả lại sự việc đã xảy ra, hoặc là một sản phẩm giao tiếp khác mà tác giả của nó tin rằng sự khẳng định và miêu tả là có thật. Những sự khẳng định và miêu tả này có thể chính xác hoặc không, có thể mô tả đúng hoặc sai về đối tƣợng. Tuy nhiên, ngƣời ta cho rằng tác giả của những văn bản ấy tin rằng chúng đúng sự thật tại thời điểm mà họ soạn thảo, hoặc ít nhất đã khiến ngƣời tiếp nhận văn bản tin rằng chúng đúng về phƣơng diện lịch sử hoặc theo kinh nghiệm. Việc báo cáo về niềm tin của mọi ngƣời đối với những văn bản loại này không nhất thiết là sự chứng thực về tính chân thực của chúng, chỉ đơn giản nó đúng sự thật khi mọi ngƣời tin nó. (…) Văn bản phi hƣ cấu không nhất thiết chỉ là văn bản viết, vì tranh ảnh và phim cũng có nội dung miêu tả sự thật về một đề tài, vấn đề nào đó.”. Từ định nghĩa trên, Wikipedia đã xác định những kiểu văn bản cụ thể thuộc loại văn bản này: “bài tiểu luận, bài báo, ký sự, nhật ký, các tài liệu, văn bản khoa học, tranh ảnh, tiểu sử, sách giáo khoa, sách hƣớng dẫn du lịch, bản vẽ chi tiết, tài liệu kỹ thuật, sách hƣớng dẫn sử dụng, biểu đồ, v.v.” Nhƣng sự phân loại này chỉ có ý nghĩa tƣơng đối vì một số văn bản có thể đƣợc xếp vào loại văn bản hƣ cấu hay văn bản phi cấu đều hợp lý, chẳng hạn nhƣ những văn 448
  5. bản tự biểu hiện, thƣ từ, tạp chí và những văn bản có yếu tố tƣởng tƣợng, hƣ cấu. Mặc dù chúng có thể thuộc về loại này hay loại kia, nhƣng vẫn có thể tồn tại sự pha trộn đặc điểm của cả hai loại văn bản ấy. Một số văn bản hƣ cấu có thể bao hàm những yếu tố phi hƣ cấu. Trong khi đó, một số văn bản phi hƣ cấu lại chứa đựng những yếu tố tiền giả định, sự suy diễn hoặc điều tƣởng tƣợng, hƣ cấu không thể xác minh, kiểm chứng. Việc bao gồm những điều còn đang bỏ ngỏ, chƣa đƣợc kiểm tra về độ xác thực có thể khiến ngƣời đọc hiểu sai bản chất của văn bản phi hƣ cấu. Vì thế thuật ngữ văn bản phi hƣ cấu có tính văn chƣơng (literary non-fiction) xuất hiện để chỉ những văn bản phi hƣ cấu có sử dụng yếu tố văn chƣơng. Đó là khái niệm đƣợc sử dụng trong quan hệ đối lập với khái niệm văn bản phi hƣ cấu thuần túy. Những yếu tố có tính sáng tạo và văn chƣơng thƣờng đƣợc cho là không phù hợp để sử dụng trong văn bản phi hƣ cấu, nhƣng chúng vẫn xuất hiện trong một số văn bản và thƣờng chìm khuất đi để không làm mờ đi thông tin của văn bản. Sự đơn giản, sáng rõ và trực tiếp là những điều quan trọng đƣợc cân nhắc khi tạo lập văn bản phi hƣ cấu. Khái niệm này đƣợc cũng đƣợc nhắc đến trong khung chuẩn cơ bản chƣơng trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mỹ. 1.2.2. Về khái niệm văn bản thông tin (informational text/ informative text) Duke1 (2003) đã từng đƣa ra định nghĩa về văn bản thông tin nhƣ sau: “Mục đích chính của văn bản thông tin là truyền tải thông tin về thế giới tự nhiên và xã hội, điển hình là từ những ngƣời đƣợc cho là biết thông tin đến những ngƣời đƣợc cho là không biết.” [9, tr.16]. Từ định nghĩa trên, Duke cho rằng: “…Tiểu sử là văn bản phi hƣ cấu nhƣng không phải là văn bản thông tin vì mục đích chính của nó là truyền tải thông tin về cuộc đời của một cá nhân. Văn bản miêu tả các quy trình hay là văn bản hƣớng dẫn các thao tác cũng chỉ là văn bản phi hƣ cấu, không phải văn bản thông tin vì mục đích của nó là hƣớng dẫn thao tác chứ không phải chuyển tải thông tin về một điều gì đó. Những văn bản phi hƣ cấu có tính chất kể chuyện hoặc là “những câu chuyện kể về sự thật” cũng là văn bản phi hƣ cấu chứ không phải là văn bản thông tin vì mục đích chính là kể về một sự kiện hoặc một chuỗi các sự kiện đã xảy ra.” [9, tr.16]. Từ sự phân biệt đó, Duke (2003) đã một mực khẳng định văn bản thông tin có đặc điểm là trình bày toàn bộ các phân lớp của sự vật (khác với tiểu sử – một loại văn bản phi hƣ cấu chỉ tập trung vào một cá thể, một cá nhân) và nhìn đối tƣợng theo cách phi thời gian (khác với tiểu sử, chỉ tập trung vào những điểm thời gian đặc biệt). Do đó, văn bản thông tin có 1 Theo Duke và Tower (2004), văn bản phi hƣ cấu đƣợc chia thành 5 loại nhƣ sau: văn bản thông tin, sách trình bày khái niệm, văn bản miêu tả quá trình, tiểu sử và những văn bản là tài liệu tham khảo. Cách sử dụng thuật ngữ văn bản thông tin (informational text) của họ hẹp hơn cách mà các nhà nghiên cứu khác vẫn thƣờng sử dụng. 449
  6. nội dung bao quát hơn, tổng quan hơn. Trên cơ sở đó, Duke đã trình bày tóm tắt định nghĩa về văn bản thông tin nhƣ sau: “Văn bản thông tin là: – Loại văn bản mà mục đích chính của nó là chuyển tải thông tin về thế giới tự nhiên và xã hội. – Loại văn bản có những nét đặc trƣng tiêu biểu chẳng hạn nhƣ hƣớng đến toàn bộ các lớp, loại của sự vật trong cách tiếp cận, không chịu sự chi phối bởi các yếu tố thời gian. – Loại văn bản đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau, gồm có: sách, tạp chí, thông cáo, bản tin, tài liệu quảng cáo, CD-ROMs, và Internet. Văn bản thông tin KHÔNG PHẢI là: – Loại văn bản mà mục đích chính của nó là những mục đích khác, ngoài việc chuyển tải thông tin về thế giới tự nhiên và xã hội, chẳng hạn nhƣ kể chuyện về cuộc đời của một cá nhân, về một sự kiện/ chuỗi các kiện hoặc kể về quy trình thực hiện một điều gì đó. – Loại văn bản luôn luôn chỉ có những đặc điểm riêng biệt, cụ thể; trái lại đặc điểm của loại văn bản này sẽ thay đổi theo từng kiểu văn bản cụ thể. – Chỉ là sách.” [9, tr.17] Từ định nghĩa này, nhóm nghiên cứu của Duke đã xác định đặc điểm cơ bản của văn bản thông tin nhƣ sau: văn bản có sự trình bày và lặp lại của đề tài, chủ đề; miêu tả những thuộc tính và những sự kiện đặc thù; sử dụng cấu trúc so sánh/ tƣơng phản và phân loại; sử dụng từ ngữ kỹ thuật; minh họa bằng thực tế hoặc hình ảnh; các chƣơng mục; giúp đỡ, hỗ trợ, định hƣớng cho ngƣời đọc bằng mục lục, số trang, đề mục và những phƣơng tiện hình ảnh đa dạng nhƣ biểu đồ, bảng biểu và sơ đồ. Do đó việc đọc hiểu văn bản thông tin không đơn giản chỉ là đọc lần lƣợt theo từng dòng; mà còn phải đọc những sơ đồ, bảng biểu và suy nghĩ, tính toán; rồi tiếp tục đọc văn bản và xem xét lại sơ đồ, bảng biểu hoặc tính toán. Việc đọc cứ trở đi trở lại nhƣng không theo đƣờng thẳng; mà có thể tiến về phía trƣớc rồi lại cho phép đọc lùi về sau và khai thác tối đa hiệu quả thông tin từ những phƣơng tiện thể hiện đặc thù mà loại văn bản này mang lại để giúp cho việc đọc hiểu sâu hơn, rõ ràng hơn. Chẳng hạn nhƣ trong văn bản thông tin, việc sử dụng hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, v.v. (tạm gọi là những cách trình bày thông tin bằng hình ảnh trực quan) hỗ trợ rất tích cực cho ngƣời đọc trong quá trình giải mã thông tin. Vì thế theo Diana M.Barone (2011), sự minh họa thông tin bằng những công cụ trực quan nhƣ thế rất đa dạng trong một văn bản, mỗi một hình ảnh trực quan đƣợc sử dụng 450
  7. làm nổi bật những thông tin cần thiết hỗ trợ cho quá trình đọc hiểu. Ngƣời đọc vì thế cần đƣợc trang bị kỹ năng đọc hiểu những loại công cụ trực quan này để họ có thể sẵn sàng giải mã chúng chứ không phải là bỏ qua chúng trong quá trình đọc. Về hình thức thể hiện của văn bản thông tin, có nhiều loại khác nhau. Theo Duke (2003), có những hình thức nhƣ sau: sách tham khảo, sách giáo khoa, sách chuyên ngành, sách viết về những thông tin mang tính quá trình (ví dụ nhƣ sách miêu tả về vòng đời của một loài động vật, sách viết về quá trình tạo ra và biến đổi của một loại vật chất, v.v.) và những loại văn bản khác không phải là sách, chẳng hạn nhƣ tạp chí, báo, áp phích quảng cáo, trang web và CD-ROM, v.v. 1.2.3. Về khái niệm văn bản trình bày, bình luận (expository text) Trong chƣơng trình của một số quốc gia, khái niệm văn bản trình bày, bình luận (expository text) đƣợc sử dụng để thay thế cho khái niệm văn bản phi hƣ cấu hay văn bản thông tin. Khái niệm này xuất hiện trong cách nhìn nhị phân của một số tác giả về các loại văn bản, bao gồm narrative text (tạm dịch là văn bản trần thật) và expository text (tạm dịch là văn bản trình bày, bình luận). Barbara Moss (2004) đã đƣa ra cách định nghĩa expository text nhƣ sau: “Trong khi mục đích của “narrative text” là kể chuyện, thì mục đích của “expository text” là thông báo, miêu tả hoặc báo cáo, tƣờng thuật. Trong “narrative text” thì tác giả sẽ tƣởng tƣợng, hình dung ra nhân vật, sự kiện và sử dụng cấu trúc của một câu chuyện kể để tạo ra câu chuyện. Còn khi viết văn bản thông tin, tác giả sẽ tổ chức bài viết của mình theo hƣớng đạt đến những thông tin về chủ đề mà họ muốn hƣớng đến. Họ sẽ tổ chức, sắp xếp thông tin sao cho hợp lý và hấp dẫn bằng cách sử dụng các cấu trúc khác nhau của “expository text”. […] Những văn bản dạng “expository text” cũng có cấu trúc riêng của nó. Những cấu trúc này sẽ cung cấp cho ngƣời học một sơ đồ chỉ dẫn họ khám phá, tìm hiểu nội dung văn bản. Sự nhận thức của ngƣời học về cấu trúc và cách thức tổ chức của văn bản “expository text” càng lớn bao nhiêu thì việc họ nắm bắt thông tin của ngƣời viết sẽ càng nhanh hơn ấy nhiêu.”. [2, tr.712] 1.2.4. Điểm thống nhất và khác biệt giữa các khái niệm Từ định nghĩa về các khái niệm, ngƣời viết nhận thấy tuy chƣơng trình của các nƣớc sử dụng những tên gọi khác nhau để định danh cho loại văn bản ấy nhƣng nhìn chung các tên gọi đều đƣợc dùng để chỉ một loại văn bản có nội dung liên quan trực tiếp đến thế giới thực (không chứa những yếu tố của sự hƣ cấu, tƣởng tƣợng). Trong đó đƣợc sử dụng rộng rãi nhất là hai khái niệm văn bản phi hƣ cấu (non-fiction) và văn bản thông tin (informational text). 451
  8. Cả hai loại văn bản này đều đƣợc tạo lập từ những thông tin có thật. Có tác giả cho rằng hai khái niệm này đồng nhất với nhau, vậy nên họ thƣờng dùng hai khái niệm này thay thế cho nhau. Nhƣng cũng có một số nhà nghiên cứu nhƣ nhóm của Nell K.Duke (2003) lại cho rằng hai khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau, họ cho rằng văn bản thông tin chỉ là một loại rất quan trọng của văn bản phi hƣ cấu vì văn bản phi hƣ cấu bao gồm tất cả các văn bản viết về những sự việc có thật. Theo Duke (2003) “văn bản thông tin khác với các loại khác của văn bản phi hƣ cấu ở mục đích, đặc điểm và hình thức” [2, tr.16]. Vì vậy một số tiểu loại của văn bản phi hƣ cấu lại không đƣợc nhóm của Duke xếp vào loại văn bản thông tin, chẳng hạn nhƣ tiểu sử, tự truyện và những văn bản thuyết minh về quy trình hoặc thao tác thực hiện. Sự phức tạp trong việc xác định khái niệm và phân loại văn bản thông tin là một minh chứng cho thấy ranh giới giữa các loại văn bản là hết sức mong manh. Vì vậy, việc xác định, lựa chọn những kiểu văn bản cụ thể của loại văn bản này trong chƣơng trình Ngữ văn của một số nƣớc cũng rất khác nhau tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia nhƣng nhìn chung vẫn phải bảo đảm đƣợc những đặc trƣng cơ bản của văn bản thông tin. Còn về khái niệm văn bản trình bày, bình luận. Khái niệm này liên quan nhƣ thế nào với hai khái niệm trên để có thể đƣợc dùng nhƣ là một khái niệm tƣơng đƣơng với khái niệm văn bản thông tin? Nhƣ ở trên đã nói, khái niệm này xuất hiện trong cách nhìn nhị phân của một số tác giả về các loại văn bản. Các nhà nghiên cứu thƣờng có khuynh hƣớng nhị phân các loại văn bản theo hai hƣớng nhƣ sau: hƣớng thứ nhất chia các loại văn bản thành fiction (văn bản hƣ cấu) và non-fiction (văn bản phi hƣ cấu); hƣớng thứ hai chia các loại văn bản thành narrative text (văn bản trần thuật) và expository text (văn bản tình bày, bình luận). Hƣớng phân loại thứ nhất chủ yếu căn cứ vào nội dung của văn bản, còn hƣớng phân loại thứ hai chủ yếu dựa vào cách thức tổ chức của văn bản. Mục đích của văn bản trần thuật (narrative text) là kể chuyện nên thƣờng đƣợc tổ chức theo kết cấu một câu chuyện với các phần mở đầu, phát triển và kết thúc, do đó loại văn bản này thƣờng có nhân vật, bối cảnh, mâu thuẫn và đề tài. Còn văn bản trình bày, bình luận (expository text) thƣờng đƣợc tổ chức theo những dạng cấu trúc sau để giải thích thông tin: miêu tả, nguyên nhân – kết quả, tiến trình thời gian, so sánh – tƣơng phản, nêu vấn đề – giải quyết vấn đề. Từ đó có thể thấy mục đích của văn bản thông tin (informational text) và văn bản trình bày, bình luận (expository text) là giống nhau. Thật ra, hai loại văn bản này chỉ là một, sở dĩ có hai tên gọi nhƣ vậy là do tiêu chí định danh khác nhau, một số nhà nghiên cứu gọi văn bản thông tin (informational text) vì căn cứ để phân loại và đặt tên là nội dung của văn bản, còn nếu gọi là văn bản trình bày, bình luận (expository text) thì căn cứ định danh lại dựa vào cấu trúc của văn bản. 452
  9. Vậy có thể thấy vấn đề tên gọi của loại văn bản này cũng khá phức tạp và gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Nhƣng nhìn chung trong chƣơng trình của các nƣớc, loại văn bản này có thể đƣợc gọi với nhiều khái niệm khác nhau nhƣng đều phản ánh những sự việc, sự kiện có thật trong thế giới hiện thực, khác với văn bản văn chƣơng – những văn bản đƣợc xem là sản phẩm của hƣ cấu, tƣởng tƣợng. Từ việc tìm hiểu những khái niệm trên, chúng tôi cho rằng trong chƣơng trình Ngữ văn của nƣớc ta sau năm 2015 hệ thống những văn bản có nội dung liên quan đến ngƣời thật, việc thật; không sử dụng các yếu tố hƣ cấu, tƣởng tƣợng và thực hiện mục đích chính là cung cấp thông tin nên đƣợc gọi là văn bản thông tin. Tên gọi ấy khái quát đƣợc nhiều kiểu loại văn bản. Nếu xác định nhƣ thế thì trong chƣơng trình Ngữ văn của chúng ta, tiểu sử và tự truyện sẽ không thuộc loại văn bản này và tất cả những kiểu văn bản thuộc văn bản trình bày, bình luận (expository text) và văn bản thuyết phục (persuasive texts) trong chƣơng trình của Singapore và Öc nên đƣợc xếp vào loại văn bản này vì chúng vẫn mang những đặc điểm của văn bản thông tin. 2. Một số kinh nghiệm thu đƣợc từ việc khảo sát chƣơng trình giảng dạy văn bản thông tin trong khung chƣơng trình Ngữ văn của một số nƣớc trên thế giới Qua khảo sát việc giảng dạy văn bản thông tin trong chƣơng trình Ngữ văn của một số nƣớc, chúng tôi nhận thấy chƣơng trình Ngữ văn của nƣớc ta sau năm 2015 có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau: 2.1. Trong chương trình Ngữ văn của một số nước, việc giảng dạy văn bản thông tin có một vai trò rất quan trọng. Kết quả đánh giá quốc gia về sự phát triển giáo dục (NAEP) của Mỹ năm 2009 đã chỉ ra rằng trong khung chƣơng trình đọc hiểu của nhà trƣờng phổ thông tỷ lệ văn bản thông tin đƣợc giảng dạy ngày một tăng lên theo cấp lớp: Sự phân bố văn bản văn chƣơng và văn bản thông tin theo cấp lớp trong khung chƣơng trình đọc hiểu của NAEP (2009) Lớp Văn bản văn chƣơng Văn bản thông tin 4 50% 50% 8 45% 55% 12 30% 70% [5, tr.5] 453
  10. Theo Chƣơng trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mĩ: “Phần lớn chƣơng trình đọc hiểu bắt buộc trong những trƣờng cao đẳng và chƣơng trình đào tạo nhân lực là những văn bản đƣợc viết theo cấu trúc văn bản thông tin và chứa đựng nhiều thử thách về nội dung; chƣơng trình giáo dục bậc sau trung học vừa đặc biệt cung cấp cho sinh viên cả khối lƣợng đọc hiểu nhiều hơn chƣơng trình học phổ thông vừa đem đến cho ngƣời học cả những kiểu cấu trúc văn bản tƣơng đối đầy đủ.” [5, tr.4]. Do đó chƣơng trình giáo dục phổ thông phải quan tâm đến vai trò của văn bản thông tin trong việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu để học sinh đƣợc chuẩn bị đầy đủ hơn trƣớc khi bƣớc vào những bậc học cao hơn trong tƣơng lai. Vì vậy, theo kết quả đánh giá từ NAEP, tỷ lệ đọc hiểu văn bản văn chƣơng sẽ giảm dần theo cấp lớp, còn tỷ lệ của văn bản thông tin sẽ tăng dần theo cấp lớp và chiếm khối lƣợng đáng kể trong chƣơng trình đọc hiểu đế đáp ứng mục tiêu của những bậc đào tạo sau trung học, đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp và cuộc sống của ngƣời học trong tƣơng lai. 2.2. Văn bản thông tin được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn của một số nước rất đa dạng về kiểu loại – Chƣơng trình Tiếng Anh của Singapore đã chia văn bản thông tin (informational text)/ văn bản chức năng (functional text) thành hai tiểu loại: “văn bản thông tin (informational text) (chẳng hạn nhƣ văn bản hành chính, văn bản kể lại sự thật việc thật, văn bản tƣờng thuật thông tin và văn bản giải thích) thƣờng trình bày các ý chính và có những ý chi tiết hỗ trợ; còn văn bản trình bày, bình luận (exposition) lại trình bày mối liên hệ giữa các lập luận (chẳng hạn nhƣ tiểu sử, các bài báo, tạp chí, tập san)” [8, tr.34] – Chƣơng trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mĩ xác định văn bản thông tin (informational texts) đƣợc dạy với những loại cụ thể nhƣ: Trong chƣơng trình từ mẫu giáo đến lớp 5, văn bản thông tin đƣợc xác định với những loại cụ thể nhƣ: “văn bản phi hƣ cấu có tính văn chƣơng (Literacy Nonfiction) gồm tiểu sử và tự truyện; văn bản về lịch sử, khoa học (Historical, Scientific Texts) gồm sách viết về lịch sử, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và nghệ thuật, văn bản thuộc lĩnh vực kỹ thuật (Technical Texts) gồm những văn bản hƣớng dẫn, những mẫu đơn và những văn bản trình bày về nhiều lĩnh vực đƣợc thể hiện dƣới dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ hoặc dữ liệu thông tin đã đƣợc số hóa, v.v.” [5, tr.31]. Trong chƣơng trình từ lớp 6 đến lớp 12, văn bản thông tin chỉ còn đƣợc giảng dạy với một loại là văn bản phi hƣ cấu có tính văn chƣơng (Literacy Nonfiction) đƣợc chia thành những tiểu loại cụ thể nhƣ: “những kiểu văn bản giải thích; văn bản thể hiện sự tranh luận; văn bản chức năng dƣới hình thức những bài tiểu luận, những bài phát 454
  11. biểu, nói chuyện, những mẩu ý kiến cá nhân; bài tiểu luận về nghệ thuật hay văn học; tiểu sử; tự truyện; bài báo; văn bản miêu tả; báo cáo về các vấn đề lịch sử, khoa học, kỹ thuật hoặc kinh tế (bao gồm cả những nguồn tƣ liệu đã đƣợc số hóa) dành cho đại chúng.” [5, tr.57] – Trong chƣơng trình Tiếng Anh của Úc, các kiểu loại cụ thể của văn bản thông tin (informative texts) và văn bản thuyết phục (persuasive texts) đƣợc qui định nhƣ sau: Văn bản thông tin (informative text): “Loại văn bàn này bao gồm những kiểu văn bản cụ thể nhƣ văn bản giải thích và miêu tả các hiện tƣợng tự nhiên, văn bản thuật lại các sự kiện, văn bản hƣớng dẫn, văn bản trình bày các quy tắc và luật lệ, quy định cũng nhƣ những văn bản tƣờng thuật tin tức ngắn gọn.” [1, tr.137] Văn bản thuyết phục (persuasive text): “Loại văn bản này bao gồm những văn bản quảng cáo; những văn bản thể hiện sự tranh luận, thảo luận; những bài bút chiến, luận chiến; những bài luận có sức thuyết phục và cả những bài báo.” [1, tr.137] 2.3. Trong chương trình Ngữ văn của một số nước, chuẩn đầu ra của việc giảng dạy văn bản thông tin được thiết kế rất chi tiết, cụ thể; chủ yếu hướng đến việc hình thành và rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản thông tin – Chƣơng trình Tiếng Anh của Singapore đã xác định rõ những kỹ năng, chiến lƣợc, thái độ và hành vi cần phải đạt đƣợc khi đọc và quan sát văn bản thông tin (informational texts)/ văn bản chức năng (functional texts) ở bậc trung học nhƣ sau: - Xác định những đặc điểm thuộc về kỹ thuật in ấn và trực quan (Vd: tiêu đề, đề mục, hình ảnh minh họa, sử dụng logo…) Bố cục - Xác định những đặc điểm của văn bản (Vd: nhan đề/ tiêu đề, đề mục lớn, của văn đề mục nhỏ, lời chú thích và tên của hình vẽ, biểu đồ, bảng biểu …) bản - Nhận diện mô hình cấu trúc của văn bản (Vd: liệt kê chuỗi sự việc, nguyên nhân – kết quả, …) - Dự đoán nội dung của văn bản dựa vào: Sự phản + Kiến thức nền hồi đối + Những đặc điểm thuộc về kỹ thuật in ấn và trực quan với văn + Mô hình tổ chức văn bản bản + Cấu trúc tổ chức văn bản (Vd: cấu trúc theo mô hình một câu chuyện, định hƣớng – mâu thuẫn – cao trào – giải quyết mâu thuẫn, …) Giải thích những dự đoán về nội dung của văn bản có thể chấp nhận đƣợc không hay phải thay đổi, điều chỉnh. Tại sao? Trình bày lại ý tƣởng chính và những chi tiết quan trọng 455
  12. Kiểm tra/ nghiên cứu những ý kiến tranh luận, trái chiều đối với một vấn đề, bao gồm cả chất lƣợng của những tranh luận ấy Xác định và đƣa ra những bằng chứng chứng minh cho những tranh luận, gồm có: + Sự kiện + Nguyên nhân + Yêu cầu đặt ra đối với những ngƣời có thẩm quyền + Sử dụng phƣơng pháp logic trong tranh luận Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả (Vd: cách lựa chọn từ ngữ, câu hỏi tu từ, ….) đã thay đổi nhƣ thế nào cho phù hợp với mục đích và đối tƣợng hƣớng đến của văn bản để đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn [8, tr.45] – Trong chƣơng trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mĩ, mục tiêu cần đạt của việc giảng dạy văn bản thông tin chủ yếu cũng hƣớng đến kỹ năng đọc hiểu. Chẳng hạn, việc đọc hiểu văn bản thông tin ở lớp 9 – 10 cần phải đạt đƣợc những kết quả sau: “Về ý chính và chi tiết: trích dẫn đƣợc những chứng cứ mạnh mẽ và xuyên suốt văn bản để củng cố cho kết quả phân tích đã đƣợc thể hiện rõ trong văn bản cũng nhƣ kết quả suy luận từ văn bản; xác định đƣợc ý chính của văn bản và phân tích sự phát triển của ý chính qua diễn biến của văn bản, bao gồm cả việc nó hiện lên nổi bật nhƣ thế nào trong văn bản và nó đƣợc chắt lọc, định hình nhƣ thế nào qua những chi tiết cụ thể; cung cấp đƣợc một bản tóm tắt khách quan về văn bản; phân tích xem tác giả đã sắp xếp và phân tích hệ thống các ý kiến và sự kiện nhƣ thế nào, bao gồm cả trật tự sắp xếp các quan điểm, cách chúng đƣợc giới thiệu và phát triển nhƣ thế nào cũng nhƣ là sự nối kết giữa các ý kiến và sự kiện đó. Về những kỹ xảo ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong văn bản và cấu trúc văn bản: xác định đƣợc ý nghĩa của từ và ngữ đƣợc sử dụng trong văn bản, bao gồm ý nghĩa ẩn dụ, ý nghĩa mở rộng, và cả ý nghĩa chuyên môn; phân tích đƣợc những tác động cộng hƣởng của việc lựa chọn từ ngữ đối với ý nghĩa và giọng điệu của văn bản; phân tích chi tiết những ý kiến và sự khẳng định của tác giả đã đƣợc phát triển và chắt lọc nhƣ thế nào qua những câu văn, đoạn văn đặc biệt hoặc là từ những bộ phận lớn hơn câu, đoạn; xác định đƣợc quan điểm hoặc mục đích của tác giả qua văn bản và phân tích đƣợc tác giả đã sử dụng những hình thức tu từ nào để phát triển quan điểm hoặc mục đích của mình. …” [5, tr.40] – Trong chƣơng trình Tiếng Anh của Öc, văn bản thông tin đƣợc dạy chủ yếu ở phần kiến thức về ngôn ngữ (Language) và phần kỹ năng đọc viết (Literacy). Chuẩn đầu ra của việc dạy văn bản thông tin trong chƣơng trình của Öc không đƣợc tách thành 456
  13. phần riêng nhƣ trong chƣơng trình Ngữ văn của Singapore và Mĩ. Trong phần kiến thức về ngôn ngữ (Language), học sinh thƣờng đƣợc học về văn bản thông tin qua những hiểu biết liên quan đến cấu trúc và tổ chức của văn bản (Text Structure and Organisation), cách thức sử dụng ngôn ngữ để thể hiện và phát triển ý tƣởng (Expressing and Developing Ideas). Còn ở phần kỹ năng đọc viết (Literacy), chuẩn đầu ra đối với việc dạy học văn bản thông tin là những nội dung liên quan đến kỹ năng đọc và viết văn bản trong ngữ cảnh (Texts in Context), kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong sự tƣơng tác với những cá nhân khác (Interacting with Others), kỹ năng hiểu – phân tích – đánh giá (Interpreting, Analysing, Evaluating) các ý kiến, thông tin, vấn đề từ nhiều nguồn khác nhau và kỹ năng tạo lập văn bản (Creating Texts). Ở đây, chúng tôi xin nêu ra một số ví dụ cụ thể về chuẩn đầu ra trong chƣơng trình Tiếng Anh lớp 6 mà chúng tôi cho rằng có liên quan đến việc giảng dạy văn bản thông tin: “Tìm hiểu đa dạng các loại văn bản từ văn bản hàng ngày, văn bản hành chính, văn bản văn chƣơng và văn bản thông tin; thảo luận về những yếu tố liên quan đến cấu trúc văn bản và những đặc điểm ngôn ngữ; so sánh cấu trúc tổng thể và hiệu quả sự lựa chọn của tác giả ở hai hay nhiều văn bản.” [1, tr.69] “Quan sát xem chuỗi các sự kiện liên tiếp đƣợc thể hiện bằng những phƣơng tiện hình ảnh nhƣ thế nào thông qua loạt hình ảnh, bao gồm cả những tranh hài hƣớc, chuỗi hình ảnh đƣợc sắp xếp theo dòng thời gian, những biểu đồ có tính quá trình, biểu đồ phát triển, biểu đồ chu trình, chuỗi hình ảnh trong những quyển sách hình ảnh.” [1, tr.70] “So sánh nhiều văn bản với nhau bao gồm cả những văn bản đa phƣơng tiện để tìm hiểu các cách khác nhau mà các văn bản đã sử dụng để trình bày ý kiến và sự kiện.” [1, tr.72] Từ việc khảo sát định hƣớng giảng dạy văn bản thông tin ở một số nƣớc, chúng tôi nhận thấy chuẩn đầu ra đƣợc xác định rõ là vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về loại văn bản này, vừa phát triển cho các em những kỹ năng cụ thể để tƣơng tác với loại văn bản này trong cuộc sống, đó là những kỹ năng liên quan đến việc tạo lập và tiếp nhận văn bản trong hoạt động giao tiếp, cụ thể là kỹ năng đọc và viết. Do đó, có thể nói chƣơng trình giảng dạy văn bản thông tin ở một số nƣớc đã hƣớng đến việc phát triển năng lực tạo lập và tiếp nhận loại văn bản này cho ngƣời học. 3. Một số gợi ý từ việc khảo sát chƣơng trình giảng dạy văn bản thông tin của một số nƣớc trên thế giới – Trong chƣơng trình Ngữ văn của chúng ta sau năm 2015, văn bản thông tin nên đƣợc cân nhắc giảng dạy ở một mức độ phù hợp với vị trí quan trọng của loại văn 457
  14. bản này trong cuộc sống. Chúng ta không nên chỉ coi trọng văn bản văn chƣơng mà quên đi vai trò của văn bản thông tin trong việc chuẩn bị kỹ năng đọc hiểu cho học sinh trƣớc hết là ở những bậc học sau trung học cũng nhƣ cho cuộc sống và công việc của các em trong tƣơng lai. – Khi thiết kế nội dung giảng dạy văn bản thông tin trong chƣơng trình Ngữ văn sau năm 2015, có lẽ các nhà biên soạn sách giáo khoa nên lƣu ý đến tính đa dạng của kiểu loại văn bản này để tạo cơ hội giúp học sinh tiếp cận với càng nhiều kiểu loại văn bản thông tin cụ thể càng tốt vì đây chủ yếu là những dạng văn bản mà các em tiếp xúc hàng ngày. Đó cũng là một trong những tiêu chí để học sinh cảm thấy môn Ngữ văn thiết thực, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và công việc của họ – Trong chƣơng trình Ngữ văn của chúng ta hiện nay vẫn có một số văn bản thuộc loại này nhƣng cách khai thác của chúng ta trong giảng dạy chủ yếu vẫn thiên về nội dung của văn bản mà chƣa hƣớng học sinh đến việc tìm hiểu những đặc điểm của văn bản (chẳng hạn nhƣ đặc điểm hình thức, đặc điểm ngôn ngữ, đặc điểm cấu trúc, hoặc là việc khai thác ý nghĩa từ những công cụ trình bày trực quan, v.v.) nên học sinh của chúng ta chƣa có kĩ năng tiếp nhận và tạo lập những loại văn bản nhƣ thế. Vì thế từ kinh nghiệm xây dựng chƣơng trình giảng dạy văn bản thông tin của một số nƣớc, chúng tôi hi vọng rằng chƣơng trình của chúng ta sau năm 2015 cũng sẽ chú ý nhiều hơn đến việc dạy loại văn bản này theo hƣớng hình thành và phát triển năng lực cho ngƣời học. Trên đây là những gợi ý của chúng tôi từ việc khảo sát chƣơng trình giảng dạy văn bản thông tin của một số nƣớc trên thế giới. Chúng tôi tin rằng với những thay đổi căn bản, chƣơng trình Ngữ văn của chúng ta sau năm 2015 sẽ thật sự làm cho học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn và nhận ra sự gắn bó thiết thực giữa môn học với cuộc sống hàng ngày của các em. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ACARA (2013). The English – The Australian Curriculum, Version 5.1. http://www.australiancurriculum.edu.au/ 2. Barbara Moss (2004). “Teaching Expository Text Structures through Informational Trade Book Retellings”. The Reading Teacher, Vol.57, No.8 (05/2004), tr. 710 – 718. 458
  15. 3. Beth Maloch & Randy Bomer (2013). “Informational Texts and the Common Core Standards: What are we talking about, anyway?”. Languague Arts, Vol.90, No.3 (01/2013), tr. 205 – 213. 4. California Department of Education (2007). Language Arts Framework for California Public Schools (Kindergarten Through Grade Twelve). 5. Common Core State Standards for English Arts and Literacy http://www.corestandards.org/assets/CCSSI_ELA%20Standards.pdf 6. Diana M.Barone (2011), Children‟s Literature in the Classroom. The guilford press, U.S.A. 7. GOV.UK (2013). The National Curriculum in England (Framework Document). https://www.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/2 10969/NC_framework_document_-_FINAL.pdf 8. Ministry of Education Singapore (2010). English Language Syllabus 2010 - Primary & Secondary (Express/ Normal [Academic]). http://www.moe.gov.sg/education/syllabuses/english-language-and- literature/files/english-primary-secondary-express-normal-academic.pdf1. 9. Nell K.Duke, V.Susan Bernett-Armistead, P.David Pearson (2003), Reading & Writing Informational Text in the Primary Grades. Scholastic Inc, U.S.A. 10. New Zealand Ministry of Education (2013). The New Zealand Curriculum. http://www.minedu.govt.nz/Boards/TeachingAndLearning/NewZealandCurricul um.aspx 11. Wikipedia, the free encyclopedia. Non-fiction. http://en.wikipedia.org/wiki/Non-fiction 459
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1