intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề cân nặng ở trẻ dưới 1 tuổi - Phần cuối

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo dõi sự tăng cân của con yêu ngay từ lúc mới ra đời là một trong những cách tốt nhất để đánh giá xem liệu bé có đang tăng trưởng và phát triển tốt hay không. Dưới đây là những điều bạn nên biết. Con tăng cân đã đủ hay chưa?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề cân nặng ở trẻ dưới 1 tuổi - Phần cuối

  1. Vấn đề cân nặng ở trẻ dưới 1 tuổi - Phần cuối Theo dõi sự tăng cân của con yêu ngay từ lúc mới ra đời là một trong những cách tốt nhất để đánh giá xem liệu bé có đang tăng trưởng và phát triển tốt hay không. Dưới đây là những điều bạn nên biết. Con tăng cân đã đủ hay chưa? Cơ sở y tế sẽ ghi lại sự tăng trưởng của con bạn thành một biểu đồ tăng trưởng. Đường 50% trên biểu đồ biểu hiện đường tăng trưởng của một em bé bình thường, với những đường đồ thị riêng dành cho con trai và con gái vì con trai nói chung khi sinh ra thường nặng hơn con gái. Điểm khởi đầu của biểu đồ tăng trưởng là cân nặng của con khi sinh ra, và đường tăng trưởng của một em bé to con sẽ nằm trên đường tăng trưởng trung bình 50%, trong khi đường tăng trưởng của một đứa bé nhỏ hơn sẽ nằm dưới đó. Việc đường tăng trưởng nằm ở trên hay dưới đường 50% cũng là điều bình thường, miễn là sự phát triển của con đi theo mẫu đường tăng trưởng cơ bản.
  2. Biểu đồ tăng trưởng của trẻ - Ảnh: Internet Trên biểu đồ tăng trưởng của con, bạn sẽ để ý thấy đường tăng trưởng ban đầu thường tăng rõ rệt rồi sau đó chậm dần lại. Điều này là vì sau đợt giảm trọng lượng ban đầu thì tốc độ tăng trưởng của con bạn tăng rất nhanh trong vòng 6 tháng đầu tiên, sau đó chậm lại. Và việc con bạn tăng cân được liên tục sau mỗi tuần quan trọng hơn việc con bạn tăng được bao nhiêu cân. Có vài tuần con bạn sẽ tăng nhiều hơn những tuần khác, nhưng miễn con không giữ nguyên cân nặng cũ hay sụt cân, thì mọi chuyện đều diễn ra ổn thỏa. Không việc gì phải lo Phải làm sao nếu con bạn không phát triển chính xác 100% theo đường tăng trưởng? Đừng hoảng. Hãy nhớ rằng, biểu đồ tăng trưởng chỉ có tính chất hướng dẫn, quan trọng là bạn hãy theo dõi, nhìn vào s ự phát triển chung của bé.
  3. Biểu đồ chỉ mang tính hướng dẫn, quan trọng là bé yêu của mẹ vẫn đang lớn lên và khỏe mạnh - Ảnh: Inmagine Tốt nhất, bạn hãy cho bé đến cân tại một bệnh viện (không thay đổi), để đảm bảo không có những khác biệt nhỏ nào trên cân hay phương pháp cân làm ảnh hưởng đến biểu đồ tăng trưởng của bé. Không những thế, làm như vậy còn giúp bạn xây dựng một mối quan hệ tốt với các nhân viên tại bệnh viện, và có thể cùng nhau đồng lòng đối phó với những vấn đề có thể xảy ra. Cơ sở y tế sẽ kiểm tra những điều sau: Sự phát triển chung của con bạn  Chế độ ăn của con bạn  Mức độ hoạt động của con bạn. Nếu bé đột ngột trở nên hiếu động,  nhiều khả năng bé sẽ giảm cân
  4. Các bệnh hay các bệnh viêm nhiễm có thể xảy ra. Những bệnh như  cảm, cúm hay bệnh tưa có thể ảnh hưởng đến việc bú hay uống thêm của con, từ đó ảnh hưởng đến việc tăng cân. Cân nặng trẻ sơ sinh Có nhiều yếu tố quyết định cân nặng của bé khi sinh ra: Di truyền từ bố mẹ: Gien đóng vai trò lớn trong việc quyết định cân  nặng và kích thước của con. Bạn không thể mong một em bé to con nếu cả bạn và chồng bạn đều nhỏ thó. Giới tính: Khi sinh ra, bé trai thường lớn hơn và nặng hơn bé gái một  chút. “Chế độ ăn” trong bụng mẹ: Nhau thai có hoạt động tốt và cung cấp  các chất dinh dưỡng cho bé khi bé còn trong bụng mẹ không cũng có vai trò trong việc quyết định cân nặng của con khi sinh ra. Thời gian mang thai: Trẻ sinh non thường có cân nặng khi sinh ra  thấp (dưới 2,5kg). Chế độ ăn của bạn: Người mẹ bị thiếu ăn nghiêm trọng trong suốt  thời gian mang thai hoặc những người mẹ có chế độ ăn rất không cân bằng thường sinh ra những đứa trẻ nhỏ hơn trung bình. Sức khỏe của bạn: Người mẹ bị bệnh mãn tính có nhiều khả năng  sinh ra một đứa trẻ nhỏ hơn con của một người mẹ khỏe mạnh. Và mặt khác,
  5. người mẹ bị tiểu đường cũng nhiều khả năng sinh ra một đứa trẻ rất to con. Ma túy, rượu bia, thuốc lá: Việc lạm dụng chất kích thích, thuốc lá  có thể khiến đứa con sinh ra nhỏ hơn trung bình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2