NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VAÁN ÑEÀ CHUYEÅN GIAÙ CUÛA COÂNG TY<br />
ÑA QUOÁC GIA TREÂN THEÁ GIÔÙI VAØ<br />
DOANH NGHIEÄP ÑAÀU TÖ TRÖÏC TIEÁP<br />
NÖÔÙC NGOAØI ÔÛ VIEÄT NAM<br />
PGS.TS. Phan Duy Minh*<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
C<br />
ông ty đa quốc gia là một trong những xu thế phát triển lớn của kinh tế thế giới trong Thế<br />
kỷ 21. Có thể nói, chúng đang ngày càng chứng tỏ là xương sống, là chủ lực của nền kinh tế<br />
thế giới. Công ty đa quốc gia đang mang lại những lợi ích không nhỏ cho nhiều quốc gia,<br />
nhưng bên cạnh đó cũng không ít những hệ lụy. Một trong những vấn đề gây nhức nhối, tạo<br />
ra nhiều hậu quả xấu cho những quốc gia có nhiều công ty, chi nhánh của các tập đoàn đa quốc gia là<br />
tình trạng chuyển giá trốn thuế. Trong gần 30 năm qua ở Việt Nam đã thu hút được hơn 130 tỷ USD với<br />
hơn 15.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang hoạt động. Kinh tế FDI đã có những đóng góp<br />
quan trọng cho nền kinh tế, nhưng bên cạnh đó cũng không ít những mảng xám, như hủy hoại môi trường,<br />
chuyển giá trốn thuế… Bài viết dưới đây cố gắng đi sâu hơn vấn đề chuyển giá trốn thuế...<br />
<br />
Từ khóa: Công ty đa quốc gia, chuyển giá, trốn thuế.<br />
Transfer pricing issues of multinational companies worldwide and FDI companies in Vietnam<br />
Multinational corporation is one of the major development trends of the world economy in the 21st century.<br />
Having said that, they are increasingly proving to be the backbone of the world economy. Multinational<br />
corporations are bringing significant benefits to many countries, but there also many implications. One of<br />
the most aching problems, creating negative consequences for the countries with subsidiary companies of<br />
multinational corporations is transfer pricing and tax evasion. In Vietnam, more than $ 130 billion has been<br />
attracted in nearly 30 years with more than 15,000 projects in foreign direct investment (FDI) is active. FDI<br />
Economy has made an important contribution to the economy, but there are not few patches of gray, such<br />
as environmental destruction, transfer pricing, tax evasion... The following article tries to go deeper than the<br />
issue of transfer pricing and tax evasion...<br />
Keyword: transfer price, multinational companies, FDI companies<br />
1. Khái quát về công ty đa quốc gia (công ty mẹ) tại một quốc gia và có các công ty<br />
chi nhánh (công ty con) hoạt động sản xuất kinh<br />
Công ty đa quốc gia (Multinational Company<br />
doanh tại ít nhất là 5, 6 quốc gia khác. Điều quan<br />
- MNC) là một loại hình công ty xuất hiện phổ<br />
trọng ở đây là, các công ty chi nhánh ở các quốc<br />
biến từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và đang trở<br />
gia khác cũng phải tiến hành sản xuất kinh doanh<br />
thành một trong những xu hướng lớn của kinh tế<br />
tương tự như công ty chính, là pháp nhân kinh tế<br />
thế giới thế kỷ 21. có tính độc lập tương đối ở các quốc gia đó.<br />
Về nguyên tắc, một công ty trong đó việc sản Có thể nói, manh nha của công ty đa quốc gia<br />
xuất kinh doanh được tiến hành cùng một lúc tại có từ thời kỳ tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản,<br />
hai quốc gia trở lên thì có thể gọi là công ty đa quốc do yêu cầu phải tìm kiếm nguyên liệu thô cho nền<br />
gia. Tuy vậy, theo thông lệ quốc tế, một công ty đa kinh tế công nghiệp hóa của các quốc gia. Tiếp đến,<br />
quốc gia phải là công ty gồm có một công ty chính từ xuất khẩu hàng hoá, các nhà kinh doanh đã nghĩ<br />
Phó Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán<br />
*<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
32 Số 111 - tháng 1/2017 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN<br />
tới việc đưa các yếu tố sản xuất đến tổ chức sản giới thế kỷ 21. Đối với Việt Nam, sau hơn 20 năm<br />
xuất kinh doanh ngay trên các thị trường có nhiều thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã có hàng<br />
tiềm năng, vừa tận dụng được các nguồn nguyên nghìn MNC đầu tư mở công ty chi nhánh, với số<br />
liệu tại chỗ, kể cả khai thác và chuyển chúng về cho vốn gồm nhiều chục tỷ USD.<br />
các cơ sở sản xuất ở chính quốc, vừa giảm bớt được Đặc điểm nổi bật nhất của MNC là môi trường<br />
chi phí vận chuyển. Về thực chất là thực hiện xuất hoạt động của chúng được trải rộng ở nhiều quốc<br />
khẩu tư bản, các cơ sở sản xuất kinh doanh được gia khác nhau, thậm chí là hầu hết các quốc gia trên<br />
thiết lập ngay trên các thị trường tiêu thụ hàng hoá. thế giới. Đặc điểm này đã làm cho các MNC có rất<br />
Cùng với thời gian, đặc biệt là từ sau Chiến tranh nhiều lợi thế, nhưng cũng luôn đối mặt với rủi ro<br />
thế giới thứ hai, do những lợi thế không thể phủ lớn là rủi ro chính trị của các quốc gia.<br />
định của các công ty chi nhánh ở nước ngoài, nên<br />
- Tận dụng được chi phí cơ hội của các quốc gia<br />
chúng được quan tâm củng cố, mở rộng và phát<br />
về lợi thế so sánh, giảm chi phí vận chuyển, tránh<br />
triển không ngừng. Thế giới đã và đang chứng<br />
không phải nộp các khoản thuế như xuất khẩu<br />
kiến những Tập đoàn đa quốc gia khổng lồ, có chi hàng hóa đến…<br />
nhánh ở hàng trăm quốc gia, hàng năm tạo ra phần<br />
- Nhanh chóng tiếp cận các thị trường mới nổi<br />
lớn thu nhập cho Tập đoàn. Lấy hãng Coca Cola<br />
là một ví dụ. Hiện hãng có chi nhánh tại hơn 160 - Tận dụng được các cơ hội khác như qui mô lớn,<br />
quốc gia trên thế giới, sử dụng hơn 40 đồng tiền có công nghệ nguồn, thuận lợi trong thanh toán<br />
khác nhau phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh quốc tế…<br />
doanh và các chi nhánh ở nước ngoài đã tạo ra hơn Về mô hình tổ chức hoạt động, hiện nay trên thế<br />
60% thu nhập hàng năm cho toàn hãng. giới có hai loại mô hình chủ yếu của các MNC, đó<br />
Ngày nay, có hơn 630.000 MNC trên toàn thế là mô hình tổ chức theo chiều ngang và mô hình tổ<br />
giới, đóng góp tới 2/3 GDP toàn cầu, trong đó có chức theo chiều dọc.<br />
khoảng 500 hãng khổng lồ nắm giữ hầu hết các Trong mô hình tổ chức theo chiều ngang, các<br />
ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn của thế giới. công ty chi nhánh gần như là những “bản sao” của<br />
Những quốc gia có nhiều MNC khổng lồ là Mỹ, công ty mẹ, tạo thành một dàn những công ty tương<br />
Nhật Bản, Tây Âu, Hàn Quốc… Chúng đang khẳng tự nhau. Mô hình này được áp dụng nhiều cho các<br />
định một xu thế lớn về phát triển của kinh tế thế loại hình sản xuất mà sản phẩm không có quá nhiều<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 111 - tháng 1/2017 33<br />
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI<br />
<br />
các chi tiết, bộ phận, đặc biệt phổ biến trong các lĩnh Thứ hai, Xuất phát từ mối quan hệ gắn bó<br />
vực kinh doanh về thương mại, dịch vụ. chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác<br />
biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ<br />
Trong mô hình tổ chức theo chiều dọc, các công<br />
thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi<br />
ty như là những “mắt xích” trong một chuỗi sản<br />
lợi ích toàn cục.<br />
xuất, đảm nhận những công đoạn và tạo ra những<br />
sản phẩm không hoàn toàn giống nhau. Mô hình Thứ ba, Việc quyết định chính sách giá giao<br />
này thường được áp dụng cho các MNC sản xuất với dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không<br />
chu trình sản xuất qua nhiều công đoạn khác nhau, thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay<br />
sản phẩm cuối cùng do nhiều chi tiết hợp thành. đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định<br />
giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết<br />
Về quản lý tài chính, cũng có 2 loại mô hình<br />
chính được áp dụng cho các MNC. cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại.<br />
<br />
- Mô hình quản lý tài chính tập trung: Công ty Ở đây cần phân biệt chuyển giá với trường hợp<br />
mẹ vừa quản lý tài chính của mình vừa đồng thời khai giá giao dịch thấp đối với cơ quan quản lý để<br />
tham gia trực tiếp quản lý tài chính của các công ty trốn thuế nhưng đằng sau đó họ vẫn thực hiện<br />
chi nhánh, các công ty chi nhánh chịu song trùng thanh toán đầy đủ theo giá thỏa thuận; còn giao<br />
quản lý. dịch bị chuyển giá, họ sẽ không phải thực hiện vế<br />
sau của việc thanh toán trên và thậm chí họ có thể<br />
- Mô hình quản lý tài chính phi tập trung của định giá giao dịch cao. Các đối tượng này nắm bắt<br />
MNC: Theo mô hình này, các công ty chi nhánh và vận dụng được những quy định khác biệt về<br />
hầu như được tự chủ hoàn toàn trong quản lý tài thuế giữa các quốc gia, các ưu đãi trong quy định<br />
chính, công ty mẹ chỉ quản lý thông qua đầu mối, thuế để hưởng lợi có vẻ như hoàn toàn hợp pháp<br />
với những nội dung hoạt động nào có liên quan<br />
(tránh thuế).<br />
đến công ty mẹ. <br />
Ngoài ra, hành vi chuyển giá nhằm tối thiểu<br />
Mục tiêu chủ yếu của MNC là tối đa hoá lợi<br />
nghĩa vụ thuế thu nhập DN không chỉ diễn ra tại<br />
nhuận của công ty và làm gia tăng giá trị của cải<br />
các DN FDI, mà còn diễn ra giữa các bên liên kết<br />
cho các chủ sở hữu.<br />
trong nội địa một quốc gia. Đó là khi Tập đoàn<br />
2. Chuyển giá của MNC kinh tế trong nước lợi dụng chính sách ưu đãi của<br />
nhà nước, thành lập một số công ty con hoạt động<br />
Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính<br />
trong những lĩnh vực và địa bàn khác nhau, trong<br />
sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được<br />
đó có những lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi thuế<br />
chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua<br />
TNDN, từ đó tìm cách chuyển lợi nhuận trước<br />
biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu<br />
thuế từ DN không được ưu đãi thuế sang DN liên<br />
hóa số thuế của các MNC trên phạm vi toàn cầu.<br />
kết được ưu đãi thuế hoặc chuyển lợi nhuận trước<br />
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thuế từ DN có lãi sang DN bị lỗ thông qua giá<br />
thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao chuyển giao sản phẩm và cung ứng dịch vụ giữa<br />
đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên các bên để giảm thiểu nghĩa vụ thuế tổng hợp<br />
liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là của cả tập đoàn. Hành vi chuyển giá của DN liên<br />
giá cả. Sở dĩ giá cả có thể xác định lại trong những kết không chỉ đơn thuần là việc điều chuyển lợi<br />
giao dịch như thế xuất phát từ ba lý do sau. nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế<br />
Thứ nhất, Xuất phát từ quyền tự do định đoạt suất thấp hơn để tránh thuế mà nó còn bao gồm<br />
trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền cả chiều ngược lại. Nguyên nhân chính là do công<br />
quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó, họ ty mẹ muốn thu hồi vốn nhanh hoặc việc chuyển<br />
hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ lợi nhuận để thực hiện chiến lược kinh doanh đã<br />
với giá họ mong muốn. được xây dựng.<br />
<br />
34 Số 111 - tháng 1/2017 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN<br />
Có rất nhiều dạng chuyển giá khác nhau của liên doanh liên kết, MNC định giá thật cao các yếu<br />
MNC tố đầu vào từ công ty mẹ nắm quyền quản lý.<br />
- Nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu… - Tình hình lạm phát của các quốc gia<br />
(tài sản vô hình);<br />
MNC sẽ tiến hành chuyển giá ở các nước có tỷ<br />
- Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở lệ lạm phát cao để bảo toàn số vốn đầu tư và lợi<br />
nước ngoài, hoặc từ công ty đối tác trong liên nhuận trong điều kiện đồng tiền nước đang đầu tư<br />
doanh với giá cao. Những nguyên liệu này chủ yếu bị mất giá.<br />
có tính độc quyền cao;<br />
- Những biến động kinh tế - chính trị thế giới<br />
- Nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý;<br />
MNC sẽ thực hiện chuyển giá để chống lại các<br />
- Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết tác động bất lợi của các chính sách kinh tế ở nước<br />
giá mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các đang đầu tư, mặt khác hoạt động chuyển giá làm<br />
công ty trong MNC; giảm các khoản lãi dẫn đến giảm áp lực đòi tăng<br />
- Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng lương của lực lượng lao động.<br />
nghiệp vụ vay từ công ty mẹ; Căn cứ để xem xét hành vi chuyển giá<br />
- Chuyển giá thông qua các trung tâm tái tạo hóa đơn; Giá giao kết được coi là cơ sở để xem xét hành<br />
-… vi chuyển giá. Chỉ có thể đánh giá một giao dịch có<br />
chuyển giá hay không khi so sánh giá giao kết với<br />
Có nhiều yếu tố thúc đẩy các MNC chuyển giá<br />
giá thị trường. Nếu giá giao kết không tương ứng<br />
- Sự khác biệt về thuế với giá thị trường thì có nhiều khả năng để kết luận<br />
Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình, rằng giao dịch này có biểu hiện chuyển giá.<br />
các MNC luôn tìm kiếm một lợi thế từ thuế suất Ở Việt Nam hiện nay, hiện tượng chuyển giá<br />
thuế TNDN của các quốc gia có mức thuế suất phổ biến trong doanh nghiệp là làm tăng giá trị<br />
khác nhau bằng các hành vi chuyển giá. Các thủ<br />
máy móc thiết bị, bí quyết công nghệ và nguyên<br />
thuật thường sử dụng là nâng giá mua đầu vào các<br />
vật liệu đầu vào của doanh nghiệp FDI, đồng thời<br />
nguyên vật liệu, hàng hóa và định giá bán ra hay<br />
làm giảm giá trị sản phẩm đầu ra khiến cho doanh<br />
giá xuất khẩu thấp tại các công ty con đóng tại các<br />
nghiệp FDI bị thua lỗ giả tạo. Không ít trường hợp<br />
quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao. Nhờ vậy, các<br />
các doanh nghiệp liên doanh có vốn FDI liên tục<br />
MNC đã chuyển một phần lợi nhuận từ quốc gia<br />
thua lỗ (do chuyển giá) đã khiến cho phần vốn góp<br />
có thuế suất thuế TNDN cao sang quốc gia có thuế<br />
của phía Việt Nam trong liên doanh bị giảm tỷ lệ,<br />
suất thuế TNDN thấp, như thế các MNC đã thực<br />
buộc phía Việt Nam nhượng lại phần vốn góp do<br />
hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình.<br />
không chịu nổi thua lỗ, biến doanh nghiệp liên<br />
Nói tóm lại, sự khác biệt về thuế suất thuế TNDN<br />
doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.<br />
là động cơ lớn thúc đẩy chuyển giá.<br />
Bên cạnh đó, các thủ thuật chuyển giá khác còn<br />
- Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái<br />
có kê khai tăng chi phí bản quyền, quảng cáo, kê<br />
Nhằm bảo toàn vốn ban đầu theo nguyên tệ, khống nhóm vật tư đặc biệt, tăng chi phí sản xuất,<br />
MNC rút vốn đầu tư ở quốc gia mà họ kỳ vọng vào “vận dụng linh hoạt” các chi phí tài chính từ Tập<br />
việc đồng tiền nước đó sẽ yếu đi trong tương lai. đoàn mẹ ở nước ngoài.<br />
Như vậy, lúc này, ngoài lợi nhuận thu được, MNC<br />
Như vậy, khi công ty con A bán hàng cho công<br />
còn thu được một khoản lợi nhuận chênh lệch do<br />
ty con B trong cùng một MNC thuộc hai quốc gia<br />
sự biến động có lợi về tỷ giá.<br />
khác nhau, muốn xác định giá chuyển nhượng<br />
- Hoạt động liên doanh liên kết hàng hoá để tối thiểu hoá số thuế phải nộp sẽ dựa<br />
Nhằm tăng cường tỷ lệ vốn góp trong hoạt động trên nguyên tắc cơ bản sau đây.<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 111 - tháng 1/2017 35<br />
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI<br />
<br />
trình bày một cách chi tiết đầy đủ<br />
tất cả các hoạt động chuyển giá với<br />
vô số những mánh lới khác nhau,<br />
mà chỉ dẫn ra một số ít những<br />
thông tin có tính điển hình như là<br />
những điểm nhấn chính của bức<br />
tranh chuyển giá của các DN FDI<br />
sau đây.<br />
<br />
Thống kê những năm qua cho<br />
thấy, cả nước có khoảng 50% DN<br />
FDI kê khai lỗ, trong đó nhiều DN<br />
thua lỗ liên tục trong nhiều năm<br />
- Nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp liên tiếp. TP. Hồ Chí Minh có tới<br />
của công ty con A lớn hơn thuế suất của công ty B gần 60% trong số trên 3.500 DN FDI thường xuyên<br />
thì giá chuyển nhượng càng thấp càng tốt. kê khai lỗ trong nhiều năm; Tương tự tại tỉnh Lâm<br />
- Nếu thuế suất thu nhập doanh nghiệp của Đồng với 104/111 DN FDI báo cáo lỗ liên tục; tỉnh<br />
công ty con A nhỏ hơn thuế suất của công ty con B Bình Dương, một trong những tỉnh thu hút được<br />
thì giá chuyển nhượng càng cao càng tốt. nhiều dự án FDI, cũng có đến 50% DN FDI báo cáo<br />
lỗ từ năm 2006 – 2011.<br />
3. Thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp<br />
FDI tại Việt Nam Các báo cáo của cơ quan thuế cho thấy, các DN<br />
FDI khai kinh doanh thua lỗ thường tập trung<br />
Tính đến cuối năm 2016, cả nước có khoảng<br />
trong lĩnh vực gia công may mặc, da giày; sản xuất,<br />
trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn<br />
kinh doanh chè xuất khẩu; công nghiệp chế biến…<br />
đăng ký hơn 230 tỷ USD, vốn thực hiện hơn 120 tỷ<br />
USD. Cũng theo con số thống kê, trong số các dự Đặc biệt, ở TP. Hồ Chí Minh, có đến 90% DN<br />
án FDI đang hoạt động là chi nhánh, công ty con FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc có kết quả<br />
của hơn 1.600 MNC lớn nhỏ trên thế giới. Trong kinh doanh thua lỗ trong khi hầu hết các DN trong<br />
đó, đại bộ phận các MNC khổng lồ đều đã có chi nước cùng ngành nghề đều có lãi. Mặc dù thua lỗ<br />
nhánh và công ty con ở Việt Nam. triền miên song các DN FDI này vẫn đầu tư mở<br />
rộng sản xuất, kinh doanh.<br />
Có thể nói, khu vực kinh tế FDI là một bộ phận<br />
hết sức quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Ở đó Trường hợp điển hình có những biểu hiện “đáng<br />
có hơn 4 triệu lao động làm việc trực tiếp và hàng ngờ” về chuyển giá, phải nói đến Công ty Coca Cola<br />
chục triệu lao động gián tiếp khác. Hàng năm, kinh Việt Nam. Trong gần 25 năm đầu tư, kinh doanh tại<br />
tế FDI đã đóng góp khoảng ¼ GDP của nền kinh Việt Nam, Coca Cola liên tục báo lỗ, lỗ lũy kế tính<br />
tế, gần 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và gần đến 30/9/2011 của công ty này đã lên tới 3.768 tỷ<br />
20% trong tổng thu NSNN. đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng.<br />
<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực Do lỗ liên tục như vậy nên Coca Cola Việt Nam<br />
cho nền kinh tế, khu vực FDI cũng đã và đang bộc chưa hề đóng đồng thuế TNDN nào cho Chính<br />
lộ những vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực nổi bật là phủ Việt Nam, trong khi doanh thu liên tục tăng từ<br />
chuyển giá, trốn thuế, tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi 20 -30%/năm. Tuy lỗ lớn như vậy nhưng DN này<br />
thật, gây thất thu ngân sách, tạo ra sự cạnh tranh đã có kế hoạch tiếp tục đầu tư thêm 300 triệu USD<br />
tại Việt Nam.<br />
không lành mạnh với các doanh nghiệp giữ lại<br />
trong nước, tác động không tốt đến môi trường đầu Một công ty khác nằm trong diện nghi vấn<br />
tư… Trong phạm vi bài viết này không cho phép chuyển giá với giá trị lớn lên đến hơn 1.200 tỷ đồng<br />
<br />
36 Số 111 - tháng 1/2017 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN<br />
là Công ty PepsiCo Việt Nam. Từ khi thành lập hành thanh tra chuyển giá tại Công ty TNHH một<br />
năm 1991, gần 20 năm đầu PepsiCo lỗ liên tục, cho thành viên Keangnam Vina. Đây là DN 100% vốn<br />
đến một số năm gần đây mới có lãi nhưng tỷ lệ lợi của Hàn Quốc (thành lập năm 2007) nhưng liên<br />
nhuận trên doanh thu rất thấp, chỉ trên 2%. Mặc dù tục báo lỗ với tổng số lỗ lũy kế đến hết năm 2011<br />
vậy, PepsiCo Việt Nam vẫn liên tục mở rộng đầu là 277 tỷ đồng.<br />
tư, xây dựng các nhà máy mới ở Đồng Nai (45 triệu<br />
Có nhiều nghi vấn chuyển giá trong các giao<br />
USD), Bắc Ninh (73 triệu USD).<br />
dịch liên kết đang được cơ quan thuế làm rõ, như<br />
Trước vấn nạn chuyển giá ngày càng gia tăng, Keangnam Vina trả lãi suất tiền vay tới 12%/năm (lãi<br />
năm 2012 Tổng cục Thuế xây dựng chương trình suất của ngân hàng Việt Nam từ 5 - 7%/năm) cho<br />
thanh tra kiểm soát giá chuyển nhượng trong giai khoản vay 400 triệu USD từ ngân hàng Kookmin<br />
đoạn 2012-2015, đồng thời, quyết định thành lập bank (Hàn Quốc), thành viên trong cùng tập đoàn;<br />
Tổ quản lý giá chuyển nhượng. Chỉ tính trong 3 trả phí dàn xếp vốn tới 30 triệu USD cho nhà thầu<br />
năm kể từ khi Tổng cục Thuế thành lập Tổ quản chính, Cty Keangnam Enterprises.Ltd, cùng với<br />
lý giá chuyển nhượng đã phát hiện nhiều vụ việc nhiều khoản chi phí khác lên tới vài triệu USD…<br />
chuyển giá, với giá trị điều chỉnh rất lớn. Tại các<br />
Trong năm 2013, ngành Thuế tiếp tục đẩy<br />
Cục thuế địa phương đều đã quyết liệt thực hiện<br />
mạnh, tập trung nhân lực vào công tác trọng tâm<br />
thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa tình trạng<br />
chống chuyển giá đối với các DN FDI có giao dịch<br />
chuyển giá của các DN.<br />
liên kết, liên tục khai lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng<br />
Tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, ngay trong năm sản xuất, kinh doanh. Theo đó, kết quả thanh tra,<br />
2012, cơ quan này đã thanh tra DN kê khai lỗ và DN kiểm tra tại 2.110 DN đã truy thu, truy hoàn, phạt<br />
giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá. Kết quả, hơn 988 tỷ đồng, giảm khấu trừ 136,95 tỷ đồng.<br />
đã giảm lỗ hơn 2.688,5 tỷ đồng; giảm khấu trừ 86,8 Đặc biệt thanh tra thuế đã buộc DN phải giảm lỗ<br />
tỷ đồng; truy thu, truy hoàn và phạt 2.611 tỷ đồng. lên tới hơn 4.192 tỷ đồng. Theo đánh giá của thanh<br />
Riêng thanh tra 16 DN dệt may có dấu hiệu tra, số tiền truy thu chủ yếu tập trung ở khu vực<br />
chuyển giá, Cục thuế Thành phố đã giảm lỗ 367,8 tỷ DN FDI (chiếm 40% tổng số thu), tỷ lệ số thu bình<br />
đồng và truy thu 11,3 tỷ đồng. Chiêu thức chuyển quân trên 1 DN là 1,73 tỷ đồng.<br />
giá của DN dệt may là khai tăng chi phí nguyên liệu Tuy nhiên, con số trên chỉ phản ánh một phần<br />
đầu vào, giá gia công sản phẩm thấp dẫn tới thua của bức tranh về thực trạng trốn thuế của DN FDI.<br />
lỗ triền miên. Cũng trong năm 2012, tại Đồng Nai, Báo cáo của 63 cục thuế, hơn 100 chi cục thuế trên cả<br />
cơ quan thuế thanh tra giá chuyển nhượng tại một nước thực sự khiến không ít người phải giật mình.<br />
DN FDI sản xuất sợi (vốn đầu tư 7 triệu USD) khai Cụ thể, kết quả thanh tra tại 870 DN FDI có tới 720<br />
lỗ hơn 2.100 tỷ đồng. Kết quả, đã buộc DN giảm DN vi phạm. Đáng lưu ý là tại một số đơn vị, tỷ lệ vi<br />
hết số lỗ khai báo và xác định thu nhập chịu thuế phạm lên đến 100% như Cục thuế Bắc Giang thanh<br />
hơn 1.100 tỷ đồng. tra 16 DN thì cả 16 đều vi phạm. Tỷ lệ này diễn ra<br />
Kết quả thanh tra đã giúp ngân sách không bị tương tự tại Hòa Bình (16/16), Gia Lai (15/15)…<br />
thất thu hơn 340 tỷ đồng và có cơ sở để đấu tranh Tại một số tỉnh, thành khác dù không đến 100%<br />
với các DN chuyển giá khác. Trong đó, tập trung nhưng tỷ lệ này cũng rất lớn như Hà Nội thanh tra<br />
thanh tra DN FDI ở 5 lĩnh vực là bất động sản, xây 332 DN thì phát hiện có 326 đơn vị vi phạm, số<br />
dựng (Hà Nội), dệt may (TP. Hồ Chí Minh), sản tiền giảm lỗ hơn 1.500 tỉ đồng, truy thu, phạt, truy<br />
xuất sợi vải (Đồng Nai), sản xuất lắp ráp ô tô (Vĩnh hoàn gần 498 tỷ đồng. TP. Hồ Chí Minh thanh tra<br />
Phúc), sản xuất cơ khí (Bình Dương). Hàng loạt 193 DN FDI, có tới 164 DN vi phạm, giảm lỗ hơn<br />
DN liên tục báo lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng sẽ bị 870 tỷ đồng và truy thu, phạt gần 173 tỷ đồng. Còn<br />
đưa vào tầm ngắm thanh tra. tại 1.240 DN bị kiểm tra, có tới 942 DN vi phạm.<br />
Tháng 9/2012, Cục Thuế TP. Hà Nội đã tiến Cục thuế Bắc Giang kiểm tra 106 DN có 106 DN vi<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 111 - tháng 1/2017 37<br />
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI<br />
<br />
phạm, tỷ lệ này cũng xảy ra tại Đồng Nai 39/39, Gia thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người, DN nộp<br />
Lai 30/30, Hải Phòng 45/45, Thái Nguyên 46/46, thuế để từ đó theo dõi sát sao những thay đổi về<br />
Quảng Ngãi 80/80… doanh thu, lợi nhuận của các DN.<br />
Năm 2014, ngành Thuế đã tiến hành thanh Thứ hai, Cần phải có một bộ máy chống chuyển<br />
tra, kiểm tra chống chuyển giá tại 2.866 DN khai giá hoàn chỉnh và đủ mạnh. Mới đây, Tổng cục<br />
báo kinh doanh thua lỗ, DN nghi ngờ có dấu hiệu Thuế chính thức thành lập Phòng Thanh tra giá<br />
chuyển giá và DN có hoạt động giao dịch liên kết, chuyển nhượng. Đồng thời, lực lượng thanh tra giá<br />
tăng 80% so với năm 2013. Kết quả là, cơ quan thuế chuyển nhượng được thành lập tại 4 Cục thuế địa<br />
đã giảm lỗ hơn 5.830 tỷ đồng, truy thu, truy hoàn phương có nhiều rủi ro liên quan đến giá chuyển<br />
và phạt gần 1.701 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng nhượng như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình<br />
tương ứng gần 82% và 112%. Trong đó, qua thanh Dương và Đồng Nai. Đây là lực lượng chuyên trách<br />
tra, kiểm tra đối với 30 DN FDI có giao dịch liên làm việc chống chuyển giá tại cơ quan Thuế Trung<br />
kết, rủi ro cao về chuyển giá, cơ quan thuế đã giảm ương đến địa phương, cũng như tiến hành thu thập<br />
lỗ trên 1.600 tỷ đồng, sau khi miễn giảm thuế do xử lý thông tin từ các DN có quan hệ liên kết từ cơ<br />
ưu đãi đầu tư, đã truy thu thuế thu nhập DN và xử quan thuế và bên thứ ba.<br />
phạt vi phạm trên 600 tỷ đồng.<br />
Vấn đề đặt ra hiện nay là các cơ quan thuế cần<br />
Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2015, ngành khẩn trương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đáp<br />
Thuế đã kiểm tra và phát hiện 1.600 DN có dấu ứng được yêu cầu khai thác, phân tích rủi ro và làm<br />
hiệu chuyển giá. Ngay cả trường hợp Công ty căn cứ để xác định giá thị trường đối với giao dịch<br />
Metro Cash & Carry Việt Nam, sau khi công bố liên kết. Bởi theo các Cục thuế địa phương, việc<br />
kết quả thanh tra bước đầu, đã điều chỉnh giảm lỗ, nhận dạng chuyển giá không khó, nhưng quá trình<br />
giảm khấu trừ và truy thu thuế với tổng số tiền 507 xử lý gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có dữ liệu,<br />
tỷ đồng. Hiện nay, cơ quan thuế đang tiến hành rà nên cán bộ thuế vẫn phải làm thủ công, nhặt từng<br />
soát, kiểm tra để làm rõ nghi vấn dấu hiệu chuyển khoản mục để so sánh, đối chiếu.<br />
giá ở Công ty này.<br />
Hơn nữa, không nên coi chống chuyển giá hầu<br />
4. Giải pháp chống chuyển giá như chỉ là trách nhiệm tập trung vào Tổng cục<br />
Chuyển giá được coi là hoạt động “cổ điển” của Thuế, mà nên coi đây là công việc bức bách, quan<br />
các MNC, nhưng không hề giảm xuống trong đương trọng của nhiều ngành, lĩnh vực khác nữa, như Cơ<br />
đại. Chống chuyển giá là công việc làm đau đầu nhiều quan Quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (Bộ Kế<br />
Chính phủ và các chuyên gia trên thế giới. Theo hoạch và Đầu tư), Tổng cục Hải quan, Cơ quản<br />
chúng tôi, cần phải triển khai áp dụng đồng bộ nhiều Quản lý thị trường (Bộ Công thương), Cảnh sát<br />
giải pháp và phải được tiến hành một cách quyết liệt, kinh tế (Bộ Công an)… Do vậy, nên có một tổ chức<br />
kiên trì, thường xuyên. Tại Việt Nam, để hạn chế tình chống chuyển giá quốc gia trực thuộc cơ quan nào<br />
trạng này cần tập trung thực hiện một cách quyết liệt đó của Chính phủ cao hơn Tổng cục Thuế, chí ít<br />
và có hiệu quả vào một số giải pháp sau đây. trước mắt cũng là nên trực thuộc Bộ Tài chính, thì<br />
mới đủ hiệu lực, hiệu quả để giải quyết các vấn đề.<br />
Thứ nhất, Khẩn trương hoàn thiện hơn nữa<br />
khuôn khổ pháp lý chống chuyển giá. Theo chúng Thứ ba, Áp dụng bắt buộc phương pháp định<br />
tôi, trước mắt, Việt Nam cần tập trung khẩn trương giá thỏa thuận trước đối với MNC khi thực hiện<br />
hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá đầu tư vào Việt Nam (Advance pricing agreement<br />
và tiến tới ban hành Luật Chống chuyển giá; thu - APA). Biện pháp này đang được áp dụng rộng<br />
hẹp các ưu đãi về thuế, cụ thể là hạn chế tối đa các rãi tại châu Âu và nhiều nước trong khu vực như:<br />
chính sách xã hội trong ưu đãi thuế; chuyển giao Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia... Tại<br />
quyền điều tra cho cơ quan thuế từ cấp Tổng cục và Việt Nam, theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung<br />
lâu dài đến cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố; hoàn một số điều của Luật Quản lý Thuế, từ 1/7/2013 cơ<br />
<br />
38 Số 111 - tháng 1/2017 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN<br />
quan thuế được phép<br />
áp APA.<br />
<br />
Theo cơ chế này,<br />
các MNC phải chủ<br />
động đề xuất biện<br />
pháp tính giá hoặc<br />
mức giá mua, bán<br />
hàng hóa, dịch vụ giữa<br />
các thành viên trong<br />
Tập đoàn, trước khi kê<br />
khai và nộp thuế. Cơ<br />
quan thuế sẽ phối hợp<br />
với cơ quan thuế nước<br />
ngoài đã ký kết hiệp<br />
Chúng tôi cho rằng, đã đến lúc Việt Nam không<br />
định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam tổ chức<br />
còn thu hút FDI bằng mọi giá, do vậy nên cân nhắc,<br />
giám sát, kiểm soát để chống gian lận thuế.<br />
chỉ cho phép ưu đãi thuế đối với một số ngành<br />
Về lý thuyết, APA có thể giúp giảm bớt tình nghề, lĩnh vực, vùng miền và trong những trường<br />
trạng khai gian giá và điệp khúc “lỗ giả lãi thật” hợp có lợi nhất so với các hình thức ưu đãi khác.<br />
mà dư luận đã nhắc tới ở nhiều DN. Tuy nhiên,<br />
Thứ năm, Chú trọng, tăng cường công tác<br />
do APA áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện nên<br />
thanh kiểm tra thuế của cơ quan Thuế nhà nước<br />
cơ quan thuế không thể ép DN phải thực hiện. Cơ<br />
đối với các DN FDI. Cơ quan thuế các cấp cần<br />
quan thuế cần có cơ chế khuyến khích các DN có<br />
coi tăng cường thanh kiểm tra thuế có liên quan<br />
giao dịch liên kết áp dụng APA để tránh thanh tra<br />
đến giá chuyển giao là một trong những nhiệm vụ<br />
về chuyển giá. Hiện nay, Việt Nam cũng đã ban<br />
trọng tâm của ngành Thuế. Đặc biệt chú trọng việc<br />
hành hướng dẫn về APA và đã có một số DN xin<br />
thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao đối với các DN<br />
áp dụng.<br />
có nhiều thành viên, các ngành nghề có dấu hiệu<br />
Tuy nhiên, APA cũng là một quá trình phức rủi ro lớn về thuế do hành vi chuyển giá của DN<br />
tạp và mất nhiều thời gian nên chỉ phù hợp với<br />
liên kết, các DN đã và đang thực hiện tái cơ cấu có<br />
các DN có quy mô lớn và có mô hình kinh doanh<br />
khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh thuế. Đối<br />
ổn định. Mặt khác, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế<br />
với các trường hợp chuyển giá, phải có chế tài xử<br />
cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý trong quản<br />
phạt theo hướng tăng mức phạt và hình thức phạt<br />
lý chuyển giá.<br />
so với quy định hiện tại để đảm bảo tính nghiêm<br />
Thứ tư, Minh bạch, rõ ràng về ưu đãi thuế minh của pháp luật.<br />
đối với DN FDI. Chính phủ và các cơ quan chức<br />
Thứ sáu, Có chế tài xử phạt nặng đối với hành<br />
năng cũng cần rà soát, điều chỉnh theo hướng vừa<br />
vi chuyển giá. Nhiều quốc gia có chế tài xử phạt rất<br />
thu hẹp khoảng cách về các ưu đãi thuế giữa các<br />
nặng đối với hành vi chuyển giá như:<br />
ngành, lĩnh vực và vùng miền, địa phương, vừa<br />
minh bạch, rõ ràng. Như đã nêu ở trên, một trong Australia, số tiền phạt bằng 50% số thuế tránh<br />
những nguyên nhân dẫn đến hành vi chuyển giá được nếu công ty trả thuế sử dụng giá chuyển<br />
là có sự chênh lệch thuế thu nhập DN giữa các nhượng với mục đích nhằm giảm thiểu số thuế<br />
quốc gia, chênh lệch thuế suất thuế thu nhập DN phải nộp. Phạt 25% số thuế tránh được nếu công<br />
trong một quốc gia do áp dụng thuế suất ưu đãi và ty trả thuế sử dụng giá chuyển nhượng nhằm các<br />
các ưu đãi khác như miễn, giảm thuế. mục đích khác;<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 111 - tháng 1/2017 39<br />
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI<br />
<br />
Trung Quốc, công ty trả thuế không khai báo về đồng bộ, thông suốt trong kiểm soát chuyển giá của<br />
giá thị trường đúng hạn thì cơ quan thuế sẽ ấn định các cơ quan chức năng. Thời gian tới, ngành Thuế,<br />
khoản tiền phạt lên đến 2.000 nhân dân tệ (tương cơ quan cấp phép đầu tư, hải quan, công an, ngân<br />
đương trên 6 triệu đồng) và có thể lên đến 10.000 hàng... cần tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và<br />
nhân dân tệ (trên 30 triệu đồng) trong trường hợp kết nối thông tin để có được một hệ thống thông<br />
nghiêm trọng; tin đảm bảo cho quá trình quản lý thuế nói chung<br />
và hoạt động phân tích rủi ro, thanh tra, xử lý vi<br />
Ấn Độ, cơ quan thuế địa phương có thể ấn định<br />
phạm về giá chuyển giao giữa các thành viên liên<br />
mức phạt lên đến 300% so với mức chênh lệch về số<br />
kết nói riêng.<br />
thuế phải nộp (giữa số thuế do công ty trả thuế khai<br />
báo và số thuế do cơ quan thuế tính lại). Các công Thứ tám, Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn<br />
ty trả thuế được yêu cầu tính trước thu nhập chịu nhân lực cho ngành thuế, hải quan và một số các<br />
thuế trong một năm và có nghĩa vụ phải nộp thuế ngành khác có liên quan đối với công tác chống<br />
trước. Trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ này chuyển giá. Cần phải có đội ngũ cán bộ tinh thông<br />
thì khoản chậm nộp phải chịu lãi suất 18%/năm; nghiệp vụ, dày dạn kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ,<br />
am hiểu luật và thông lệ quốc tế thì mới có thể<br />
Hàn Quốc, số tiền phạt sẽ được ấn định từ 10%<br />
theo dõi, kiểm soát đúng, kịp thời việc chuyển giá.<br />
đến 30% đối với số chênh lệch thuế thu nhập doanh<br />
Muốn như vậy, phải tập trung đào tạo đội ngũ cán<br />
nghiệp. Ngoài ra, công ty còn phải chịu lãi suất đối<br />
bộ một cách toàn diện, trong đó chú trọng đào tạo<br />
với khoản nộp bổ sung (được coi như chậm nộp)<br />
về kỹ năng xác định giá thị trường, kiến thức về<br />
là 18,25%/năm. Nếu công ty trả thuế không trình<br />
luật và kinh doanh quốc tế, tin học, ngoại ngữ...<br />
ra được các tài liệu chứng minh theo yêu cầu thì có<br />
thể bị phạt đến 30 triệu won (tương đương gần 600 Tóm lại, công tác chống chuyển giá đối với các<br />
triệu đồng theo thời giá); DN FDI là rất cam go, trong ngắn hạn có thể tác<br />
động ít nhiều đến khả năng thu hút đầu tư nước<br />
New Zealand, nếu công ty trả thuế không đưa<br />
vào Việt Nam, song về dài hạn, đây là công việc<br />
ra các tài liệu chứng minh thì cơ quan thuế sẽ ấn<br />
cần thiết. Có như vậy thì việc thu hút FDI vào Việt<br />
định một khoản phạt lên đến ít nhất là 20% so với<br />
Nam mới có thể phát triển theo hướng tích cực,<br />
số thuế phải nộp;<br />
lành mạnh và bền vững, để FDI thực sự là nguồn<br />
Philippines, công ty trả thuế sẽ bị phạt với số tiền lực quí giá như vốn có của nó, giúp cho Việt Nam<br />
tương đương 25% - 50% so với số thuế chênh lệch. trở thành đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng<br />
Ngoài ra, số thuế chênh lệch này bị coi như là một và văn minh.<br />
khoản chậm nộp và phải chịu lãi suất 20%/năm.<br />
<br />
Theo chúng tôi, Việt Nam cần học tập kinh<br />
nghiệm các nước, ban hành ngay các mức xử phạt<br />
nặng đối với các hành vi chuyển giá trốn thuế của TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
DN FDI và cần qui định thành những điều khoản 1. Quản trị tài chính công ty đa quốc gia, Giáo<br />
trình của Học viện Tài chính, Nxb Tài<br />
cụ thể trong Luật Chống chuyển giá đang được xây<br />
chính, 2010;<br />
dựng và sẽ ban hành trong thời gian tới.<br />
2. TS. Nguyễn Thị Thu Hoài, NCS Dương Văn<br />
Thứ bảy, Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và An, Chuyển giá trong các doanh nghiệp<br />
liên thông dữ liệu, thông tin về DN FDI. Chúng tôi FDI: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tài<br />
được biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang thực hiện chính, kỳ 2, tháng 12/2015;<br />
vấn đề này. Đây là một đòi hỏi rất cấp thiết để các 3. Một số tình hình được tổng hợp từ báo cáo<br />
cơ quan chức năng của Việt Nam có sự phối hợp tổng hợp của Tổng cục Thuế.<br />
<br />
<br />
40 Số 111 - tháng 1/2017 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN<br />