intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong cuộc chạy đua chuyển đổi số và những vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh hiện nay

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong cuộc chạy đua chuyển đổi số và những vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh hiện nay" đề cập đến chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên các khía cạnh thuận lợi và khó khăn của chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, bài viết phân tích thực trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức góp phần phát triển bền vững kế toán, kiểm toán Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong cuộc chạy đua chuyển đổi số và những vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh hiện nay

  1. KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRONG CUỘC CHẠY ĐUA CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Hàn Như Thiện1 Tóm tắt Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu và cũng là vấn đề sống còn ở các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Bài viết đề cập đến chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên các khía cạnh thuận lợi và khó khăn của chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, bài viết phân tích thực trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức góp phần phát triển bền vững kế toán, kiểm toán Việt Nam trong thời gian tới. Từ khoá: Chuyển đổi số, kế toán - kiểm toán, cơ hội, thách thức 1. Đặt vấn đề Khi cả thế giới đang hòa mình vào sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tất cả mọi hoạt động của con người đều gắn liền với công nghệ, máy móc; chuyển đổi số được xem là phương pháp sống còn của nhiều doanh nghiệp hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực: giáo dục, an ninh, kinh tế... Thậm chí, Chủ tịch tập đoàn FPT từng khẳng định: “Nếu không chuyển đổi số, sớm muộn sẽ thất bại”. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 bùng phát đã làm thay đổi nhanh chóng hành vi của khách hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Các hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo những cách thông thường trước đây đã dần trở nên không còn phù hợp gây ra sự gián đoạn, đình trệ. Trong khi dịch COVID-19 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, gây xáo trộn tới đời sống xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi hoạt động kinh tế thì nhu cầu chuyển đổi số lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây là xu hướng chung của toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Vì chỉ có chuyển đổi số, chuyển đổi phương thức hoạt động mới là giải pháp tối ưu nhất để doanh nghiệp thích ứng với những điều kiện giãn cách trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể, chuyển đổi số là quá trình ứng dụng công nghệ số vào mọi lĩnh vực của xã hội. Nó liên quan đến sự thay đổi trong tư duy, sáng tạo. Nó khuyến khích các doanh nghiệp thử nghiệm những mô hình kinh doanh mới, sáng tạo, hiện đại. Thêm vào đó là sự tăng cường công nghệ số, số hóa tài sản nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng, nhân viên, đối tác,...Chuyển đổi số làm thay đổi cục diện thị trường, 1 Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum 471
  2. thay vì công nghệ truyền thống. Những sự thay đổi to lớn về năng suất lao động, trải nghiệm của người dùng và các mô hình kinh doanh mới đang được hình thành cho thấy vai trò và tác động to lớn trong cuộc sống xã hội hiện nay của chuyển đổi số, nó tác động đến mọi ngành nghề bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ kinh doanh. Tương tự như nhiều bộ phận khác trong các doanh nghiệp, chuyển đổi số giúp công việc kế toán – kiểm toán không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Kế toán – kiểm toán tại Việt Nam có thể thực hiện công việc của mình ở bất cứ đất nước nào trên toàn thế giới, nếu cá nhân tổ chức đó đáp ứng đủ điều kiện. Ngược lại, bất cứ kế toán – kiểm toán ở bất cứ quốc gia nào được chấp nhận hành nghề ở Việt Nam đều có thể thực hiện công việc kế toán – kiểm toán của doanh nghiệp (DN), tổ chức tại Việt Nam. Điều này tạo ra cả cơ hội và thách thức, cho những ai hành nghề kế toán – kiểm toán ở Việt Nam. Đó là cần phải cải thiện năng lực cũng như điều kiện của bản thân để có thể đáp ứng điều kiện hành nghề quốc tế, nâng cao vị thế bản thân và mở rộng phạm vi hành nghề. Theo Jasim và Raewf (2020) “Việc sử dụng công nghệ thông tin để đơn giản hóa các quy trình kế toán và giảm bớt công sức của kế toán đã bắt đầu từ hơn 140 năm trước”. Cùng với đó là tác động của chuyển đổi kỹ thuật số trong kế toán, kiểm toán vẫn chưa rõ ràng. Quyền truy cập vào sổ cái phân tán (blockchain) và Dữ liệu lớn, được hỗ trợ bởi các công cụ phân tích dựa trên đám mây và trí tuệ nhân tạo, sẽ tự động hóa việc ra quyết định trên quy mô lớn. Tuy nhiên, tự động hóa cũng làm tăng nguy cơ gây nguy hiểm cho chất lượng thông tin. Từ quan điểm của các chuyên gia kế toán, chuyển đổi số có thể được coi là một mối đe dọa, vì CNTT cho phép tự động hóa các hoạt động và quy trình làm việc do họ đảm nhận. Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là một cơ hội, vì nó giải phóng người kế toán khỏi những công việc nhàm chán mà máy móc có thể thực hiện, giúp họ có thời gian tập trung vào các hoạt động tạo ra giá trị hơn. Để có được điều này kế toán – kiểm toán cần thay đổi để đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới, kết nối toàn cầu và đáp ứng kỳ vọng của công chúng. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan về chuyển đổi số 2.1.1. Khái niệm về chuyển đổi số trong kế toán-kiểm toán và tiến trình chuyển đổi số Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ- TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030. Chuyển đổi số được nhà nước khẳng định là xu thế bắt buộc, tất yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển bền vững trong tình trạng hiện nay. Nhìn chung, có rất nhiều khái niệm khác nhau về chuyển đổi số nhưng tựu trung đều phản ánh bản chất của chuyển đổi số chính là quá trình ứng dụng công nghệ số vào tất cả lĩnh vực của một doanh nghiệp, nhằm làm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và mang đến cho khách hàng những trải 472
  3. nghiệm dịch vụ mới và tốt nhất. Hơn thế, chuyển đổi số còn góp phần thay đổi văn hóa doanh nghiệp, đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới quy trình để tiếp cận nhanh chóng xu hướng thời đại. Tương tự như vậy, chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán có thể hiểu đơn giản là việc ứng dụng các công nghệ số vào các nghiệp vụ kế toán, giúp cho các nghiệp vụ kế toán được triển khai nhanh chóng, hiệu quả hơn mà vẫn tối ưu tiết kiệm nhân lực, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Hình 1. Tiến trình chuyển đổi số tổng quát (Nguồn: Tổng hợp và điều chỉnh từ FSI) 2.1.2. Phân biệt giữa số hóa, công nghệ số và chuyển đổi số Chuyển đổi số và số hóa có cùng một điểm giống nhau là áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp thông qua việc thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hình 2. Phân biệt giữa số hóa, công nghệ số và chuyển đổi số (Nguồn: Phạm Huy Giao (2020)) 473
  4. Ở nước ta, khi nhắc tới chuyển đổi số, nhiều người thường nhầm lẫn với việc số hoá. Tuy nhiên, số hoá chỉ là một phần của chuyển đổi số. Đây là quá trình chuyển đổi dữ liệu sang định dạng kỹ thuật số. Số hóa mô tả sự chuyển đổi thuần túy từ tương tự sang kỹ thuật số của dữ liệu và tài liệu hiện có. Ví dụ như scan tài liệu thành định dạng PDF file, hoặc quét một bức ảnh … Bản thân dữ liệu không bị thay đổi, nó chỉ được mã hóa ở định dạng kỹ thuật số (Trần Đức Tân và cộng sự, 2020). Bên cạnh việc có thể thu được lợi ích hiệu quả khi dữ liệu số hóa được sử dụng để tự động hóa các quy trình và cho phép khả năng truy cập tốt hơn, nhưng số hóa không tìm cách tối ưu hóa các qui trình hoặc dữ liệu. Theo nghĩa hẹp, công nghệ số có thể hình dung bằng khái niệm “Văn phòng không giấy tờ” là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghê mới như: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud),… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Chuyển đổi số được hiểu là chuyển đổi mô hình kinh doanh của bạn sang mô hình kỹ thuật số. Chuyển đổi số đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số để biến đổi các quy trình của doanh nghiệp; đánh giá, tái cấu trúc, có thể thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Tóm lại, nếu số hóa là sự chuyển đổi dữ liệu thì chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu chuyển đổi đó để phân tích, thay đổi qui trình vận hành, đưa ra những chiến lược, mô hình kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác, Công nghệ số hay còn gọi là chuyển đổi số là khi có dữ liệu được số hóa rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data, v.v… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị mới. Có thể hiểu, chuyển đổi số là mức độ cao hơn số hóa, giống như một pha hoàn thiện của số hóa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, tạp chí, báo cáo khoa học, các nguồn thông tin từ internet; các nhận định đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh và suy luận để đánh giá cơ hội, thách thức cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp với thực trạng của chuyển đổi số trong kế toán – kiểm toán tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số. 3. Tổng quan nghiên cứu Trong những năm gần đây, tiến bộ công nghệ của Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn và Đám mây đã trở thành cốt lõi của kỷ nguyên Công nghiệp 4.0 trên toàn thế giới. Xu hướng mới này đã làm giảm nhu cầu việc làm trong các lĩnh vực cụ thể và có khả năng giải quyết rất nhiều thay đổi trong cơ cấu công nghiệp (Frey và Osborne, 2017). Theo Khảo sát toàn cầu của PwC (2016), những nỗ lực ứng phó với Công nghiệp 4.0 sẽ 474
  5. có tác động đáng kể trong tất cả các lĩnh vực, chẳng hạn như giảm chi phí, cải thiện hiệu quả và mở rộng lợi nhuận. Việc sử dụng các công nghệ mới trong các lĩnh vực kế toán hiện đang diễn ra trên toàn thế giới, và Hàn Quốc không phải là một ngoại lệ. Họ đang vận hành các hệ thống kế toán tích hợp hơn bằng cách sử dụng nhiều loại dữ liệu lớn khác nhau. Bên cạnh việc kết hợp với chính quyền địa phương để thiết lập một hệ thống thuế hiệu quả thì các công ty có thể đảm bảo tính minh bạch bằng cách áp dụng công nghệ blockchain vào hệ thống các giao dịch. Cụ thể bảng 1 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các công nghệ kế toán được áp dụng ở Hàn Quốc và trên toàn thế giới theo từng lĩnh vực kế toán và các tài liệu đề cập đến những công nghệ này. Bảng 1. Công nghệ kế toán được áp dụng ở Hàn Quốc và các nước khác (Nguồn: Yoon, S., 2020) Sự xuất hiện của các công nghệ mới đã làm thay đổi đáng kể toàn bộ quy trình kế toán. Trước đây, hầu hết các quy trình kế toán được thực hiện thủ công hoặc với việc sử dụng máy tính hạn chế để ghi sổ. Tuy nhiên, khi Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) phát triển, các công nghệ như AI, Đám mây và Dữ liệu lớn được sử dụng rộng rãi và tích cực trong các quy trình kế toán. Đây được coi là sự “chuyển đổi” kỹ thuật số của kế toán. Những công nghệ mới này không chỉ cho phép xử lý khối lượng lớn dữ liệu gần như ngay lập tức mà còn giúp tăng tính minh bạch. Chúng được sử dụng ở tất cả các giai đoạn bắt đầu từ thu thập dữ liệu kế toán cho đến quá trình ra quyết định cuối cùng. Cụ thể: Theo Viện Kế toán Công chứng ở Anh và xứ Wales (ICAEW) đã xác định AI, Dữ liệu lớn, Blockchain và An ninh mạng là những công nghệ có sức ảnh hưởng đến ngành 475
  6. kế toán (IFAC, 2019). Xu hướng kế toán trong tương lai là thông qua Blockchain sẽ khai thác sức mạnh của Đám mây, tăng tốc tự động hóa (Forbes, 2018). Cụ thể trong các nghiên cứu trước đây cho rằng Blockchain là công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến nghề kế toán. Blockchain là một kỹ thuật dựa trên phân quyền dữ liệu (Raval 2016). Nó là một sổ cái phân tán có thể ghi lại các giao dịch giữa hai bên một cách hiệu quả và kiểm soát được sự thay đổi nếu không được hệ thống đồng thuận cho phép (Iansiti và Lakhani 2017). Đặc biệt, Blockchain với các chức năng cho phép xử lý và chia sẻ dữ liệu nhanh chóng, xử lý kiểm soát theo chương trình và tự động sẽ góp phần đáng kể vào việc phát triển các hệ thống kế toán mới. Cùng với Blockchain thì cũng có rất nhiều bài báo trình bày những ưu điểm của công nghệ Cloud trong kế toán. Chẳng hạn như theo Ionescu và cộng sự (2013), việc đơn giản hóa chứng từ kế toán và chuyển một số nghiệp vụ kế toán sang các nền tảng điện tử dựa trên đám mây đã làm thay đổi đáng kể hệ thống thông tin kế toán. Bên cạnh đó sử dụng ứng dụng dựa trên điện toán đám mây giúp tiết kiệm chi phí và đây là một tiêu chí quan trọng và phù hợp khi lựa chọn giải pháp kế toán dựa trên internet. Ngoài ra, Phillips (2012) đã đề cập rằng khách hàng và kế toán luôn có thể được giao tiếp với nhau thông qua Đám mây. Nhà cung cấp đám mây có thể đảm bảo an toàn cho dữ liệu và nguy cơ dữ liệu không được đồng bộ hóa có thể được loại bỏ. Đối với công nghệ AI sẽ cho phép các kế toán viên tập trung vào các nhiệm vụ có giá trị hơn như ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư vấn, phát triển chiến lược và lãnh đạo (FSB, 2017). Deloitte (2017) đã trình bày rằng RPA thúc đẩy quá trình tự động hóa mạnh mẽ hơn và AI cải thiện năng suất trong các khu vực công. Độ chính xác và hiệu quả có thể được tăng lên đồng thời có thể giảm chi phí và thời gian vận hành trong việc thực hiện các nhiệm vụ và quy trình kế toán bằng công nghệ AI. AI có thể cung cấp thông tin chất lượng cao hơn và góp phần tạo ra thông tin kế toán minh bạch hơn (Ahn và Jung 2018; Bauguess 2017; Cho và cộng sự, 2018; O’Neill 2016; PwC 2017). Dữ liệu lớn có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với kế toán. Warren và cộng sự (2015) tuyên bố rằng dữ liệu video và hình ảnh, dữ liệu âm thanh và dữ liệu văn bản là các loại Dữ liệu lớn khác nhau để bổ sung cho hồ sơ kế toán hiện có và chất lượng thông tin được cung cấp sẽ được cải thiện. Trong một môi trường dữ liệu ngày càng phức tạp và có khối lượng lớn, việc sử dụng công nghệ và phân tích Dữ liệu lớn mang lại nhiều cơ hội hơn trong tất cả các lĩnh vực kế toán. Nhờ đó kiểm toán viên có thể hiểu rõ hơn về đơn vị và môi trường của đơn vị, đồng thời nâng cao chất lượng của việc đánh giá và ứng phó rủi ro của kiểm toán viên (IAASB, 2016). Với những nghiên cứu được đề cập ở trên 476
  7. cho thấy các công nghệ mới (công nghệ Cloud trong kế toán, AI bao gồm RPA và ML, Dữ liệu lớn và Blockchain) đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong kế toán. 4. Cơ hội và thách thức của kế toán–kiểm toán Việt Nam trong cuộc chạy đua chuyển đổi số 4.1. Thực trạng Trong bối cảnh xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp ngày càng chủ động hơn trong việc đón nhận và tích cực tham gia các hoạt động chuyển đổi số. Theo Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam (do Bộ Kế Hoạch Đầu Tư và USAID biên soạn) đã cho thấy hoạt động chuyển đổi số trên thực tế đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh việc chưa có nhiều doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp ERP, HRM, E-Office, phần mềm chấm công, tính lương,… thì nhìn chung, đã có một lượng lớn doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số cơ bản trong quản trị và vận hành, cụ thể là: hơn 60% doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm kế toán; trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử; đa số doanh nghiệp đều đã trang bị và sử dụng chữ ký số; Và phần lớn doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm khai báo thuế trực tuyến, khai báo bảo hiểm xã hội trực tuyến... Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án LinkSME triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Theo số liệu từ Doanh nghiệp, có tới 76% doanh nghiệp Việt Nam chưa bắt đầu chuyển đổi số, con số này lớn gấp 1,5 lần thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể, theo báo cáo mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990. Và hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) vẫn gặp nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi số do họ thiếu nhận thức về vai trò của chuyển đổi số. Báo cáo cho thấy, các DNVVN, mặc dù chiếm gần 98% số doanh nghiệp của Việt Nam, nhưng trình độ công nghệ và đổi mới vẫn còn thấp. Đáng chú ý hơn là trên 80% doanh nghiệp mới bắt đầu hiểu về chuyển đổi số. Thời gian gần đây, khái niệm “cách mạng 4.0”, “kinh tế số” và “chuyển đổi số” được nhắc đến rất nhiều, nhưng nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các DNVVN chưa thực sự hiểu và áp dụng những vấn đề này vào thực tế. Vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp này là không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu và không tìm được chiến lược phù hợp. 477
  8. Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP 2018 của Chính phủ đã ban hành tiêu chí xác định DNVVN của Việt Nam được phân loại theo tiêu chí lao động và doanh thu (Bảng 2) hoặc tiêu chí lao động và vốn (Bảng 3) như sau: Bảng 2. Phân loại DNVVN theo lao động và doanh thu Loại DN Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh thu Số lượng Doanh thu Số lượng Doanh thu Số lượng (tỷ đồng) (người) (tỷ đồng) (người) (tỷ đồng) (người) Lĩnh vực I. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh ≤ 10 ≤3 ≤ 100 ≤ 50 ≤ 200 ≤ 200 vực công nghiệp, xây dựng II. Thương ≤ 10 ≤ 10 ≤ 50 ≤ 100 ≤ 100 ≤ 300 mại, dịch vụ (Nguồn: Sách Trắng về Doanh nghiệp Việt Nam 2020) Bảng 3. Phân loại DNVVN theo lao động và vốn Loại DN Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Vốn Số lượng Vốn Số lượng Vốn Số lượng (tỷ đồng) (người) (tỷ đồng) (người) (tỷ đồng) (người) Lĩnh vực I. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh ≤ 10 ≤3 ≤ 100 ≤ 20 ≤ 200 ≤ 100 vực công nghiệp, xây dựng II. Thương ≤ 10 ≤3 ≤ 50 ≤ 50 ≤ 100 ≤ 100 mại, dịch vụ (Nguồn: Sách Trắng về Doanh nghiệp Việt Nam 2020) Quá trình chuyển đổi số đã được một số doanh nghiệp tiên phong thực hiện vài năm trước và hiện nay đang trở thành một xu thế tất yếu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên theo khảo sát do CSIRO thực hiện (2019), Các DNVVN của Việt Nam vẫn đi sau thế giới về công nghệ và chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi của chuyển đổi số và các hệ thống nền tảng cơ bản. Việc áp dụng chuyển đổi số sẽ hỗ trợ cho quá trình quản lý kinh 478
  9. doanh hàng ngày cũng như liên hệ với khách hàng và nhà cung cấp thông qua email và trang web. Đồng thời, đây còn là những công cụ giúp biến đổi những quy trình làm việc thông thường rườm rà, thiếu hiệu quả sẽ được tinh gọn và nhanh chóng hơn. Đặc biệt, đối với bộ phận kế toán, do công việc mang tính chất đặc thù cần làm việc với tài liệu, giấy tờ nhiều nên quá trình chuyển đổi số cũng có những khác biệt đáng kể. Do đó, khi ứng dụng các công nghệ số vào các nghiệp vụ kế toán, giúp cho các nghiệp vụ kế toán được triển khai nhanh chóng, hiệu quả hơn mà vẫn tối ưu tiết kiệm nhân lực, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Một số công nghệ số hiện được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán, như: phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán điện tử, phần mềm bán hàng điện tử, phần mềm văn phòng điện tử,... Công nghệ số tác động đến quy trình, phương pháp, chức năng của hoạt động kế toán, kiểm toán để phù hợp Báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Điều đó hình thành nên xu hướng và tương lai của kế toán, kiểm toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 4.2. Cơ hội Các mô hình chuyển đổi số tại Việt Nam đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhì khu vực, dân số trẻ năng động, khả năng tiếp cận công nghệ cao, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số. Đây là những cơ hội mạnh mẽ để các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra sự đột phá trên thị trường nhờ vào chuyển đổi số. Theo kết quả điều tra năm 2016 của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) về kế toán chuyên nghiệp tương lai diễn ra trên 22 quốc gia trên toàn cầu (trong đó có Việt Nam): Về các xu hướng dự kiến có tác động cao nhất trong 3 đến 10 năm tới, có tới 55% số người trả lời cho rằng, sự phát triển của hệ thống kế toán tự động được đánh giá tác động cao nhất trong các xu hướng, bên cạnh xu hướng như hài hòa chuẩn mực kế toán (42%), sự xâm nhập của điện toán đám mây trong kinh doanh (41%), sự biến động kinh tế (42%)… Sự xuất hiện của các công nghệ mới đã tạo nên những bước chuyển mới trong lĩnh vực kế toán-kiểm toán, thay đổi đáng kể toàn bộ quy trình kế toán. Thay vì thực hiện thủ công hoặc với việc sử dụng máy tính hạn chế để ghi sổ như trước đây thì giờ đây các công nghệ như AI, Đám mây và Dữ liệu lớn đã được sử dụng rộng rãi và tích cực hơn trong các quy trình kế toán. Những công nghệ mới này được sử dụng ở tất cả các giai đoạn bắt đầu từ thu thập dữ liệu kế toán cho đến quá trình ra quyết định cuối cùng. Quá trình này không chỉ cho phép xử lý khối lượng lớn dữ liệu gần như ngay lập tức mà còn giúp tăng tính minh bạch và độ tin cậy. Cụ thể: 479
  10. Gia tăng giá trị công việc: với sự hỗ trợ của các phần mềm sẽ giúp cho quá trình xử lý các nghiệp vụ kế toán được đơn giản và nhanh chóng hơn. Nhờ đó, kế toán viên có nhiều thời gian hơn để sáng tạo trong công việc, thực hiện các công việc đòi hỏi chuyên môn cao hơn cũng như nâng cao tay nghề, nghiệp vụ. Thay đổi môi trường làm việc và tăng sự chủ động trong công việc: dễ dàng kết nối, thu ngắn khoảng cách là những lợi thế dễ nhận thấy giúp cho quá trình xử lý công việc của kế toán viên được nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả hơn tạo ra giá trị cao cho doanh nghiệp và cho chính bản thân kế toán viên. Thu hẹp khoảng cách và giảm rủi ro cho doanh nghiệp: Trên cơ sở nền tảng kết nối số hóa đa chiều công việc được phân luồng rõ ràng và hoạt động trôi chảy, trơn tru hơn. Cùng với đó, khoảng cách giữa các bộ phận trong doanh nghiệp cũng được phá vỡ giúp tối đa hóa nguồn lực cho doanh nghiệp, giảm được rủi ro về lưu trữ dữ liệu. Đồng thời, kế toán có thời gian để thực hiện các công việc đòi hỏi hàm lượng chất xám lớn. Mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới internet, chỉ cần có Chứng chỉ hành nghề kế toán quốc tế, kế toán hoàn toàn có thể ngồi tại Việt Nam để thực hiện các công việc bên ngoài lãnh thổ. Cơ hội nghề nghiệp nhờ đó được mở rộng và phát triển hơn. Quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Thay vì bị động đợi nhân viên các bộ phận nói chung và bộ phận kế toán nói riêng trình báo cáo viết tay hoặc gửi email. Thì giờ đây nhờ các ứng dụng của chuyển đổi số, các nhà quản lý, lãnh đạo có thể chủ động hơn. Cụ thể là, chỉ cần mở các phần mềm quản lý chung hoặc quản lý riêng của từng bộ phận là họ đã có thể xem báo cáo từ tổng quát đến chi tiết. Nhờ đó nắm rõ được tình hình và hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp bất kỳ thời điểm nào. Khi đó kế toán, đặc biệt là kiểm toán trở thành công cụ hữu hiệu và sẽ không ngạc nhiên khi kiểm toán đang ngày càng trở nên quan trọng. Tầm nhìn trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của những ai hoạt động trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Để có được điều này kế toán – kiểm toán cần thay đổi để đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới, kết nối toàn cầu và đáp ứng kỳ vọng của công chúng. 4.3. Thách thức Theo báo cáo Cisco (2019) “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, thực hiện trên 1.340 doanh nghiệp tại khu vực nói chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa 480
  11. kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%) …Dù vậy báo cáo cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%). Và theo báo cáo phân tích năm 2016 của Forrester, chỉ có 11% trong số những doanh nghiệp được khảo sát thành công trong quá trình chuyển đổi số. Cùng với đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều rào cản tài chính như chi phí đầu tư vào chuyển đổi số còn cao, hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại kém phát triển, khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về công nghệ số cũng như các giải pháp về rủi ro và an ninh mạng, ….Bên cạnh đó, nhiều rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống tài chính khi được kết nối trên toàn cầu cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm trong kỷ nguyên số. Bởi vì đi cùng với nhiều cơ hội đầu tư thì sự kết nối này mang lại không ít cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính lan tỏa trên nhiều quốc gia và Việt Nam cũng nằm trong số đó, cũng phải chịu ít nhiều ảnh hưởng. Áp lực phải thích ứng với sự thay đổi và tốc độ mà sự thay đổi sẽ xảy ra khiến cho một số kế toán và kiểm toán viên có thể sẽ mất việc nếu họ không điều chỉnh kỹ năng của mình một cách thích hợp. Vì không sai khi nói rằng, một số ngành nghề đã bị robot, Trí tuệ nhân tạo “cướp” mất như: Nhập bút toán bằng tay, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính cuối năm, lập báo cáo hoạt động kinh doanh, tiền lương, phân tích tài chính… Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi hoàn toàn môi trường cũng như hoàn cảnh làm việc của nhân sự ngành kế toán, kiểm toán. Một số khó khăn trong công tác tài chính, kế toán mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi nền kinh tế phát triển đó là: Khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam với quốc tế: Bộ Tài chính đã ban hành 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và thông tư hướng dẫn theo chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IAS/IFRS) và phù hợp với đặc điểm nền kinh tế. Tuy nhiên, giữa VAS và IAS/IFRS vẫn có một khoảng cách đáng kể, chính điều này cản trở quá trình hội nhập kinh tế của doanh nghiệp Việt. Thiếu hụt nhân sự tài chính, kế toán chất lượng cao: Thống kê của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cho thấy, có tới 2/3 sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng xét trên nhiều khía cạnh về kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm hay khả năng ngoại ngữ của đội ngũ kế toán, kiểm toán cũng được đánh giá là hạn chế so với các ngành nghề khác. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chất lượng kém, bảo mật thấp: Sau khi giải quyết được những khó khăn của tính chất công việc kế toán gắn liền với hồ sơ, giấy tờ…thì giờ đây đứng trước sự chuyển mình của công nghệ, cụ thể là sự ra đời của các công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi hoàn toàn phương thức và 481
  12. quy trình làm việc hiện tại của kế toán: toàn bộ dữ liệu được số hóa thành các thông tin điện tử, công nghệ blockchain trở thành “sổ cái” khổng lồ…Nếu không có chính sách hay biện pháp bảo mật thì việc lộ thông tin, đánh cắp thông tin là điều dễ nảy sinh. Chính điều này đặt ra bài toán cho doanh nghiệp về việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tiến chất lượng của hệ thống công nghệ thông tin cũng như tìm kiếm đối tác uy tín để nâng cao tính an toàn của dữ liệu. Đứng trước sức ép cạnh tranh của cả các doanh nghiệp trong nước lẫn các tập đoàn đa quốc gia thì ngành kế toán, kiểm toán nếu muốn không bị bỏ lại, phải nhanh chóng nắm bắt được các xu thế mới, các quy trình kế toán mới phù hợp với thực tế để áp dụng vào công việc và phải tìm được hướng đi hợp lý để tồn tại và phát triển. 4.4. Giải pháp thích nghi và phát triển trong kỷ nguyên số Thứ nhất, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, khi mọi công việc đều có thể xử lý bằng công nghệ thì đạo đức nghề nghiệp trở thành yếu tố cần thiết hơn bao giờ hết, có như vậy mới có thể xây dựng và xác định hình ảnh chân thực của DN. Muốn làm được điều này, những người làm trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán phải hiểu rõ về kiến thức chuyên môn nền tảng, trau dồi kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật những thay đổi. Bên cạnh đó, cần giữ vững đạo đức nghề nghiệp, đặt lợi ích công chúng lên trên lợi ích bản thân. Điều sẽ góp phần hình thành và phát triển kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm và tầm nhìn cao hơn trong tiến trình trở thành các kế toán – kiểm toán viên chuyên nghiệp. Thứ hai, nâng cao khả năng sử dụng công nghệ cho công việc: mỗi kế toán – kiểm toán viên hiện tại và tương lai cần bồi dưỡng cho mình cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (sử dụng công nghệ) cho công việc của mình từ đơn giản như ứng dụng hàm excel cho tới các phần mềm kế toán, phần mềm quản trị, phân tích… và cách để bảo mật thông tin cho chính DN và chính khách hàng, từ đó khai thác thị trường khách hàng một cách triệt để. Khi tự động hóa đang dần thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Bên cạnh đó, dưới sự tác động của CMCN 4.0, các dữ liệu về hồ sơ, giấy tờ kế toán sẽ dần được chuyển sang dạng số hóa, làm cho các kế toán, kiểm toán viên với những kỹ năng thông thường khó có thể nắm bắt được sự đa dạng về loại hình và hình thức giao dịch số. Thứ ba, thay đổi tư duy nhận thức về tác động của chuyển đổi số đến hoạt động của lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Đây là bước quan trọng và bắt buộc cần phải có cho mỗi doanh nghiệp muốn chuyển đổi thành công và đạt hiệu quả. Và đó cũng là xu thế không thể tránh khỏi, bởi vì các hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy 482
  13. nhiên, rào cản lớn nhất cho sự chuyển đổi số của DN hiện nay chính là vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp có tư duy “sợ mất mát, ngại thay đổi”. Chính vì vậy trước tiên các doanh nghiệp cần nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, cần có những cách tiếp cận tích cực trong việc đầu tư cho các giai đoạn của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Tuy nhiên thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện tốt, vì vấn đề cốt lõi ở đây là con người chứ không phải công nghệ nhưng đa số các doanh nghiệp lại chỉ tập trung vào việc đầu tư công nghệ mà quên mất giá trị cốt lõi của chuyển đổi số. Do vậy các doanh nghiệp cần phải có một chiến lược chuyển đổi số phát triển theo lộ trình phù hợp với khả năng của doanh nghiệp nhằm nắm bắt và thay đổi kịp thời để thích nghi với công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc. Thứ tư, đầu tư công nghệ thông tin phù hợp: Công nghệ là nền tảng để chuyển đổi số trong bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào, trong điều kiện khá thuận lợi như hiện nay khi cuộc cách mạng lần thứ 4 có sự phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên việc lựa chọn một công nghệ phù hợp trở nên vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tính khả thi, khả năng sẵn sàng chi trả và thích ứng với từng giai đoạn chuyển đổi số mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Vì vậy, cần có những biện pháp quyết liệt để thực hiện trong bối cảnh lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam chưa theo kịp được với xu hướng mới, trong đó cần chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ tương ứng. Sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng internet sẽ đặt ra những giới hạn cho việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Đây là bài toán nan giải của lĩnh vực kế toán, kiểm toán, do việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng số không phải là việc có thể tiến hành nhanh, trong khi việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực kế toán, kiểm toán sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Thứ năm, tăng cường trau dồi ngôn ngữ quốc tế. Đây là phương tiện không thể thiếu giúp kế toán – kiểm toán hiện tại và tương lai vươn xa hơn trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về kế toán, kiểm toán. Không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ giao tiếp mà lĩnh vực kế toán kiểm toán, ngôn ngữ đem lại giá trị lợi ích tăng thêm bao gồm cả những kiến thức chuyên môn mang tầm quốc tế. Chính vì vậy, cơ hội sẽ ngày càng mở rộng cho những đội ngũ kế toán – kiểm toán viên đạt chuẩn quốc tế, được công nhận hoạt động ở nhiều nước trên thế giới như: ACCA, CMA, CIA… Những chứng chỉ này có thể giúp kế toán – kiểm toán viên Việt Nam mở rộng tối đa phạm vi hoạt động của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam. Tóm lại, việc sử dụng công nghệ và cập nhật, vận dụng những đổi mới sẽ cho phép tăng năng suất đáng kể. Để đạt được điều này, khoảng cách giữa vấn đề và giải pháp phải được bắc cầu. Các chuyên gia công nghệ thông tin học kế toán và kiểm toán sẽ 483
  14. giúp thu hẹp khoảng cách. Hoặc, kế toán tìm hiểu một chút về cách hoạt động của công nghệ để họ có thể trò chuyện hiệu quả với các nhà công nghệ có thể thu hẹp khoảng cách. 5. Kết luận “Một cây làm chẳng nên non” mỗi công nghệ chỉ hỗ trợ được một phần, một giai đoạn, một mảng, … trong quá trình chuyển đổi số. Trí tuệ nhân tạo có thể thay thế những công việc thủ công của kế toán – kiểm toán như thu thập, xử lý, tính toán số liệu nhưng những công đoạn như phân tích, tìm nguyên nhân đưa ra giải pháp cho từng tình huống cụ thể, thậm chí những tình huống chưa từng xảy ra… thì luôn cần có sự tham gia của con người. Trí tuệ nhân tạo dù không thay thế được con người nhưng nó đang làm thay đổi môi trường, hoàn cảnh làm việc của kế toán – kiểm toán. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn và sử dụng kết hợp nhiều giải pháp để quá trình chuyển đổi số - xu thế tất yếu trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đạt được hiệu quả cao nhất, toàn diện nhất. Việc số hóa các hoạt động này sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết nhiều bài toán khó với chi phí tối ưu nhất. Đây có thể nói là một hoạt động sống còn nhằm duy trì tính cạnh tranh trong bối cảnh kinh doanh hiện nay. Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực tìm tòi các giải pháp chuyển đổi số để tối ưu hoạt động kinh doanh nhằm mục đích không bị bỏ lại phía sau và tăng sức cạnh tranh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahn, S.; Jung, H.R. (2018) A study on the role of public officials in local governmental accounting. Korean Gov. Account. Rev. 2. Bauguess, S. (2017) The role of big data, machine learning, and AI in assessing risks: A regulatory perspective. In Champagne Keynote Speech; Securities and Exchange Commission: New York, NY, USA. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Sách Trắng về Doanh nghiệp Việt Nam 2020, Nhà xuất bản thống kê. 4. Cho, J.S.; Ahn, S.; Jung, W. (2018) The impact of artificial intelligence on the audit market. Korean Account. J, 27, 289–330. 5. Deloitte. (2017) The New Machinery of Government: Robotic Process Automation in the Public Sector. 6. IAASB. (2016) Data Analytics Working Group: Exploring the Growing Use of Technology in the Audit; With a Focus on Data Analytics. 7. Iansiti, M.; Lakhani, K.R. (2017) The truth about Blockchain. Harvard Bus. Rev, 95, 118–127. 8. IFAC. (2019). Technology and the Profession-A Guide to ICAEW’s Work. 484
  15. 9. Ionescu, B.; Ionescu, I.; Bendovschi, A.; (2013) Tudoran, L. Traditional accounting vs. cloud accounting. In Proceedings of the 8th International Conference Accounting and Management Informational Systems, Bucharest, Romania; pp. 106–125. 10. Frey, C.; Osborne,M. (2017) The future of employment: How susceptible are jobs to computerization? Technol. Forecast Soc. Chang, 114, 254–280 11. FSB (Financial Stability Board) (2017) Artificial Intelligence and Machine Learning in Financial Services: Market Developments and Financial Stability Implications. 12. Jasim, Y.A.; Raewf, M.B. (2020) Information Technology’s Impact on the Accounting System. Cihan Univ. J. Humanit. Soc. Sci. 50–57. 13. O’Neill, E. (2016) How is the Accountancy and Finance World Using Artificial Intelligence? Acctech Institute. 14. Phillips, B.A. How Cloud Computing Will Change Accounting Forever. (2012). Available online: https:// docplayer.net/2537016-How-the-cloud-will-change- accounting-forever.html 15. PwC. Q&A: What’s Next for Blockchain in 2016? (2016) Available online: www.pwc.com/us/en/financialservices/publications/viewpoints/assets/pwc-qa- whats-next-for-blockchain.pdf 16. Raval, S. (2016) What Is a Decentralized Application? Harnessing Bitcoin’s Blockchain Technology, O’Reilly Media Inc.: Sebastopol, CA, USA. 17. Trần Đức Tân, Phạm Thị Thu, Nguyễn Thị Thu, (2020) Số hóa và chuyển đổi số trong hoạt động thư viện, Conference: Phát triển mô hình trung tâm tri thức số cho các thư viện Việt Nam. 18. Warren, J.D.; Moffitt, K.; Byrnes, (2015) P. How Big Data will change accounting. Account. Horiz. 29, 397–407. 19. Yoon, S. (2020). A Study on the Transformation of Accounting Based on New Technologies: Evidence from Korea. 485
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2