TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 47, 2008<br />
̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VẤN ĐỀ HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH <br />
TRONG QUAN NIỆM VÀ NGHI LỄ PHẬT GIÁO HUẾ<br />
Lê Thọ Quốc<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
TÓM TẮT<br />
Vấn đề hôn nhân và gia đình tưởng chừng như là một vấn đề bình thường trong sự <br />
phát triển tự nhiên của xã hội loài người. Nhưng khi đặt nó trong quan niệm và nghi lễ Phật <br />
giáo thì nó đã chuyển sang một hình thức khác liên quan đến tôn giáo và tâm linh trước sự <br />
biến chuyển tâm lý, giá trị chuẩn mực đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của con người <br />
trong xã hội Á Đông, vốn mang nhiều ý thức hệ Nho giáo trong quan niệm về hôn nhân – gia <br />
đình. <br />
Từ những ghi nhận qua kinh điển, chúng ta sẽ thấy được Phật giáo nhìn nhận hôn <br />
nhân – gia đình như thế nào? Và những quan niệm đó, Phật giáo Huế đã thể hiện như thế nào <br />
trong cách thức tổ chức lễ nghi, nhằm chuyển hóa những ý nghĩa mà nó đem lại cho người <br />
Phật tử trước thực trạng xã hội hiện đại với nhiều sự đổ vỡ gia đình do ly hôn, bạo hành gia <br />
đình, tệ nạn xã hội,…<br />
Phật giáo luôn luôn đặt gia đình làm nền tảng cho sự phát triển của xã hội, dựa trên <br />
các giá trị chuẩn mực đạo đức của con người, thiết chế văn hóa gia đình truyền thống, bổn <br />
phận và quan hệ vợ chồng chung thủy,… mà còn đó là một quy phạm pháp luật đủ mức răn <br />
đe, giáo dục nhằm hạn chế ly hôn, bạo lực gia đình,… mà xã hội đang ngày càng phải đối <br />
mặt. Đồng thời thông qua lễ thức Phật giáo để thể hiện sự gắn kết giữa đời và đạo, theo <br />
đúng thuần phong mỹ tục và luật hôn nhân gia đình của người Việt Nam.<br />
<br />
<br />
1. Dẫn nhập<br />
Không chỉ một số tôn giáo lớn của thế giới như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn <br />
Độ giáo… mà còn một vài tôn giáo khác xuất hiện muộn hơn ở nước ta như Cao Đài, <br />
Hòa Hảo… đều có nghi thức làm lễ kết hôn cho tín đồ. Xuất phát từ những quan niệm <br />
khá riêng biệt, mỗi tôn giáo có những cách thức hành lễ riêng phù hợp với tôn giáo của <br />
mình. Và tuỳ thuộc vào phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức, pháp luật,… của <br />
từng vùng, mỗi một tôn giáo đều có những điều chỉnh thích ứng nhằm hướng tín đồ <br />
theo định chế, tôn chỉ của mình.<br />
Thực ra, trong nghi lễ Phật giáo hoàn toàn không đề cập đến nghi thức hay thủ tục <br />
để điều hành một buổi hôn lễ tại chùa. Có chăng chỉ đơn thuần sự hiện diện của các vị <br />
Tăng cùng những lời chúc phúc và thuyết giảng về ý nghĩa của hôn nhân, bổn phận vợ <br />
chồng cho đôi trẻ. “Các sư Phật giáo không hành lễ trong đám cưới, vì sự cưới hỏi là một <br />
lẽ không phù hợp với nếp sống độc thân của các bậc xuất gia. Nhưng nếu muốn cho nó có <br />
đôi chút danh tánh tôn giáo, người ta thường mời các bạn thanh niên nam nữ Phật tử đến <br />
tụng những bài kệ chúc lành. Các bậc xuất gia không bao giờ tham dự lễ cưới. Tuy nhiên, <br />
trước hoặc sau đôi ba ngày, gia chủ thường tổ chức lễ trai tăng cúng dường đến các bậc <br />
phẩm hạnh và trong dịp ấy một vị sư đứng ra giảng một thời pháp, nhắc lại những lời <br />
huấn từ của đức Phật và khuyên đôi tân hôn hãy chung sống thuận hòa hầu lo xây đắp hạnh <br />
phúc gia đình ” (Walpola Rahula, 1965). Vì khi thực hiện nghi lễ này, theo quan niệm của <br />
Phật giáo sẽ khơi dậy dục vọng thế gian, làm lay động tâm niệm “diệt dục” trong chúng <br />
tăng trên bước đường tu học.<br />
Tuy vậy, trên tinh thần nhập thế, “ tùy duyên” hoá độ, Phật giáo Huế thuận <br />
theo nhu cầu của tín đồ, đồng thời hướng tín đồ của mình đến với niềm tin tôn <br />
giáo, các chùa Huế đã vận dụng những lời dạy của Đức Phật làm phươ ng tiện để <br />
tổ chức nghi thức cầu an “H ằng thu ận” cho nh ững đám cướ i của tín đồ , nhân đó <br />
khuyến hoá theo tinh thần Phật giáo.<br />
2. Từ những ghi nhận qua kinh điển…<br />
Phật giáo với tinh thần nhập thế, bình đẳng, từ bi là phương tiện để hòa nhập <br />
với xã hội. Khi còn tại thế, Thích Ca Mâu Ni vẫn xem hôn nhân gia đình là một cách <br />
thể hiện đúng nghĩa của con người về hiếu đạo, nghĩa vụ của họ trong xã hội và nghĩa <br />
vụ đó được cụ thể bằng những hành động, việc làm. Mỗi người khi trưởng thành, lập <br />
gia đình có nhiều mối quan hệ ràng buộc về nhân sinh, luân lý, đạo đức đối với chính <br />
mình và tha nhân. Làm tròn bổn phận của người chồng và người vợ cũng được Phật <br />
nói khá nhiều trong các kinh điển, bài thuyết giảng cho chúng đệ tử.<br />
Trong những kinh điển và các bài thuyết giảng về hôn nhân gia đình, chủ yếu <br />
tập trung vào các vấn đề như: Bổn phận của vợ, chồng, cha, con; quan hệ xã hội; vấn <br />
đề hiếu đạo, luân lý.<br />
Có thể thấy rằng, tình yêu và hôn nhân là việc rất thường tình của mỗi con <br />
người sống trong xã hội và nó hạnh phúc, tốt đẹp hay dang dở là tùy thuộc vào người <br />
sở hữu, tạo dựng nó. Trong kinh Đại Bảo Tích, đức Phật đã nhận định: “Nếu một <br />
người đàn ông có thể tìm được một người vợ, người phụ nữ thích hợp và hiểu biết; <br />
người phụ nữ có thể tìm được người đàn ông thích hợp và hiểu biết, cả hai thực sự <br />
may mắn” (Tuệ Nguyên, 2006: 62). Việc kết hợp giữa hai người nam và nữ trong hôn <br />
nhân là do nhân duyên của họ tạo nên, dựa trên sự hiểu biết, phù hợp với nhau, đồng <br />
thời loại trừ những chia rẽ, mất hạnh phúc dẫn đến những khổ đau trong cuộc sống <br />
gia đình. Và ai đạt được chính là người có hạnh phúc thật sự trong cuộc sống thế gian.<br />
Khi đức Phật còn tại thế, ngài luôn ca ngợi những cặp vợ chồng hạnh phúc, <br />
dạy họ làm sao để có được cuộc sống hạnh phúc trong hôn nhân, vì xã hội bấy giờ <br />
đang có sự phân hóa đẳng cấp rất mạnh mẽ ở Ấn Độ. Do đó, sự tương hợp văn hóa <br />
giữa vợ và chồng là một trong những thành tố đem lại hạnh phúc lứa đôi, bỏ qua sự <br />
ngăn cách của đẳng cấp, thoát khỏi các luật lệ cùng những nghi thức khắt khe, thành <br />
kiến của con người trong xã hội. Đồng thời, đức Phật cũng nói về việc không chung <br />
thủy giữa nam và nữ trong hôn nhân do nhiều nguyên nhân đưa đến tác hại vô cùng lớn <br />
cho gia đình và xã hội. Qua sự hiểu biết về tâm lý, thực trạng của đời sống hôn nhân, <br />
Phật đã có những lời khuyên rất sát với thực tế, nhằm gắn bó hạnh phúc trong hôn <br />
nhân, ngăn chặn sự đổ vỡ gia đình và những hệ lụy của nó: <br />
“Cô dâu mới về nhà chồng có thể gặp những khó khăn, vì thế nàng dâu phải <br />
tuân thủ những nguyên tắc sống trong gia đình nhà chồng, phải kính trọng bố mẹ <br />
chồng, phục vụ bố mẹ chồng một cách chu đáo như là bố mẹ ruột của mình, phải tôn <br />
trọng và kính mến những người thân và bạn hữu bên nhà chồng. Như vậy là cô dâu <br />
mới đã tạo nên một bầu không khí an vui và hòa hợp trong gia đình chồng. Đồng thời <br />
cần phải tìm hiểu những bản tánh của chồng, biết rõ những hành động, tính khí của <br />
chồng và cộng sự với chồng ở mọi lúc mọi nơi trong nhà mới của chồng. Phải lịch sự, <br />
tử tế và biết những thu nhập của chồng, quản lý và chi tiêu một cách hợp lý ” (Tuệ <br />
Nguyên, 2006: 68).<br />
Trong kinh Thiện Sinh (Singalovada Suttanta) 1 đã thể hiện những mẫu mực căn <br />
bản, những khía cạnh thiết yếu của cuộc sống đôi lứa trong mối quan hệ vợ chồng, <br />
gia đình và xã hội, đồng thời nhấn mạnh đến các mối quan hệ này vì đời sống gia đình <br />
được thuận hòa, hạnh phúc chính là nền tảng phát triển xã hội. Sự gắn kết lứa đôi <br />
bằng niềm tin, nghĩa vụ trong hôn nhân, gia đình thông qua các mối quan hệ được gia <br />
cố bằng tinh thần tâm linh tôn giáo, tương hợp với văn hóa xã hội đang có để làm nền <br />
tảng cho hạnh phúc gia đình. Nếu mỗi người đều nhận thức, làm tròn nghĩa vụ, họ có <br />
được hạnh phúc, an lạc cho chính bản thân và gia đình, đồng thời thể hiện tính bình <br />
đẳng giữa con người với nhau một cách tương hỗ.<br />
“Lễ bái phương Tây, chồng đối với vợ, sống trong lễ độ, giao phó việc nhà, <br />
tùy sức sắm sửa áo quần nữ trang, đi về đúng giờ, đừng để chờ đợi. Một lòng chung <br />
thủy, không để nghi ngờ, gia đình kém vui. Vợ đối với chồng, hòa nhã kính nhường, <br />
dậy trước ngủ sau, công dung ngôn hạnh, nề nếp khuê môn, làm bếp cho khéo, vá may <br />
đủ dùng, giữ gìn tài sản, không xa xỉ xài, giáo dục con cái, mái nhà êm ấm” (Hương <br />
Sen Ni Viện, 2005).<br />
Phật giáo lấy “ngũ giới” làm chuẩn mực cho tín đồ, hướng đến giải thoát bằng <br />
“bát chánh đạo” và “tứ diệu đế”. Cho nên, để có được bền vững trong hôn nhân – gia <br />
<br />
<br />
1<br />
Kinh Thiện Sinh (hay còn gọi là kinh Thiện Sanh Tử, kinh Thi Ca La Việt Lục Phương Lễ) trong <br />
Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya) nói về lời dạy của Phật cho chàng thanh niên Singalovada khi đảnh lễ <br />
sáu phương. Đây là bộ kinh đã trải qua quá trình phiên dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ, sau đó từ Hán <br />
ngữ sang Việt ngữ, được phổ biến rộng trong tầng lớp tu sĩ, bởi đó là tất cả những gì mà mỗi người tu <br />
sĩ hay người phật tử phải học tập, khi đề cập đến hôn nhân – gia đình. <br />
đình thì sự hiện diện của năm giới2 và đi kèm với nó là năm bổn phận người chồng <br />
đối với người vợ và ngược lại đối với người vợ cũng vậy3 là những cái cần thiết mà <br />
mỗi người phải có. Từ đó, sự nảy mầm của hạnh phúc lứa đôi được vươn lên cao <br />
hơn, bền vững và tốt đẹp hơn trong xã hội.<br />
Mặt khác, hôn nhân được xem là sự tác hợp một cách bình đẳng nhất trong xã <br />
hội giữa nam và nữ bằng mối quan hệ hòa nhã, rộng lượng, hiểu biết và hiến dâng cùng <br />
với sự tự hy sinh mà chính họ phải là người thực hiện đầu tiên. Ngay từ ban đầu, Phật <br />
giáo luôn luôn khuyến khích sự bình đẳng, xem bình đẳng xã hội là cách thức để phát <br />
triển giáo lý giải thoát đến cho mọi người. Cho nên, muốn đạt được như vậy thì đức <br />
Phật cũng xem gia đình là nơi khởi đầu của sự bình đẳng và dần hoàn thiện mối quan <br />
hệ gia đình theo đúng chuẩn mực luân lý, đạo đức xã hội quy định4.<br />
Từ những quan niệm, lời khuyên của đức Phật về hôn nhân gia đình được <br />
kinh điển ghi lại, trở thành phương tiện để Phật giáo ứng xử trong xã hội, trên tất cả <br />
các mặt đạo đức, luân lý, chuẩn mực sống của con người. Đồng thời nó còn trở thành <br />
nền tảng tâm linh gắn kết hạnh phúc lứa đôi thông qua lễ nghi tôn giáo.<br />
3. … đến thực hành nghi lễ “Hằng Thuận” trong Phật giáo Huế<br />
Trong hệ thống nghi lễ Phật giáo Huế, nghi lễ “Hằng Thuận” là một trong <br />
những phương tiện được dùng để chuyển tải giáo lý đức Phật đến với tín đồ. Tên gọi <br />
của nghi lễ này hàm chứa một ý nghĩa nhân sinh của Phật giáo đối với con người. Do <br />
2<br />
Vì năm giới (không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu) là <br />
sự ràng buộc, giới hạn con người theo một quy cũ nhất định không chỉ phù hợp tương thích với xã <br />
hội mà còn ngăn chặn sự nguy hại đến hạnh phúc trong gia đình. <br />
Theo kinh Thiện Sanh chỉ riêng giới tà dâm mà một trong hai người vợ hoặc chồng không giữ được sẽ <br />
đưa đến: 1. Khó giữ vẹn thân mình; 2. Gây xáo trộn buồn rầu cho gia đình con cái; 3. Công việc <br />
sanh nhai có thể thất bại, sự sản tiêu hao; 4. Thân thuộc khinh chê, trong gia đình thường có hiềm <br />
nghi, chống trái; 5. Kẻ thù được cơ hội thuận tiện; 6. Các sự khổ ngày càng thêm thắt chặt, chồng <br />
chất.<br />
Trong kinh Ưu Bà Tắc (hay còn được dịch kinh Người Áo Trắng) cũng thắt chặt trên năm nguyên tắc <br />
đạo đức được đúc rút từ Ngũ giới mà thành, và trong năm nguyên tắc đạo đức đó, nguyên tắc thứ ba <br />
đã nhấn mạnh việc từ bỏ quan hệ tình cảm phi pháp và bất chánh, tôn trọng vào bảo vệ hạnh phúc <br />
của người khác.<br />
Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt (Trường Bộ kinh) đức Phật có dạy: “ Nếu một người đàn ông có vợ mà <br />
đi đến với một người phục nữ khác ngoài hôn thú thì điều này có thể là nguyên nhân về sự sa sút <br />
của anh ta và chắc chắn anh ta sẽ đối mặt với các vấn đề khác cùng với những phiền toái đưa lại ” <br />
(Tuệ Nguyên, 2006: 64).<br />
3<br />
Năm bổn phận của chồng đối với vợ: 1. Thương yêu; 2. Chung thủy; 3. Săn sóc đời sống vật chất; <br />
4. Trao cho vợ quyền quản lý trong gia đình; 5. Kính trọng gia đình vợ. Năm bổn phận của người <br />
vợ: 1. Kính trọng chồng; 2. Chung thủy với chồng; 3. Quản lý gia đình tốt; 4. Siêng năng làm việc; <br />
5. Đối đãi thân thiện với gia đình chồng. <br />
4<br />
Mặc dù rằng, mỗi xã hội, dân tộc có sự quy định chuẩn mực riêng trong vấn đề hôn nhân – gia đình, <br />
nhưng tất cả đều hướng đến sự hoàn mỹ, tốt đẹp trong nhân cách, đạo đức, lối sống phù hợp với <br />
phong tục tập quán trong từng cộng đồng người đó sinh sống.<br />
vậy, nghi lễ “Hằng Thuận” còn được gọi là lễ “cầu an Thành hôn”. “Hằng” là từ biểu <br />
thị tính liên tục của một hoạt động tâm lý tình cảm (phần nhiều) diễn ra trong suốt <br />
thời gian dài và có sự bền vững. “Thuận” là theo đúng chiều chuyển động, vận động <br />
tự nhiên của sự vật hay bằng lòng, đồng tình với những gì mình chấp nhận được. Nên, <br />
Hằng Thuận là sự thuận theo, bằng lòng với sự quyết định của mình đối với hôn nhân, <br />
xây dựng gia đình trong xã hội một cách vững chắc, phù hợp với quy luật sinh tồn của <br />
con người.<br />
Việc bảo lưu truyền thống và vận dụng cho phù hợp với xã hội đương thời, <br />
nghi lễ “Hằng Thuận” trong Phật giáo Huế đã có sự biến đổi khá nhiều nhưng vẫn <br />
dựa trên nền tảng có sẵn của nghi thức cầu an.<br />
Quy trình của một nghi lễ Hằng thuận gồm: (1). Niệm hương; (2). Đảnh lễ <br />
Tam bảo; (3).Tán Dương chi; (4). Tụng chú Đại bi; (5). Sái tịnh; (6). Đọc sớ cầu an (có <br />
thể có hoặc không); (7). Tụng chú Tiêu tai cát tường; (8). Huấn thị (nói về lời dạy của <br />
Phật trong hôn nhân gia đình và quy y Tam bảo 5); (9). Phục nguyện; (10). Hồi hướng <br />
(kết thúc buổi lễ).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Trên tinh thần hiếu thảo, tôn kính cha mẹ và các bực trưởng thượng, thương yêu anh em, vị chủ lễ <br />
còn căn dặn rất rạch ròi bổn phận con dâu đối với cha mẹ chồng và con rễ đối với cha mẹ vợ. <br />
“Phải có lòng hiếu kính cha mẹ, tùy thuận lời hiếu kính cha mẹ dạy bảo, không được cãi lại. Phải <br />
ngủ sau dậy trước, lo cơm nước cho chu đáo. Phải làm các công việc nặng nhọc trong nhà cho cha <br />
mẹ. Phải luôn luôn nhớ đến công ơn cha mẹ sanh thành dưỡng dục chồng mình, mà bổn phận làm <br />
con dâu có trách nhiệm nối dòng dõi cho gia nghiệp chồng. Khi cha mẹ chồng có đau ốm, làm dâu <br />
con phải chăm nom thuốc thang, thay đổi thức ăn uống, cầu cho cha mẹ chóng lành khỏi, để trong <br />
nhà được yên vui. Đó là bổn phận làm con dâu đối với cha mẹ chồng ”. Ngược lại người chồng <br />
phải kính trọng cha mẹ vợ như cha mẹ mình, không nên có lời bất bình hoặc bất kính, nhớ công ơn <br />
sanh thành dưỡng dục vợ mình của cha mẹ vợ, khi cha mẹ vợ cần việc gì nhờ hãy vui vẽ sẵn lòng, <br />
không sợ khó nhọc (Thích Hoàn Thông, 1973: 183 – 184). Lời huấn thị của vị chủ lễ mang tính cách <br />
giáo dục, nhắc nhở, nói lại lời Phật dạy cũng như cách sống trong xã hội theo tinh thần Phật giáo.<br />
Tuy nhiên cho đến nay, Phật giáo Huế vẫn áp dụng và có sự thay đổi với hình <br />
thức đọc sớ qua một bài văn soạn riêng6 thay thế cho sớ cầu an, mang ý nghĩa cụ thể <br />
hơn đối với nghi lễ Thành hôn được tổ chức ở trong nhà chùa.<br />
Nội dung văn sớ mang những lời thệ nguyện của đôi trẻ, cầu mong được sự <br />
che chở của Phật và chư vị Bồ Tát, trên bước đường xây dựng gia đình, cuộc sống <br />
hạnh phúc. Bắt đầu văn sớ bằng “Âm dương phối hợp vốn nên duyên định sẵn từ lâu, <br />
loan phụng hòa minh là hạnh phúc xây đắp hiện tại…” đã cho thấy sự tuần hoàn kết <br />
hợp nhân duyên để có hạnh phúc với lòng chung thủy, giữ trọn lời nguyền khi nương <br />
tựa vào Tam bảo. Để rồi sau đó sẽ là “tiếng cầm sắt trăm năm hòa điệu”, “nghĩa tào <br />
khang một niệm vuông tròn”, “đạo lục hòa7 gìn giữ sớm hôm” “bốn điều hoằng thệ8… <br />
hai chữ quy y (quy y: Phật, Pháp, Tăng) chúng con nguyện tựa nương nhất định,…” <br />
Chính việc phát tâm và lời hứa tự bản thân đôi trẻ phát nguyện trước Tam bảo và họ <br />
hàng hai bên và lời cầu chúc “gia đình an khánh”, “đôi trẻ giao hòa để nhân phong vật <br />
thịnh, cảnh môn phong muôn vẻ khang trang, bề gia thất vạn phần hưng khánh” của <br />
chư tăng là liều thuốc tinh thần cho đôi trẻ trên bước đường tạo dựng hạnh phúc bền <br />
lâu trong thế giới hiện tại.<br />
<br />
<br />
6<br />
Văn sớ lễ cầu an “Hằng Thuận” (được ghi lại từ buổi lễ “Hằng Thuận” tại Chùa Thiên Minh <br />
Huế): “Phục dĩ, âm dương phối hợp vốn nhơn duyên định sẵn từ lâu, loan phụng hòa minh là hạnh <br />
phúc xây đắp hiện tại. Quy y Tam bảo nguyện gọt trừ túc trái, hương từ bi nên gây lấy thiện duyên. <br />
Chữ minh tâm giữ một lời nguyền, câu hải thệ trọn niềm chung thủy. Bái sớ vị, Việt Nam quốc,… <br />
tỉnh,… huyện,… thôn, gia đình vu…[tên chùa đến làm lễ] phụng Phật tu hương phúng kinh giá thú <br />
thành hôn, kỳ an nginh tường tập phước sự. Kim đệ tử:….[tên cha mẹ chú rễ, cô dâu] hiệp đồng <br />
nhị gia đình thân quyến đệ tử chúng đẳng. Nhất tâm cầu nguyện giá thú thành hôn đệ tử: …[tên <br />
chú rễ, cô dâu và năm sinh, tuổi]. Nguyện cầu chư Phật từ bi gia hộ nhị đệ tử: tiếng cầm sắt trăm <br />
năm hòa điệu tụng chữ minh tâm, nghĩa tào khang một niệm vuông tròn ngâm câu kiến tánh, đạo <br />
lục hòa gìn giữ sớm hôm, ơn Tam bảo khắc ghi thân mạng. Bốn điều hoằng thệ chúng con xin thực <br />
hiện tròn đầy, hai chữ quy y chúng con nguyện tựa nương nhất định. Trượng năng nhơn soi xét tâm <br />
tư, cầu Thiện thệ ân ban giới hạnh. Kim tắc cần cù sớ văn hòa nam bái bạch: [đọc các danh hiệu <br />
Phật, Bồ tát như sớ cầu an]. Diên phụng, tam thừa thượng thánh, tứ phủ vạn linh, hộ pháp long <br />
thiên, chư vị thiện thần đồng thùy chiếu giám, cộng giáng cát tường. Phục nguyện: Nhân buổi <br />
thành hôn hảo hiệp, nguyện cầu cho gia đình an khánh, gặp thời đôi trẻ giao hòa thành nguyện để <br />
nhân phong vật thịnh, cảnh môn phong muôn vẻ khang trang, bề gia thất vạn phần hưng khánh. <br />
Ngưỡng lại Phật ân chứng minh cẩn sớ. Phật lịch…tuế thứ….niên….nguyệt…nhật, đệ tử chúng <br />
đẳng hòa nam thượng sớ”. <br />
7<br />
Lục hòa là sáu cách sống tốt đẹp, đem lại nhiều lợi ích và luôn luôn cần có trong đời sống tu tập <br />
của người tu sĩ hay rộng ra trong đời sống vợ chồng, gia đình và sống tập thể nên thực hành theo <br />
sáu phép này: Thân hòa đồng trụ; Khẩu hòa vô tranh; Kiến hòa đồng giải; Ý hòa đồng duyệt; Giới <br />
hòa đồng tu; Lợi hòa đồng quân.<br />
8<br />
Còn gọi là Tứ hoằng thệ nguyện: 1). Chúng sanh vô biên thể nguyện độ; 2). Phiền não vô tận thệ <br />
nguyện đoạn; 3). Pháp môn vô lượng thệ nguyện học; 4). Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành; <br />
mà mỗi người tu sĩ hay tín đồ đều phát tâm thệ nguyện khi quy y.<br />
Bên cạnh sớ văn, trong lời huấn thị của vị chủ lễ cũng có sự đổi khác để phù <br />
hợp với cuộc sống hiện đại đang diễn ra. Ngoài bổn phận vợ chồng, vị chủ lễ còn nói <br />
đến bổn phận làm con cái trong gia đình, các mối quan hệ xã hội được đề cập trong <br />
kinh Thiện Sinh và tính chất, ý nghĩa của cặp nhẫn cưới mang giá trị xuyên suốt trong <br />
đời sống gia đình9. Vì thế, sự bền lâu của hôn nhân được ví như tính quý của vàng “tốt <br />
đẹp, trong sáng” và “nhẫn nhục” tương ứng với hành vi, ngôn ngữ, nhận định của đôi <br />
trẻ trong sáng, xinh đẹp hướng đến hạnh phúc “bách niên giai lão”. Cùng với đó, các <br />
hình thức tán, tụng bằng những hơi điệu trong sáng, vui tươi trong buổi lễ như cô đúc <br />
nền tảng tâm linh cho đôi trẻ hướng về một tương lai mới trong đời sống hôn nhân gia <br />
đình theo tinh thần khuyến thiện, đạo đức của Phật giáo. <br />
Nghi lễ “Hằng Thuận”, hay nhiều nghi lễ khác ở các chùa Huế cũng không có <br />
sự thống nhất, bởi vì, khi thực hành nghi lễ sẽ tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể để phù <br />
hợp với yêu cầu của người hành lễ. Hơn nữa tính chất “tùy duyên”, linh động hầu như <br />
thấy rõ trong mọi nghi lễ, đặc biệt là bài bản sử dụng khi diễn xướng phụ thuộc vào <br />
vị chủ lễ, nên nghi thức “Hằng Thuận” có sự khác biệt là điều tất nhiên. Mặc dù có <br />
sự khác biệt nhưng ý nghĩa và tính chất buổi lễ không bị giảm đi phần nào, nó luôn có <br />
sự tích hợp các yếu tố văn hóa vùng miền vào trong từng lễ nghi một cách tự nhiên <br />
như chính bản thân Phật giáo đã hòa nhập và hội tụ10.<br />
Đặc trưng của nghi lễ “Hằng Thuận” trong Phật giáo Huế là vừa chú trọng vào <br />
nghi lễ qua các hình thức xướng tụng, cầu nguyện trong không gian linh thiêng Phật <br />
điện; vừa chuyển hóa những lời dạy của Phật về hôn nhân gia đình, bổn phận của <br />
người con, cháu trong các mối quan hệ cho đôi trẻ. Xen vào đó là việc khuyến hóa tu <br />
tâm dưỡng tánh, bỏ ác làm lành theo hạnh nguyện từ bi, cách sống lục hòa đúng chánh <br />
pháp… cho đời sống lứa đôi, để có được an lạc trong thế giới này. Việc chú trọng vào <br />
lễ nghi luôn luôn được đề cao, trở thành nơi dựa tâm linh hữu hiệu nhất của đôi trẻ <br />
trước khó khăn, thử thách của đời sống hôn nhân.<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Phật giáo luôn đề cao sự nhẫn nhục để hành pháp thì chiếc nhẫn trong ngày cưới cũng được xem <br />
đó là một minh chứng nhẫn nhục trong cuộc sống hôn nhân – gia đình của người phật tử. Hình <br />
chiếc nhẫn là tròn tượng trưng cho sự hạnh phúc, hiếu nghĩa tròn đầy, không khiếm khuyết; tính <br />
chất vàng là quý nên cần phải nâng niu hạnh phúc mà chúng ta tạo ra. Nhẫn là sự kham nhẫn, nhẫn <br />
nhục với nhau của đôi trẻ trong lời nói, ý nghĩ và hành động. Do đó, nhẫn nhục là một biện pháp để <br />
gắn chặt tình yêu lứa đôi, mở rộng trái tim chúng ta trong đời sống hằng ngày, để bao nhiêu quan <br />
điểm dị biệt giữa vợ chồng – gia đình – xã hội trở lại đồng quy về một điểm tròn trịa, tràn đầy, <br />
quý giá như chiếc nhẫn, đi đến thành đạt, thịnh vượng trong cuộc sống xây dựng hạnh phúc lứa đôi <br />
bền chặt.<br />
10<br />
Có thể thấy nghi lễ Hằng Thuận trong Phật giáo mỗi một vùng có một nghi thức diễn xướng, tổ <br />
chức khác nhau. Nhưng cái chung là ý nghĩa và tính chất buổi lễ luôn được diễn giải đầy đủ và chi <br />
tiết đến người hành lễ trong không gian tâm linh làm cơ sở để sự phát nguyện và thành tâm của đôi <br />
trẻ trở thành nền tảng, hành trang vào cuộc sống mới. <br />
Từ không chủ trương làm lễ thành hôn ở trong chùa cho tín đồ đến hoàn thiện <br />
một nghi lễ “Hằng Thuận” cầu nguyện cho đôi trẻ có một cuộc sống hôn nhân đúng <br />
mực, là một sự chuyển đổi, thích ứng rất linh hoạt của Phật giáo nói chung và Phật <br />
giáo Huế nói riêng. Cho nên, nghi lễ này đã có những ảnh hưởng nhất định đến xã hội, <br />
mà nhất là tín đồ Phật giáo càng được thấy rõ hơn.<br />
4. Vai trò, ý nghĩa của nghi lễ “Hằng Thuận”<br />
Từ quan niệm về hôn nhân gia đình được đức Phật thuyết giảng đã trải qua <br />
hàng ngàn năm, đến nay, áp dụng vào xã hội hiện đại, cho thấy được giá trị trường tồn <br />
của nó. Đó là giá trị giáo dục về: đạo đức, luân lý, cũng như sự bình đẳng giữa con <br />
người với con người, và tất cả mọi loài “ hữu tình” trong các pháp giới với tình yêu <br />
thương, vị tha vô lượng. Đặc biệt trong hôn nhân gia đình, một vấn đề trở nên quan <br />
trọng hơn bao giờ hết trước sự thay đổi mạnh mẽ trong xã hội hiện đại 11. Bởi vì, khi <br />
thực hành đúng chuẩn mực theo khuyến hoá của Phật giáo sẽ đem lại sự chung thủy, <br />
thuận hòa trong đời sống hôn nhân.<br />
Thực trạng hôn nhân gia đình hiện nay ở nước ta có nhiều sự chuyển biến, <br />
thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Việc tiếp nhận thông tin đa <br />
chiều, điều kiện vật chất khá đầy đủ, nhận thức trong hôn nhân gia đình được nâng <br />
cao, xã hội đang dần xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, xem trọng vai trò của người <br />
phụ nữ trong gia đình và xã hội. Nhưng bên cạnh đó, cũng có khá nhiều hiện tượng ly <br />
hôn, bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội luôn xẩy ra làm cho các thiết chế văn hóa gia đình <br />
truyền thống bị đảo lộn, đạo đức lối sống đang dần bị xem thường… Điều đó cho <br />
thấy, chỉ riêng về việc hôn nhân gia đình, theo Tòa án tối cao, từ 01/01/2000 đến <br />
31/12/2006 các Tòa án địa phương trong cả nước đã thụ lý và sơ thẩm 352.047 vụ, <br />
việc, trong đó 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình (chiếm 53,1%). Riêng năm 2005 <br />
có 39.730 vụ ly hôn (chiếm 60,3%) (Phan Thị Thanh Hà, 2007: 2). Tuy chỉ là bề nổi mà <br />
các con số biểu hiện, nhưng thực chất để giải quyết vấn đề này vẫn còn là những <br />
thách thức trong xã hội nước ta hiện nay.<br />
Đối với Huế, là nơi còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, thiết chế <br />
văn hóa gia đình, nề nếp gia phong, do vậy các tệ nạn xã hội không đến nỗi gay gắt <br />
như một số thành phố khác. Nhưng đứng trước những tác động khách quan lẫn chủ <br />
quan của xã hội, việc ly hôn, đổ vỡ hạnh phúc gia đình vẫn thường xuyên xảy ra 12. <br />
“Theo số liệu thống kê của Tòa án Nhân dân 9 huyện, thành phố Huế, từ năm 2001 <br />
11<br />
Sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ và nhanh chóng của công nghệ thông tin hiện đại cộng với trào lưu <br />
canh tân mở cửa của đất nước là những nhân tố khách quan tác động đến văn hóa gia đình, làm cho <br />
nó bị phân hóa mạnh mẽ trong nếp nghĩ truyền thống của con người. Những thay đổi trong lối <br />
sống, sinh hoạt, quan niệm về hôn nhân gia đình trở nên không quan trọng của một bộ tầng lớp <br />
trẻ sẽ là ẩn nguy tiềm tàng trong nhận thức không đầy đủ về tình yêu, hôn nhân, về mối quan hệ <br />
luân lý, đạo đức xã hội, thì dưới tác động của xã hội sẽ đưa đến sự nguy hại cho bản thân, gia <br />
đình. Vì gia đình là tế bào của xã hội nên cá nhân tốt thì gia đình tốt và lúc đó xã hội mới đủ sức <br />
phát triển bền vững từ nền móng này.<br />
2006, toàn tỉnh đã thụ lý 3,253 vụ án về hôn nhân và gia đình, trong đó có 1.258 vụ ly <br />
hôn do nguyên nhân bạo lực gia đình và ngoại tình, chiếm tỷ lệ 38,6%. Trong những <br />
năm gần đây, con số này có chiều hướng gia tăng, năm 2005: 38.8%, năm 2006: 39%. <br />
Một số huyện, thành phố có tỷ lệ trung bình qua 6 năm khá cao: A Lưới: 86,4% (57/66 <br />
trường hợp), Quảng Điền: 84,6% (99/117 trường hợp), Phú Vang: 76,1% (252/331 <br />
trường hợp), Phong Điền: 68,3% (86/126 trường hợp), Thành phố Huế: 31,7% <br />
(587/1852 trường hợp)” (Phan Thị Thanh Hà, 2007: 23).<br />
Từ thực tế này cần phải báo động về sự bền vững của quan hệ hôn nhân, thiết <br />
chế gia đình, lối sống, đạo đức và chuẩn mực xã hội đối với từng cá nhân. Vấn đề <br />
giáo dục trong gia đình, nhà trường, xã hội cần sâu sát hơn cho lứa tuổi vị thành niên, <br />
thành niên, vì chính lớp người này sẽ làm nên một xã hội toàn mỹ, giảm thiểu tình <br />
trạng xuống cấp đạo đức, văn hóa và tệ nạn xã hội tràn lan.<br />
Có thể thấy, xã hội vốn thay đổi không ngừng với những thành tựu vượt bậc, <br />
khả năng tiếp thu, học hỏi và nhận thức của con người vì thế cũng được nâng cao và <br />
dần hoàn thiện. Tuy nhiên, trong từng thực tế cụ thể, đối với vấn đề hôn nhân đang có <br />
sự biến đổi theo nhiều chiều hướng với nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, tiêu cực <br />
lẫn tích cực. Nhận thức về hôn nhân một cách bền vững theo đúng chuẩn mực đạo <br />
đức, luân lý xã hội, cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình, dòng họ là <br />
rất cần thiết trong xã hội hiện nay. Do đó, sự hội nhập của Phật giáo vào đời sống, lễ <br />
nghi, sinh hoạt, bằng các quan niệm về hôn nhân gia đình đã tác động một cách <br />
trực/gián tiếp đến mọi người.<br />
Phật giáo gắn đời sống hôn nhân gia đình vào những giá trị văn hóa truyền <br />
thống có tác dụng ngăn chặn bạo lực gia đình có thể dẫn đến ly hôn. Đối với các Phật <br />
tử, nghi lễ “Hằng Thuận” là một sự gắn kết hôn nhân dựa trên nền tảng tín ngưỡng, <br />
tâm linh tương hợp. Ở các ngôi chùa Huế, việc thực hành nghi lễ “Hằng Thuận”, đó là <br />
việc đáp ứng nhu cầu của các tín đồ. Đồng thời, đây là một cơ hội để khuyến hóa giáo <br />
lý của nhà Phật vào đời sống thường nhật với mỗi một cách nhận thức, tiêu hoá, vận <br />
dụng của chính mỗi người13.<br />
<br />
12<br />
Tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố từ 2001 đến nay có tình trạng xin ly hôn khá cao, trong đó 40% <br />
do mâu thuẩn gia đình, ngược đãi, chiếm tỷ lệ cao trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn: <br />
<br />
NămSố lượng vụ ly hônTỉnh (1)Thành phố <br />
(2)2001(?)33520026133522003574308200454527420055772782006(?)3046 tháng <br />
2007(?)189(Nguồn: (1) Nguyễn Thị Yến Anh, 2007: 60 và (2) Đào Mai Hường, 2007: 50 51.)<br />
“Trong 6 tháng đầu năm 2007, trên địa bàn thành phố Huế, vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên: <br />
193 vụ, việc/307 đối tượng. Số trẻ em phạm pháp lần đầu tiên chiếm 60,6%, từ 23 lần: 27%, từ 4 lần <br />
trở lên: 12,4%” (Công An thành phố Huế, 2007: 55 56).<br />
13<br />
Qua phỏng vấn một số người trong cuộc, họ cũng không ngần ngại cho biết:<br />
“Gia đình tôi theo đạo Phật và thỉnh thoảng tôi vẫn đi chùa. Ngày cưới, tôi được gia đình đưa đến chùa <br />
làm lễ, ở đây tôi đã cầu nguyện Phật và các vị Bồ tát phù hộ cho hai vợ chồng được hạnh phúc, thuận <br />
5. Thay lời kết<br />
Hôn nhân gia đình phải được xem là nền tảng cho sự phát triển xã hội, vấn <br />
đề này chẳng những dựa trên một chuẩn mực đạo đức, thiết chế văn hóa gia đình <br />
truyền thống, bổn phận và quan hệ vợ chồng với tình yêu chung thủy, vị tha, mà còn là <br />
một quy phạm pháp luật đủ mức răn đe, giáo dục nhằm hạn chế ly hôn, bạo lực gia <br />
đình… mà xã hội đang ngày càng phải đối mặt.<br />
Phật giáo với những phương tiện của mình đã đi vào xã hội, đến với tín đồ <br />
Phật tử, tất cả đều hướng vào mục đích sống tốt hơn cho con người, hướng con <br />
người sống đúng pháp luật, làm tròn bổn phận cá nhân từ trong gia đình cho đến ngoài <br />
xã hội.<br />
Chính vì vậy, Phật giáo Huế thông qua nghi lễ “Hằng Thuận” đã có những <br />
hiệu ứng nhất định đến nhận thức, quan niệm của người hành lễ. Những lời dạy và <br />
cách sống của Phật giáo qua lễ thức này gắn với đời sống xã hội, phù hợp thuần <br />
phong mỹ tục của người Việt Nam, cũng như tính nhất quán để có được hạnh phúc <br />
trong hôn nhân mà Luật Hôn nhân gia đình quy định “Vợ chồng chung thủy, thương <br />
yêu, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình <br />
đẳng tiến bộ, hạnh phúc và bền vững”14.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Công An thành phố Huế, Bạo lực gia đình và trẻ em phạm pháp, trong Bạo lực <br />
gia đình và sức khỏe sinh sản, [Kỷ yếu hội thảo], Hội Liên hiệp phụ nữ Thừa <br />
<br />
<br />
hòa trong gia đình và thỏa mãn những ước vọng hạnh phúc của mình. Qua đó, tôi cũng đã làm được <br />
ước nguyện của ba mẹ tôi và thỏa mãn họ hàng, chú bác hai bên”... “… và được gởi gắm niềm tin, <br />
nghe thầy dạy về cách sống, bổn phận trong gia đình đó là hành trang hai vợ chồng tôi luôn mang theo <br />
trong cuộc sống” (Trích phỏng vấn: lời tâm sự của anh Trần Văn Tuấn một chú rễ, trong ngày cưới <br />
(30/08/2007) tại chùa Thiên Minh – Tp. Huế).<br />
Trong khi đó, ông bố của chú rễ (ông: Trần văn Quý) rất tự hào vì mình đã làm được một việc quan <br />
trọng là đem đến cho con những giá trị tinh thần trong cuộc sống: “ Tui đưa hai cháu đến chùa làm lễ <br />
cầu an trong ngày cưới để cho hai cháu nương tựa nơi Phật, nơi quý thầy, để nghe về những lời giáo <br />
huấn trong cách sống gia đình, vợ chồng mà hai con tui phải ghi nhớ để sống cho tốt trong gia đình. Và <br />
đây cũng là dịp để họ hàng cùng cầu nguyện cho hai cháu được hạnh phúc, giàu sang phú quý và cho <br />
hai cháu thấy được niềm tin, dấu mốc quan trọng thắt chặt tình cảm vợ chồng ” (Tư liệu phỏng vấn, <br />
ngày 30/08/2007, tại chùa Thiên Minh – Tp.Huế). <br />
Ông cậu của chú rễ (ông: Châu Đức Cường) cũng có những nhận xét sâu sắc, khi ông trực tiếp tham dự <br />
một nghi lễ “Hằng Thuận”: “Rất là hay và cũng rất có ý nghĩa, đây cũng là dịp cho hai cháu nghe được <br />
giá trị của đời sống gia đình, vợ chồng. Bây chừ xã hội có nhiều thay đổi, cuộc sống gia đình cũng bị <br />
tác động rất nhiều, tuy nhiên tui tin tưởng hai cháu sẽ đối diện, vượt qua được khó khăn thử thách và <br />
chắc chắn rằng những lời thầy dạy vừa có tình, có lý nên hai cháu sẽ hiểu và làm đúng bổn phận của <br />
hai đứa trong gia đình” (Tư liệu phỏng vấn, ngày 30/08/2007, tại chùa Thiên Minh – Tp. Huế).<br />
14<br />
Điều 18, Luật Hôn nhân gia đình năm 2000.<br />
Thiên Huế Ủy ban Dân số Giáo dục trẻ em Tổ chức NAV, Huế, (8/2007), <br />
55 59.<br />
2. Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, H. <br />
NXB. Chính trị Quốc gia, 2003.<br />
3. Đào Mai Hường, Bạo lực gia đình với vấn đề ly hôn ở thành phố Huế Thực <br />
trạng và giải pháp, Hội Liên hiệp phụ nữ Thừa Thiên Huế, Ủy ban Dân số <br />
Giáo dục trẻ em, Tổ chức NAV “Bạo lực gia đình và sức khỏe sinh sản” [Kỷ <br />
yếu hội thảo], Huế (8/2007), 50 51.<br />
4. HT Walpala Rahula [Phạm Kim Khánh dịch ], Luân lý Phật giáo và xã hội, <br />
trong Giáo lý Đức Phật, nguồn web:zencomp.com/greatwisdow/uni/index.htm.<br />
5. HT Sri K. Dhammananda [Thiện Minh dịch], Hôn nhân hạnh phúc A happy <br />
married life, nguồn: zencomp.com/greatwisdow/uni/index.htm.<br />
6. Minh Chi. Các vấn đề Phật học, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam [ấn <br />
hành], 1995.<br />
7. Nguyễn Đăng Duy, Văn hoá tâm linh, H.: Nxb. Văn hoá Thông tin, 2001.<br />
8. Nguyễn Thị Yến Anh, Về tình trạng ly hôn và nguy cơ trẻ em lang thang trên <br />
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong “Bạo lực gia đình và sức khỏe sinh sản” <br />
[Kỷ yếu hội thảo], Hội Liên hiệp phụ nữ Thừa Thiên Huế Ủy ban Dân số <br />
Giáo dục trẻ em Tổ chức NAV, Huế (8/2007), 55 59.<br />
9. Phan Thị Thanh Hà, Bạo lực gia đình và sức khỏe sinh sản , trong Bạo lực gia <br />
đình và sức khỏe sinh sản [Kỷ yếu hội thảo], Hội Liên hiệp phụ nữ Thừa <br />
Thiên Huế Ủy ban Dân số Giáo dục trẻ em Tổ chức NAV, Huế (8/2007), <br />
01 05. <br />
10. Thích Giải Hiền, Xây dựng hôn nhân theo con đường Phật giáo, nguồn Web: <br />
http//:www.phattuvietnam.net/index, 2007.<br />
11. Thích Hoàn Thông (biên soạn), Nghi lễ, Trường hạ chùa Phật Tâm, [tài liệu <br />
lưu hành nội bộ], 1973. <br />
12. Thích Minh Châu (dịch), Tăng Chi bộ kinh [tập III], Trường Cao Cấp Phật Học <br />
Việt Nam (cơ sở II), Thành phố Hồ Chí Minh (1988), 107 108.<br />
13. Thích Minh Châu (dịch), Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt (Trường Bộ kinh), <br />
trong Đại Tạng kinh Việt Nam, Kinh số 31, tập 2, (1991), 529 547.<br />
14. Thích Minh Châu, Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người, H.: Nxb. Tôn <br />
giáo, 2002.<br />
15. Tuệ Nguyên, Quan điểm của đạo Phật về hôn nhân, trong Chùa Kim Tiên, Nội <br />
san: Kính mừng Vu Lan, [tài liệu lưu hành nội bộ], 2006.<br />
<br />
THE CONJUGAL LIFE UNDER FROM THE VIEW <br />
OF HUE BUDDHISM AND ITS RITUAL<br />
Le Tho Quoc<br />
College of Sciences, Hue University<br />
<br />
SUMMARY<br />
Marriage and family seem to be a normal thing in the development of human society. But <br />
from the point of view of Buddhism, it turns out to be something relating to religion and <br />
premontion. There has been a big change in psychology, moral norm, lifestyle, customs and habits <br />
in Eastern Asian societies which are influenced by confucianism ideology about marriage and <br />
family.<br />
Hue Buddhism helps the Buddhists take care of their own family’s happiness, protects <br />
them from marriage farlure, family violence and social evils…<br />
Buddhism always regards family as the foundation of the social development. Family <br />
happiness must lean on human moral norm, cultural institution in traditional families, duties and <br />
the loyalty between husband and wife.<br />
Buddhism rituals are also a law norm which is strong enough for education in order to <br />
reduce the divorce rate, family violence…<br />
Moreover, those rituals are the connectionS between the non _ Buddhism side and <br />
buddhism. Vietnam accordance with the fine customs and the Law on marriage and family of the <br />
Vietnamese.<br />