intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

115
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm Ô nhiễm là sự làm thay đổi không mong muốn, tính chất vật lý, hoá học, sinh học của không khí, đất, nước của môi trường sống, gây tác động nguy hại tức thời hoặc trong tương lai đến sức khỏe va`đời sống con người, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đến các tài sản văn hoá và làm tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ của con người. Mức ô nhiễm được xác định bằng 3 yếu tố: - Nguồn tài nguyên bị mất mát do dùng quá phí phạm, tạo ra lượng chất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

  1. VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG A. Khái niệm Ô nhiễm là sự làm thay đổi không mong muốn, tính chất vật lý, hoá học, sinh học của không khí, đất, nước của môi trường sống, gây tác động nguy hại tức thời hoặc trong tương lai đến sức khỏe va`đời sống con người, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đến các tài sản văn hoá và làm tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ của con người. Mức ô nhiễm được xác định bằng 3 yếu tố: - Nguồn tài nguyên bị mất mát do dùng quá phí phạm, tạo ra lượng chất phế thải quá lớn. - Mức đầu tư để trừ khử và phòng ngừa nạn ô nhiễm. - Mức giảm sức khoẻ con người.
  2. B. Các chất gây ô nhiễm 1. Các khí công nghiệp phổ biến Ôxit cacbon (CO), khí sunfurơ (SO2), khí cacbonic (CO2), ôxit nitơ (NO2), các loại hiđrô cacbua thoát ra từ máy nổ, khi có ánh sáng mặt trời đã liên kết lại và tạo thành hợp chất mới, độc hơn với tên “khói mù quang hoá học”. 2. Thuốc trừ sâu và chất độc hoá học DDT và các chất độc hoá học được sử dụng rộng rãi đã làm ô nhiễm sinh quyển. Chúng phát tán theo nước và không khí, được tích luỹ khi di chuyển theo chuỗi thức ăn, từ thực vật sang động vật ăn thực vật rồi sang động vật ăn thịt. Các chất này đã tàn phá nhiều quần xã sinh vật ở nhiều vùng trên thế giới. 3. Thuốc diệt cỏ Có 2 nhóm thuốc diệt cỏ: nhóm hợp chất simazon monoron gây rối loạn quá trình quang hợp và nhóm 2, 4D và 2, 4, 5 – T làm rụng lá cây và huỷ diệt có hệ thống khi dùng với nồng độ cao. Tuy nhiên, loại thuốc diệt cỏ
  3. nguy hiểm nhất lại là sản phẩm cuối cùng khi sản xuất 2, 4, 5 – T tức là chất điôxin. Chất này ở nồng độ thấp cũng gây ra quái thai. Các chất diệt cỏ 2, 4D và 2, 4, 5 – T có điôxin đã bị đế quốc Mĩ sử dụng bừa bãi để huỷ diệt rừng và hoa màu ở miền Nam nước ta từ tháng 8 – 1961 đến tháng 12 – 1970, trên một diện tích hơn 6 triệu ha, làm cho 50% số cây bị diệt, 1 triệu 62 vạn người bị nhiễm độc, nhiều người bị ung thư, chửa trứng và hàng nghìn trẻ em quái thai ra đời. 4. Các yếu tố gây đột biến Sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp hoá học đã tạo những hợp chất tổng hợp dùng trong cuộc sống hàng ngày, trong đó có một số chất có khả năng gây đột biến. Việc sử dụng năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ trong khoa học, y học, kĩ thuật và nông nghiệp đã làm tăng tác động của bức xạ và yếu tố hoá học gây đột biến, ảnh hưởng tới khả năng di truyền của con người và những sinh vật khác. Sự tác động của các yếu tố gây đột biến đối với động vật và cây cối tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, còn đối với con người thì tác động này làm xuất hiện những đột biến có hại, gây chết cho trẻ sơ sinh hoặc làm ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường về trí khôn và tâm lí của
  4. trẻ. Những kết quả nghiên cứu trên khỉ và tế bào người được nuôi cấy chỉ ra rằng, đối với người đã 30 tuổi nếu tiếp nhận thêm 10 rơnghen nữa thì số đột biến sẽ tăng lên gấp đôi, do đó số trẻ em quái dị do khuyết tật di truyền cũng tăng lên rõ rệt. Sau mỗi vụ nổ hạt nhân, các chất đồng vị phóng xạ sẽ thâm nhập vào thực vật qua không khí, nước va` đất. Các chất này qua chuỗi thức ăn sẽ tích tụ trong cơ thể người và gây đột biến di truyền. Vụ nổ bom nguyên tử ở Hirôshima và Nagasaki đã làm thiệt mạng hàng triệu người, cho tới bây giờ vẫn còn nạn nhân của đột biến di truyền do vụ nổ bom 35 năm về trước. Loài người tiến bộ đang đấu tranh chống các vụ nổ hạt nhân. Ngay trong hoà bình, việc sử dụng năng lượng hạt nhân cũng phải rất thận trọng. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI SINH QUYỂN, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG Trong suốt thời gian tồn tại, con người đã thường xuyên tác động trực tiếp tới thiên nhiên và cải biến môi trường sống. Loài người đã khai thác khoảng 50 tỉ tấn than đá, 2 tỉ tấn sắt và hàng triệu tấn kim loại khác. Con người đã nắn dòng sông, đa`o kênh, bạt núi, xây dựng các trạm thuỷ điện với các hồ chứa nước nhân tạo...Những hoạt động đó đã ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tác động mạnh tới sinh quyển. Trước đây rừng che phủ trên 50% diện tích trái đất, nay chỉ còn khoảng 34% tổng diện tích. Ở Việt Nam cũng vậy, trước
  5. đây ¾ đất đai là rừng, nay chỉ còn ¼ là rừng. Nhiều loại gỗ quí như gụ, lát hoa, giáng hương, sến, táu... đã bị khai thác đến mức gần như cạn kiệt. Rừng bị triệt hạ nhiều làm cho lượng ôxi trong không khí và lượng chất hữu cơ sản sinh bị giảm sút rõ rệt. Lượng nước dự trữ do rừng giữ lại ngày càng ít dần, làm cho quá trình sa mạc hoá và thảo nguyên hoá càng tăng nhanh. Đất trồng được nay chỉ còn chiếm 10% lục địa. Quá trình đô thị hoá nhanh làm cho diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp. Sự phân phối nước ngọt cho người và cho vật nuôi, cây trồng cũng bị hạn chế. Có tới 60% diện tích đất trồng trên thế giới thiếu nước ngọt. Tiến bộ khoa học kĩ thuật đ ược ứng dụng tích cực vào sản xuất đã kéo theo sự nhiễm bẩn của tất cả các quyển. Do đốt than và dầu mỏ mà khói và khí đốt từ các nhà máy đã thải vào khí quyển hàng năm 6.109 tấn CO2 và gần 108 tấn SO2. Nhiều thành phố lớn ở Tây Âu và Mỹ đã có hiện tượng “sương mù hoá chất” gây độc hại cho người và sinh vật. Các chất thải của nhà máy làm cho các hồ, ao, sông ngòi, cửa biển, cảng và biển cả bị nhiễm bẩn ngày càng nhiều. Các tàu biển đã thải ra biển va` đại dương hàng năm chừng hơn 2 triệu tấn dầu, làm chết nhiều sinh vật nổi và những sinh vật khác ăn sinh vật nổi cũng chết theo... Dân số tăng quá nhanh trong mấy chục năm gần đây, với độ gia tăng từ 1,7% đến 2%. Năm 1987 dân số thế giới đã tới 5 tỷ và ước tính sẽ lên tới 6,5
  6. tỷ vào năm 2000. Nạn dân số tăng quá nhanh làm ảnh hưởng trước tiên là diện tích rừng va` đất trồng và làm tăng ô nhiễm môi trường sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2