intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng mô hình quản lý sự thay đổi vào công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vận dụng mô hình quản lý sự thay đổi vào công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông" tìm hiểu cơ sở lí luận về hướng nghiệp, quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp và mô hình quản lý sự thay đổi, từ đó ứng dụng mô hình 08 bước của John P. Kotter nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng mô hình quản lý sự thay đổi vào công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông

  1. TRẦN KIỀU DUNG Trần Kiều Dung VẬN DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG Trần Kiều Dung(*) Tóm tắt: Thay đổi là quy luật tất yếu của cuộc sống và sự phát triển. Ngày nay, quản lý sự thay đổi đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết đối với bất kỳ một nhà quản lý nào. Muốn thành công nhà quản lý vừa phải nhạy bén nắm bắt được sự thay đổi vừa phải có chiến lược quản lý linh hoạt, kịp thời. Bài viết tìm hiểu cơ sở lí luận về hướng nghiệp, quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp và mô hình quản lý sự thay đổi, từ đó ứng dụng mô hình 08 bước của John P. Kotter nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện nay. Từ khóa: Đổi mới, quản lý sự thay đổi, hướng nghiệp. APPLYING CHANGE MANAGEMENT MODEL TO MANAGEMENT OF CAREER GUIDANCE ACTIVITIES IN SCHOOLS Abstract: Change is an inevitable law of life and development. Nowadays, change management has become one of the crucial factors for every manager. To be successful, a manager needs to not only be sensitive to changes but have a flexible and timely management strategy as well. The article explores the theoretical foundations of career guidance, management of career guidance activities, and the change management model, and then applies John P. Kotter's 8-step change model to improve the effectiveness of management of career guidance activities in schools nowadays. Keywords: Career guidance, change management, John P. Kotter's 8- step change model, schools, management of career guidance activities (*) TS., Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 113
  2. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh toàn cầu hoá và bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay đã tạo nên sự thay đổi trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Điều này, đặt ra cho ngành giáo dục phải có những thay đổi toàn diện để đáp ứng những nhiệm vụ mới. Công tác giáo dục hướng nghiệp trong thời gian qua đã được chính phủ và ngành giáo dục quan tâm, từng bước được củng cố và phát triển về quy mô nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Nghị quyết số 29/NQ-TW đặt ra yêu cầu: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh… Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”. Vì vậy, công tác hướng nghiệp trong giáo dục, với bản chất là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường nhằm giúp học sinh phổ thông có kiến thức và khả năng lựa chọn về nghề trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân vì nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đạt được mục tiêu đó. Hiện nay, ở các trường phổ thông, công tác giáo dục hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng dựa trên việc kế thừa những ưu điểm từ Đề án 522 của chính phủ ở hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp đáp ứng những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong công tác triển khai, việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết. Bài viết này vận dụng mô hình quản lý sự thay đổi 08 bước của John P. Kotter để quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường phổ thông thích ứng với sự thay đổi của xã hội hiện nay. 2. HƯỚNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thì hướng nghiệp được hiểu là việc cung cấp các dịch vụ giúp những người trong độ tuổi quản lý lựa chọn giáo dục và nghề nghiệp phù hợp dựa trên mong muốn, sở thích, trình độ và khả năng của họ trong thị trường lao động. Luật Giáo dục Việt Nam 2019 quy định: “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”. 114
  3. TRẦN KIỀU DUNG Qua đó cho thấy, quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là việc tác động có chủ đích, có kế hoạch các biện pháp của người quản lý đến các đối tượng quản lý giúp học sinh có được những hiểu biết cần thiết về bản thân và thế giới nghề nghiệp để đưa ra những lựa chọn nghề phù hợp, đảm bảo các em có được hạnh phúc trong công việc, trong lao động và mang lại hiệu suất cao để cống hiến nhiều nhất cho xã hội. Trong công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, chủ thể quản lý là lãnh đạo hoặc chuyên viên phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Sở GD&ĐT, lãnh đạo nhà trường và các giám đốc trung tâm giáo dục ở địa phương có chức năng hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn. Trên cơ sở quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của mình, chủ thể quản lý tác động lên đối tượng bằng phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý để đạt mục tiêu hướng nghiệp. Đối tượng quản lý là tất cả những người thực hiện và nhận nhiệm vụ hướng nghiệp bao gồm các giáo viên và cán bộ phụ trách hướng nghiệp, tập thể học sinh, các tổ chức, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp… 3. MÔ HÌNH QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI CỦA JOHN P. KOTTER Thay đổi là quy luật tất yếu của sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và trong tổ chức. Quản lý sự thay đổi giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận, chấp nhận và bắt kịp những yêu cầu về công nghệ để thực hiện những tác động điều chỉnh trong thực tiễn để có thể quản lý phù hợp, có lợi cho tổ chức của mình với những chi phí thấp nhất. Mô hình quản lý sự thay đổi của John P. Kotter Theo tác giả Đặng Xuân Hải, quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hoá, điều hành và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi 115
  4. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM đó. Sự thay đổi có thể có cả đổi mới nhưng không loại trừ khả năng đưa cái mới vào quá trình hoạt động hay thay đổi một khâu trong quy trình triển khai một hoạt động nào đó. Theo tác giả John P. Kotter quản lý sự thay đổi một cách hiệu quả là thực hiện một liên minh mạnh mẽ các bước thiết lập ý thức cấp bách, thành lập một liên minh mạnh mẽ, tạo ra tầm nhìn cho sự thay đổi, truyền đạt tầm nhìn, trao quyền hành động, tạo ra những kết quả thắng lợi ngắn hạn, củng cố thành quả, tạo ra nhiều thay đổi và thay đổi văn hoá trong tổ chức. Mục tiêu của John P. Kotter là giúp tổ chức thành công thông qua sự thay đổi trong văn hoá tổ chức để đạt được những thành công lâu dài. 4. VẬN DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI CỦA JOHN P. KOTTER VÀO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG Trong quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, có thể có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, việc vận dụng mô hình quản lý sự thay đổi của John P. Kotter cũng không thể tiếp cận riêng lẻ mà kết hợp thành thể thống nhất các chức năng quản lý theo chu trình Deming PCDA trong các giai đoạn của sự thay đổi. Cụ thể: Bước 1. Tạo sự cấp bách. Đây là tiền đề cho những bước tiếp theo, vì vậy nhà quản lý cần phải phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức để phát hoạ được tình hình công tác giáo dục hướng nghiệp của đơn vị mình để thẳng thắng đưa ra các lý do của sự thay đổi cần phải có trong công tác này. Trọng tâm của bước này là chỉ ra được phương hướng cần thực hiện để trả lời cho các câu hỏi về mục tiêu, mức độ cần đạt, cách thức để hoàn thành mục tiêu, các nguồn lực cần thiết, thời gian hoàn thành cho các nhiệm vụ. Để làm được điều này, người quản lý cần có những khảo sát cơ bản về thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp như mức độ thực hiện hoạt động này hiện nay như thế nào. Mức độ quan tâm của học sinh, nhà trường và xã hội đối với hoạt động này. Đồng thời, khảo sát các con đường để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường phổ thông hiện nay có đáp ứng được nhu cầu và thực tiễn xã hội không? Từ đó tạo ra những tác động để nâng cao nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường về giáo dục hướng nghiệp; làm cho họ hiểu được tầm quan trọng, mục tiêu về giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông. Đồng thời, nhà quản lý cũng cần cung cấp, cập nhật những thông tin về kinh tế xã hội, nhu cầu lao động nhằm hướng cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp giải quyết đúng hướng về nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ kinh tế - xã hội. Từ những đánh giá trên, người cán bộ quản lý và giáo viên thấy được tầm quan 116
  5. TRẦN KIỀU DUNG trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động này trong chiến lược phát triển chung của nhà trường. Bước 2. Tạo sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ. Thành lập các đội/nhóm tiên phong dẫn đường. Theo tác giả John P. Kotter, một cá nhân khó có thể tạo nên sự thay đổi lớn mà phải có nhiều thành viên từ nhiều nguồn khác nhau để điều khiển quá trình thay đổi và được sự ủng hộ trong toàn bộ tổ chức. Đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, công tác tư vấn nghề cần phải được tiến hành trong suốt quá trình học tập của học sinh. Tất cả các thành viên trong nhà trường thông qua các con đường giảng dạy, giáo dục, trung tâm tư vấn, tổ tư vấn hướng nghiệp… cần giới thiệu về thế giới nghề nghiệp, hệ thống đào tạo nghề tại các trường cao đẳng, đại học và các trường nghề để có thể tư vấn thường xuyên cho các em và phụ huynh. Để làm được điều này, các đơn vị trong trường cần xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đến từng tháng và thông báo đến từng giáo viên và học sinh để thực hiện. Kế hoạch phải được căn cứ vào mục tiêu đào tạo của ngành, của sở và được cụ thể hóa trong từng học kỳ, từng tháng, từng tuần. Kế hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở những kết quả rút ra từ việc kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm của các năm học trước, phối hợp cập nhật với các yêu cầu giáo dục của năm học tiếp theo. Triển khai kế hoạch thực hiện cụ thể, rõ ràng, chu đáo; giáo dục hướng nghiệp có thể tổ chức ở nhiều nơi, có nhiều các hoạt động diễn ra ở ngoài phòng học, ngoài trường. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thao giảng của giáo viên dạy giáo dục hướng nghiệp; sách giáo khoa hướng dẫn về thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp của Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, về phương pháp dạy: “quan điểm xây dựng chương trình coi học sinh là chủ thể của hoạt động chọn nghề và tổ chức các hoạt động cho học sinh được thể hiện rõ. Đó là hoạt động học tập theo các chủ đề hướng nghiệp, hoạt động thực hành tìm hiểu nghề, hoạt động giáo dục nghề được thể hiện ở chỗ: thầy cô tổ chức cho các em giao lưu với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức tham quan, tổ chức các buổi hội thảo tranh luận ở lớp, ở nhóm… Trong việc quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp, hiệu trưởng cần tìm hiểu và phân loại các nhóm đối tượng: nhóm sẵn sàng đổi mới; nhóm phản đối đổi mới; nhóm không ủng hộ ngay nhưng cũng không phản đối. Thành lập một đội tiên phong (cốt cán) hết sức quan trọng gồm những người tin cậy, có kỹ năng, kinh nghiệm, có nhiều mối quan hệ và có thẩm quyền sẽ làm cho sự thay đổi dễ thành công hơn. Việc 117
  6. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM thành lập cần thực hiện ngay khi bắt đầu xây dựng kế hoạch để cùng nhau phân tích bối cảnh, đánh giá thực trạng. Nhóm tiên phong phải đảm bảo 4 yếu tố: Quyền hạn (có nhiều cá nhân chủ chốt, đặc biệt là các nhà quản lý chính để cho nhóm bảo thủ không thể dễ dàng phá bỏ sự đổi mới tiến bộ); Chuyên môn (nhóm phải là những người có kinh nghiệm, năng lực cao về chuyên môn để có thể ra những quyết định thông minh và đúng đắn); Sự tin cậy (gồm những người đủ uy tín và có được lòng tin cao từ những người khác trong nhà trường để đảm bảo rằng những tuyên bố của nhóm sẽ được mọi người lắng nghe nghiêm túc); Có khả năng lãnh đạo (nhóm hội tụ được cả những nhà lãnh đạo có khả năng dẫn dắt đổi mới). Bước 3. Xây dựng tầm nhìn cho sự thay đổi. Tầm nhìn được hiểu là khả năng hình dung được một bức tranh toàn cảnh tương lai của một tổ chức. Đặc biệt, cần lưu ý các yếu tố của thị trường lao động như dân số, tiền lương, tuyển dụng, nhu cầu thị trường, chính sách cho người lao động... là các yếu tố chủ yếu tác động tới tạo hướng nghiệp. Tạo điều kiện cho tất cả giáo viên được tham gia vào hoạt động hướng nghiệp bằng cách cùng với bộ phận truyền thông nội bộ chia sẻ với mọi thành viên trong trường về các kế hoạch chiến lược, tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp Vì vậy, trong công tác hướng nghiệp, hiệu trưởng và nhóm tiên phong phải phân tích được cơ hội, thách thức để đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp. Từ đó, thu hút được đội ngũ làm công tác giáo dục và học sinh để có những động lực, cam kết trong việc thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ theo xu thế hội nhập và phát triển các nước trên thế giới và trong khu vực. Bước 4. Truyền đạt tầm nhìn. Để làm được điều này, cần phải tuyên truyền đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, xã hội, cha mẹ học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau và công khai trên Website của Trường. Phối hợp và liên lạc thường xuyên với cha mẹ học sinh để thông báo về sự tiến bộ cũng như điểm mạnh, điểm yếu của các em để có những định hướng phù hợp. Ngoài ra, cần kết hợp tốt với địa phương, các tổ chức xã hội trong công tác quản lý, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh; tham mưu để các tổ chức này đưa vào chương trình hành động hướng nghiệp tại địa phương… Điều này sẽ giúp cho chủ thể quản lý xem xét những ý kiến, mối quan tâm, lo lắng của giáo viên, học sinh trong công tác giáo dục hướng nghiệp một cách nghiêm túc để điều chỉnh các biện pháp quản lý hoạt động này tại đơn vị cho phù hợp. Đồng thời, việc truyền đạt tầm nhìn cũng nhằm tạo sự hiểu biết, giúp mọi người trong tổ 118
  7. TRẦN KIỀU DUNG chức hiểu giống nhau về ý nghĩa và định hướng chung để cùng nhau hành động. Vì vậy, nếu không truyền đạt hoặc truyền đạt không trọn vẹn, thiếu nhất quán sẽ làm cho quá trình thay đổi hoạt động giáo dục hướng nghiệp bị ảnh hưởng. Chủ thể quản lý (hiệu trưởng) phải truyền đạt thường xuyên tầm nhìn, chiến lược đến mọi thành viên trong tổ chức, áp dụng trong mọi hoạt động, lấy tầm nhìn làm thước đo cho tất cả hoạt động, thúc đẩy đội tiên phong hành động có hiệu quả. Bước 5. Nhận diện, loại bỏ trở ngại và trao quyền. Tùy từng nhà trường cụ thể, các trở ngại sẽ không giống nhau. Qua thực tế đổi mới quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp có một số rào cản cơ bản về tâm lý, về chuyên môn, về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng nên chưa hiểu hết bản chất của việc thay đổi và chưa có động lực đổi mới. Theo tác giả Jonh P. Kotter, trao quyền là một hoạt động giao phó cho người khác làm việc gì đó thay mình. Hay “trao quyền chính là sự chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm được lập kế hoạch trước đó và tiến hành một cách cẩn trọng nhằm thực hiện các công việc trong một giới hạn đã được thỏa thuận giữa người trao quyền và người được trao quyền”. Trong công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông hiện nay, việc trao quyền cho cấp phó, các tổ chuyên môn và mỗi giáo viên nhằm tạo ra cơ chế, nâng cao tính chủ động tích cực và hỗ trợ giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện sự thay đổi. Tuy nhiên, cần thiết phải có kế hoạch cử lực lượng này tham gia các chương trình tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ hướng nghiệp do ngành tổ chức. Bước 6. Tạo ra những tiến bộ ngắn hạn. Đổi mới là một quá trình liên tục không có điểm dừng. Điểm kết thúc một giai đoạn này mở ra một giai đoạn đổi mới tiếp theo. Vì vậy, trong công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, công tác đánh giá các giai đoạn để điều chỉnh, duy trì và phát triển là hết sức quan trọng. Đầu tiên, để giáo viên tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp thì nhà trường cần tận dụng hết đội ngũ giáo viên chủ nhiệm sẵn có cùng với giáo viên kỹ thuật, dạy nghề tại trường tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn giáo viên hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế ở các trường phổ thông. Đồng thời, tổ chức tư vấn nhóm nhỏ là việc làm có tác dụng rất thiết thực để giúp học sinh định hướng học và chọn nghề vì thông qua buổi tư vấn nhóm nhỏ sẽ tạo nhu cầu tìm hiểu về hướng nghiệp của học sinh, tạo cơ hội để nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh và doanh nghiệp để nâng cao kiến thức hướng nghiệp cho học sinh. Việc tạo ra những mối liên kết này giúp học sinh có điều kiện mở rộng thông tin về ngành nghề của xã hội và địa phương, yêu cầu của nghề đối với người lao động, quy trình đào tạo, những điều kiện tham gia lao động. Qua đó, giúp học sinh hiểu biết các 119
  8. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM thông tin cần thiết về nghề nghiệp không chỉ về mặt lý thuyết mà ngay cả thực tiễn nữa. Những thành công nhỏ này sẽ giúp nhà quản lý nhìn nhận lại kế hoạch, mục tiêu có diễn ra đúng hướng và tiếp tục điều chỉnh tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong mỗi hoạt động. Bước 7. Hợp nhất cải tiến, củng cố thành quả. Khi tạo ra những thành công nhỏ, thì việc đảm bảo các thành quả đó được duy trì và củng cố cho đến khi hình thành văn hóa, mọi người trong tổ chức cảm thấy sự thay đổi là tất yếu, là hoạt động thường xuyên và bình thường nếu muốn phát triển là vấn đề hết sức cần thiết đối với nhà quản lý. Để đảm bảo thành quả của việc đổi mới được duy trì, củng cố cần lưu ý: - Tuyên dương, khen thưởng, truyền thông nhân rộng điển hình và chia sẻ kinh nghiệm; nêu gương những thầy cô làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp nhằm khích lệ sự đổi mới. - Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác hướng nghiệp, các tổ tư vấn hướng nghiệp để có thể kế tục việc đổi mới. Có phương hướng phấn đấu, đưa chỉ tiêu của công tác giáo dục hướng nghiệp vào kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường để đảm bảo tính kế thừa. - Lập, duy trì và bổ sung ngân sách để có quỹ phục vụ cho đổi mới công tác giáo dục hướng nghiệp. - Tổ chức lưu trữ hồ sơ giúp nhà quản lý và các thành viên có thể nhìn lại quá trình đổi mới công tác giáo dục hướng nghiệp của nhà trường, đánh giá và rút ra các bài học kinh nghiệm cho những thành công và những thất bại. Thậm chí, cả bài học kinh nghiệm cho việc xử lý những tình huống nảy sinh. Bước 8. Thể chế hóa sự thay đổi. Thể chế hóa sự thay đổi được xem là một trong những thách thức lớn đối với nhiều nhà trường, nhất là những đơn vị có bề dày lịch sử lâu đời. Tuy nhiên, việc thay đổi là cần thiết để phù hợp với tiến trình phát triển của nhà trường và thích nghi với thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Để làm được điều này trong công tác giáo dục hướng nghiệp, nhà quản lý cần: Khuyến khích tinh thần tự nguyện: con người luôn là nhân tố chiến lược trong sự thay đổi, thay vì áp đặt tư tưởng văn hóa mới và bắt buộc nhân viên chấp hành, các nhà lãnh đạo cần khơi gợi tinh thần tự nguyện thay đổi ở toàn bộ các thành viên trong tổ chức. Bên cạnh đó, sẵn sàng thay đổi các vị trí quản lý là những người có tầm ảnh hưởng lớn đến việc thay đổi, có mang tư tưởng đổi mới nhằm xây dựng và phát triển văn hóa để tạo ra một môi trường năng động 120
  9. TRẦN KIỀU DUNG Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm cập nhật thông tin, kiến thức, phong cách làm việc nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc. Điều này có thể duy trì trong suốt chặng đường dài. KẾT LUẬN Hiện nay, tất cả các tổ chức nói chung đều phải trải qua những giai đoạn thay đổi để thích nghi với thời đại. Trên thế giới có nhiều mô hình quản lý sự thay đổi như: Mô hình quản lý hiệu quả thay đổi của Hellriegel D, và Sculum J. W; mô hình quản lý thay đổi trong tổ chức của Robbins S. P; Mô hình 7S của McKinsey; Mô hình thay đổi tổ chức theo Kurt Lewin. Tuy nhiên, ở bài viết này, tác giả lựa chọn mô hình 8 bước của J. Kotter để áp dụng vào công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông từ đó nêu ra các định hướng giúp nâng cao hiệu quả công tác này. Mô hình này thật sự hữu ích cho các nhà quản lý, hỗ trợ quá trình thay đổi thành công, tạo được tính đồng thuận cao, tạo ra ý thức đoàn kết và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong tổ chức, khắc phục tình trạng trì trệ, kích thích sự phát triển. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng các bước theo mô hình này phải đi theo trình tự và yêu cầu mỗi bước phải được giải quyết dứt điểm. Các bước có thể diễn ra cùng một lúc nhưng không được bỏ qua bất kì bước nào. Việc áp dụng 8 bước theo quy trình này giúp cho nhà quản lý thể tránh được thất bại và luôn thích ứng với sự thay đổi giúp tổ chức có thể thành công cả hiện tại và tương lai. Như vậy, mô hình của J. Kotter đã chỉ ra cụ thể, chi tiết từng bước đi phù hợp với những thay đổi lớn trong thời đại ngày nay giúp cho nhà quản lý định hướng và điều chỉnh công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp tại đơn vị một cách tốt nhất. 121
  10. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ GD&ĐT. (2016). Nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi của hiệu trưởng để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. Hà Nội: Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. Bộ GD&ĐT. (2018). Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chính phủ. (2013). Nghị quyết số 29 -NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo. Chính phủ (2018). Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”. Kotter, J. P. (1996). Leading Change. Boston: Harvard Business School Press. Kotter, J. P. (2010). Linh hồn của sự thay đổi (Vũ Thái Hà dịch). Hà Nội: NXB. Kinh tế quốc dân. UNESCO. (1998), Education for the 21st Century in the Asia Pacific region. Report on the Mebuorne cofererence. Quốc hội. (2019). Luật Giáo dục. (Luật số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019). Rober Heller. (2006). Quản lý sự thay đổi. TP.HCM: NXB. Tổng hợp. 122
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2