intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng quan điểm tự học và học tập suốt đời của chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng xã hội học tập tại Trung tâm giáo dục thường xuyên - Đại học Huế

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

73
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự học và học tập suốt đời; Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tình hình thực tiễn đơn vị, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng quan điểm tự học và học tập suốt đời của chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng xã hội học tập tại Trung tâm giáo dục thường xuyên - Đại học Huế

  1. Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bác Hồ với giáo dục” Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TỰ HỌC VÀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - ĐẠI HỌC HUẾ Nguyễn Sỹ Thanh * 1. Đặt vấn đề Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều công sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến và thực dân, chuẩn bị tư tưởng cho việc xây dựng một nền giáo dục nước Việt Nam độc lập. Nền giáo dục của một nước Việt Nam độc lập thực sự ra đời sau Cách mạng tháng Tám và phát triển cùng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị từ những lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng trong những năm 20 của thế kỷ XX. Người cho rằng, nền giáo dục Việt Nam mới phải là một mặt trận quan trọng, nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài. Trong quá trình xây dựng nền giáo dục ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và toàn diện, định hướng cho nền giáo dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển đất nước. Một trong những quan điểm vẫn nguyên giá trị cho đến tận ngày nay đó là: Tự học và học tập suốt đời. 2. Nội dung 2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự học và học tập suốt đời Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc lần thứ I về công tác huấn luyện và học tập khai mạc ngày 06-5-1950, Người nói: Phải biết tự động học tập và đặt ra câu hỏi: Học để làm gì? Học ở đâu? Học để sửa chữa tư tưởng, tu dưỡng đạo đức cách mạng, để tin tưởng và học để hành. Hăng hái đi theo cách mạng nhưng tư tưởng chưa thật đúng là tư tưởng cách mạng, vì thế cần phải học tập để sửa chữa cho đúng. Tư tưởng đúng thì hành động mới *ThS, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đại học Huế. 199
  2. Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” khỏi sai lạc và mới làm trọn được nhiệm vụ cách mạng. Có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn. Học để tin tưởng vào Đoàn thể, nhân dân; tin tưởng vào tương lai của dân tộc và tương lai cách mạng. Có tin tưởng thì lúc ra thực hành mới vững chắc, hăng hái, lúc gặp khó khăn mới kiên quyết, hy sinh. Học với hành phải đi đôi với nhau, học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy. “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân” 1. F 1 P P Như vậy, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh học là để hành, học để làm việc. Muốn hành tốt, phải hiểu kỹ mới có thể tiến lên sáng tạo cái mới. Người nói: “Tình hình thế giới và trong nước luôn luôn biến đổi, công việc của chúng ta nhiều và mới, kỹ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có hạn. Muốn tiến bộ kịp sự biến đổi vô cùng tận, thì chúng ta phải nghiên cứu, học tập. Nghiên cứu, học tập lý luận và kỹ thuật… Lý luận và thực hành phải đi đôi với nhau” 2. Từ đó, Người đề F 2 P P ra yêu cầu học tập suốt đời: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn, việc nhỏ, tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau” 3. Như vậy, xuất phát từ quan điểm “học để làm việc”, F 3 P P với nội dung học, Người yêu cầu phải thiết thực, gắn với yêu cầu của công việc bản thân, không được viễn vông, chạy theo sở thích nhất thời của cá nhân. Về phương pháp học, Người rất chú trọng về cách học, và Người đã chỉ rõ: tự học của cá nhân phải là nòng cốt, thảo luận của tập thể và hướng dẫn của giảng viên mang tính bổ trợ. Có thể thấy những tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh là rất khoa học và thực tiễn. Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển ổn định, từ đó mở ra khả năng cũng như điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân tận lực phát triển năng lực sẵn có của mình thông qua hệ thống giáo dục nhà trường. Bên cạnh đó, năng lực sẵn có của cá nhân chủ yếu và quyết định hơn được thực hiện bằng cách tự học thông qua hệ thống giáo dục ngoài nhà trường. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng nhất về tự học, Người đã làm giàu thêm vốn tri thức của mình bằng con đường tự học, trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà tư tưởng lỗi lạc. Thế giới ngày nay có những biến đổi nhanh chóng với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kỹ thuật và công nghệ, sự hình thành của nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu khách quan. Do đó, đòi hỏi con người phải thay đổi tư duy kịp thời, nhất là cách nhìn, tầm nhìn và yêu cầu rất cao về sự thích nghi. Chủ trương đẩy mạnh 1 Nxb. Thanh Niên (2009), Hồ Chí Minh với ngành Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 9, Xuất bản lần thứ ba, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 145-146. 3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 13, Xuất bản lần thứ ba, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 273. 200
  3. Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 phát triển giáo dục của UNESCO theo chiến lược bao gồm 21 điểm 4, trong đó, có tư F 4 P P tưởng chủ yếu: Giáo dục thường xuyên phải là điểm chủ đạo của mọi chính sách giáo dục; giáo dục suốt đời, giáo dục bằng mọi cách, giáo dục cho mọi người, xây dựng một xã hội học tập. Học suốt đời là một quan điểm về giáo dục được coi như một bước nhảy vọt về chất trong sự phát triển của giáo dục thế kỷ XXI. Tư tưởng học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời tương ứng với quan điểm của UNESCO - một quan điểm chỉ đạo cho nền giáo dục nước nhà. Cốt lõi để học tập suốt đời có hiệu quả là mỗi cá nhân phải ‘học cách học”. Cá nhân phải nhận thức đầy đủ bốn trụ cột, đó là: Học để biết rằng cách kết hợp một cơ sở văn hóa chung và đủ rộng, với khả năng làm việc sâu trên một số lượng nhỏ chủ đề; học để làm, nhằm nắm được không những một kỹ năng nghề nghiệp, mà còn ứng dụng kiến thức, tạo năng lực theo nghĩa rộng hơn, là những kỹ năng sống; học để cùng chung sống với nhau bằng cách phát triển sự hiểu biết của người khác thông qua sự hiểu biết của chính mình, thông qua sự cam kết làm việc theo cộng đồng, cảm nhận sự phụ thuộc lẫn nhau; học để làm người, qua việc học, tiềm năng sáng tạo của mỗi con người được phát triển đầy đủ nhất. Một xã hội học tập sẽ tạo cơ hội cho mọi người học tập suốt đời, trong đó rất nhiều cơ hội học tập, ở nhà trường cũng như môi trường kinh tế, xã hội và văn hóa. Xã hội học tập là một xu thế mới trong quá trình phát triển của nhân loại, đó cũng là yêu cầu của phát triển kinh tế, của tiến bộ khoa học và công nghệ và cũng là đòi hỏi của con người trong thời đại mới. Mô hình xã hội học tập gồm hệ thống giáo dục ban đầu và hệ thống giáo dục tiếp tục. Xã hội học tập sẽ thúc đẩy nền giáo dục hướng vào sự phát triển của con người trên cơ sở tự chủ của mỗi người, làm cho con người phát huy cao độ năng lực sáng tạo, năng động trên mọi phương diện. Làm rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh để thấy được tính cập nhật, tính hiện đại trong tư tưởng giáo dục của Người. Đồng thời cho thấy nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phải nghiên cứu, quán triệt và vận dụng sáng tạo những tư tưởng ấy vào hoàn cảnh hiện tại của tổ chức, cơ quan, đơn vị… 2.2. Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tình hình thực tiễn đơn vị, góp phần xây dựng xã hội học tập Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục từ xa ngày càng có vai trò tích cực trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng nền tảng học tập suốt đời. Trung tâm Giáo dục 4 Chiến lược giáo dục của UNESCO, đăng ngày 20-6-2018, Website: http://www.moet.gov.vn 201
  4. Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” Thường xuyên - Đại học Huế đã tạo dựng được môi trường học tập với một hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, đa dạng, đáp ứng các nhu cầu học tập của mọi người. Loại hình đào tạo tại Trung tâm mang tính đặc thù riêng, khác với các trường thành viên trong Đại học Huế, đó là đào tạo theo hình thức giáo dục từ xa, hoạt động theo quy chế được quy định tại Thông tư 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28-4-2017. Loại hình giáo dục từ xa ra đời nhằm mở rộng cơ hội học tập cho mọi người theo hướng học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Giáo dục từ xa đã được Trung tâm triển khai trong tỉnh Thừa Thiên Huế và trải dài trên phạm vi 26 tỉnh, thành phố trong cả nước. Hình thức giáo dục từ xa thuộc phương thức giáo dục không chính quy (giáo dục thường xuyên) trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục từ xa là một quá trình giáo dục, trong đó phần lớn có sự gián cách giữa người dạy và người học về mặt thời gian và không gian. Người học theo hình thức giáo dục từ xa chủ yếu là tự học qua học liệu như: giáo trình, băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, phần mềm vi tính, bằng việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn cá nhân, phát thanh, truyền hình, các tổ hợp truyền thông đa phương tiện, mạng internet dưới sự tổ chức, trợ giúp của nhà trường. Đối tượng của giáo dục từ xa là tất cả mọi người có nhu cầu học tập, đặc biệt là người lao động và nhân dân ở những vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn như vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Trong quá trình đào tạo tại Trung tâm, người học theo hình thức giáo dục từ xa phải lấy tự học là chính, vì thế, đòi hỏi người học phải tự giác, kiên trì và quyết tâm cao để hoàn thành chương trình học tập của mình. Trung tâm đã tạo cơ hội học tập cho mọi người, nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Xây dựng xã hội học tập đã tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng uy tín, nâng cao chất lượng đào tạo tại Trung tâm. Trung tâm đã đề ra các giải pháp nhằm tạo nên sự đột phá về chất lượng dạy và học của hình thức giáo dục từ xa như: Đổi mới phương pháp dạy của giảng viên; đổi mới phương pháp học của sinh viên; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá… Tính từ năm 1995 đến tháng 6-2019, Trung tâm đã đào tạo và được Đại học Huế cấp bằng tốt nghiệp đại học cho trên 145.605 người 5.F 5 P P Nhận thức được tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn, góp phần xây dựng xã hội học tập phải được bắt đầu từ đơn vị, những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Trung tâm đã triển khai nhiều chương trình hành động, phong trào thi đua học tập thiết thực, hiệu quả. Thông qua công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho tập thể cán bộ đang công tác tại đơn vị về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của việc tự học và học tập suốt đời. Việc học tập đã và đang trở thành nhu cầu của 5 Nguồn: Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, 2019. 202
  5. Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 nhiều cán bộ, trong đó, một bộ phận đã có nhu cầu học tập thường xuyên. Hiện tại, Trung tâm đã có 18 cán bộ hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ; 01 cán bộ đang làm nghiên cứu sinh 6. F 6 P P Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04-11-2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đại học Huế lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên đã xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện hiện tại và cho những năm tiếp theo là: “Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; về hình thức và trình độ đào tạo… Đưa Trung tâm phát triển, góp phần đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, nền giáo dục mở và tạo cơ hội cho mọi người học tập suốt đời” 7. F 7 P P Để việc vận dụng quan điểm về tự học và học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn của đơn vị được thuận lợi, góp phần xây dựng xã hội học tập, Trung tâm đã đề ra các mục tiêu cần phải đạt được, cụ thể: - Tiếp tục giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ về vị trí, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; đề cao ý thức trách nhiệm, tinh thần gương mẫu đi đầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp. - Tiếp tục đổi mới mọi mặt hoạt động của Trung tâm, tạo ra khả năng thích ứng nhanh trước sự biến đổi về yêu cầu ngày càng cao của xã hội; nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo cho Trung tâm duy trì và phát triển; triển khai, liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước, cung cấp dịch vụ đào tạo các trình độ và các hình thức nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của xã hội. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả việc phối hợp, liên kết đào tạo với nhiều cơ sở giáo dục trong nước. - Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo. Chuyển đổi từ đào tạo truyền thống qua ứng dụng công nghệ thông tin (E-learning). - Phát triển hệ thống học liệu cân đối và phù hợp với chương trình và nội dung đào tạo mới, hệ thống học liệu phải đi trước một bước so với tiến độ đào tạo và mang thương hiệu của Trung tâm. 6 Nguồn: Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, 2019. 7 Kế hoạch và chiến lược phát triển Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, 2015. 203
  6. Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” - Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, người làm chuyên môn đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục trong nước để bổ sung và phát triển đội ngũ giảng viên, đáp ứng việc giảng dạy nhiều trình độ. - Chú trọng đến khâu quảng bá hình ảnh của Đại học Huế và Trung tâm nhằm thu hút người học. 3. Kết luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và học suốt đời là di sản vô giá, tạo động cơ thôi thúc mọi người ham học và học suốt đời. Trong nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu hiện nay, tư tưởng học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng trở nên đúng đắn và gắn liền với giá trị của thời đại. Việc học tập suốt đời sẽ góp phần tạo ra sự bình đẳng cho mọi người, làm cho mọi người đều có cơ hội học tập phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình. Thêm vào đó, tri thức nhân loại có khối lượng khổng lồ, luôn luôn phát triển và không ngừng đổi mới. Do đó, những kiến thức ban đầu, kỹ năng và tay nghề mà người học tiếp thu được trong nhà trường sẽ trở nên lỗi thời nếu không thường xuyên, liên tục được đào tạo, tự đào tạo và đào tạo lại thì không thể thích ứng với nhu cầu xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục theo hình thức từ xa là một phần tất yếu của hệ thống giáo dục quốc dân, nó ngày càng khẳng định vai trò và vị thế của mình trong việc kiến lập cho mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập. Có thể khẳng định rằng, để xây dựng xã hội học tập, trong đó Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Đại học Huế có một phần đóng góp, chỉ thực sự có ý nghĩa khi thấm nhuần và quán triệt được tư tưởng giáo dục nhân văn và cao cả của Bác Hồ kính yêu. 204
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2