Văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ trong doanh nghiệp Nhật Bản
lượt xem 4
download
Bài viết "Văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ trong doanh nghiệp Nhật Bản" làm rõ văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ trong doanh nghiệp Nhật Bản được biểu hiện qua ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ vật thể và ngôn ngữ môi trường để từ đó thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ trong môi trường doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ trong doanh nghiệp Nhật Bản
- VĂN HÓA GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ TRONG DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, Lê Kim Ngân, Nguyễn Hoài Bảo, Ngô Nhật Anh* Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hồ Tố Liên, Hồ Thị Kim Anh TÓM TẮT Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp, là cầu nối dùng để truyền đạt thông tin giữa người với người và cũng là công cụ để phản ảnh hệ tư tưởng của dân tộc. Trong giao tiếp có rất nhiều phương thức biểu đạt để đạt được hiệu quả, ngoài sử dụng lời nói để trao đổi thông tin còn có thể sử dụng ngôn ngữ của cơ thể, biểu cảm, sắc thái…mà người nghe vẫn hiểu và đạt được mục đích giao tiếp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ trong doanh nghiệp Nhật Bản được biểu hiện qua ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ vật thể và ngôn ngữ môi trường để từ đó thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ trong môi trường doanh nghiệp. Từ khóa: doanh nghiệp Nhật Bản, giao tiếp phi ngôn ngữ, văn hóa giao tiếp, văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị từ năm 1973. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế và xã hội ngày càng phát triển, thúc đẩy sự hợp tác bền vững giữa hai quốc gia. Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, việc hiểu rõ về văn hóa trong doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng nhằm nâng cao nguồn nhân lực, củng cố hợp tác, giao thương giữa các nước. Ngoài hình thức giao tiếp bằng ngôn từ, việc sử dụng những biểu hiện giao tiếp không thông qua lời nói cũng giữ một vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào tính hiệu quả trong giao tiếp. Nhật Bản là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, nhiều thảm họa tự nhiên như thiên tai, động đất và sóng thần. Bằng sự phát triển thần kì, Nhật Bản đã vươn lên thành một trong ba vùng kinh tế tài chính của thế giới với tốc độ tăng trưởng nhanh đáng kinh ngạc. Để có thể tồn tại và phát triển vượt bậc trong suốt tiến trình lịch sử, không thể không nhắc đến yếu tố con người và văn hóa, cụ thể trong bài viết này là văn hóa trong doanh nghiệp Nhật Bản. Nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp trong kinh doanh và nâng cao văn hóa ứng xử của cá nhân trong môi trường tập thể, văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ trở thành đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế quan tâm và tìm hiểu. Qua các công trình nghiên cứu như “Giao tiếp cá nhân” của Charles Tidwell (2002), “Phi ngôn ngữ trong giao tiếp” của Quang Mỹ Thanh (2009), “Văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ của người Hàn” của Hee Lee Yoon (2009), các công trình đều đưa ra những phân tích và nhận định về chủ đề “phi ngôn ngữ” áp dụng trong xã hội, từ các khái niệm đến những biểu hiện cụ thể. Yếu tố “phi 2042
- ngôn ngữ” qua mỗi công trình được thể hiện ở những khía cạnh khác nhau trong xã hội do sự khác biệt về văn hóa của từng quốc gia, song vẫn còn khá hạn chế về chủ đề giao tiếp phi ngôn ngữ đối với doanh nghiệp. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Xuyên suốt tiến trình lịch sử của nhân loại, văn hóa là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và phân tích. Từ các định nghĩa của nhiều nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng: Văn hóa là tập hợp những đặc trưng của một nhóm người trong xã hội, là những quy tắc được đặt ra và được áp dụng giữa một cộng đồng người; được thể hiện qua những khía cạnh vô cùng giản dị và thân thuộc trong đời sống hằng ngày như: tôn giáo, việc ăn uống, quần áo, ngôn ngữ, cách cư xử,… Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân, bằng cách sử dụng lời nói, chữ viết, ký hiệu, âm thanh, biểu cảm,…để truyền đạt ý nghĩ tới một hoặc nhiều đối tượng khác. Có hai loại giao tiếp, đó là: giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. Trong đó, phương thức giao tiếp phi ngôn ngữ là thành phần quan trọng trong đề tài và nhóm nghiên cứu sẽ tập trung phân tích những biểu hiện của hình thức giao tiếp này khi áp dụng trong môi trường doanh nghiệp Nhật Bản. Khái niệm “giao tiếp phi ngôn ngữ” đã được nghiên cứu và công nhận trong nhiều thế kỉ, được xem là một khía cạnh quan trọng của giao tiếp. Thông qua nghiên cứu của Jurgen Ruesh và Weldon Kees (1956), Judee Burgoon (1994) hay Nguyễn Quang (2007), chúng tôi đưa ra kết luận cụ thể về khái niệm giao tiếp phi ngôn ngữ như sau: Giao tiếp phi ngôn ngữ là cách gửi và nhận thông tin không thông qua lời nói hay âm thanh, mà qua ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm, kí hiệu, dáng vẻ, địa điểm và không gian giao tiếp,…và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ vật thể và ngôn ngữ môi trường. Từ những khái niệm trên, ta có thể kết luận: văn hóa và giao tiếp phi ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với nhau. Văn hóa là kết quả của việc sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ trong xã hội. Và cũng chính giao tiếp phi ngôn ngữ là một trong những yếu tố hình thành nên văn hóa. Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp các nguồn dữ liệu, kết hợp, vận dụng kiến thức thực tiễn, nhóm tác giả phân tích và đưa ra những kết luận, nhận định từ tổng quát đến chi tiết về những đặc trưng, biểu hiện của văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ, giới hạn trong bối cảnh doanh nghiệp Nhật Bản. 2.2. Các loại hình doanh nghiệp Nhật Bản Theo Đạo luật công ty Nhật Bản, hiện nay có bốn hình thức tổ chức công ty, nhưng có hai loại công ty chủ yếu là: công ty cổ phần (Kabushiki) và Công ty trách nhiệm hữu hạn (Godo). Trong đó, công ty cổ phần Kabushikikaisha (株式会社) là loại cấu trúc công ty được biết đến rộng rãi và đáng tin cậy nhất ở Nhật Bản. Như với bất kỳ cấu trúc tập đoàn nào, các loại công ty này được quản lý và sở hữu bởi các nhà đầu tư và chủ sở hữu (tức là các cổ đông) cũng như các giám đốc của công ty. Còn công ty trách nhiệm hữu hạn Godokaisha (ゴド会社/ LLC) là một cấu trúc công ty điển hình trong số các công ty vừa và nhỏ, với cấu trúc đối tác trái ngược với cấu trúc cổ phần. Loại cấu trúc công ty này tương đối mới ở Nhật Bản. 2.3. Những biểu hiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản 2043
- Trong xã hội có cấu trúc thứ bậc theo chiều dọc của Nhật Bản, cấp bậc là yếu tố chính để người Nhật chọn cách nói chuyện, cách cư xử cho phù hợp. Bắt đầu từ triều đình phong kiến thời Kofun, Thái tử Shotoku, nhiếp chính của Nhật Bản vào thế kỉ VII đã áp dụng hệ thống “Mười hai mũ” của Trung Quốc để phân loại và xếp hạng các quan triều đình và quý tộc phong kiến. Hiện nay, các biểu tượng rõ ràng về cấp bậc không còn phổ biến ở Nhật Bản. Như trong công sở, cấp bậc của nhân viên được thể hiện ở bảng tên gắn trên áo, bảng chức vụ đặt trước cửa phòng làm việc hay trên bàn làm việc. Truyền thống và lễ nghi là nét quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, sự nghiêm túc trong việc quản lý hình ảnh cá nhân là cách mà người Nhật thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Chính vì thế, có thể nói văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ cũng được doanh nghiệp Nhật Bản hết sức chú trọng. 2.3.1 Biểu hiện văn hóa phi ngôn ngữ qua ngôn ngữ cơ thể Dáng đứng và dáng đi của người Nhật trong môi trường doanh nghiệp thường rất chuẩn mực và điều đó cho thấy nó mang nhiều ý nghĩa hơn việc chỉ là một tư thế của cơ thể. Cũng giống như giao tiếp bằng lời nói, người Nhật thường sử dụng các tư thế đứng, ngồi phù hợp cho từng bối cảnh khác nhau như một loại giao tiếp, một phương thức truyền đạt thông tin. Văn hóa giao tiếp của phương Tây chủ yếu dựa vào lời nói. Các doanh nghiệp phương Tây đánh giá cao người có khả năng tư duy phản biện, kỹ năng thảo luận và tranh luận để hướng đến những ý tưởng mới lạ, hơn là tác phong làm việc và tính kỉ luật của họ. Ngược lại, người Nhật đưa phần lớn ý nghĩ, cảm xúc của mình qua hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ. Chẳng hạn như khi người Nhật đắn đo suy nghĩ trước khi phản hồi lại câu chuyện của người khác, cái nghiêng đầu nhẹ và đôi khi là nhăn mày sẽ đưa ra được thông điệp rằng: xin hãy cho tôi một chút thời gian để suy nghĩ. Từ đó, chúng tôi nhận thấy người Nhật có thể chú trọng vấn đề phi ngôn ngữ trong giao tiếp vì thông tin sẽ được chia sẻ ở mức độ cao, tức là thông tin được truyền tải nhanh chóng hơn, cụ thể hơn với những cảm xúc, hàm ý được lồng vào cuộc đối thoại. Những cử chỉ cơ thể được thực hiện khi giao tiếp luôn rất phổ biến ở khắp các nơi trên thế giới, song người sử dụng phải hiểu rõ ý nghĩa của chúng trong mỗi nền tư tưởng, văn hóa của từng khu vực, quốc gia. Tiếp đến, cúi chào là hành động được coi là cách thể hiện sự tôn trọng khi người Nhật gặp gỡ lẫn nhau. Cúi chào đã trở thành những nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản, tùy vào đối tượng giao tiếp mà mức độ gập cúi người cũng thay đổi để thể hiện mức độ kính trọng khác nhau. Có ba kiểu chào thường thấy ở Nhật: Eshaku - 会釈 (15o) là kiểu chào thân mật dành cho người thân quen; Keirei - 敬礼 (30o) là cách chào trang trọng, được sử dụng khi gặp sếp, khách hàng, đối tác hoặc nhằm thể hiện sự chào đón một ai đó; và Saikeirei - 最敬礼 (45o-90o) là kiểu chào trang trọng và nghiêm túc nhất, được thể hiện rất từ tốn và nghiêm trang nhằm bày tỏ sự tôn kính. Trong văn hóa giao tiếp doanh nghiệp Nhật Bản, không thể không kể đến văn hóa trao đổi danh thiếp khi lần đầu gặp mặt. Phương thức để trao đổi danh thiếp được gọi là “Meishi Kokan”. Do tính chất thứ bậc trong các mối quan hệ của xã hội Nhật, trao đổi danh thiếp phải bắt đầu từ người có chức vị cao trước rồi mới tới cấp dưới. Khách được mời tới cũng thường phải trao danh thiếp trước, phải trao cho cấp trên rồi tới cấp dưới. Người Nhật cho rằng việc đưa ra một tấm danh thiếp không sạch đẹp là không lịch thiệp. Tương tự, khi nhận danh thiếp của người khác, ta nên cúi chào nhẹ và giới thiệu bản thân, sau đó đọc cẩn thận thông tin trên danh thiếp để nhận rõ địa vị xã hội của đối phương và lựa chọn cách cư xử cho phù hợp. 2044
- Đa số người phương Tây khi giao tiếp, đều sử dụng giao tiếp bằng mắt, thể hiện sự chú ý và tương tác với đối phương. Tuy nhiên, đối với người Nhật, nhìn vào thẳng mắt người khác là hành động khiếm nhã và thô lỗ. Đặc biệt là trong môi trường doanh nghiệp Nhật Bản, nhân viên ít khi nhìn thẳng vào nhau, nhất là đối với cấp trên và khách hàng, mà thường nhìn vào một vị trí bất kì gần đối phương hay chỉ đơn giản là nhìn xuống đất. 2.3.2 Biểu hiện văn hóa phi ngôn ngữ qua ngôn ngữ vật thể Doanh nghiệp Nhật Bản cũng có những quy định về trang phục khi đi làm. Nhân viên phải luôn đảm bảo bản thân thật chỉnh chu, gọn gàng để tạo nhiều thiện cảm với người khác. Trang phục nói chung và trang phục nơi công sở nói riêng không có nghĩa giấu đi phong cách riêng mà phải tôn lên vẻ ngoài thanh lịch, chuyên nghiệp của người mặc. Trang phục công sở dành cho nam có thể lựa chọn vest tối màu với cà vạt. Đối với giày, chọn những đôi giày có thiết kế đơn giản. Trang phục công sở dành cho nữ theo phong cách com-lê. Chọn những chiếc áo sơ mi hoặc áo cánh có cổ gọn gàng và áo khoác. Những đôi giày phù hợp với phong cách suit bao gồm giày cao gót dưới 7 cm, giày lười và giày đế bệt mang lại bầu không khí gọn gàng. Đối với môi trường làm việc tiếp xúc với nhiều người mùi hương là một thứ vô cùng hữu ích giúp chúng ta tự tin khi giao tiếp với đối tác. Ở nam hãy chọn những mùi sang trọng, nam tính, không quá nồng gắt. Còn ở nữ thì nên chọn những mùi nhẹ nhàng, tươi mát, trẻ trung năng động. Ngoài trang phục, mùi hương thì tóc là cũng không kém phần quan trọng, đối với nam và nữ thì tóc không được nhuộm màu quá sáng và luôn gọn gàng khi làm việc. Nam thì không được để tóc quá dài, nữ thì búi tóc cao gọn gàng không để tóc quá dài và bung xõa. Thực tế cho thấy, những công ty doanh nghiệp Nhật Bản dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề ăn mặc của nhân viên, nên công ty luôn được đánh giá cao và tạo được thiện cảm từ phía các đối tác, nhà đầu tư. 2.3.3 Biểu hiện văn hóa phi ngôn ngữ qua ngôn ngữ môi trường Văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ Nhật Bản còn được thể hiện thông qua ngôn ngữ môi trường. Trước hết là “không gian giao tiếp”, gồm có vùng giao tiếp lẫn môi trường giao tiếp. Vùng giao tiếp là khoảng cách khi đứng hay ngồi giữa hai hay nhiều cá nhân trong giao tiếp. Tùy vào địa vị hay mức độ thân thiết mà người Nhật tự vạch ra khoảng cách giữa họ với đối phương. Về cơ bản, chúng tôi xếp các vùng giao tiếp thành bốn loại không gian giao tiếp như sau: không gian cá nhân một người cần để cảm thấy thoải mái, khoảng cách gần dành cho người trong gia đình, khoảng cách xã hội dành cho đồng nghiệp và cuối cùng là khoảng cách công cộng là khoảng cách giữa người nói và người nghe không quen biết. Người Nhật đặt nặng quan niệm về không gian cá nhân của bản thân và của cả người khác vì nếu đứng quá gần có thể sẽ khiến người khác thấy phản cảm và khó chịu. Trong môi trường công sở và các cuộc gặp mặt đối tác, người Nhật có xu hướng giữ khoảng cách hợp lí, vừa đảm bảo hiệu quả giao tiếp, vừa không khiến người khác cảm thấy khó chịu. Tiếp đến, ngoài việc ý thức rất rõ về tôn ti trật tự, người Nhật cho rằng sự nghiêm túc và quý trọng thời gian là một trong những đức tính tốt đẹp và đặc trưng nhất của con người Nhật Bản. Chính vì vậy, ý thức về thời gian là một hình thức bày tỏ sự tôn trọng cho người khác và cho chính bản thân mình. Trong thời Edo, người Nhật vẫn còn sử dụng cách tính thời gian theo mùa chứ không phải dựa trên hệ thống giờ cố định tuân theo chuyển động của đồng hồ chia một ngày thành các giờ có độ dài bằng nhau. Vào cuối thời kì này, khi sự giao thương của Nhật Bản và các nước phương Tây ngày càng phát triển, những thương nhân ngoại quốc đã nhận xét rằng người Nhật luôn đến trễ và chậm chạp trong công việc. Sau này, nhờ 2045
- sự du nhập của đồng hồ cơ và cả sự cải cách về thời gian ở ba nơi là trường học, nhà máy và đường sắt, sự đúng giờ đã được khuyến khích hơn. Tuy vấn đề về thời gian nơi làm việc đã phần nào được giải quyết khi ấy, nhưng mọi người vẫn chưa cảm thấy bản thân phải đúng giờ trong các mối quan hệ cá nhân. Đã có nhiều buổi triển lãm được tổ chức nhằm tuyên truyền tầm quan trọng của sự đúng giờ và ngày thời gian được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1920. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng ý thức về thời gian được củng cố là bởi Thế chiến thứ II và cuộc cải cách ruộng đất giúp lan rộng niềm tin “thời gian là tiền bạc”. Như vậy, tính kỉ luật, thái độ nghiêm túc và quan niệm về thời gian của người Nhật trong doanh nghiệp hiện nay không chỉ xuất phát từ nỗ lực cải cách của chính phủ mà còn là kết quả của nhiều cuộc cải cách tư tưởng xuyên suốt bối cảnh lịch sử, xã hội của đất nước này. Ngoài ra, một nét đặc trưng trong văn hóa phi ngôn ngữ Nhật Bản là việc tặng quà. Nhật Bản là một trong những đất nước nổi tiếng về những món quà, nhưng phong tục tặng quà ở Nhật Bản không đơn thuần là quà tặng nhân ngày kỉ niệm đặc biệt mà còn liên quan đến thứ bậc và nghĩa vụ trong xã hội. Trong thực tế, người Nhật không quan tâm đến món quà được nhận mà chỉ chú trọng đến hành động tặng. Người Nhật còn có những quy định và tên gọi cho quà tặng ở từng dịp khác nhau. Qua đó cho thấy sự thân mật, tinh tế, tôn trọng và hào phóng giữa người cho và người nhận. 3. KẾT LUẬN Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn phát triển mạnh mẽ, có mạng lưới doanh nghiệp trải dài từ trong nước đến quốc tế. Văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ nói chung hay giao tiếp phi ngôn ngữ trong doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng ngày càng được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Việc thấu hiểu và nắm vững quy tắc ứng xử là chìa khóa để nâng cao tính hiệu quả trong giao tiếp, nó giúp cho mọi người thuận tiện hơn trong việc ứng xử sao cho phù hợp trong từng bối cảnh giao tiếp cụ thể. Nhóm nghiên cứu đã khái quát một cách có hệ thống những biểu hiện của văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ trong doanh nghiệp Nhật Bản thông qua ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ vật thể và ngôn ngữ môi trường. Hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ giúp cho thông tin được truyền đi nhanh hơn và cụ thể hơn. Nhờ những biểu hiện của giao tiếp phi ngôn ngữ mà trong doanh nghiệp, người Nhật đã hình thành phong cách và tác phong làm việc chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao hơn. Qua bài nghiên cứu trên, chúng tôi đã đưa ra những nhận định về tầm quan trọng của việc sử dụng hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ trong doanh nghiệp, cụ thể ở đây là trong doanh nghiệp Nhật Bản. Điều này thể hiện được tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử khi áp dụng cho môi trường doanh nghiệp cả trong nước lẫn quốc tế. Thông qua những hiểu biết về văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ trong doanh nghiệp Nhật Bản, các đối tác doanh nghiệp nước ngoài có cách nhìn nhận đa chiều về văn hóa giao tiếp của người Nhật và ứng dụng hình thức phi ngôn ngữ khi hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta có thể xem đây là một nét văn hóa nên được học hỏi và phổ biển để tăng hiệu quả giao tiếp và hình thành nên ý thức tự giác, nghiêm túc trong công việc. Những biểu hiện của hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp Nhật Bản có mối tương quan mật thiết với nhau, chúng tác động qua lại lẫn nhau. Biểu hiện của “Văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ” không chỉ hiện hữu và đạt hiệu quả giao tiếp trong doanh nghiệp mà còn góp phần mang ý nghĩa quan trọng và không thể xóa bỏ trong cuộc sống hằng ngày của người Nhật. Trong tương lai, vượt xa giới hạn bối cảnh doanh nghiệp, nhóm tác giả có thể hy vọng nghiên 2046
- cứu thêm và đưa ra nhiều luận điểm, dẫn chứng, những nhận định mang tính xã hội hơn, để có thể cung cấp thêm những thông tin đa chiều hơn trong vấn đề giao tiếp phi ngôn ngữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boye Lafayette De Mente. (2018). Kata: The Key To Understanding And Dealing With The Japanese !. Mỹ: Tuttle 2. Charles Tidwell. (2002). Giao tiếp cá nhân. 3. De Mente, Boye. (2011). Etiquette guide to Japan: know the rules that make the difference. Mỹ: Tuttle 4. Diana Rowland. (1993). Japanese Business Etiquette. Mỹ: Warner Books 5. Hashimoto M. (1966). Nihon no jikoku seido (The Japanese system of hours). Tokyo: Hanawa Shobo. 6. Hee Lee Yoon. (2009). Văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ của người Hàn. Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Châu Á học. Tp.HCM: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 7. Hiệp hội giáo dục kinh tế Nhật Bản. (2019). Kiểm tra quy tắc ứng xử, tác phong làm việc. Nhật Bản: Công ty cổ phần Edupress 8. Hofstede, G. (1991). Cultures and organizations: Software of the mind. Mỹ: McGraw-Hill. 9. Houghton Mifflin, Martin S. Remland. (2004). Giao tiếp phi ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày. 10. Jurgen Ruesch, Weldon Kees. (1956). Giao tiếp phi ngôn ngữ: ghi chú về nhận thức trực quan về quan hệ con người. 11. Kluckhohn, Clyde. (1961). Anthropology and the Classics. Mỹ: Literary Licensing LLC. 12. Michiko S. Vardaman, Vardaman James M. (1994). Japanese etiquette today: a guide to business & social customs. Mỹ: Tuttle 13. Nguyễn Quang. (2007). Giao tiếp phi ngôn ngữ. Tạp chí khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Ngoại ngữ 23, 2007, trang 76-83 14. Nishimoto, I. (1999). ‘Harmony’as ‘Efficiency’: Is ‘Just-In-Time’a product of Japanese uniqueness?. Time & Society, 8(1), 119-40 15. Okada, Y (1994). Meiji kaireki: “Toki” no bunmei kaika (The Meiji reform of the calendar: “Time” and the movement for civilization and enlightenment). Tokyo: Taishukan Shoten. 16. Philippe Huysveld. (2018). Bridges to Japanese Business Etiquette. Pháp: Independently Published 17. Quang Mỹ Thanh. (2009). Phi ngôn ngữ trong giao tiếp. Tiểu luận chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Tp.HCM: Đại học Kinh tế 18. Roger J. Davies, Osamu Ikeno. (2011). The Japanese Mind. Mỹ: Tuttle 19. Takehiko Hashimoto (2008). Japanese Clocks and the History of Punctuality in Modern Japan. University of Tokyo Japan. East Asian Science Technology and Society an International Journal. 20. Takemura T (2001). 1920 Nendai ni okeru Tesudo no Jikan Kakumei: Jido Renketsuki Torikae ni Kanrenshite. Tokyo: Sangensha. 21. Tsunoyama S. (1998). Jikan kakumei (Revolution in time). Tokyo: Shinshokan. 22. Wallace V. Schmidt và cộng sự. (2007). Giao tiếp toàn cầu: Giao tiếp liên văn hóa và kinh doanh quốc tế. 2047
- 23. Young Women's Christian Association of Tokyo, Japan. (1955). Japanese etiquette, an introduction. Mỹ: Tuttle 24. Không gian cá nhân và công việc. (2019). Truy xuất từ https://www.office-com.jp/gimon/office- tips/personal_space_work.html, 10/05/2023 25. Work Basics Series. (2020). Truy xuất từ https://www.jmam.co.jp/hrm/course/elearning_lib/vfm.html, 10/05/2023 26. Vũ Đức Cường. (2021). Tiến trình công nghiệp hóa và sự nổi lên của các tập đoàn tài phiệt Zaibatsu ở Nhật Bản. Truy xuất từ https://vtv.vn/kinh-te/tien-trinh-cong-nghiep-hoa-va-su-noi-len-cua- cac-tap-doan-tai-phiet-zaibatsu-o-nhat-ban-202108180835497.html, 10/05/2023 2048
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các loại chuyển giao trong giao tiếp giao văn hóa
9 p | 112 | 12
-
Văn hóa Mỹ - Việt trong hội thoại hàng ngày qua chủ điểm trường học
12 p | 37 | 4
-
Vận dụng lí thuyết ngoài ngôn ngữ vào đọc hiểu văn bản đa phương thức
6 p | 9 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Giao tiếp kinh doanh (business communication)
4 p | 76 | 3
-
Đối thoại với nền văn hóa Nam Phi: Phần 2
84 p | 12 | 3
-
Chủ đề “giao tiếp phi ngôn ngữ” trong một số giáo trình giảng dạy tiếng Đức
5 p | 53 | 2
-
Cái tôi trong giao tiếp ngôn ngữ và vận dụng vào dạy ngoại ngữ (Qua tư liệu tiếng Việt)
6 p | 54 | 1
-
Đại từ nghi vấn Ai với việc biểu thị hành vi hỏi trong ca dao tỏ tình của người Việt
7 p | 26 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn