intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa học đại cương: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:396

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam; Phân vùng văn hóa - một số vùng và tiểu vùng văn hóa; Phân loại văn hóa và các thành tố của văn hóa. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa học đại cương: Phần 2

  1. ĐẠI CƯƠNG VE TIẾN TRÌNH VÀN HÓA VIỆT NAM GS ĐINH GIA KHÁNH * Với 336.000km2 diện tích, với hơn 70 triệu cư dân, nước Việt Nam đứng vào hàng thứ 12 trên thế giới vê dân sô' và là một trong nhứng nước lớn ở Đông Nam Á. Nước Việt Nam có một lịch sử lâu đời và một nền văn hóa phong phú. Nhà học giả nổi tiếng người Anh là Arnold Toynbee, trong cuốn sách nhan đề "Một công trình nghiên cứu về lịch sử" (A study of history) đã điểm được 34 nền văn minh từ xưa cho đến nay, trong lịch sử nhân loại. Trong 34 nền văn minh lâu đời ấy chỉ có 18 hên vàn minh là còn tồn tại VẬ phát triển trong thế giới hiện đại. Văn minh Việt Nam là một trong số 18 nền văn minh này*. 1 A. THỜI KỲ TIỀN SỬ Trên đất nước Việt Nam, trước khi xuất hiện nền văn * Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, nguyên Viên trưởng Viên Nghiên cứu văn hóa dân gian, Trung tâm Khoa học xâ hội và nhân vàn quốc gia 1. Xem Arnold Toynbee. A Study of History. Oxford University Press and Thames and Hudson Ltd London - 1972 trong chương "Một cái nhìn bao quát vè các nên vàn minh". 233
  2. minh cổ đại, tức là trước khi hình thành Nhà nước (quốc gia), đá có một quá trình phát triển văn hóa lâu dài trong thời kỳ tiền sử (préhistoire). Trong thời kỳ tiền sử ây, đã dần dần hình thành một cơ tầng văn hóa chung cho tất cả các cư dân vùng Đông Nam Á, dù họ thuộc ngứ hệ nào trong năm ngữ hệ chủ yếu là Tày Thái, Việt Mường, Nam Á, Nam Đảo, Hán Tạng1. Đến khoảng giứa thiên niên kỷ thứ nhất trưđc Công nguyên thì cư dân ở Đông Nam Á nói chung đã có trình độ phát triển văn hóa khá cao. Đến khi ấy, nông nghiệp đá trở thành sinh nghiệp chủ yếu của tuyệt đại đa sô' cư dân Đông Nam Á. ở sườn đồi, sườn núi thấp, người ta đốt rừng làm nương rẫy, trồng lúa cạn (lúa lốc). Ớ thung lũng, ở đồng bằng, ở ven biển, người ta canh tác lúa nước. Ở nhiều nơi, người ta không chỉ cuốc đất mà còn biết dùng trâu bò để cày bừa. ơ ven các dòng sông, ở ven biển, cư dân thạo nghề đi biển và đánh bắt thủy sản. Ở các vùng núi, cư dân nói chung còn ở trình độ tổ chức bộ lạc, sống lẻ tẻ từng nhà hoặc sống thành xóm nhỏ. ơ trung du và đồng bằng, cư dân đã dần dần vươn tới trình độ tổ chức liên minh bộ lạc, sống thành vùng cư dân đông đúc, gồm nhiều làng xã lớn. Liên minh bộ lạc là một bưđc quá độ để vươn lên trình độ quốc gia (tức Nhà nước). Giới khoa học gọi đó là trình độ tiền quốc gia (Pré Etat, prestate polity). Hiện nay, giới khoa học đã tìm thấy ở trên đất nước Việt Nam những di chỉ khảo cổ của thời kỳ dồ đá cũ 1. Xem Đinh Gia Khánh, Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cành vốn hóa Đông Nam Á - Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội 1993, tr.41-44. 234
  3. (paléolothique) ở Thanh Hóa (núi Đọ), của thời kỳ đồ đổ giữa (mésolithique) ở Hòa Bình, của thời kỳ đồ đá mđi (néo lithique) ở Lạng Sơn (Bẩc Sơn). Từ khoảng bốn nghìn năm trước đây, tổ tiên chúng ta đã chuyển dần từ thời kỳ đồ đá mới sang thời kỳ đồ đồng. Và ở nước ta, trên cơ tầng văn hóa chung cho cả vùng Đông Nam Á, đã dần dần hình thành nền văn hóa Đông Sơn. Với nền văn hóa Đông Sơn (Thanh Hóa) khoảng từ 3000 đến 2000 năm trước đây, thì kỹ thuật chế tác đ'ô đồng đã vươn lên trình độ khá cao so vđi trình độ của thế giới lúc đương thời. Và trống đồng Đông Sơn là sản phẩm tiêu biểu nhất của văn hóa Đông Sơn. Thời kỳ văn hóa Đông Sơn chính là thời kỳ hình thành nước Văn Lang của các vua Hùng và tiếp đó là nước Âu Lạc của vua An Dương. B. THỜI KỲ Sơ SỬ VÀ TIIỜI KỲ LỊCH sử BUỚI ĐẦU Trong thời kỳ các vua Hùng, tức là thời kỳ Văn Lang, liên minh các bộ lạc của người Việt đả vươn dần lên trình độ tổ chức quốc gia (Nhà nước). Đó có thể gọi là sơ sử (protohistoire) ở nước ta. Với vua An Dương Vương, tức là vào thời kỳ Âu Lạc, quốc gia ấy đã phát triển khá cao. Với việc thành lập nước Âu Lạc, kết thúc thời kỳ sơ sử (protohistore) và bắt đầu thời kỳ lịch sử (histoire). Nước Âu Lạc, kế thừa và phát triển quốc gia vốn đã hình thành trong thời kỳ Văn Lang. Đó là quốc gia xuất hiện sớm nhất Đông Nam Á, từ cuối thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Hai quốc gia khác củng vào loại xuất hiên sớm ở Đông Nam Á là Phù Nam và Ch&mpa. Vương quốc Phù Nam, mà một phần lãnh thổ thuộc Nam 235
  4. bộ Việt Nam ngày nay, xuất hiện sau nước Âu Lạc khoảng hai trăm năm, tức là vào khoảng đầu Công nguyên. Vương quốc Chămpa nằm giữa nước Âu Lạc (ở phía Bắc) và nước Phù Nam (ở phía Nam) xuất hiện sau nước Phù Nam khoảng hơn một thê' kỷ, sau nước Âu Lạc khoảng hơn ba thế kỷ. Như vậy là ở trên lánh thổ Việt Nam hiện nay, trong mấy trăm năm trước và sau Công nguyên đã xuất hiện ba quốc gia cổ nhất Đông Nam Á. Xuất hiên sớm nhất trong ba quốc gia ấy là quốc gia Âu Lạc. Tóm lại, với việc hình thành nước Âu Lạc mà thủ đô là CỔ Loa, nền văn hóa của tổ tiên ta đã vươn lên một trình độ văn minh tương đối cao ở vùng Đông Nam Á cổ đại - Thành cổ Loa là thành thị cô’ nhất ở Đông Nam Á, cũng như nước Âu Lạc là quốc gia cổ nhất ở Đông Nam Á. Nhiều hiện vật khảo cổ học thuộc giai đoạn cao của văn hóa đồ đồng thau và thuộc giai đoạn thấp của văn hóa đồ sắt đã được phát hiện ở qúần thể di chỉ Cổ Loa (cách trung tâm Hà Nội ngày nay khoảng trên lOkm đường chim bay), các nhà khảo cổ học không những tìm thấy dấu vết hiển nhiên của một tòa bảo lũy đô sộ (tức là [thành]) mà lại còn tìm thấy dấu vết của nhứng nơi sản xuất thủ công nghiệp cũng như chợ búa (tức là [thị]). Hơn nứa lại thấy cả dấu vết của bến sông (tức là [phố]) trên sông Thiếp, con sông vừa thông với sông Câu (thuộc hệ thống sông Thái Bình), vừa thông vđi sông Hồng. Đến năm 179 trước Công nguyên thì vì nhiều lý do, trong đó có sự sai lầm của An Dương Vương, nước Âu Lạc bị thôn tính vào nước Nam Việt của Triệu Đà. Đến năm 111 trước Công nguyên, nước Nam Việt bị thôn tính vào đế quốc Hán. Nước Âu Lạc, khi ấy thuộc nưđc Nạm Việt, cũng bị thôn tính theo vào đế quốc Hán. 236
  5. c. THỜI KỲ BẮC THUỘC Từ đó đất nước ta trải qua hơn 10 thế kỷ sống dưới sự thống trị của đế quốc phong kiến phương Bắc. Đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền mở ra thời kỳ độc lập cho Tổ quốc. Trong hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, các triều vua Trung Quốc, từ Hán đến Đường, đã thi hành chính sách cai trị tàn bạo. Hơn nữa các quan thái thú, thứ sử, đô hộ kế tiếp nhau đá thi hành chính sách đồng hóa (tức là Hán hóa) đối với tổ tiên ta, nhằm vĩnh viễn thôn tính nước ta vào đế quốc phương Bắc. Nếu như cho đến đầu Công nguyên mà người Việt còn sông thành bộ lạc lẻ tẻ thì chắc rằng chính sách đồng hóa và thôn tính ấy có thể thành công. Nhưng tình hình thực tế lại không như vậy. Trong thời kỳ Văn Lang và nhất là thời kỳ Âu Lạc, người Việt đã vươn lên trình độ tổ chức Nhà nước, với ý thức cộng đồng vứng chắc, người Việt đá vươn lên trình độ văn minh tương đối cao và có bản sắc độc đáo. Nói một cách khác, căn cước của người Việt đá sâu gốc bền rễ trên dất nước Việt, bản sắc văn hóa, văn minh của người Việt đã rõ nét và không thể dễ dàng bị thủ tiêu. Và suốt trong thời Bắc thuộc đâ diễn ra cuộc đấu tranh của người Việt để giứ vứng bản sắc văn hóa của mình. Giứ được bản sắc văn hóa của mình thì ranh giới giứa ta và dịch, giữa nhân dân Việt và bọn thống trị xâm lược không bao giờ bị xóa nhòa. Ranh giới ấy còn thì cuộc đấu tranh giải phóng không thể bị dập tắt. Sự dề kháng văn hóa diễn ra liên tục, thường xuyên. Sự đề kháng ấy, thường là âm ỉ, nhưng hễ có điều kiện thì lập tức bùng nổ thành các cuộc khởi nghĩa vũ trang. ‘237
  6. Trong hơn 10 thế kỷ dưđi ách thống trị của đê' quốc phong kiến phương Bắc đã có hàng trăm cuộc khởi nghĩa vũ trang mà tiêu biểu nhất là các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (thế kỷ I) của Bà Triệu (thế kỷ III), của Lý Bôn, Triệu Quang Phục (thế kỷ VI), của Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (cuối thế kỷ VII), của Mai Thúc Loan (đầu thế kỷ VIII), của Phùng Hưng (cuối thế kỷ VIII), của Dương Thanh (đầu thế kỷ IX), V.V.. Xưa kia, nước Àu Lạc là một đất nưđc trong đó lúa nước đã khá phát triển. Và nền văn hóa đã chuyển dần từ giai đoạn cao của thời kỳ đồ đồng thau sang giai đoạn đầu của thời kỳ dồ sắt. Đến khi nước ta bị đê' quốc phong kiến phương Bắc thống trị thì do sự đề kháng của tổ tiên ta, bọn thái thú, thứ sử, đô hộ chưa bao giờ đủ sức vươn tay tới đơn vị cơ sở của xã hội là công xã nông thôn. Và bất chấp chính sách đồng hóa của bọn họ, nền văn hóa bản địa ít nhất thì vẫn dược bảo dương ở đơn vị cơ sở. Nền văn hóa ấy lại đồng thời phát triển do sự giao lưu văn hóa ngày càng rộng hơn với nhân dân các nước láng giềng, đặc biệt là với Trung Quốc và vơi An Độ. Từ đầu Công nguyên trở đi, xã hội nưđc ta dần dân bưđc vào thời kỳ phát triển đồ sắt. Việc canh tác ruộng đất với cày sắt do trâu bò kéo ngày càng phổ biến. Việc mở rộng công cuộc đắp đê, đắp đập ngăn lú lụt, đào kênh, khơi ngòi để tưới nưđ.c và tiêu nưđc, cũng như việc ngày càng sử dụng nhiều các loại phân bón (phân chuồng, phân bắc, phân xanh)... dần dần đã đưà tơi sự thâm canh lúa nưđc... Các sách cổ của Trung Quốc có nhiều đoạn chép về trình độ sản xuất cao của nhân dân ta thời Bắc thuộc. Sách DỊ vật chí, sách Tê dân yếu thuật đều ghi chép về việc 238
  7. trồng lúa ở nước ta và các tác giả Trung Quốc đều ghi nhân rằng "ở Giao Chỉ lúa chín hai mùa". Sách Nam phương thảo mộc trạng còn chép rằng người nước ta nuôi một loại kiến vàng để trừ sâu bọ cho cây cam, điều làm cho người Trung Quốc ngạc nhiên. Mà ngạc nhiên là phải, bởi vì cho đến thế kỷ XX, nông học hiện đại mđi chú ý nhiều đến phương pháp sinh học trong việc bảo vệ cây trồng, việc mà từ hàng nghìn năm trước tổ tiên ta đá làm có kết quả. Sách cổ Trung Quốc còn chép rằng phụ nữ Giao Chỉ dệt một thứ vải hoa nổi tiếng có tên là vải "bạch diệp". Còn như thứ lụa dệt bằng tơ chuối rất nón nà, đặc sản của nước ta, thì người Trung Quốc gọi là "lụa Giao Chỉ". Tiếp thu công nghê làm giấy của người Trung Quốc, nhân dân ta lại đưa công nghệ ấy lên một trình độ phát triển cao, để chế tạo các loại giấy bằng các nguyên liệu địa phương như vỏ cây dó và các loại rêu biển. Tổ tiên ta lại sản xuất loại giấy trầm hương rất thơm và bền, làm bằng vỏ và lá cây trầm hương, có màu rất trắng, bỏ xuống nước không thấm nước, không bị nát. Đó là loại hàng hóa cao cấp khi ấy chỉ có ở nước ta. Theo sử Trung Quốc thì, năm 284, thương nhân người La Mã sang buôn bán ở phương Đông đả mua ba vạn tờ giấy trầm hương nổi tiếng ấy làm quà dâng lên vua nhà Tấn ở Trung Quốc. Họ làm như vậy là vì thứ giấy cao cấp ấy được coi là quý hiếm, ở Trung Quốc không có. Công nghệ chế tác các vật phẩm bằng thủy tinh, tiếp thu được từ Ấn Độ và từ Trung Á, đến thế kỷ III đã đạt tđi trình độ cao ờ nước ta. Nghề nuôi trai lấy ngọc (đã từng được phản ánh một cách gián tiếp trong truyện My Châu Trọng Thủy) và nghề khảm xà cừ xuất hiện sau đó đều là nhứng nghề truyền thống của cư dân Âu Lạc và đến thời Bắc thuộc lại càng phát triển. Các mỹ phÁm ('hố 239
  8. tác từ ngọc trai, các mỹ phẩm khảm xà cừ đều là hàng hóa cao cấp, mà bọn quan lại người Hán vơ vét để làm giàu và đê dâng nộp lên thượng cấp, lên triều đình. Thực tế này đã được phản ánh trong sử Trung Quốc và trong truyền thuyết ở nước ta. Vê sự giàu có của Giao Chỉ thì ngay từ cuối thời Tây Hán, Dương Hùng đã viết rằng Giao Chỉ "sẵn nhiều vật báu, của lạ ở núi và ở biển, không đâu sánh bằng". Tóm lại, mới điểm qua một sô' tư liệu, đã có thể thấy rằng văn hóa vật chất của tổ tiên ta trong thời Bắc thuộc phong phú như thế nào. Có thể nói rằng nền văn hóa vật chất ấy đạt tới một trình độ tương đối cao trong thế giới lúc đương thời. Về mặt văn hóa tinh thần, nhứng truyền thống tốt của xã hội Văn Lang, Âu Lạc xưa kia vẫn được bảo tồn và duy trì. Đó là ý thức cộng đồng, tinh thần "dân chủ chất phác", tinh thần coi trọng phụ nứ. Nói chung, các phong tục tập quán của người Việt vẫn được duy trì trong suốt thời kỳ Bắc thuộc. Và những người Hán sang định cư ở nước ta trong thời kỳ ấy đều bị đồng hóa vào lối sống Việt, vào văn hóa Việt. Chỉ một sự kiện sau đây cũng đủ chứng tỏ điều ấy. Năm 43, Mã Viện sau khi đánh thắng Hai Bà Trưng đã đưa nhiều người Hán sang định cư thành nhiều cụm thực dân (colons) ở rải rác trong đất Giao Chỉ đê làm chỗ dựa cho chính quyền đô hộ và cho việc đồng hóa người Việt. Đó là những người mà sử cú gọi là dân Mã Lưu (dân do Mã Viện lưu lại). Nhưng dân Mã Lưu không giúp gì được vào việc đồng hóa người Việt mà trái lại dần dần bị đồng hóa vào người Việt. Dân Mã Lưu rút cục chỉ lưu lại cái tên trong sử sách như là chứng tích tiêu biểu cho sự thất bại của Mã Viện, cho sự 240
  9. thất bại trong chính sách Hán hóa (sinisation) của quan lại phương Bắc. Sự đề kháng về mặt văn hóa của người Việt thể hiện mạnh nhất ở việc thờ cúng các anh hùng huyền thoại thời kỳ Văn Lang, Âu Lạc như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Lư Cao Sơn, Cao Lỗ, Lý Thân v.v. và các anh hùng lịch sử thời kỳ Bắc thuộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu và các tướng tá của các vị nứ anh hùng ấy, và như Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, V.V.. Sử sách còn ghi chép việc các quan lại Trung Quốc như Triệu Xương, Cao Biền đã thất bại như thế nào trong việc tìm cách lợi dụng hoặc trong việc tìm cách phá hoại tín ngưỡng của người Việt về anh hùng dân tộc, về linh khí núi sông. Việc thờ cúng các anh hùng dân tộc đã góp phần khẳng định ý thức dân tộc và duy trì, phát triến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đáng chú ý là sự đê kháng của văn hóa Việt không cản trở việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Hán. Sự thâu hóa (acculturation) hoặc còn gọi là tiếp biến (tiếp thu và biến cải) thành tựu vàn hóa nưđc ngoài vì sự phát triển là một trong những động lực của tiến hóa. Và trong thời kỳ Bắc thuộc, quá trình thâu hóa nhứng thành tựu của các nước láng giêng, đặc biệt là của Trung Quốc và của Ân Độ, đã diễn ra với mức độ ngày càng tăng. ở trên vừa điểm qua sự thâu hóa ấy trong lĩnh vực văn hóa vật chất. Ớ đây hãy điểm qua sự thâu hóa ấy trong lĩnh vực văn hóa tinh thần. Trải qua hơn một chục thế kỷ thời Bắc thuộc, ảnh hưởng của văn hóa tinh thần của Trung Quốc ngày càng thâm nhập nhiều vào xã hội nước ta. Ảnh hưởng ấy thể hiện chủ yếu ở sự tiếp thu Nho 241
  10. giíio và Đạo giáo. Nho giáo và Đạo giáo có vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của cư dân gốc Hán (quan lại, binh lính, lái buôn và cả nông dân nứa) vào sống định cư ở nước ta. Qua cư dân gốc Hán, Nho giáo và Đạo giáo đã dần dần ảnh hưởng vào cư dân gốc Việt, vào văn hóa Việt. Cư dân gốc Hán lại dần dàn được đồng hóa vào cư dân gốc Việt. Và thế là Nho giáo và Đạo giáo bèn thâm nhập ngày càng sâu vào văn hóa Việt. Hơn nứa, các quan thái thú, thứ sử, đô hộ lại có chủ trương đem lễ nghĩa của Nho giáo, đem phong tục văn hóa Trung Hoa phổ cập vào xã hội Việt. Vì thế mà ảnh hưởng của Nho giáo, của Đạo giáo ngày càng lơn. Dần dần, xã hôi Việt chuyển sang chế độ phong kiến. Và chế độ gia đình phụ quyền từng bước thay thế chế độ gia đình mẫu quyền. Tất nhiên, chế độ gia đình phụ quyền ở nước ta mái mãi về sau sẽ không bao giờ có tính chất khắc nghiệt như ở Trung Quốc. Người đàn bà ở gia đình Việt, xã hội Việt không bao giờ rơi vào vị trí lệ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông theo như lễ nghĩa của Nho giáo, và thân phận của người đàn bà Việt không giống như thân phận của người đàn bà trong gia đình và trong xã hội phương Bắc. Cùng vđi Nho giáo, đến đầu Công nguyên, Phật giáo từ bên ngoài dần dần thâm nhập nước ta. Phật giáo có nguồn gốc từ An Độ, đã truyền vào nước ta theo hai con đường: Một là con đường biển phương Nam. Lúc đầu, các nhà sư từ Ấn Độ thường từ con đường ấy mà vào nước ta, rồi sau đó mới sang Trung Quốc. Vì có một thời kỳ giđ địa vị trung chuyển như thế mà nước ta là nơi Phật giáo thịnh hơn nhiều nơi của Trung Quốc. Ngô Quốc Thái (mẹ của Tôn Quyền, Chúa nước Ngô thời Tam Quốc) đã cho mời các nhà sư ở Luy Lâu (thủ phủ của Giao Châu) 242
  11. sang Kiến Nghiệp (thủ phủ nước Ngô) để giảng thuyết về giáo lý đạo Phật. Dần dần về sau, đạo Phật thịnh lên ở Trung Quốc. Và ngoài con đường biển phương Nam, Đạo Phật thuộc dòng đại thừa lại qua con đường Trung Quốc mà du nhập nước ta. Và các nhà sư Trung Quốc, các kinh sách Phật giáo viết bằng chư Trung Quốc đã chuyển tải vào nước ta không chỉ giáo lý đạo Phật mà cả những nội dung của văn hóa Hán nứa. Cùng với sự truyền bá Nho giáo và Phật giáo thì sự truyền bá Đạo giáo cũng bắt đầu từ rất sớm. Theo truyền thuyết được sách Lịch triều hiến chương loại chi ghi chép lại thì đạo sĩ Yên Kỳ sinh, tức Yên Tử, là một đạo sĩ đời Tần đã sang luyện linh dan ở nước ta. Nơi mà ông đạt lò đê luyện linh đan bèn có tên là núi Yên Tử (thuộc huyên Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Đạo giáo có mối quan hệ với một dòng phái của Đạo gia1, và đả xuất hiện vào khoảng cuô'i thế kỷ III, đầu thế kỷ II trước Công nguyên. * Đạo giáo có thể đã du nhập vào nước ta từ thời Tân (cuối thế kỷ II trước Công nguyên), nhưng sự truyền bá của Đạo giáo vào nưđc ta chỉ được tăng cường vào cuối thời Đông Hán và trong thời Tam quốc (khoảng thế kỷ III sau Công nguyên). Khi ấy, nhiều phong trào nông dân khởi nghĩa ở Trung Quốc, mà lớn nhất là cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân (Khăn Vàng), đã giương cao ngọn cờ Đạo giáo. Các phong trào ấy trước sau đều thất bại. Nhiều người tham gia các cuộc khởi nghĩa thất bại'đá chạy trốn sang nưđc ta. Và sự nhập cư của những người này, góp thêm phần để làm cho Đạo giáo thịnh lên ở nước ta. 1. ơân phân biệt triết học Đạo gia mà Lão Đam là vị thủy tổ vđi tôn giáo gọi là Đạo giáo. Đạo giáo xuất hiện cuối thời Chiến quốc lại tôn Lão Đam, một nhà triết học duy vật thời Xuân Thu, làm thủy t6 243
  12. Từ thế kỷ rv trở đi, Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo ngày càng có ảnh hưởng rộng hơn trong xã hội Việt. Dần dần, cùng vđi sự hình thành của một giai cấp phong kiến người Việt thì Phật giáo, Đạo giáo và nhất là Nho giáo ngày càng có cơ sở vững chắc hơn. Ánh hưởng của các hệ ý thức trên, nhất là của Nho giáo, khiến cho từ các thế kỷ thứ V, thứ VI trở đi các cuộc đấu tranh vũ trang của tổ tiên ta không chỉ mang tính chất là đỉnh cao của sự đề kháng của văn hóa bản địa mà thôi. Sau một quá trình thâu hóa, tổ tiên ta lại sử dụng nhứng hê ý thức tiếp thu được của Trung Quốc như là vũ khí bổ sung vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Như ở trên đã ghi nhận, từ thế kỷ rv trở đi, ở nước ta đã dần dần hình thành một giai cấp phong kiến người Việt. Giai cấp phong kiến dân tộc này, ngay từ khi mới định hình, đã đấu tranh chống lại ách đô hộ của triều đình Trung Hoa. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn (có sách viết là Lý Bí), năm 541 là đỉnh cao của cuộc đấu tranh ấy. Sau khi thắng lợi, Lý Bôn đặt tên nước là Vạn Xuân và xưng là Lý Nam Đế. Với việc xưng là Nam Đế, Lý Bôn thể hiện ý thức sánh ngang với Bắc Đế, tức hoàng đế Trung Hoa. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như việc xây dựng Nhà nước của Lý Bôn thể hiện tinh thần bất khuất của ông cha ta, đồng thời thể hiện nhận thức về dân tộc, về quốc gia (tức Nhà nước) với một tầm cao hơn, rộng hơn, so với các cuộc khởi nghĩa trong các thế kỷ trước. Nhưng nhận thức ấy lại nhuốm ảnh hưởng của hệ ý thức Nho giáo. Tất nhiên, bên cạnh Nho giáo thì Đạo giáo và Phật giáo cũng có ảnh hường đến các nhà lãnh đạo nước Vạn Xuân. Sử sách còn ghi chép rằng Lý Bôn đã cho xây dựng chùa Khai Quốc ở bờ nam của Hô Tây (nay là chùa Trấn Quốc) - Truyền thuyết dân gian thì kể rằng Triệu Quang 244
  13. Phục, người kế tục sự nghiệp của Lý Bôn, đã được Chử Đông Tử (một vị thân của Đạo giáo Giao Chỉ) phù hộ trong việc đánh giặc Lương. Nhìn chung, trong thời Bắc thuộc, tổ tiên ta một mặt vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, một mặt lại thâu hóa nhiều thành tựu văn hóa của nước ngoài, nhất là của Trung Quốc và của Ân Độ. Vàn hóa Việt vì thế mà trở nên phong phú hơn. Đó là một trong những sức mạnh cơ bản trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. D. THỜI KỲ ĐẠI VIỆT Đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền, kế thừa sự nghiệp của các vị tiền bối, đặc biệt là của Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ, đã giành độc lập hoàn toàn cho đất nước. Năm 939, Ngô Quỳên không xưng là Tiết độ sứ nữa, mà xưng là Ngô vương và định đô ở Cổ Loa, thể hiện ý thức kế thừa quốc thống của nước Âu Lạc xưa. Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh đã khắc phục thành công nạn cát cứ của 12 sứ quân, đưa giang sơn về một mối, đặt tên nước là Đại Cô Việt, định đô ở Hoa Lư, xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang, xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền trung ương. Năm 981, dựa trên cơ sở ấy, Lê Hoàn, người sáng lập nhà Tiền Lê, đã đánh tan quân của nhà Tống, triều đại vừa mới giành được chính quyền ở Trung Quốc mà đã tiến hành ngay cuộc viễn chinh xâm lược nước ta. Sau đó, năm 1010, triều Lý thay thế triều Tiền Lê, đã đẩy mạnh sự nghiệp phục hưng và xây dựng vỗn hóa dân tộc vốn đả được bước đàu tiến hành dưới các t.riều Đinh và Tiền Lê. Từ đầu thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, tức 245
  14. là trong đời Lý và đời Trần, nhứng cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, đặc biệt là các cuộc kháng chiến chống giặc Tống và chống giặc Nguyên Mông, với những kỳ tích của Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và nhiều vị anh hùng khác, với nhứng nỗ lực của toàn thể nhân dân, đá thể hiện một cách xuất sắc truyền thống bất khuất của dân tộc vốn đã được nuôi dưỡng từ hàng nghìn năm trước. Năm 1010, Lý Công uẩn, ông vua mở đầu nhà Lý, dời đô về thành Đại La mà ông đặt tên là Thăng Long. Năm 1054, vua nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt. Với quốc gia Đại Việt, đã hình thành dân tộc Đại Việt. Bắt nguồn từ cộng đồng Văn Lang Àu Lạc xưa, một cộng đồng được tôi rèn trong hơn mười thế kỷ đấu tranh chống ách thống trị phương Bắc, từ thế kỷ XI trở đi dân tộc Đại Việt ngày càng lđn mạnh. Trong thời kỳ Đại Việt, ông cha ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc (đời Tiền Lê, đời Lý, đời Trần, đời Hậu Lê, đời Tây Sơn). Những khi ấy giặc xâm lược đã tàn phá đất nước ta, sát hại nhân dân ta. Giống như trong mọi cuộc đấu tranh vũ trang chống giặc xâm lược trong thời kỳ trước, các cuộc kháng chiến trong thời kỳ Đại Việt đã là nhứng hoàn cảnh trong đó bản lĩnh của dân tộc ta trải qua những thử thách quyết liệt nhất. Trong thời kỳ Đại Việt nổi bật lên ba giai đoạn chính trong đó văn hóa dân tộc phát triển mạnh sau một thời gian bị phá hoại. Có thể tạm gọi đó là ba lần phục hưng văn hóa dân tộc. Sự nghiệp phục hưng văn hóa dân tộc Tân thứ nhất diễn ra sau khi đất nước được giải phóng khỏi ách Bắc thuộc. Sự nghiệp ấy đá bắt đầu từ các đời Đinh và Tiền Lê, lại được đẩy mạnh lên rất nhiều sau khi nhà Lý dời đô về Thăng Long. Sự nghiệp ấy đạt được nhiều 246
  15. thành tựu trong đời Lý và đầu đời Trần, tức là từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV. Trong thời kỳ này, vđi sự khuyến khích của Nhà nước, nhiều giá trị văn hóa dân gian bị tàn phá hoặc bị chìm đắm trong thời kỳ Bắc thuộc đã được phục hồi và nâng cao. Đồng thời, các nhà văn hóa đời Lý, đời Trần đã xây dựng nền văn hóa bác học (culture savante) của dân tộc Đại Việt trên cơ sở khai thác những giá trị của kho tàng văn hóa dân gian, và trên cơ sở thâu hóa nhứng thành tựu văn hóa bác học của Trung Quốc và của Ân Độ. Sự nghiệp phục hưng vàn hóa dân tộc lần thứ hai diễn ra vào hồi thế kỷ XV. Đầu thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược và chiếm đóng nước ta trong hai chục năm. Trong thời gian ấy, vua tôi nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị vô cùng tàn bạo. Đặc biệt là bọn họ rất có ý thức tiêu diệt nền văn hóa Đại Việt (chiếu chỉ của Minh Thành tổ gửi cho Trương Phụ). Chính sách tiêu diệt văn hóa Việt (ethnocide) ấy đă đi đôi vđi chính sách Hán hóa (sinisation) rất khắc nghiệt (bản tuyên minh giáo hóa của quan lại nhà Minh). Nhưng nếu vua tôi nhà Minh thành công trong việc tiêu hủy một số lượng quan trọng các văn vật từ thời Trần trở về trước thì họ đã thất bại trong việc Hán hóa dân tộc Đại Việt... Sau khi quét sạch được giặc ngoại xâm thì từ đời Lê Thái TỔ đến đời Lê Thánh Tông đã diễn ra sự nghiệp phục hưng văn hóa dân tộc. Đặc biệt là văn hóa phát triển rực rỡ trong đời Lê Thánh Tông. Đến cuối thế kỷ XV, nước Đại Việt đã trở thành một trong những nước giàu mạnh nhất ở Đông Nam Á. Cuối thế kỷ XVIII lại chứng kiến sự nghiệp phục hưng văn hóa dân tộc lần thứ ba. 247
  16. Kê từ giứa thế kỷ XVIII, việc kinh doanh miền Nam đến tận miền Tây của Nam Bộ đá hoàn thành. Trong khi đó đất nưđc vẫn bị chia cắt. Chúa Trịnh ở miền Bắc, chúa Nguyễn ở miền Nam ngày càng xa hoa tàn bạo hơn. Vua Lê chỉ là bù nhìn. Chế độ phong kiến ngày càng suy vi. Bọn lái buôn và thực dân phương Tây, sau khi xâm lược An Độ, Nam Dương (In-đô-nê-xia), Mã Lai và Phi-líp-pin đã bắt đầu nhòm ngó nưđc ta. Từ phương Bắc, nhà Thanh vẫn rình thời cơ để thực, hiện mưu đồ thôn tính nước ta. Từ phương Nam thì giặc Xiêm La cũng sẵn sàng xâm lược nếu có điều kiện. Thê' là dân tộc ta đứng trước ba nhiệm vụ lịch sử: thống nhất đất nước đang bị chia cắt, giải phóng nhân dân khỏi chế độ phong kiến tàn bạo, bảo vệ Tô quốc trước nguy cơ xâm lược. Trong các phong trào khởi nghĩa của nhân dân, thì mạnh nhất là phong tràoxTây Sơn. Ba nhiệm vụ lịch sử của dân tộc như vừa nêu ở trên đã được phong trào Tây Sơn thực hiện về cơ bản. Nhà Tây Sơn đã đánh đô chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chấm dứt nạn cát cứ phong kiến, thống nhất đất nước. Nhà Tây Sơn đã đánh tan giặc Xiêm La xâm lược ở miền Nam, giặc Mãn Thanh xâm lược ở miền Bắc, bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ngoài ra, nhà Tây Sơn, tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng đã quan tâm đến việc giải phóng lực lượng sản xuất. Nhứng cải cách xả hội và văn hóa của nhà Tây Sơn tuy mđi chỉ được bước đầu thực hiện nhưng cũng phần nào phản ánh được xu thế của thời đại. Xu thế ấy là sự mở rộng sản xuất (nhất là ở ven biển và ở miền Nam) và sự phát triển của văn hóa. Thiếu một cơ sở xã hội mới, thiếu một giai cấp tư sản đang lên, phong trào Tây Sơn dù sao vẫn chủ yếu là một phong trào nông dân. Vì vậy mà ngay cả trong lúc thắng lợi của phong trào 248
  17. Tây Sơn, xã hội nước ta vẫn chưa có thể có bước nhảy vọt từ chế độ phong kiến sang một chế độ mới. Hệ ý thức chính thống của xã hội vẫn là hệ ý thức phong kiến, xã hội vẫn là xã hội tiểu nông và được quản lý theo mô hình Nhà nước phong kiến. Dầu sao thì nửa thứ hai thế kỷ XVIII vẫn chứng kiến một sự nghiệp phục hưng văn hóa dân tộc trong đó vai trò của nhân dân nổi bật hơn hẳn thời kỳ trước. Đến thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã thừa hưởng được nhứng thành tựu của thời kỳ Tây Sơn, đặc biệt là thành tựu về thống nhất đất nước, thành tựu về phát triển văn hóa. Trên cơ sở ấy Nhà nước đã cho vệ lại bản đồ đất nước từ Bắc đến Nam, đưa việc cai trị đất nước vào một khuôn khổ thể chế thống nhất, tổ chức xây dựng nhứng bộ sách lớn có tính chất điển chế như các bộ sử, thực lục, liệt truyện, các bộ địa chí, thê lệ và luật pháp. Văn hóa bác học có nhiều bước phát triển mới. Tuy có những đóng góp nhất định vào văn hóa dân tộc như vậy nhưng triều đình nhà Nguyễn đã có nhứng chính sách cai trị khắc nghiệt và càng về sau càng mất lòng dân. Vì vậy mà trong đời Nguyễn, đặc biệt là từ giứa thế kỷ XIX, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình. Càng về sau chính sách văn hóa của nhà Nguyễn càng tỏ ra bảo thủ, trói buộc nhân dân, bó tay những bậc thức giả. Trong khi xu thế canh tân đã thê hiện khá rõ ở một số nước Đông Á và Nam Á, như ở Nhật Bản, Trung Quốc, Xiêm La, thì vua nhà Nguyễn vẫn bế quan tỏa cảng, quay lưng ra thế giđi bên ngoài. Vì thủ cựu mà vua nhà Nguyễn đã kìm hãm sự phát triển của dân tộc, của văn hóa dAn 241)
  18. tộc. Đó là một nguyên nhân quan trọng khiến cho triều đình nhà Nguyễn không ứng phó được trước nạn xâm lược để cuối cùng đưa đến thảm họa mất nước hồi cuối thế kỷ XIX. Trong thời kỳ Đại Việt nói chung, văn hóa dân tộc đã có nhiều bước phát triển. Nhà nước Đại Việt mở rộng việc đắp đê, đào sông, khơi ngòi, đặt ra các chức Hà đê sứ, Khuyến nông sứ. Nông nghiệp ngày càng phát triển. Sứ giả nhà Nguyên đến nước ta năm 1291 nhận xét rằng ở đồng bằng sông Hồng một năm lúa chín bốn lần. Càng về sau thì trình độ nông nghiệp càng được nâng cao. Đến cuối thế kỷ XVIII, thì theo Lê Quý Đôn, ở đồng bằng sông Cửu Long, có những nơi mà với một đơn vị thóc giống đem gieo cấy thì người ta thu hoạch được 300 đơn vị thóc gật. Gần đây năm 1984 trong bài: "Trung Quốc: 7000 năm nông nghiệp lúa nước" đăng trên tạp trí Thư tín UNESCO hai nhà nông học1 ở Bộ Nông nghiệp, chăn nuôi và ngư nghiệp Trung Quốc đã viết rằng ở Trung Quốc việc trồng lúa nước có từ lâu ở Hoa Nam, nhưng chỉ đặc biệt phát triển nhanh trong đời nhà Tống (960 - 1206) sau khi nhập giống lúa Thắng Hạn ở Việt Nam. Giống lúa này thắng được nạn hạn hán và có chu kỳ sinh trưởng ngắn ngày. Vì vậy mà nó nhanh chóng được phổ biến ở đồng ruộng Trung Quốc và khiến cho năng suất lúa tăng gấp bội. Xem thế đủ thấy nông nghiệp trồng lụa nước ngay từ thời nhà Lý (1010 - 1225) đã phát triển cao và có ảnh hưởng tốt đối với nông nghiệp Trung Quốc lúc đương thời. Bên cạnh nông nghiệp thì trong thời kỳ Đại Việt các nghề thủ công cũng phát triển ở khắp nơi trong nước. Trong sách Dư Địa chí của Nguyễn Trãi có ghi chép về nhiều nghề thủ 1. Xem Hu Baoxin và Chang Shujia - China: 7000 ans đe: riziculture Le Courrier de L’UNESCO. Décembre 1984, cuối trang 18 đầu trang 19. 250
  19. công hồi thế kỷ XIV và XV. Ở Thăng Long có nghề dột lụa (Nghi Tàm) nghề làm giấy (Yên Thái), nghề làm binh khí (ở Tàng Kiếm, gần ga Hà Nội ngày nay), nghề nhuộm (Hàng Đào) V.V.. ơ các nơi khác cũng có những nghê thu công nổi tiếng như Tiên Phong dệt lụa, Yên Thế nung vôi, chế cung tên, Hoa Triều, Kính Chủ chế tác đá hoa, Kim Bảng dệt the, V.V.. Nghề gốm sứ đời Trần với thứ men ngọc nổi tiếng còn đê lại nhứng di vật thể hiện một trình độ công nghệ cao, và một trình độ thẩm mỹđặc sắc. Đến thế kỷ XVIII, nhiều đồ gốm sứ nước ta đã được lái buôn ngoại quốc đem xuất khẩu sang Nhật rồi sang Nam Dương để từ đó sang phương Tây. Đến thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn đã giới thiệu trong sách Phủ Biên tạp lục tình hình rất phong phú của sản xuất thủ công mỹ nghệ ở miền Nam nước ta khi ấy. Một vài dẫn chứng trên đây đủ chứng tỏ rằng trong thời kỳ Đại Việt, vàn hóa vật chất ở nước ta có trình độ phát triển tương đô'i cao so với trình độ nhiều nước trong thế giới lúc bấy giờ. Vê mặt văn hóa tinh thần trong thời kỳ Đại Việt có thể thấy vai trò quan trọng của văn hóa dân gian. Bắt nguồn từ những thành tựu văn hóa của nhân dân từ thời xa xưa, kể cả từ thời kỳ Văn Lang Âu Lạc, văn hóa dân gian trong thời kỳ Đại Việt đã gắn liền với sự phát triển của cuộc sống ấy. Từ phong tục, tập quán tín ngưởng, nếp sống đến văn học nghệ thuật, diễn xướng, hội lễ, v.v. văn hóa dân gian mang những nét độc đáo của từng săc tộc, từng địa phương nhưng vẫn thống nhất trong khuôn thức chung cún văn hóadân tộc. Văn hóa dân gian không những đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân lao động mà còn đáp ứng nhu cầu văn hóa của toàn xã hội, bao gồm các tòng Iđp trên, cả vua quan nứa. Đồng thời, văn hóa dAn gỉnn còn 251
  20. là một cơ sở quan trọng cho việc xây dựng dòng văn hóa bác học của dân tộc. Như ở trên đã nêu lên, dong văn hóa bác học của dân tộc Đại Việt đã được xây dựng trên cơ sở những thành tựu của dòng văn hóa dân gian của dân tộc và những thành tựu của dòng văn hóa bác học, tiếp thu của Trung Quốc, của Ân Độ. Văn hóa bác học đồng thời lại thê hiện nhứng sáng tạo của các nhà văn hóa Đại Việt trong nỗ lực đáp ứng những nhu cầu của cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nưđc Đại Việt. Ngoài những tư tưởng và nhứng tín ngưỡng của nhân dân thì, trong thời kỳ Đại Việt, Nho giáo, Phật giáo và đạo giáo là nhứng hệ ý thức chỉ đạo những sáng tạo của các nhà văn hóa bác học. Kitô giáo và Hồi giáo không có ảnh hưởng nhiều vào văn hóa bác học thời kỳ Đại Việt. Trong thời kỳ Đại Việt, từ rất sớm các triều vua đã chú ý đến việc đào tạo nhân tài. Năm 1076, nhà Lý mở Quốc Tử Giám tức là trường Đại học đầu tiên của nước ta đế chăm lo việc giáo dục. Năm 1252, nhà Trần mở rộng phạm vi đào tạo. Từ năm ấy trở đi không chỉ con em nhà quan mà cả những phần tử xuất sắc thuộc các tầng lớp thứ dân cũng được vào học ở Quốc Tử Giám - Từ năm 1086 trờ đi nhà Lý đã mở những kỳ thi để chọn nhân tài - Sang đời Trần, đời Lê, đời- Nguyền, việc học hành và việc thi cử ngày càng mở rộng. Ngoài Quốc Tử Giám ở kinh đô thì từ năm 1397 trở đi, lại có các chức học quan để chăm lo việc giáo dục ở các lộ, phủ, châu. Nếu không kể các nhà sư và các đạo sĩ thì phần lớn các nhà văn hóa cùa thời kỳ Đại Việt đêu đã được đào tạo và được tuyển qua các tổ chức và các thể thức như 252
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2