YOMEDIA
ADSENSE
Văn hóa về tặng quà trong kinh doanh
361
lượt xem 164
download
lượt xem 164
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quà tặng mang tính chất xúc tiến kinh doanh như khuyến mại cho khách hàng tin dùng sản phẩm của công ty sẽ khác với quà tặng cảm ơn hay chúc mừng mang tính chất cá nhân tới một đối tác cụ thể.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn hóa về tặng quà trong kinh doanh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA KINH TẾ Đề tài: Văn hóa tặng quà trong kinh doanh.
- 1 Khái quát về văn hóa tặng quà trong kinh doanh. 2 Những điều cần biết trong văn hóa tặng quà. 3 Văn hóa tặng quà trong kinh doanh ở một số nước.
- Khái quát về văn hóa tặng quà trong kinh doanh Nói đến văn hoá là người ta nói đến những tập quán, những chu ẩn mực, những nếp nghĩ, những chân giá trị, ý niệm, niềm tin... đ ược truyền lại và cùng chia sẻ trong một quốc gia hay trong m ột c ộng đồng dân cư của cùng một quốc gia. Tặng quà là một nét đặc trưng của văn hoá. Tặng quà cũng có ảnh hưởng lớn đến giao dịch quốc tế. Một món quà tặng được đối tác đón nhận có thể đem về cho bạn nhiều “cái lợi” trong kinh doanh, mà ngay chính bạn nhiều lúc không thể ngờ tới.
- Khái quát về văn hóa tặng quà trong kinh doanh Thông điệp tặng quà trong kinh doanh Không đơn thuần là phép lịch sự… Để quà tặng thúc đẩy kinh doanh thành công 1. Tặng đúng mục đích: Quà tặng mang tính chất xúc tiến kinh doanh như khuyến mại cho khách hàng tin dùng sản phẩm của công ty sẽ khác với quà tặng cảm ơn hay chúc mừng mang tính chất cá nhân tới một đối tác cụ thể. Ở một số nước tặng quà là một cử chỉ văn minh. Nhưng một số nước khác đây lại được coi như một món hối lộ. 2. Tặng đúng thời điểm: Không phải bất cứ lúc nào bạn tặng quà, đối tác cũng sẽ nhận. Tùy vào từng điều kiện cụ thể và ph ụ thu ộc vào văn hóa ứng xử trong giao tiếp khác nhau, bạn nên tìm hiểu đ ể tặng quà đúng thời điểm. 3. Quà tặng phải có giá trị: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc tặng quà. Tuy nhiên, giá trị ở đây không đơn thuần chỉ có nghĩa là đ ắt tiền mà phải thể hiện được giá trị tinh thần sâu sắc.
- Những điều cần biết trong văn hóa tặng quà. Tạo dựng quan hệ đối tác Duy trì giữ vững doanh số với khách hàng cũ. Thông thường yêu cầu tiên quyết của một món quà tặng doanh nghiệp là phải có in khắc logo thương hiệu. Một vật phẩm đ ược làm riêng cho doanh nghiệp vừa giúp nâng tầm vị thế của doanh nghiệp vừa giúp thương hiệu truyền bá rộng rãi. Hình thức linh hoạt hơn nhường quyền lựa chọn quà t ặng cho khách hàng chính là tặng quà bằng thẻ quà tặng.
- Những điều cần biết trong văn hóa tặng quà Các nước mà tại đó bạn nên/không nên tặng quà đối tác: • Những quốc gia mà tại đó người ta chấp nhận quà cáp là : - Khu vực Châu Âu: Cộng hòa Séc, Phần Lan, Liên bang Nga, Ukraina. - Khu vực Châu Mỹ La Tinh: Bolivia, Columbia, Costa Rica - Khu vực rìa Thái Bình Dương: Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc. - Đài Loan, Malaysia, Philippine, và Thái Lan • Những nơi bạn không nên tặng quà ngay lần đầu gặp gỡ, nhưng việc tặng quà lại có thể được chấp nhận vào những lần sau: - Châu Âu: Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha - Châu Mỹ La Tinh: Brazil, Chile, Guatemala. Nicaragua, Panama - Peru, Venezuela - Vùng ven Thái Bình Dương: Malaysia và Singapore - Khu vực Scandinavi: Phần Lan và Thụy Điển. • Những quốc gia mà ít khi người ta tặng hay nhận quà là: Châu Phi, Châu Úc, Châu Âu: Anh, Pháp, Hungary, Ý, Châu Mỹ La Tinh: Uruguay, Scandinavi : Đan Mạch, Trung Á: Pakistan, Ả rập Saudi, Hoa Kỳ. • Ở một số nước khác bạn không nên tặng quà mang nhãn hiệu công ty mình như là Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha.
- Những điều cần biết trong văn hóa tặng quà. Vật phẩm sắc nhọn: Đối với nhiều nền văn hóa, những vật có lưỡi sắc là tượng trưng cho sự chia cắt tình bạn hay các mối quan hệ. Những sản phẩm làm tại địa phương nơi bạn tới gặp đối tác: Vd:bạn đang đi công tác ở một quốc gia có một loại sản phẩm nổi ti ếng nào đó, hãy nhớ là nhất quyết bạn không được dùng sản phẩm đó làm quà. Những sản phẩm điện tử hoặc dụng cụ văn phòng: Những món tặng phẩm phù hợp với một chuyên viên hay một thành viên c ủa công ty đ ối tác có thể là các sản phẩm điện tử như bút laser, máy tính… Những đồ văn phòng phẩm hoặc để bàn: Đó có thể là bút máy chất lượng cao, hoặc một bộ bút máy hoặc bút chì, một hộp đựng danh thi ếp, cặp da thật đẹp, hoặc cặp đựng tài liệu bằng da. Rượu: Đối với đối tác đến từ những nước nổi tiếng về rượu thì bạn không nên tặng sản phẩm này. Sô cô la: luôn là một lựa chọn tuyệt vời để dành tặng người đối tác c ủa bạn khi bạn tới nhà thăm họ Hoa: Như ở Châu Âu chẳng hạn, truyền thống xưa kia của châu Âu vẫn luôn là tặng hoa với số hoa lẻ, ngoại trừ con số 13, con số xui xẻo theo quan niệm của họ.
- Văn hóa tặng quà trong kinh doanh ở một số nước Tục lệ tặng quà tại Trung Quốc - Đây là một hành động thông thường và mang tính xã giao trong các ngày kỷ niệm, cảm ơn vì đã giúp đỡ hay thậm chí nhờ cậy giúp đỡ trong tương lai. - Khi một doanh nhân Trung Quốc muốn mua một món quà, sẽ rất bình thường với việc họ sẽ trực tiếp hỏi người nhận quà thích gì. - Quà tặng kinh doanh luôn được đền đáp ngược lại. Không thực hiện điều đó có thể là một hành động tồi. - Khi tặng quà, tuyệt đối đừng đưa tiền mặt. - Đừng quá căn cơ với lựa chọn quà tặng của bạn bởi nếu vậy bạn sẽ được xem như một ‘iron rooster’ (gà trống sắt) – ý muốn nói việc có được một món quà từ bạn cũng như việc nhổ một chiếc lông từ con gà trống sắt. -Tuỳ thuộc vào loại quà, hãy tránh việc tặng đơn lẻ một cái gì đó. Người Trung Quốc rất coi trọng sự cân bằng và hài hoà, vì vậy hãy tặng một đôi. -Trong văn hóa Trung Hoa, biểu tượng mang ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với màu sắc và các con số. -Ở Trung Quốc, chính phủ cũng có ra một chính sách xét loại quà tặng nào là món hối lộ. Mặc dù chính sách này cũng dần được nới lỏng nhưng cũng sẽ có lúc món quà của bạn sẽ không được chấp nhận.
- Văn hóa tặng quà trong kinh doanh ở một số nước Tục lệ tặng quà tại Nhật Bản - Việc tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản. - Hãy mang theo nhiều món quà khác nhau trong chuyến đi của bạn để nếu bạn được ai tặng quà, bạn sẽ có cái để đền đáp lại. - Văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản nhấn mạnh vào hành động của việc tặng quà chứ không phải bản thân món quà. - Thời điểm tốt nhất để tặng quà đó là cuối buổi gặp gỡ. - Nếu bạn trao quà cho một nhóm người, thời điểm tốt nhất là khi có mặt tất cả mọi người. - Nghi thức chính xác nhất đó là trao tặng hay đón nhận một món quà bằng cả hai tay. - Trước khi chấp nhận một món quà, bạn nên lịch sự từ chối một hoặc hai lần. -Con số bốn hay số chín thường được xem là không may mắn. Việc tặng món quà đi theo cặp là hoàn toàn có thể. -Có một thông lệ tại Nhật, là đối tác sẽ tặng lại mình một món quà bằng nửa giá trị món quà họ đã nhận. -Và đừng chọn những sản phẩm của công ty bạn làm quà tặng với logo công ty hiện ngay trên quà tặng.
- Văn hóa tặng quà trong kinh doanh ở một số nước Tục lệ tặng quà tại Ả Rập Xê Út - Việc tặng quà chỉ nên được thực hiện với những người thân thiết nhất và mang ý nghĩa tình cảm sâu sắc. - Món quà nên có chất lượng tốt nhất. - Đừng bao giờ mua vàng hay lụa như một món quà cho đàn ông. - Bạc có thể được chấp nhận. - Luôn trao hay nhận quà với tay phải. - Người Ả Rập Xê Út rất thích các loại nước hoa, dầu thơm cho quần áo. Phổ biến nhất là sản phẩm ‘oud’ có thể có giá đến 1000 bảng Anh/ounce. -Việc mở gói quà khi nhận quà là không thích hợp.
- Văn hóa tặng quà trong kinh doanh ở một số nước Cách thức tặng quà truyền thống tại các nước theo đạo Các nước Latin o Văn hóa tặng quà ở các nước Latin quả không cầu kỳ như Trung Quốc và Nhật Bản, o Văn hóa của các nước Latin cũng có một số điều kiêng kỵ đối với màu sắc và vật phẩm. Giấy tím và giấy đen không được dùng để bọc quà vì đây là màu giấy dùng trong tuần Thánh. o Những vật phẩm gắn với đám tang hoặc cái chết như khăn tay, hoa vàng, hoa đỏ và hoa trắng cũng không nên dùng. Trong văn hóa đạo Do Thái • Người Do Thái không được phép ăn thịt lợn và những loài giáp xác dưới biển. • Vì rượu được dùng trong những nghi thức tôn giáo do đó người ta dán nhãn “hạn định” trên vỏ chai kể cả là rượu đó chỉ dùng trong những buổi tiệc bình thường.
- Văn hóa tặng quà trong kinh doanh ở một số nước Ở những quốc gia Hồi giáo Trong nền văn hóa Hồi giáo, kinh Co-ran nghiêm cấm rượu và những sản phẩm có cồn. Do đó rượu và các sản phẩm có cồn kể cả là nước hoa đều bị cấm. Những sản phẩm hoặc thức ăn có xuất xứ từ heo, chim, và các loài giáp xác dưới nước đều bị cấm. Do đó không bao giờ người ta tặng nhau sản phẩm làm từ da lợn hay lông đà điểu cả. Quần áo cũng không nằm trong danh sách quà tặng, vì đối với họ món quà này quá riêng tư và không thể mang tặng được. Người ta cũng không tặng nhau những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hay những bức họa hoặc bức ảnh có hình cơ thể người, đặc biệt là khỏa thân. Món quà tuyệt vời dành cho một tín đồ Hồi giáo tận tâm lại là một chiếc la bàn. Ở những đất nước đạo Hồi khi đưa hay nhận quà bạn nên dùng tay phải hoặc cả hai tay. Những người Hồi giáo quan niệm tay trái là không sạch sẽ.
- Văn hóa tặng quà trong kinh doanh ở một số nước Đối tác theo Đạo Hindu (Ấn độ giáo) Trong đạo Hindu, bò là loài vật thiêng liêng thần thánh, người ta tránh xa tất cả những thực phẩm dính tới cá và những loài động vật khác ngoại trừ sữa hoặc bơ. Do đó bạn không nên chọn một sản phẩm thức ăn hay áo lông liên quan tới những loài trên. Hầu hết những tín đồ đạo Hindu không uống rượu. Bạn phải đưa quà hoặc nhận quà bằng tay phải hoặc cả hai tay, không được dùng tay trái do đạo Hindu không cho đó là bàn tay sạch sẽ. Người Hindu cũng không mở quà ngay khi họ nhận nó.
- Nhóm tiểu luận Nguyễn Thị Bích Ngọc Lê Thị Mai Thảo Nguyễn Thị Lan Anh
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn