intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ NĂNG VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Chia sẻ: Bui Hung | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:32

189
lượt xem
96
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, giao tiếp được mở rộng ra vượt qua rào cản cả về thế hệ, văn hoá, nền tảng giáo dục cũng như nghề nghiệp. Biết cách mở rộng giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả sẽ rất tốt cho công việc của mỗi người. Phần lớn sinh viên khi tốt nghiệp đều được trang bị những kiến thức chuẩn về ngành nghề mà họ được đào tạo trong các trường đại học

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ NĂNG VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

  1. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÌM KIẾM NHÂN TÀI VINA
  2. Mục đích của khóa học Trang bị kiến thức cơ bản để nhìn nhận về các vấn đề một cách khoa học Nhận dạng và phát biểu vấn đề một cách rõ ràng, chính xác Sử dụng những kỹ năng để phân tích vấn đề, tìm nguyên nhân Tìm kiếm và lựa chọn các giải pháp tối ưu cho các vấn đề một cách khoa học Áp dụng tư duy sáng tạo trong quá trình ra quyết định
  3. I. Vấn đề là gì? • Hãy tự hỏi bản thân mình: o Cuộc sống của bạn có đang diễn ra như bạn mong muốn? o Có những điều gì cản trở bạn đến với ước mơ, mục tiêu trong đời của mình? o Vấn đề mà bạn đang gặp phải là gì? Trong cuộc sống? Trong công việc? o Bạn đã thực sự đối diện với những vấn đề đó chưa? o Bạn giải quyết chúng theo những cách nào? o Có khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi và bị stress vì cứ phải gặp những vấn đề lặp đi lặp lại, từ những vụ việc đơn giản đến phức tạp?
  4. I. Vấn đề là gì? • Cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết và ra quyết định mỗi ngày. • Nếu chúng ta giải quyết vấn đề và ra quyết định tốt, chúng ta sẽ thành công. • Ngược lại, chúng ta sẽ phải loay hoay trong vòng luẩn quẩn “thử và sửa sai”, dần dần mất tự tin và ta sẽ thất bại. • Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất là chúng ta chưa biết cách giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả. Vậy vấn đề là gì? Tại sao phải giải quyết vấn đề và ra quyết định?
  5. I. Vấn đề là gì? • Vấn đề là một mục tiêu nhưng chưa biết cách thực hiện hoặc chưa biết cách thực hiện nào là tối ưu. • Ví dụ: Bạn mơ ước trở thành một ca sĩ nổi tiếng nhưng bạn chưa biết cách nào để đạt được. Đó là vấn đề của bạn. • Vấn đề đôi khi là những việc rất đơn giản. • Ví dụ: Tìm ra một con đường ngắn nhất để đi làm mà không bị kẹt xe mỗi ngày cũng là một vấn đề tất cả chúng ta đều mơ ước. • Nếu bạn thường xuyên giải quyết được vấn đề của mình. Bạn sẽ rất thành công và tự tin hơn. • Trái lại, bạn ngại mọi sự thay đổi, thiếu tự tin và thường bị động.
  6. II. Phân loại vấn đề • Vấn đề đơn giản: o Được xác định rõ ràng o Lặp đi lặp lại o Có một nguyên nhân duy nhất o Giải pháp có thể đánh giá được hoàn toàn về ảnh hưởng của nó đối với vấn đề o Giải pháp được quy định
  7. 2. Phân loại vấn đề • Vấn đề phức tạp: o Không được xác định rõ ràng o Độc nhất, không bình thường hoặc mới lạ. o Có nhiều nguyên nhân. o Có nhiều giải pháp có thể. Giải pháp sẽ ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi của vấn đề. o Giải pháp sẽ thay đổi.
  8. III.Tiến trình giải quyết vấn đề 1. Xác định vấn đề. • Phân tích nguyên nhân • Đưa ra các phương án / giải pháp • Chọn giải pháp tối ưu. • Thực hiện quyết định. • Đánh giá quyết định.
  9. 3.1 Xác định vấn đề • Trước tiên bạn phải nhận ra được rằng vấn đề đang tồn tại cần được giải quyết là gì? • Trước khi bạn bắt đầu quá trình ra quyết định giải quyết vấn đề, hãy chắc chắn là vấn đề mà bạn sắp đưa ra thật sự là vấn đề quan trọng cần được giải quyết. Nếu không là như vậy thì bạn hãy để mặc vấn đề. • Bạn thường nghĩ rằng đã là một nhà quản trị thì mọi người rất rộng lượng chia sẽ các vấn đề cùng với bạn, và nếu có thể, họ sẽ cất dỡ gánh nặng của những vấn đề ấy!
  10. Nhận biết vấn đề • Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: o Chuyện gì sẽ xảy ra nếu...? o Giả sử như việc này không thực hiện được thì...? o Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng. • Phải cởi mở khi chấp nhận rằng thậm chí bạn có thể là một phần của nguyên nhân gây ra vấn đề. • Quan tâm theo dõi kết quả công việc nếu như nó không diễn ra như kế hoạch.
  11. Nhận biết vấn đề • Tìm xem có những khác biệt nào giữa thực tế đang tồn tại và điều mà bạn cho là “tiêu biểu”. • Xem xét mối quan hệ nhân - quả. • Hỏi ý kiến những người trong cương vị để đưa ra được những triển vọng khác nhau hoặc để hiểu biết đúng bản chất của tình huống ra quyết định. • Xem xét tình huống từ những góc độ khác nhau. • Chú ý các vấn đề xảy ra có tình chất lặp đi lặp lại. Điều này thường cho thấy là chúng ta chưa hiểu vấn đề một cách đầy đủ.
  12. Nhận biết vấn đề • Một khi bạn nhận biết được vấn đề hoặc tình huống “thực”, và hiểu rthững nguyên nhân của nói thì bạn phải đưa ra một trong những quyết định đầu tiên của bạn. o Không làm gì cả (việc quyết định “không đưa ra quyết định gì cả” cũng là một quyết định). o Chỉ quan sát vấn đề và trở lại vấn đề vào một ngày khác. o Thử kiểm tra vấn đề. o Cứ tiến tới tìm kiếm một giải pháp và đưa ra nhiều quyết định hơn.
  13. Những khó khăn trong giai đoạn xác định vấn đề • Thành kiến thiên lệch do nhận thức : o Bảo thủ o Ảnh hưởng chính trị bởi người khác o Mô hình trí năng : mỗi người nhận thức vấn đề với một khía cạnh khác nhau. • Kỹ năng phân tích kém : o Không rõ những gì đang xảy ra  hay gán cho cho nó 1 vấn đề gì đó. o Thiếu thời gian. o Tình huống phức tạp. o Coi giải pháp là vấn đề
  14. Xác định vấn đề một cách hiệu quả • Ý thức được những hạn chế về mặt nhận thức. • Xem xét các mối quan hệ nhân quả. • Thảo luận tình huống với các đồng sự. • Xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. • Có đầu óc cởi mở, thậm chí chấp nhận rằng đôi khi chính bạn là một phần nguyên nhân của vấn đề. • Theo dõi kết quả công việc, kịp thời phát hiện những bất thường khi việc không diễn ra theo như kế hoạch. • Sử dụng công nghệ thông tin.
  15. 3.2 Phân tích các nguyên nhân • Tập hợp các dữ liệu về tình huống. • Xác định phạm vi vấn đề. • Ước lượng hậu quả của vấn đề. • Xem xét những hạn chế có thể có ảnh hưởng đến các giải pháp của vấn đề
  16. Tập hợp dữ liệu về tình huống • Điều này đòi hỏi khả năng phân biệt giữa sự kiện và ý kiến. Đặc biệt trong các vấn đề giữa các cá nhân với nhau, ý kiến của mọi người có thể rất mạnh mẽ và bị ảnh hưởng bởi xúc cảm. • Bạn cần phải thu thập và tổ chức dữ liệu thích hợp cho vấn đề. Phải biết ưu tiên chọn cái gì là quan trọng nhất
  17. Xác định phạm vi của vấn đề • Bạn hãy xem xét ai và cái gì có liên quan. Đó vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức hoặc chỉ một vài thành viên ? • Đó là một vấn đề giữa các cá nhân với nhau, một vấn đề về hệ thống hoặc một vấn đề thuộc nhóm ? Các nhân tố như vậy có thể có ảnh hưởng tới nguồn lực mà bạn cấp cho việc tìm kiếm giải pháp. • Xác định phạm vi của vấn đề cũng sẽ giúp xác định được những người có liên quan.
  18. Xác định hậu quả của vấn đề • Quyết định những hậu quả có thể có của vấn đề, xác định vó cần phân tích thêm nữa hay không? • Xem xét những hạn chế có thể có ảnh hưởng đến giải pháp của vấn đề: o Có những yếu tố nào có thể ngăn cản một giải pháp đạt kết quả tốt hay không ? o Tập hợp dữ liệu để tách riêng rẽ những phức tạp của vấn đề. o Đào sâu hơn vào những nguyên nhân của vấn đề và cố gắng thử trình bày tỉ mỉ tại sao nó lại là một vấn đề. o Bạn cũng có thể xem xét lại ai sẽ liên quan, có những hậu quả và ràng buộc nào có thể ngăn cản những giải pháp của vấn đề.
  19. 3.3 . Đưa ra các giải pháp • Bạn sẽ chọn giải pháp tốt nhất: là giải pháp cho phép đạt được những mục tiêu của bạn và có lưu ý đến những ràng buộc của tình huống. • Tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề bao gồm hai quá trình : suy nghĩ sáng tạo và suy nghĩ phân tích.
  20. A.Suy nghĩ sáng tạo • Nếu bạn muốn khuyến khích sự sáng tạo và làm phát sinh nhiều giải pháp sáng tạo hơn thì bạn cần phải sẵn sàng thỏa mãn được 4 tiêu chí: o Sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến. o Chấp nhận rủi ro. o Kêu gọi người khác tham gia. o Chấp nhận phê bình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2