VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 16. IỚI THIỆU VĂN HỌC Ả RẬP- HỒI GIÁO VÀ TÁC PHẨM “NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM”
lượt xem 20
download
Khi đạo Gia Tô đang bành trướng ở phương Tây thì đạo Hồi xuất hiện ở vùng các dân tộc Ả rập. Nơi đây các dân tộc du mục A rập thường hay đi đánh cướp vùng lân cận hoặc chặn cướp các đoàn thương nhân đi qua sa mạc. Đầu thế kỉ thứ 7 họ dần dần định cư vùng có thể làm nông nghiệp, lập ra thị trấn. Hai thị trấn cổ nhất là Medin và Mecque (Mecce, Mecca).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 16. IỚI THIỆU VĂN HỌC Ả RẬP- HỒI GIÁO VÀ TÁC PHẨM “NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM”
- Phần thứ tư CHƯ ƠNG X VI GIỚI THIỆU VĂN HỌ C Ả RẬP- HỒI GIÁO VÀ TÁC PHẨM “NGHÌN LẺ M ỘT ĐÊM” 1 - Vùng văn hoá Ả rập - Hồi giáo SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỒI GIÁO Khi đạo Gia Tô đang bành trướng ở phương Tây thì đạo Hồi xuất hiện ở vùng các dân tộc Ả rập. Nơi đây các dân tộc du mục A rập thường hay đi đánh cướp vùng lân cận hoặc chặn cướp các đoàn thương nhân đi qua sa mạc. Đầu thế kỉ thứ 7 họ dần dần định cư vùng có thể làm nông nghiệp, lập ra thị trấn. Hai thị trấn cổ nhất là Medin và Mecque (Mecce, Mecca). Dân Arập vốn theo đa thần giáo, bấy giờ họ thờ một mảnh thiên thạch (vẫn thạch) . Nhân vật Mahomed (Mahomed có nghĩa là được tôn vinh) sinh năm 570 gần Mecce, nhà nghèo. Cậu bé đi chăn cừu, làm hướng đạo cho các đoàn thương nhân nên có dịp đi nhiều nơi. Mahomed đã làm nô bộc cho một quả phụ giàu, rồi cưới bà ấy. Từ 40 tuổi đến 50, Mahomed có hành vi khác thường, đề xướng lối sống độc thân . Nhiều người nhắc nhở đồn đại về ông như một sự lạ và đi nghe ông giảng đạo. Nhiều dân Do Thái bỏ đa thần giáo mà tin theo Mahomed. Họ mời ông tới Medin, ông chưa đi mà gởi tín đồ đi trước. Bọn hào mục địa phương ở Mecce định ám sát ông, đúng đêm ấy ông bỏ trốn . Năm 622 cuộc đào tẩu của Mahomed đánh dấu sự bắt đầu kỉ nguyên Hồi Giáo. Tới Medin, ông tổ chức tôn giáo mới thành công, lại tổ chức thánh chiến để trừng phạt những kẻ chống đạo. Quân lính của hai thị trấn đánh nhau dữ dội, phần vì đức tin phần vì nhân cơ hội này mà cướp bóc. Khi quân của ông chiến thắng, ông được rước về thị trấn Mecce quê nhà. Về sau Mecce được coi là "đất thánh". Năm 62 tuổi, ông được toàn xứ Ả rập tôn sùng là giáo chủ. Trước khi lâm chung, ông còn để lại những lời giảng nhân từ hấp dẫn . Giáo điều căn bản có thể gọn trong câu thứ nhất "Chỉ có một đức Chúa duy nhất là Allah và một tiên tri của người là Mahomed". Câu thứ hai là "con người phải phục tùng ý muốn của Chúa - như thế gọi là Islam " . Nghi lễ cũng đơn giản với bốn điều răn cơ bản : Mỗi ngày cầu nguyện 5 lần và nhớ tắm rửa trước khi cầu nguyện . - Một lần tối thiểu trong đời cần hành hương đến Mecque . - Kiêng rượu và thịt heo - Chiến đấu vì Chúa sẽ được lên thiên đàng . - Hồi nhỏ khi làm hướng đạo, Mahomed gặp một giáo sĩ Gia Tô và đi theo đạo này . Khi sống ở Mêđin gần người Do thái, ông lại chịu ảnh hưởng Do thái giáo . Vậy đạo Hồi là một hỗn hợp Gia tô và Do thái giáo . Giáo chủ - nhà tiên tri Mahomed - có tài ngoại giao, vừa trí xảo vừa có thể dùng bạo lực , biết tùy thời ( khi mềm dẻo hòa hoãn , khi tấn công quyết liệt) . 12 0
- Các quốc vương Hồi giáo đầu tiên sống giản dị gương mẫu - như quốc vương Aboukark và Giaó chủ Omar I . . . Dần dần về sau mọi quốc vương cũng giống như các vua chúa phương Đông khác. Đế quốc A rập lại chia ra thành ba xứ : Ai cập, Baghdad và Cordoue. Dần dà trung tâm của vùng A rập là Iraq, thủ đô là Baghdad . Nhìn chung văn hóa vùng Arập phát triển khá đều do học tập văn hoá từ các vùng xung quanh từ Á sang Âu trong các cuộc tiếp xúc. Từ đó họ đóng góp nhiều sáng tạo, phát triển, tiếp biến nền văn hoá khu vực của họ. TÁM CUỘC THẬP TỰ CHINH - XUNG ĐỘT THIÊN CHÚA GIÁO VÀ HỒI GIÁO . (từ thế kỉ 11 đến 13 ) Từ năm 1096 đến 1270 xảy ra 8 cuộc thánh chiến . Nguyên nhân là do xung đột đức tin của hai tôn giáo . Kẻ gây ra chiến tranh là tín đồ đạo Gia Tô ở Tây Âu nhằm giải thoát thánh mộ chúa Jesus do người Hồi Giáo chiếm đóng . Thánh địa Jerusalem vốn thuộc tín đồ đạo Gia Tô nhưng đến thế kỉ 11 nhóm người Thổ nhĩ kì theo đạo Hồi từ Tân cương đến, tiêu diệt đế quốc Ả rập ở Bagdad, đe dọa thành Constantinope và châu Âu . . . và chiếm Jerusalem. Khi làm chủ xứ này, họ nghiêm cấm tín đồ Gia Tô đi hành lễ. Nhân cơ hội này, các lãnh chúa phong kiến muốn chiếm thêm đất, bọn võ sĩ thích phiêu lưu những nơi xa lạ, nông dân muốn tìm thêm đất cày cấy tự do. Lí do khác: người Gia Tô ở Phi châu bị người Thổ đánh đuổi nay muốn phản công trả thù người Thổ. Giáo hoàng Urbain II tại hội nghị công giáo Clermon ngày 27 tháng 11 năm 1095 đã đề xướng cuộc thánh chiến và Pierre L'Ermite lãnh đạo việc hô hào quần chúng . Trong bản thông tri gởi các giáo sĩ, Giáo hoàng đã hứa hẹn sẽ tha tội cho những tội nhân nào tham dự chiến tranh. Vợ con, tài sản của chiến sĩ được giáo hội bảo vệ . Những kẻ đói khổ, thất nghiệp, lưu manh thừa cơ hội kéo từng đoàn đi cướp giật. Đến đâu họ cũng bị xua đuổi nguyền rủa đến đó. Họ chết đường chết xá rất nhiều. Qua tới vùng Tiểu Á, ít người thoát khỏi tay người Thổ nhĩ kì mà trở về. Trong cuộc chiến tranh dưới ngọn cờ thập tự, ngoài các lãnh chúa nhất là các lãnh chúa Pháp thì không có quốc vương nào tham dự (Lãnh chúa là những người mang danh hiệu quí tộc, cai trị từng vùng, dưới quyền lãnh đạo của quốc vương nhưng họ ít khi chấp hành lệnh quốc vương). Số lính chính qui của đoàn quân thập tự gồm một triệu người. Họ đến tụ họp trước thành Constantinope năm 1097 theo sự chỉ huy của một ông hoàng Bỉ, công tước Godefroi de Bouillon. Từ đó họ tiến quân sang Châu Á. Khi tới Jerusalem phần bị quân Thổ tiêu diệt, phần vì thiếu nước uống, họ chết gần hết. Số tàn quân còn khoảng bốn chục ngàn. Nhờ đức tin thúc đẩy, họ quyết liệt tấn công Jerusalem và khi chiếm được thành, họ tổ chức vùng này thành một quốc gia phong kiến kiểu Châu Âu, gồm các lãnh thổ Edesse, Antioche và Tripoli. Nhưng các xứ này lại xung đột với nhau. Quốc vương mới Jerusalem không đủ khả năng chế ngự các chư hầu bởi họ theo đuổi các đường lối chính trị riêng. Lúc này, vùng Jerusalem bị tấn công từ nhiều phía. Hoàng đế Alexis ở thành Constantinope dùng đủ mọi cách giành lại xứ Antioche, còn người Hồi giáo thì muốn lấy lại những đất đai mà họ đã mất. Rồi người Thổ phản công, đánh phá các vùng la tinh (vùng 12 1
- Gia Tô giáo). Năm 1146, họ chiếm xứ Edesse, xua đuổi tín đồ Gia Tô ra khỏi một phần xứ sở và hăm dọa xứ Antioche. Nhiều cuộc chiến tranh thành chiến lại tiếp diễn . Cuộc chiến tranh thập tự thứ 4 xảy ra năm 1202-1204. Lần này quân thập tự không tiến vào Ai Cập và Palestine mà lại đánh phá thành Constantinope, phá hủy đế quốc Hy Lạp, thành lập đế quốc La Tinh phía Đông (Đế quốc này tồn tại được trên nửa thế kỉ đến 1261). Trong lúc đánh thành Constantinope, quân thập tự tham tàn man rợ . Họ đập phá các di sản nghệ thuật để lấy ngọc vàng châu báu, nấu cả tượng đồng và những tác phẩm điêu khắc cổ xưa để đúc tiền . Lần thứ 5 quân thập tự đánh xứ Ai Cập nhưng không kết quả . Lần thứ 6 hoàng đế Frederic II không đánh mà thương nghị với tín đồ đạo Hồi , xin cho tín đồ Gia Tô được hành lễ ở Jerusalem . Lần thứ 7 và 8 cuộc chiến của quân thập tự do Saint Louis điều khiển lại bị thất bại thảm hại - và đó là lần cuối cùng . Chiến tranh thập tự chinh phát sinh vì lí do tín ngưỡng nhưng kết quả của tám cuộc chiến ấy chỉ làm cho đức tin của Gia tô giáo giảm đi và thánh địa Jerusalem vẫn không được giải thoát. Thật ra ban đầu những người tham dự chiến tranh thập tự đều có một đức tin hồn nhiên về đạo Gia Tô. Họ hưởng ứng lời kêu gọi của giaó hoàng một cách thành thực và sẵn sàng nhận giáo hoàng làm người hướng đạo. Nhưng những người tiếp tục tham chiến lại lợi dụng đức tin để kiếm lợi khiến đức tin bị tàn phá. Những cuộc thập tự về sau đã mang tính chất chính trị và kinh tế hơn là đức tin . Hàng ngàn lãnh chúa, võ sĩ phải bỏ mạng. Nhiều nhà quí tộc phải chịu phá sản kiệt quệ trở thành dân nghèo. Trái lại giai cấp thương nhân thành thị nhờ chiến tranh mà giàu lên. Họ đã bỏ tiền cho lãnh chúa đánh giặc nên họ chi phối được lãnh chúa hoặc thoát ly khỏi kềm kẹp của bọn này và tăng cường uy quyền của họ. Chính phủ lãnh chúa yếu đi thì chính phủ quân chủ trung ương mạnh lên, củng cố và bành trướng. Nhìn chung chiến tranh làm chế độ phong kiến suy yếu đi . Về kinh tế, quân thập tự chiếm hải cảng lớn ở Syrie tạo điều kiện cho các đô thị Venice, Jaine, Pisc phát triển mạnh. Các hải cảng Marseille, Barcelona hoạt động lại được nhờ con đường hàng hải Tây phương và Đông phương khai thông. Thương nghiệp các nước chung quanh vùng Địa Trung Hải thịnh vượng và lấn át các trung tâm thương mại ở đại lục. Sản phẩm phương Đông tràn về châu Âu nhất là vào hải cảng Ý (Italia). Thương nhân tải về nào là thảm quí, gương soi, đồ đạc, khí giới chạm khắc cẩn ngọc vàng, vải quí, lụa nhung. Những dân tộc Tây Âu sau khi tiếp xúc với nền văn minh phương Đông cao hơn đã học được cả lối sống phong lưu cao nhã nên rất ưa thích những thứ xa xỉ phẩm này. Chiến tranh thập tự làm cho chính trị suy yếu đồng thời có lợi cho công thương nghiệp phát triển và một lần nữa chính nền công thương này lại giết chết hẳn chế độ phong kiến. Giai cấp thị dân lớn mạnh đủ sức đương đầu với giới lãnh chúa phong kiến. Họ xây dựng một nền kinh tế tư bản, họ lũng đoạn nền kinh tế nông nghiệp phong kiến và tổ chức một lực lượng chính trị mới lấn át chính quyền phong kiến để một ngày kia họ làm cách mạng lật đổ chính quyền đó, thành lập một xã hội khác- xã hội dựa trên công thương làm nền tảng. 2 – Hai tác phẩm văn học tiêu biểu KINH CORAN Kinh của Đạo Hồi (Islamism) gồm 114 chương (xurat). Mỗi xurat gồm nhiều aiat (câu thơ). Toàn bộ cuốn kinh có 6 219 câu thơ. Mỗi chương có một tiêu đề là chủ đề bàn luận, nhìn chung nội dung các chương không nhất quán . 12 2
- Chương đầu dài nhất gần như tóm tắt toàn bộ nội dung kinh Coran. Các nhà thần học Hồi giáo coi chương đầu như một quyển "bổn kinh" (kinh gốc). Kinh Coran gồm những bài truyền giáo, luật lệ và qui định nghi lễ thờ cúng, những lời niệm chú và cầu nguyện, những truyện giáo huấn và ngụ ngôn do Mohamed - người được Thượng đế Allah giao phó sứ mệnh tiên tri và truyền giảng tôn giáo. Trước hết Mohamed được "thiên khải tiên tri", làm một thiên sứ xuống trần truyền đạt lời Thượng đế . Mohamed ghi nhớ những lời ấy . Kinh Coran ghi lại hai thời kì truyền giáo của nhà tiên tri Mohamed, cũng là hai lần thiên khải : thời kì ở Mecca và thời kì ở Medin, khoảng năm 610-632 . . .Khi Mohamed còn sống, chưa có kinh Coran, ông tự tay ghi chép lời truyền giáo của mình. Sau khi ông qua đời (632) chiến hữu của ông mới ghi chép thành văn bản. Văn bản sớm nhất còn lưu giữ được quãng thế kỉ 7 - 8. Năm 1923 ở Cairo Ai cập giáo hội Islam chuẩn hóa lần cuối văn bản, qui định kết cấu, qui tắc đọc, chính tả.v.v… cho phù hợp với sự phát triển của ngôn ngữ Ả rập . Nội dung kinh Coran nhằm chống lại chế độ công xã nguyên thủy và hệ tư tưởng của nó, với tập tục lễ nghi tôn giáo nguyên thủy như ngẫu tượng giáo, đa thần giáo , chống quan hệ chật hẹp của bộ lạc, chống chiến tranh cướp bóc và trả thù nợ máu. Kinh Coran đã thần thánh hóa sự bất bình đẳng trong thế giới à rập , khẳng định quyền tư hữu tài sản , xác định quan hệ áp bức bóc lột giữa người giàu kẻ nghèo , đặc biệt giữa nam và nữ giới . Nó khẳng định tư tưởng "nhất thần giáo" - chỉ có đấng Allah là cao quí nhất - là nguồn gốc của sự sống. Cơ sở tư tưởng triết học của Hồi Giáo là tinh thần của truyện kể, ngụ ngôn như: sự sáng tạo thê gian, tội nguyên thủy , ngày tận thế , v.v…thật ra bắt nguồn từ tư tưởng tôn giáo triết học Anh. Những tư tưởng này đã từng lưu hành trong các giáo phái đạo Do thái và Đạo Thiên chúa rồi. Các giáo phái này đã coi kinh Coran là một tôn giáo và phát sinh ra đạo Islam . Thêm một nguồn đóng góp nữa là tôn giáo Doroastrer của người Iran từ thời cổ đại (thế kỉ 7 tr. CN) và quan niệm Malich là vị thần cầm đầu âm phủ - di sản của Do thái giáo và Thiên chúa giáo…Gia tài văn hóa dân gian của Ả rập cũng góp phần cấu thành bộ kinh Coran. Trong bộ kinh có đủ sự truyền giảng về thiên đường , địa ngục , ngày sám hối, ngày phán xét cuối cùng, về A dam và Eva, Jesus Christ … nghĩa là những chất liệu truyền thuyết của Kinh Thánh thiên chúa giáo . KINH CORAN không trình bày một cách hệ thống giaó điều của Đạo. Nó chỉ đặt cơ sở cho đức tin để sau này các nhà thần học phát triển và xây dựng hệ thống . Phần lớn văn bản kinh Coran tường thuật những cuộc luận chiến giữa đức thánh Allah với những người chống đối đạo hoặc những người còn do dự chưa tin đạo. Trong kinh có những lời nhạo báng công kích những "dị giáo" như Do thái giáo và Thiên chúa giáo. Nhiều chỗ nội dung không nhất quán, mơ hồ, lộn xộn, mâu thuẫn, khó hiểu. Đó cũng là quá trình hình thành tư tưởng của nhà tiên tri Mohamed và sự tìm tòi cách diễn đạt tư tưởng mới . Từ đó đòi hỏi các nhà truyền giáo phải bình luận và chú giải kinh Coran KINH CORAN gây ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển tư tưởng văn hóa, triết học, đạo đức, luật pháp ở các nước Ả rập. Kinh Coran trước hết là trước tác tôn giáo và luật pháp, và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của nền văn học Ảrập. Ảnh hưởng của Coran với văn học các nước Hồi giáo phương Đông cũng tương đương như Kinh Thánh đối với văn học phương Tây . 12 3
- Từ thế kỉ 11-12, kinh Coran được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ Ả rập. Châu Âu dịch kinh Coran để nghiên cứu từ thế kỉ 19. Kinh Coran phản ánh một chặng đường của lịch sử tư tưởng nhân loại và lịch sử tôn giáo. NGHÌN LẺ M ỘT Đ ÊM Được kể vào khoảng trước sau năm 1400, tập truyện dân gian đồ sộ được sáng tác trên các đất nước của các hoàng đế Ả rập - các nước nói ngữ hệ Ấn- Âu. Sau đó lại được bổ sung qua nhiều thế kỉ, lưu truyền rộng rãi ở các nước Iran, Irăc , Aicập, Etiopia . . . rồi lan ra khắp vùng Trung cận Đông. Cuối thế kỉ 14, bộ truyện được định hình . Lần đầu tiên bộ truyện được công bố ở châu Âu (1704 -1709) trong bản dịch tiếng Pháp, gồm 12 tập của học giả Antoine Galland. Sau đó bản tiếng Pháp được chuyển dịch sang nhiều thứ tiếng khác trên thế giới . Nghìn lẻ một đêm là một hệ thống truyện cổ xoay quanh một câu chuyện hạt nhân . Đây là sự học tập kết cấu quen thuộc của những bộ truyện cổ Ấn Độ . Ngày xưa ở miền Đông Ả rập có một nhà vua tên Sariya, vì bà hoàng hậu ngoại tình nên ông vua căm ghét tất cả phụ nữ. Tính nết ông trở nên hung dữ tàn bạo. Để thỏa nỗi hờn căm phụ nữ, ông đặt ra luật lệ: mỗi ngày ông cưới một thiếu nữ, sáng sớm hôm sau đem đi hành quyết… Đã có bao nhiêu cô gái trẻ chết thê thảm, dân chúng khắp nơi hoang mang lo sợ, những người có con gái đẹp dắt díu con cháu tìm nơi trốn tránh, nhưng thật khó thoát khỏi bàn tay khát máu của nhà vua . Sắp đến lượt nàng Seherazat con gái xinh đẹp của vị quan đại thần phải đi nộp mình cho nhà vua. Quan đại thần buồn rầu vô hạn, cố tìm cách che giấu con mình nên ngày đêm lo lắng mất ăn mất ngủ. Ông nói thực sự tình với con gái để bàn cách đối phó . Seherazat là cô gái thông minh tài trí giàu nghị lực nên nàng an ủi cha khuyên cha cứ yên tâm dẫn nàng vào triều vì nàng đã có mưu kế . Nàng đem theo cô em gái nhỏ , dự định sẽ thay nhau kể chuyện cho nhà vua nghe. Mỗi đêm một truyện , nhưng chưa hết đêm thì cô kể sang truyện kế tiếp, trời sáng câu chuyện hấp dẫn chưa kể xong. Mỗi câu chuyện còn liên quan đến chuyện sau khiến nhà vua không thể dứt. Suốt một nghìn lẻ một đêm với tài nhớ chuyện và tài kể hấp dẫn của nàng, với sức mạnh cảm hóa của những nhân vật phụ nữ trong truyện, nhà vua Sariya được đưa vào một thế giới kỳ thú , khiến ông ta suy nghĩ nghiêm túc hơn, thấu đáo hơn về con người. Nhà vua đã nguôi quên mối hận của mình và tuyên bố bãi bỏ lệnh tàn bạo ba năm trước, chính thức cưới Seherazat làm hoàng hậu Như mọi truyện kể dân gian, Nghìn Lẻ Một Đêm phản ánh nguyện vọng và ước mơ của dân chúng trong một xã hội bị áp bức cùng khổ. Họ chỉ mong thái bình yên ấm, may mắn hạnh phúc. Như các truyện Cuộc hành trình trên biển của thuyền trưởng Xinbat, Allahdanh và cây đèn thần, Người câu cá với vị thần, Con ngựa thần kì .v.v. . . Nhiều truyện phản ánh bản chất tốt đẹp của người lao động cần cù chăm chỉ, kiên cường dũng cảm thông minh tài trí, giàu lòng thương người . Ali Baba và bốn mươi tên cướp . Truyện kể một cô gái nô lệ tên là Morgan đã cứu sống gia đình bác tiều phu Ali Baba thoát khỏi bàn tay độc ác của tên cướp Hat xanh . Nghìn lẻ một đêm còn tập trung vạch trần tội ác của vua chúa, quan chức, phú thương, phù thủy, bọn bóc lột, nham hiểm tàn ác... Truyện nào cũng thể hiện chân lý thiện thắng ác, ở hiền gặp lành mang ý nghĩa giáo dục cảm hóa con người. Tuy nhiên Nghìn Lẻ Một Đêm cũng còn có những nhược điểm như mê tín dị đoan, mù quáng tin vào số mệnh, lo sợ trời đất quỷ thần khiến cho truyện trở nên li kì huyền bí 12 4
- thiếu tính hiện thực. Điều quan trọng nhất là bộ truyện đã mô tả được cả một thế giới muôn mặt đa dạng của đời sống các dân tộc Ả rập thời Trung cổ một cách rõ nét và sinh động nhờ óc tưởng tượng phong phú. Đủ mọi loại nhân vật trong xã hội Ả rập , những phong cảnh rộng lớn luôn luôn thay đổi, những sự kiện gay cấn li kì . Nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện rất hoàn chỉnh , đột xuất bất ngờ, phức tạp mà chặt chẽ từ các tình tiết , ngôn ngữ kể và tả thật điêu luyện, như nhà văn M.Gorki nhận xét : “ngôn ngữ Nghìn Lẻ Một Đêm là những sợi tơ muôn màu lan tỏa khắp bốn phương trời, một tấm thảm từ ngữ đẹp lạ lùng phủ trên mặt đất “. Tác phẩm qua tay nhiều người kể và chép nên nhiều truyện không còn giữ nguyên bản gốc mà bị pha tạp với những yếu tố truyện ngắn hiện đại . Từ khi ra đời đến nay, Nghìn Lẻ Một Đêm đã trở thành tài sản văn hóa chung của nhân loại, gây ảnh hưởng lớn từ Đông sang Tây. nhiều người đã sử dụng cốt truyện Nghìn Lẻ Một Đêm để sáng tác lại phóng tác thành kịch ballet, phim truyện, phim hoạt hình, ca vũ kịch .v.v . . . TÍNH THỐNG NHẤT KHÔNG PHÂN BIỆT DÂN TỘC QUỐC GIA CỦA BỘ T R U Y ỆN : Do sự giao lưu mạnh mẽ (làm ăn, buôn bán mật thiết giữa các dân tộc Ả rập và do cùng chung tín ngưỡng Đạo Hồi, những truyện cổ Ả rập không phân biệt quốc gia dân tộc mà trở nên tác phẩm chung của khu vực. Đó là điều độc đáo của bộ truyện này . Hướng dẫn ôn tập phần văn học Ả rập 1. Trình bày kết cấu của “Nghìn lẻ một đêm” . Ý nghĩa thi pháp của kết cấu đó. 2. Đọc kỹ 3 truyện liên hoàn “Chuyến du hành của thuyền trưởng Xin bát”, thuyết trình về các vấn đề sau : + Khát vọng kinh tế của người Ả rập ? + Mẫu người lí tưỏng của vùng đất Ả ập ? + Ý nghĩa con số 3 ? 3. Đọc truyện “Allahdanh và cây đèn thần”, trình bày các vấn đề sau : +Thân phận người lao động bình dân . + Tình yêu lãng mạn của công chúa và cảm xúc thẩm mỹ trong tình yêu của người phụ nữ Ả rập . 4. Đọc truyện “Alibaba và bốn mươi tên cướp”, anh chị suy nghĩ gì về hình tượng nhân vật nữ chính: cô Morgiane (lòng nhân ái, trí tuệ, quả cảm ... ). 5. Chứng minh rằng “ẩn ức sa mạc” như một đặc điểm thi pháp của truyện cổ “Nghìn lẻ một đêm”. 6. So sánh tính “văn hoá vùng” của “Nghìn lẻ một đêm” với “Truyện cổ Grim“ của Đức 12 5
- ĐỌ C THÊM 1 1. TỤ NG C A USHA - NỮ THẦ N R Ạ NG Đ ÔNG ( trích kinh Rig Veda) 1. Ánh sáng đang tới kìa, ánh sáng đẹp nhất trong mọi nguồn ánh sáng. Ánh sáng sinh sôi, lan tỏa, ngập tràn. Bóng đêm đang lui chân để mặt trời bừng dậy, nhường không gian cho buổi sớm chào đời. 2. Nàng hiện ra kìa, Rạng Đông tươi tắn, làn da trắng sáng trong, trước Nàng, cô em Bóng Đêm da đen rời gót khỏi nơi cư ngụ. Hai chị em bất tử, theo bước nhau, thay đổi sắc màu và cùng tiến về phía trước. 3. Chung bước trên đường xa tít tắp, được các thần linh dạy bảo, hai nữ thần nối gót nhau đi. Cùng tươi đẹp, khác màu da nhưng chung phận sự. Đêm tối với Rạng Đông không cãi cọ bất hòa song cũng không ở cùng nhau. 4. Ôi Usha, chúng tôi ngưỡng mộ Nàng, người dẫn dắt những âm thanh vui vẻ. Trong ánh sáng chói lọi, Nàng mở rộng cổng trời. Thức tỉnh toàn vũ trụ, Nàng làm phát lộ vô vàn kho báu thế gian: Nàng đánh thức mọi sinh linh trên trái đất. 5. Nàng bước tới những ai đang mê man vùi ngủ: kẻ do vui thú, kẻ bởi giàu sang, người vì tín ngưỡng. Ảo mộng triền miên tối tăm che mắt họ: Rạng Đông đã đến, giác tỉnh khắp muôn người. 6. Đây kẻ chiếm địa vị, kia người tìm vinh quang, người này khát lộc tài, kẻ khác say công việc. Ai nấy theo đuổi nghề nghiệp riêng mình, còn bổn phận Rạng Đông, Nàng đánh thức tất cả. 7. Chúng ta thấy Nàng trên cao kia, trong sáng, con gái của Bầu trời, cô thiếu nữ trẻ trung, ửng hồng trong xiêm y rực rỡ. Nàng, bà chúa của mọi tài nguyên trên trái đất, rạng ngời tươi trẻ, đang soi chiếu chúng ta, Rạng Đông lộng lẫy, buổi sớm mai này. 8. Nàng, người đầu tiên của những Ban Mai bất tử rồi đây sẽ đến với chúng ta, đang theo bước những Bình Minh đã ra đi ngày trước. Ôi Usha, bừng lên, tăng khí lực cho muôn loài sinh sống – Và với cả những người đã chết, xin đánh thức họ khỏi giấc ngủ mơ mòng. 2. CHANDOGYA UPANISHAD ( trích trong Kinh Upanisad) Chandogya Upanishad gồm 8 chương. Sau hai chương đầu bàn về một số vấn đề nghi thức tế lễ ..., các chương còn lại bàn về bản chất của Brahman. Chúng tôi trích dưới đây một số mục (phần) của chương 6 thuộc về bài thuyết giảng của UddAllahka Aruni cho Svetaketu (con trai đồng thời là học trò của ông), liên quan đến tính duy nhất, bất biến của Brahman, được minh họa bằng hàng loạt các thí dụ. 2.1. Khanda thứ mười
- 1. “Này con trai ta, những dòng sông kia đang chảy, con sông phía đông (nh ư sông Hằng) chảy về hướng tây. Chúng bắt nguồn từ biển rồi lại đổ ra biển (vì những đám mây đã lấy hơi nước từ nước của biển bốc lên trời rồi gởi trả lại chúng cho biển dưới dạng mưa). Chúng trở nên chính biển cả. Và khi những con sông đó ở trong biển, nhập vào làm một với biển cả, không sao biết được, ta là sông này hay sông kia ”. 2. “Cũng như vậy, con ạ, mọi tạo vật sau khi sinh Xuất từ Thực Tại cũng không biết chính chúng đã trở về từ Thực Tại. Những tạo vật đó dù giờ đây là gì đi nữa, sư tử hay chó sói, lợn hay giun dế, ruồi hay muỗi, .... tất cả chúng đều xuất phát từ Thực Tại”. 3. “Đó, chính đó là cái bản chất tế vi, tất cả những gì tồn tại đều có tự ngã của mình trong cái đó. Cái đó là Thực Tại. Cái đó là Tự Ngã và con, Svetaketu, con cũng là cái đó”. “Thưa cha, làm ơn giảng giải thêm nữa cho con”. Người con nói. “Được” cha trả lời. 2.2 – Khanda thứ mười một 1. “Nếu ai đó định đốn ngang rễ của một cái cây lớn, nó ứa nhựa nhưng vẫn sống. Nếu anh ta đốn ngang thân cây, nó ứa nhựa nhưng vẫn sống. Tự Ngã sống động lan tỏa, thâm nhập cái cây đó khiến nó đứng vững chãi, hấp thụ chất dinh dưỡng và vui thú”. 2. “Nhưng nếu cuộc sống (Tự Ngã sống động) rời khỏi một cành nhánh nào của cây, nhánh cây đó sẽ tàn lụi, nếu Tự Ngã lìa bỏ cành thứ hai, cành ấy phải úa héo, nếu Tự Ngã lìa bỏ cành thứ ba, cành này cũng rã rời. Nếu tự ngã rời bỏ toàn bộ cái cây, cả cây sẽ chết. Cũng đúng như vậy đó, con trai ta ạ, hãy biết thế”. Vì vậy người cha nói. 3. “Cái thân xác này sẽ tàn tạ và sẽ chết khi Tự Ngã sống động rời khỏi nó, Tự Ngã sống động thì không chết” “Đó, chính đó là cái bản chất tế vi, tất cả những gì tồn tại đều có tự ngã của mình trong cái đó. Cái đó là Thực Tại. Cái đó là Tự Ngã và con, Svetaketu, con cũng là cái đó”. “Thưa cha, làm ơn giảng giải thêm nữa cho con”. Người con nói. “Được” cha trả lời. 2.3 – Khanda thứ mười hai 1. “Hãy mang về đây một trái vả” “Thưa cha, nó đây” “Hãy bửa nó ra” “Thưa cha, con đã bửa rồi” “Con thấy gì trong đó?” “Những cái hạt rất nhỏ ạ” “Hãy bửa một hạt” “Con đã bửa một hạt, thưa Cha” “Con thấy gì trong đó?” “Không gì cả ạ, thưa Cha” 1. Người Cha nói:”Con trai của ta, cái bản chất tế vi mà con không thể nhận thấy, chính nó đã làm cho cây vả to lớn kia tồn tại”. 3.”Con ơi, hãy tin điều đó. Đó, chính đó là cái bản chất tế vi, tất cả những gì tồn tại đều có tự ngã của mình trong cái đó. Cái đó là Thực Tại. Cái đó là Tự Ngã và con, Svetaketu, con cũng là cái đó”. “Thưa cha, làm ơn giảng giải thêm nữa cho con”. Người con nói. “Được” cha trả lời. 12
- 2 .4 – Khanda thứ mười ba 1. “Hãy thả muối này vào nước rồi sáng mai đến gặp ta” Người con làm như cha bảo. Người cha nói: “Hãy mang đưa tat chỗ muối con đã cho vào nước đêm qua”. Người con tìm kiếm nhưng không thấy, tất nhiên, vì muối đã hòa tan trong nước. 2. Người cha nói: “Hãy nếm nước đó ở trên bề mặt. Nó thế nào?” Con trả lời:”Nó mặn ạ”. “Hãy nếm nước đó ở khoảng giữa. Thế nào?” “Thưa, mặn ạ” “Hãy nếm nước đó ở đáy, thế nào?” “Mặn, thưa cha” Cha bảo: “Đổ nước đó đi và đến gặp ta đây”. Người con đổ nước đi nhưng muối vẫn tồn tại mãi mãi. Khi ấy người cha bảo: “Ở đây cũng thế, con ạ, không ngờ vực gì nữa, con không nhận biết được Thực Tại (Sat) nhưng thực ra nó vẫn tồn tại”. 3. “Đó, chính đó là cái bản chất tế vi, tất cả những gì tồn tại đều có tự ngã của mình trong cái đó. Cái đó là Thực Tại. Cái đó là Tự Ngã và con, Svetaketu, con cũng là cái đó”. TIỂU DẪ N Diễn đàn tư tưởng của Ấn Dộ, cho đến gần hết nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, về cơ bản là sự độc thoại của tôn giáo, triết học, văn học, đạo đức,... chính thống BAllahmon . Khi bước sang thế kỷ thứ VI trước công nguyên thì bắt đầu chuyển mạnh thành đối thoại. Đã xuất hiện nhiều phong trào rộng lớn với các lãnh tụ tinh thần xuất sắc dũng cảm phủ nhận hệ thống đẳng cấp và nghi lễ trong tôn giáo BAllahmon, đặt lại vấn đề đối với các nghiên cứu siêu hình của nó, đồng thời, thiết lập trên những điều kiện xã hội đã thay đổi những cơ sở mới cho hành động và tiến bộ ý thức của con người. Trong đó, trở thành có đặc trưng rõ nét như những truyền thống lớn, phải kể đến đạo Jain và đạo Phật. Hai tôn giáo này được sáng lập bởi Vardhamana Mahavira, tức Jina và Gautama Siddhartha, tức Buddha (đức Phật) - những đại sư giác ngộ nhiệt thành xưng tụng yếu tố thần thánh trong nhân cách con người và thuyết giảng những nguyên tắc đạo đức của tình yêu nhân loại, lòng trắc ẩn và đức vị tha. Sự xuất hiện của hai tôn giáo mới cũng làm nảy sinh hai nền văn học phong phú và đều có tính chất linh thánh: văn học đạo Jain và văn học Phật giáo mà các tác phẩm thực ra là sự ghi chép lại những bài thuyết giảng của các vị chủ soái tôn giáo. Ở thời kỳ đầu, cả hai đều từ chối sử dụng ngôn ngữ Sanskrit và tìm kiếm một ngôn ngữ văn chương của riêng mình: văn học đạo Jain dùng ngôn ngữ Ardhamagadhi còn văn học Phật giáo dùng ngôn ngữ Pali - những ngôn ngữ phát sinh và có tính chất “tự nhiên” hơn so với Sanskrit, thường gọi là ngôn ngữ Prakrit. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đạo Jain chỉ hạn chế trong phạm vi Ấn độ và nhiều mặt, không thể so sánh với đạo Phật. Hứng thú văn chương cũng như giá trị văn chương trong các kinh điển đạo Jain cũng ít hơn nhiều so với các kinh Phật. Đức Phật Gautama Siddhartha (563 – 483 trước CN) Đó chính là “con người vĩ đại nhất từng xuất hiện trên thế gian này” (ý kiến của thi hào R. Tagore). Xuất thân là một hoàng tử, vào tuổi 29, ngài đã từ giã vợ con, từ bỏ vương 12 8
- quyền cùng mọi của cải, quyền hành, lạc thú để dấn bước trên hành trình gian nan và căng thẳng của sự nghiên cứu tinh thần tìm lối giải quyết những nổi khổ của nhân lọai. Sau khi giác ngộ ở tuổi 35, ngài đã cống hiến cả 45 năm còn lại của cuộc đời mình để giác ngộ chúng sinh. Ngay trong thiên niên kỷ thứ nhất, tôn giáo của ngài đã lan truyền rộng rãi từ Địa Trung Hải tới Nhật Bản và mặc dù địa vị bị suy thoái khá sớm ở Ấn độ (ngày nay chỉ còn khoảng 1% dân số theo đạo Phật) nhưng Phật giáo vẫn là một trong những tôn giáo có tính chất quốc tế quan trọng nhất của nhân loại thế kỷ 20 với hơn 500 triệu tín đồ khắp các nước Ceylan, Miến Điện, Thái lan, Cam pu chia, Lào, Việt Nam, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên, Đài Loan, một vài vùng ở Ấn độ, Pakistan, Nepal và ở Liên Xô (cũ)...... Để có thể đạt những thành tựu vĩ đại như vậy, một sức sống lâu bền và một sự chinh phục diệu kỳ như vậy (rất cần nhấn mạnh đây là một sự chinh phục hoàn toàn văn hóa – con đường truyền bá đạo Phật qua bao nhiêu thời đại, tới nhiều xứ sở khác nhau chưa từng khi nào theo sau lực lượng xâm lược và chưa từng làm đổ một giọt máu nào) chắc chắn trong thông điệp của đức Phật phải chứa đựng những điều trọng yếu đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, những khao khát muôn thuở của tinh thần nhân loại. Vậy thì những điều trọng yếu ấy là đâu? Phải chăng ở ngay xuất phát điểm khi đức Phật không chú tâm tới những nguyên tắc siêu hình khó nắm bắt ẩn dưới thế giới biểu hiện mà chỉ đau đáu với những nỗi đau của nhân loại chúng ta “nước mắt chúng sinh trong ba ngàn thế giới đem chứa tích lại còn nhiều hơn nước trong bốn bể” ?!. Nhưng không chỉ than van, ngài dạy một thái độ đầy hiểu biết trước đau khổ rằng mọi đau khổ do ở sự thay đổi, ở trạng thái bị quy định và những nỗi thống khổ như vậy là chung cho tất cả, chẳng trừ một ai. Mọi tạo vật, mọi hiện tượng, mọi quá trình có sinh thì có diệt, có xuất hiện có biến mất.... Phải thừa nhận chân lý đó, phải thấu rõ nó. Khi tri thức tỉnh dậy ở trong ta, tiêu diệt ngu mê, ánh sáng tỏa ra, xua tan tăm tối, khi chúng ta dập tắt ngọn lửa tham lam, sân hận, si mê dấy lên từ ý thức lầm lạc về tự kỷ, tâm sẽ mát mẻ, yên bình, an lạc. Chính sự tịch ấy là Niết bàn (Nirvana) – nơi tinh thần được giải thoát. Tiếp theo, Phật bảo rằng những giả thuyết về khởi thủy hay sự hủy diệt thế giới ... không cần thiết gì cho việc sống một cuộc sống tốt đẹp bây giờ , nơi này, trên trái đất. Phủ nhận cả hai cực đoan của lối sống hưởng lạc và khổ hạnh, Phật hướng dẫn con đường ở giữa (trung đạo). Giác ngộ chân lý chỉ có thể thu hoạch bằng “một sự hoán cải trong tinh thần”, qua “khuôn đúc toàn thể nhân cách, rèn luyện xúc cảm và điều tiết ý chí”, Tri là Hành. Bình luận về chân lý Phật giáo, Rhys David từng hết lời ca ngợi: “Chưa từng có trong lịch sử thế giới một chương trình cứu rỗi được thể hiện đơn giản đến thế trong bản chất; tự do đến thế, thoát khỏi mọi yếu tố siêu nhân; không hề phụ thuộc vào và thậm chí tương phản đến thế với niềm tin có một linh hồn và một hy vọng vào kiếp sau”. Đông đảo nhân loại nhận thấy đây là cái dành cho họ, an ủi thân phận trần tục và những khổ đau muôn thuở của họ. Hơn hai ngàn năm trăm năm sau đức Phật, trái đất cũng chưa dịu mát hơn bởi vẫn còn lửa chiến tranh, xung đột, hằn thù, áp bức, bóc lột ... Người ta, mỗi cá nhân và mỗi dân tộc, chưa hết mê lầm về Ngã. Giọng nói thâm trầm của đức Phật kêu gọi từ bi, trắc ẩn vẫn vang trong khát vọng của ngàn vạn con tim: “oán hờn không trừ diệt được oán hờn. Oán hờn phải giải quyết bằng yêu thương, đấy là một định luật vĩnh cửu”. 12 9
- Giá trị cao cả của kinh Phật chủ yếu nằm ở đó, và nó còn rất xuất sắc và hấp dẫn ở tính văn chương. Với phong cách trung thực, thẳng thắn, sống động và sắc sảo, sáng rõ và đầy sức thuyết phục; với những so sánh giản dị, đời thường, những ngụ ngôn nhẹ nhàng mà sâu sắc, đôi khi những câu chuyện hài hước hóm hỉnh. Với ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, kinh Phật là một mẫu mực tuyệt vời của nghệ thuật thuyết pháp. Jataka (Chuyện tiền thân đức Phật) còn gọi là Kinh Bổn sinh hay Bổn sinh truyện thuộc Tiểu bộ kinh trong kinh tạng Pali gồm 547 pháp thoại. Kinh kể các câu chuyện tiền thân của đức Phật, có tác dụng giáo dục lớn về đạo đức Phật giáo đồng thời là một tác phẩm văn học có giá trị. Về kết cấu, mỗi pháp thoại có ba thành phần: 1 – câu chuyện xảy ra trong hiện tại gợi nhớ đến một câu chuyện xảy ra trong tiền kiếp. 2 - Phật kể lại câu chuyện tiền thân. 3 - Nhận diện các nhân vật trong câu chuyện tiền thân. Trong mỗi pháp thoại đều có các bài kệ bằng thơ, tóm tắt thuyết giảng pháp lành của đức Phật. Tiền thân Silavaca (Jat 319)- con người không biết ơn Câu chuyện này khi ở tại Trúc Lâm, một bậc đạo sư đã kể lại về Đề bà đạt đa (Silavaca). Các tỳ kheo tại pháp đường ngồi nói chuyện: Thưa các hiền giả, Đề bà đạt đa vô ơn, không biết những công đức của Như lai. Bậc Đại sư đến, hỏi: Này các tỳ kheo, các ngươi ngồi ở đây đang nói chuyện gì? Sau khi được biết câu chuyện ấy, bậc Đạo sư nói: Này các tỳkheo, không phải chỉ nay. Đề bà đạt đa mới vô ơn. Trước kia, nó cũng đã vô ơn rồi. Nó không bao giờ biết công đức gì của Ta! Nói vậy xong, theo lời yêu cầu của họ, bậc Đạo sư kể lại câu chuyện quá khứ: Thuở xưa, khi vua Brahamdatta trị vì ở Ballahnai, Bồ tát sanh trong bụng một con voi ở núi Hy mã lạp sơn. Khi từ bụng mẹ sinh ra, Bồ tát toàn trắng như một khối bạc; con mắt Bồ tát giống như những hòn châu báu, chói sáng như năm loại ánh sáng; miệng giống như tấm màn đỏ; vòi giống như sợi dây bạc điểm thêm những chấm vàng đỏ. Bốn chân mài láng như sơn mài! Như vậy, thân hình Bồ tát có sắc đẹp tối thượng, trang điểm với mười bAllah mật tuyệt hảo. Khi Bồ tát lớn lên, tất cả những con voi ở Hy mã lạp sơn tụ họp lại để hầu hạ Bồ tát. Khi sống ở núi Hy mã lạp sơn cùng với 80.000 con voi, Bồ tát thấy tội lỗi của đàn voi trong tương lai, nên tách rời khỏi đàn, sống một mình trong rừng, và với đức hạnh của mình, được gọi là Tượng vương có đức hạnh. Một người sống ở Ba la nại, chưa quen sống ở rừng, đi vào núi Hy mã lạp sơn, tìm những vật liệu cho nghề nghiệp nuôi sống của mình, không nhận định được phương hướng, lạc đường hoảng hốt vì sợ bị chết, vừa đi vừa khoa tay than khóc. Bồ tát nghe nó than khóc quá độ, động lòng thương, muốn cứu nó thoát khổ, liền đi đến gần nó. Nó thấy Bồ tát, hoảng sợ chạy trốn. Bồ tát thấy nó chạy, liền đứng lại ngay tại chỗ ấy. Người ấy thấy Bồ tát đứng, cũng đứng lại. Bồ tát đi đến, người ấy lại bỏ chạy. Khi thấy Bồ tát đứng, cũng đứng lại. Bồ tát đi đến, người ấy lại bỏ chạy. Khi thấy Bồ tát đứng, nó đứng lại và suy nghĩ: Con voi này, khi ta chạy thời đứng lại, khi ta đứng thời đi đến gần, nó không có ý muốn hại ta, nó muốn giúp ta thoát khỏi khổ này. Nghĩ vậy, trở thành mạnh dạn, nó đứng lại. Bồ tát đi đến gần và nói: Này bạn, sao bạn lại đi lang thang ở đây, khóc than như vậy? Thưa chủ, không nhận định được phương hướng, lạc đường, tôi sợ chết ! Rồi Bồ tát đưa người ấy về trú xứ của mình, trong một vài ngày, thết đãi nó với trái cây và những vật thực khác, nói với nó: Này bạn, chớ sợ hãi. Ta sẽ đưa ngươi đến con đường của loài người đi ! Bồ tát để nó ngồi trên lưng đưa nó đến con đường có loài người đi. Người ấy là một người phản bạn, nghĩ rằng nếu có ai hỏi, sẽ nói lên những gì cần phải nói. Tuy ngồi trên lưng Bồ tát, nhưng người ấy vừa đi vừa nhận diện tướng cây, tướng núi. Bồ tát đi ra khỏi rừng, đứng trên con đường lớn đưa đến Ballah nại, tiễn người ấy đi và nói: Này bạn, hãy đi 13 0
- theo con đường này. Nếu có ai hỏi hay không hỏi chỗ của Ta, chớ có nói cho ai biết. Nói xong, để người ấy đi, rồi Bồ tát trở lại trú xứ của mình. Người ấy đến Ba la nại, trong khi đang đi đến con đường của người thợ ngà voi . Thấy các đồ vật được làm từ ngà voi, nó hỏi : Các bạn, được ngà một con voi đang sống, có ưa lấy không? Bạn nói gì vậy. Ngà con voi đang sống có giá trị hơn ngà con voi đã chết rồi. Ta sẽ đem về cho bạn ngà một con voi đang sống ! Sau khi chuẩn bị lương thực, đem theo một cái cưa sắc bén, nó đi đến trú xứ của Bồ tát. Bồ tát thấy nó liền hỏi: Ngươi đến đây vì mục đích gì ? Thưa chủ, tôi nghèo khổ, sinh sống quá khổ cực. Nếu bạn cho tôi đôi ngà của bạn, tôi sẽ bán chúng lấy tiền để nuôi sống. Ta cho bạn ngà của Ta, bạn có cây cưa để cưa cặp ngà không ? Thưa chủ, tôi đến đây có đem theo cưa. Vậy hãy lấy cưa, cưa ngà để đem về. Rồi Bồ tát co hai chân lại, ngồi xuống như con bò ngồi. Người ấy cưa hai ngà tối thượng của con voi ấy. Bồ tát lấy cái vòi giao hai cái ngà cho nó rồi nói: Này bạn, không phải vì không thích ý, vì không ưa mà Ta cho hai cái ngà này. Nhưng ngàn lần, trăm ngàn lần thân yêu đối với Ta là cái ngà giải thoát về giác ngộ, ngà này có thể giúp Ta hiểu tất cả các Pháp. Do vậy, mong rằng sự bố thí những ngà này của Ta sẽ đem lại cho Ta Nhứt thiết trí ! Với lời nói ấy, Bồ tát đưa hai cái ngà cho người ấy như là cái giá của Nhứt thiết trí. Nó lấy là xong, đem bán đi, khi tiền tiêu hết rồi, lại đến Bồ tát rồi nói: Thưa chủ, sau khi bán hai cái ngà của chủ, với tiền lấy được, tôi chi trả hết nợ cũ. Vậy hãy cho tôi cái ngà của chủ, với tiền lấy được, tôi chi trả hết nợ cũ. Vậy hãy cho tôi các ngà còn lại ! Bồ tát chấp thuận, bảo cưa như lần trước các ngà còn lại. Người ấy đem bán chúng, rồi lại đến và nói: Tôi không thể sống được hãy cho tôi chân gốc của cái ngà. Tốt lắm. Con voi nói và ngồi xuống như lần trước. Con người độc ác ấy đạp lên trên cái vòi giống như sợi dây bạc của bậc Đại chúng sanh, leo lên trên đầu voi như đảnh núi Kelasa, đánh vào gốc chân của hai cái ngà, móc thịt ra, leo lên trên đỉnh đầu, dùng cưa sắc bén cưa cái gốc chân ngà, lấy đem đi. Khi người ác độc ấy vừa rời khỏi tầm mắt của Bồ tát, thì quả đất cứng dày đặc , dài hơn 200.000 do tuần, có thể chở nổi sức nặng kinh khủng của núi Tu di, với các triền núi bao vây, với tất cả phân tiểu ghê tởm hôi thối; quả đất không thể chịu đựng nổi, nứt ra tạo thành một vực thẳm. Các ngọn lửa từ nơi “Đáy đại A tỳ địa ngục phun lên, bao phủ con người phản bạn với một cái màn tử vong, cuốn lấy nó đem đi. Như vậy, khi con người độc ác ấy bị nuốt vào trong lòng đất, vị thần trú ở nơi khóm rừng làm vang dậy khắp cả khu rừng với lời nói: Người bạn vô ơn phản bội, dầu có được quốc độ của vua Chuyển luân cũng không cảm thấy thỏa mãn. Và để thuyết pháp, thiên nhân ấy nói lên bài kệ này: “Con người không biết ơn, Dầu được cho quả đất, Luôn luôn thấy kẽ hở, Không bao giờ thỏa mãn”. Như vậy, thiên nhân thuyết pháp, làm vang động cả khu rừng ấy, Bồ tát sống cho đến mạng chung, đi theo nghiệp của mình. Bậc đạo sư nói: Này các tỳ kheo, không phải chỉ nay Đề bà đạt đa mới vô ơn. Trong quá khứ cũng đã vô ơn rồi! Sau khi kể lại pháp thoại ấy, bậc đạo sư nhận diện tiền thân như sau: Lúc bấy giờ, người bạn phản bội là Đề bà đạt đa. Vị thiên nhân ở thân cây là Xá lợi phất. Còn Tượng vương có đức hạnh là Ta vậy ! ( THÍCH MINH CHÂU dịch Truyện tiền thân đức Phật - Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1991 - Tập 2, tr 233 – 236 ) MA PADA ( trích kinh PHÁP CÚ) 13 1
- Trong kinh tạng Pali, Kinh Pháp cú thuộc Tiểu bộ kinh gồm 423 bài kệ do đức Phật thuyết giảng trong những dịp khác nhau suốt 45 năm cuộc đời Ngài như một Đại Sư Giác Ngộ. Chúng được tổ chức thành 26 phẩm (chương) dưới những đầu đề khác nhau. “Đọc xong kinh Pháp cú, độc giả sẽ thấy trong đó gồm những lời dạy về triết lý và luân lý cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Những lời dạy cho hàng xuất gia tất nhiên không bao hàm hàng tại gia, nhưng những lời dạy cho hàng tại gia đương nhiên trùm cả hàng xuất gia. Do đó, dù ở dạng nào, đọc cuốn kinh này, cũng thu thập được nhiều ích lợi thanh cao. Tôi tin rằng những lời dạy giản dị mà thâm thúy trong kinh có thể làm cho chúng ta mỗi khi đọc đến thấy một niềm siêu thoát lâng lâng tràn ngập tâm hồn, và những đức tính từ bi, hỉ xả, bình tĩnh, lạc quan vươn lên tỏa rộng giữa những ngang trái, hẹp hòi, khổ đau, điên đảo của cuộc thế vô thường ” (Thích Thiện Siêu). 5. Ở thế gian này, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi mới trừ được hận thù. Đó là định luật từ ngàn xưa. 6. Người kia, vì không hiểu rằng: “Chúng ta sắp bị hủy diệt” (nên mới phí sức tranh luận hơn thua). Nếu họ hiểu rõ điều đó, thì chẳng còn tranh luận nữa. 19. Dù tụng nhiều kinh mà buông lửng không thực hành thì chẳng được hưởng phần ích lợi của Samon, khác nào kẻ chăn bò thuê, lo đếm bò cho người. (Phẩm Song yếu ) 42. Cái hại của kẻ thù gây ra cho kẻ thù, hay của oan gia đối với oan gia không bằng cái hại của tâm niệm hướng về hành vi tà ác gây ra cho mình. 43. Chẳng phải cha mẹ hay bà con nào khác làm, nhưng chính tâm niệm hướng về hành vi chánh thiện làm cho mình cao thượng hơn. ( Phẩm Tâ m) 51. Như thứ hoa tươi đẹp chỉ phô trương màu sắc mà chẳng có hương thơm, những người chỉ biết nói điều lành mà không làm điều lành, chẳng đem lại ích lợi. 52. Như thứ hoa tươi đẹp vừa có màu sắc lại có hương thơm, những người nói điều lành và làm được điều lành, sẽ đưa lại kết quả tốt. 53. Như từ đống hoa có thể làm nên nhiều tràng hoa, từ nơi thân người có thể tạo nên nhiều việc thiện. 54. Mùi hương của các thứ hoa, dù là hoa chiên-đàn (2), hoa đa-già-la (3) hay hoa mạt-ly đều không thể bay ngược gió, chỉ có mùi hương đức hạnh của người chân chính, tuy ngược gió vẫn bay khắp cả muôn phương. 55. Hương chiên-đàn, hương đa-già-la, hương bạt-tất-kỳ (5), hương thanh-liên, trong tất cả thứ hương, chỉ thứ hương đức hạnh là hơn cả. 56. Hương chiên-đàn, hương đa-già-la đều là thứ hương vi diệu, nhưng không sánh bằng hương người đức hạnh, xông ngát tận chư thiên. (Phẩm Hoa) 60. Đêm rất dài với kẻ mất ngủ, đường rất xa với kẻ lữ hành mỏi mệt. Cũng thế, vòng luân hồi sẽ tiếp nối vô tận với kẻ ngu si, không minh đạt Chánh phát. 62. “Đây là con ta, đây là tài sản của ta”, kẻ phàm phu thường lo nghĩ như thế, nhưng chẳng biết chính ta còn không thiệt có, huống là con ta hay tài sản ta. 64. Người ngu suốt đời gần gũi người trí, vẫn chẳng hiểu gì Chánh phát, ví như cái muỗng múc thuốc thang luôn mà chẳng bao giờ biết được mùi vị của thuốc. 65. Người trí dù chỉ gần gũi người trí trong khoảnh khắc cũng hiểu ngay được Chánh pháp, chẳng khác gì cái lưỡi mới tiếp xúc với thuốc thang đã biết ngay được mùi vị của thuốc. ( Phẩm Ngu)
- 103. Thắng ngàn quân giặc ở chiến trường chẳng bằng người tự thắng. Người tự thắng là chiến sĩ oanh liệt nhất. 104. Tự thắng mình còn vẻ vang hơn thắng kẻ khác. Muốn thắng mình phải luôn luôn tiết chế lòng tham dục. (Phẩm Ngàn) 121. Chớ khinh điều ác nhỏ, cho rằng “chẳng đưa lại quả báo cho ta”. Phải biết giọt nước nhểu lâu ngày cũng làm đầy bình. Kẻ ngu phu sở dĩ đầy tội ác bởi chứa dồn từng khi ít mà nên. 122. Chớ khinh điều lành nhỏ, cho rằng “chẳng đưa lại quả báo cho ta”. Phải biết giọt nước nhểu lâu ngày cũng làm đầy bình. Kẻ trí sở dĩ đầy toàn thiện bởi chứa dồn từng khi ít mà nên. 123. Như người đi buôn mang nhiều của báu mà thiếu bạn đồng hành, tránh xa con đường nguy hiểm làm sao, như kẻ tham sống tránh xa thuốc độc thế nào, thì các ngươi cũng phải tránh xa điều ác thế ấy. 125. Đem ác ý xâm phạm đến người không tà-vạy, thanh tịnh vô nhiễm, tội ác sẽ trở lại kẻ làm ác, như ngược gió tung bụi. ( Phẩm Ác ) 202. Không lửa nào bằng lửa tham lam, không ác nào bằng ác sân hận. Không khổ nào bằng khổ ngũ uẩn và không vui nào bằng vui Niết bàn. (Phẩm An Lạc) 219-220. Người khách ly hương lâu ngày, từ phương xa trở về an ổn được bà con thân hữu đón mừng thế nào, thì người tạo phước nghiệp cũng vậy, khi từ cõi đời này sang cõi đời khác, phước nghiệp của họ là kẻ thân hữu đón mừng họ. (Phẩm Hỷ á i) 222. Người nào ngăn được cơn giận dữ đang nổi lên, như dừng được chiếc xe đang chạy mạnh, mới là kẻ chế ngự giỏi, ngoài ra chỉ là kẻ cầm cương hờ mà thôi. (Phẩm Phẫn nộ) 252. Thấy lỗi người thì dễ, thấy lỗi mình mới khó. Lỗi người, ta cố phanh tìm như tìm thóc lẫn trong gạo, còn lỗi mình, ta cố che giấu như kẻ cờ gian bạc lận thu giấu quân bài. (Phẩm Cấu uế) 266. Chỉ mang bình khất thực, đâu phải là Tỳ kheo! Chỉ làm nghi thức tôn giáo, cũng chẳng Tỳ kheo vậy! 267. Bỏ thiện (6) và bỏ ác, chuyên tu hạnh thanh tịnh, lấy “biết” (7) mà ở đời, mới thật là Tỳ kheo. (Phẩm Pháp trụ) 276. Các ngươi hãy nỗ lực lên! Như Lai chỉ dạy cho con đường giác ngộ chứ không giác ngộ thế cho ai được. Sự trói buộc của ma vương sẽ tùy sức thiền định của các ngươi mà được cởi mở. (Phẩm Đạo) 340. Lòng ái dục tuôn chảy khắp nơi, như giống cỏ Man-la mọc tràn lan mặt đất. Ngươi hãy xem giống cỏ đó để dùng Tuệ-kiếm đoạn hết căn gốc ái dục đi. 345. Đối với người trí, sự trói buộc bằng dây gai, bằng cây, bằng sắt chưa phải bền chắc, chỉ có lòng luyến ái vợ con, tài sản mới thật sự trói buộc chắc bền. 346. Đối với người trí, những kẻ dắt người vào sa đọa là sự trói buộc chắc bền, nó hình như khoan dung hòa hoãn mà thật khó lòng thoát ra. Hãy đoạn trừ đừng dính mắc, lìa dục đừng xuất gia.
- (Phẩm Ái dục) 393. Chẳng phải vì bện tóc, chẳng phải vì chủng tộc, cũng chẳng phải tại nơi sanh mà gọi là Bà la môn; những ai hiểu biết chân thật, thông đạt Chánh pháp, đó mới là kẻ Bà la môn hạnh phúc. (Phẩm Bà la môn) (Kinh Pháp cú – Thích Thiện Siêu dịch - Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, năm 1993) CHÚ THÍCH: (1) Phẩm Song yếu: Những Pháp yếu được diễn nói theo cách song đối. (2) Chiên-đàn-na (Cadana) (3) Đa-già-la (Cagara): Tên hai thứ cây thơm. (4) Mạt-ly-ca (Mallika) là một thứ hoa nhỏ, thơm, mọc tùm lum như dây bìm. (5) Bạt-tất-kỳ (Vassiki) là Vũ-quí-hoa (6) Thiện đây chỉ cái thiện hữu-lậu, làm thiện với cái tâm bĩ thử ngã nhân. (7) “biết”: biết giới, biết định, biết tuệ. CÁC N GỤ N GÔN CỦ A ĐỨC PHẬT Các ngụ ngôn của Đức Phật là tác phẩm viết bằng tiếng Pali, ra đời năm 477 trước công nguyên, tập hợp những ngụ ngôn mà Đức Phật đã sử dụng để truyền đạt ý nghĩa nhiều bài giảng của ngài tới các đồ đệ. Câu chuyện Kisa Gotami dưới đây còn được gọi là Ngụ Ngôn về Hạt Cải, khá nổi tiếng. KISA GOTAMI Gotami là cái tên thiếu nữ của nàng, nhưng vì rất dễ mệt mỏi nên nàng được gọi là Kisa Gotami (Gotami Yếu đuối). Nàng được tái sinh ở Savithi trong một gia đình nghèo khó, bệnh tật. Khi lớn lên, lấy chồng, đến ở nhà chồng. Vì dòng dõi gia đình, nàng bị khinh rẻ. Chỉ sau khi sinh được một đứa con trai, nàng mới được mọi người đối xử một cách kính trọng. Nhưng khi đứa bé đủ lớn, biết chơi bời chạy nhảy đây đó, nó chết. Nàng vô cùng sầu khổ. “Từ khi con ra đời mình vốn bị khinh rẻ mới tìm được sự kính trọng trong gia đình này. Nay họ thậm chí sẽ tìm cách vứt bỏ con ta”. Ôm con vào lòng, nàng ra đi, tìm đến nhà này nhà khác xin thuốc cho con. Ở mọi nơi, gặp nàng, người ta đều chế nhạo:”Cô ta từng thấy thuốc cho người đã chết ở đâu chứ?”. Nói rồi, họ vỗ tay cười thích thú. Nàng không hiểu chút gì về điều họ muốn nói. Bấy giờ có một người thông thái thấy nàng: “Người đàn bà này quá đau khổ vì con nên đã bị lầm lạc tâm trí. Thuốc chữa cho bà, không ai khác, chỉ Đấng Cai Quản Mười Quyền Lực mới biết thôi”. Ông ta bảo: “Thiếu phụ kia, thuốc cho con trai bà chỉ có một người có, đó là Đấng Cai Quản Mười Quyền Lực, nhân cách vĩ đại nhất trong thế giới loài người và thế giới của các Thần thánh, Ngài đang cư ngụ tại tịnh xá gần đây. Hãy đến hỏi Ngài”. “Người đàn ông này đã nói chân lý”. Nàng nghĩ và đi tìm Đức Phật. Ôm con trong lòng, nàng đứng ở vòng ngoài của đoàn tín đồ và nói: “Thưa Đấng đáng tôn kính, hãy cho tôi thuốc chữa cho con trai tôi”. Đấng Đại sư, thấy nàng đã sẵn sàng cho sự cải đạo, bèn nói:”Con đã làm đúng, Gotami, khi đến đây tìm thuốc. Con hãy đi vào thành phố, tới các gia đình, hãy xin những hạt cải nhỏ từ ngôi nhà nào chưa từng có ai chết cả”. 13 4
- “Thưa Đấng Tôn Kính, tốt quá ạ”. Sung sướng, nàng đi vào thành phố. Tới ngôi nhà đầu tiên, nàng nói:”Đấng Cai Quản Mười Quyền Lực bảo tôi xin những hạt cải nhỏ làm thuốc cho con trai”. “Ôi dà, Gotami”- họ nói và đưa cho cô. “Nhưng tôi không cần những hạt này. Trong gia đình đây từng có người đã chết”. “Cô nói gì, Gotami! Ở đây không thể đếm xuể số người đã chết”. “Thôi đủ rồi. Tôi không xin những hạt này. Đấng Cai Quản Mười Quyền Lực không nói tôi dùng những hạt cải của một gia đình đã có bất kỳ một ai từng bị chết”. Cũng như vậy, nàng tới gia đình thứ hai rồi thứ ba. “Trong toàn thành phố, ở đâu cũng thế thôi. Đấng Budha tràn đầy lòng từ bi, thương xót vì hạnh phúc nhân loại hẳn thấy điều đó”. Chế ngự sự xúc động, nàng ra khỏi thành phố, bế con tới một giàn hỏa. “Con trai yêu quý, mẹ từng nghĩ rằng con là người duy nhất bị cái chết mang đi. Nhưng không phải thế. Đây là luật chung của toàn thể loài người.” Nàng đặt con lên giàn hỏa. Rồi đọc đoạn thơ sau: “Không phải lệ làng xã, không phải lệ phố phường Không phải qui tắc riêng một gia đình nào cả Đó là luật chung của thế giới loài người cùng toàn thể thần thánh Rằng tất cả mọi thứ đã sinh ra đều chẳng vĩnh hằng”. Sau đó, nàng đi tới gặp bậc Đại Sư. “Gotami, con đã kiếm được những hạt cải chưa?” “Thưa Đấng Tôn Kính, việc những hạt cải con đã hoàn thành. Nay xin chỉ cho con một trú xứ tốt lành.” Lúc này, Đại Sư đọc cho nàng nghe đoạn thơ sau đây trong Pháp Cú: Người đàn ông này yêu trẻ và súc vật Người đàn ông này tha thiết với đời Nhưng Thần Chết bỗng chụp lấy anh ta và đi con đường của Ngài Như một trận lụt lớn cuốn sạch cả một thôn làng đang say ngủ. (XX. 287) Dù ai có thể sống tới trăm năm Cũng không gặp Miền Bất Tử Tốt hơn là hãy sống một ngày giản dị Anh đang thấy nơi vĩnh cửu đó mà (VIII.114) Với kết luận của những bài kệ, nàng đạt đến tính thánh linh. Đọc thêm 2 CH Ủ N GHĨA HIỆN SINH ẤN Đ Ộ 1. Vài nét về lịch sử chủ nghĩa hiện sinh Phương Tây Chủ nghĩa hiện sinh (CNHS) ra đời ở Đan Mạch thế kỷ XIX. Người đề xướng là Sorien Kierkegard, nhưng thật ra cội nguồn CNHS có từ xa xưa.Thời kỳ Hy Lap cổ đại, CNHS đã nảy mầm với nhà triết học Socratte (469- 399 tr.CN) ông đã suy tư và thực hiện lối sống hiện sinh chủ nghĩa. Ông đã bàn sâu về luân lí và đạo đức . Theo ông, có đạo đức là phải biết thân phận mình. Ông tuyên bố "Hiểu biết là đạo đức", cũng có nghĩa thiếu hiểu biết là thiếu đạo đức. Trong ngôi đền Denph ở Hilạp có ghi câu "Hãy tự biết lấy chính mình". Còn trong bộ kinh Veda của Ấn Độ có câu "Hiểu biết thực sự sẽ đưa ta đến tự do" . Từ khi Kierkegard lập ra hệ thống chủ nghĩa hiện sinh, đã có triết gia phản đối các nhà khoa học khác rằng chỉ chuyên nghiên cứu khách quan và vũ trụ mà quên nghiên cứu 13 5
- ngay thân phận con người "Đừng bỏ quên thân phận con người". Bỏ qua ngoại cảnh để chú trọng đến cái TA nội tâm đã trở thành khuynh hướng triết học duy tân trong lịch sử, chủ yếu là của giai cấp bóc lột đã suy tàn. Foulquie -nhà hiện sinh Pháp đề xướng "phải nhiên cứu, khám phá nội tâm con người", "khoa học sắp xếp vạn vật, tìm hiểu chúng, tìm ra những mối tương quan giữa chúng, còn kỹ thuật- kỹ nghệ chú trọng tới cái hữu dụng. Trái lại việc khám phá về sự hiện hữu và hữu thể con người thì bị đa số người đời bỏ qua (Lời nói đầu cuốn "Chủ nghĩa hiện sinh") . Nhiều nhà hiện sinh Pháp cho rằng sau Socratte, trong Thiên chúa giáo có thánh Saint Augustin cũng có tư tưởng như Socratte, đã làm nền tảng cho chủ nghĩa hiện sinh trong Kitô giáo. Ngay trong Cựu ước, Tân ước đã có chứa đựng yếu tố hiện sinh chủ nghĩa (Existentialism). Thánh Job Jesus Christ đưa ra lời kêu gọi "hãy cứu rỗi linh hồn!" (tức là giải thoát linh hồn) . S.Augustin nói "ở trong Chúa, cái đã được tạo dựng đó là sự sống", "xin cho tôi am hiểu được chính tôi và hiểu được chính Ngài " (tập Thú nhận - Confession) . Ông đã xa rời chúa Trời, sống đau khổ với tội lỗi và phóng đãng, vừa hoan lạc vừa bi đát . Cuộc sống đã gây trong ông nỗi xao xuyến thầm kín và sự lo âu (Souci: Hoa xu xê : điển tích về sự lo lắng), chẳng biết cuộc đời rồi đi về đâu ! Pascal, nhà vật lý người Pháp (định luật Pascal), đã viết cuốn "Tư tưởng" có đoạn: "Đây là bản chất thực sự của ta, chính nó làm cho chúng ta không có khả năng biết một cái gì đích xác, hoàn toàn. Ta bơi lội trên một khoảng không mênh mông và bất an, ta trôi giạt vật vờ từ đầu này tới đầu kia " . Thực ra, tư tưởng hiện sinh của Socratte nhằm bảo vệ giai cấp chủ nô. Còn S. Augustin có mục đích bảo vệ tôn giáo. Vì vậy , Socratte kêu gọi "sống đạo đức là sống biết mình, biết mình là sống đạo đức" . Augustin: "Sống biết Chúa Trời mới là biết mình. Biết Chúa Trời là sống trong Chúa Trời" . Triết học hiện sinh ra đời nhằm hoàn chỉnh những quan điểm hiện sinh trong lịch sử, để liên minh và bảo vệ giai cấp tư sản, giai cấp thống trị trong thời đại khủng hoảng về tư tưởng và chính trị. Sorien Kierkegard sinh 1813, chết 1855 ở Đan Mạch, được coi là ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh hiện đại. Sorien ra đời vào giai đoạn chủ nghĩa tư bản chuyển qua giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Là con út trong một gia đình giàu có, có 7 người con. Cha ông gọi ông là đứa con của tuổi già, ông bố có tới hai bà vợ. Họ đều ở Hội thánh Tin lành (Kitô biến thể). Năm 1838, cha chết, gia đình suy sụp. Hai bà vợ của cha và 6 chị em Sorien cũng lần lượt chết. Chỉ còn Sorien Kierkegard. Ông phải chịu cuộc đời sóng gió, vật lộn với thân phận cô đơn. Nghĩ về thân phận con người, ông day dứt hoài và tìm thấy sự tiếp nối luồng tự tưởng hiện sinh cổ đại. Sau khi học thuyết CNHS của ông phổ biến và có ảnh hưởng khá mạnh ở phương Tây, nổi lên những nhà văn nghệ sĩ tiêu biểu sau đây sáng tác với cảm hứng hiện sinh chủ nghĩa : + Ở Đức, triết học hiện sinh chủ nghĩa của Heidegoer . + Ở Pháp: thơ, truyện, kịch của Jean Paul Sartre, tiểu thuyết của bà Francoise Sagan . + Ở Tây ban nha: Thơ ca "nổi loạn" của Breton. Hội hoạ "nổi loạn" của Picasso + Ở Tiệp khắc : Tiểu thuyết "Vụ án" của Kafkaz 13 6
- + Ở Italia: Nhà văn Matisse . v. v... + Ở miền Nam Việt Nam trước 1975 cũng có một số hiện tượng văn học hiện sinh chủ nghĩa. Học giả Mounier (Pháp) viết : "Ngày nay, khi quan niệm về vũ trụ và kinh tế tỏ ra lạc quan đã đánh dấu thời đại hoàng kim tuyệt đỉnh của phe trưởng giả giàu sang sung túc về vật chất nhưng tư tưởng thì chật hẹp, đã xuất hiện một làn sóng ý thức về sự bất hạnh: một căn bệnh mới của thời đại đang đẩy xô con người về với triết lý hiện sinh bi thiết để biện minh lối cười ra nước mắt " ..."nó là thứ triết lý chống lại hạnh phúc và chiến thắng của con người, là hậu quả của một Âu châu tan rã vì hai cuộc đại chiến (I và II) và một cuộc khủng hoảng không trù liệu trước ". Trong thực tế xã hội, cũng có những hành vi "nổi loạn" (sinh viên ăn mặc kỳ lạ : khoét áo, vá quần lành, sống gấp, đập phá, vì lo rằng có chiến tranh thế giới thứ 3 khủng khiếp tàn phá tương lai. Có những hội khoả thân sống ở vườn hoa hoặc mặc đồ thổ cẩm, thô sơ. Ông già cô đơn sống với con chó. Li dị xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi ... Họ băn khoăn "con người là cái gì ?" Phấn đấu hi vọng vì cái gì ? Tại sao có con người (ý nói con người xã hội), có cái tôi ? Họ thích suy tư cụ thể về con người và số phận, không bằng lòng với những khái niệm và phạm trù triết học. Họ cho con người là cái riêng lẻ, không liên quan gì đến xã hội . Kierkegard nói "Tôi là tôi. Một cá nhân, không phải là một khái niệm. Không một ý tưởng nào diễn tả được nhân cách của tôi, không thể thiết định một dĩ vãng, một hiện tại và một tương lai. Cũng không có lập luận nào về chính tôi và cuộc đời cùng sự sinh tử của tôi" . Như thế, con người hiện sinh phương Tây là con người cá biệt (sống tách rời xã hội) . Muốn trở thành "con người hoàn thiện" thì phải "sa đoạ" - khi đó anh mới thấy rõ mình. Qua sự sa đoạ và tội lỗi của trực giác và bằng linh cảm, kinh nghiệm sống của mình, anh trở thành siêu việt...Nietzche, triết gia Đức nói "càng trải qua tội ác bao nhiêu lại càng vĩ đại bấy nhiêu, đó là con người siêu việt - superman". Lý luận của Nietzche đã có ít nhất một đệ tử cuồng tín là Adolf Hitler - tên trùm phát xít Đức . J.P.Sartre nói "Con người hiện hữu trước đã. Con người tự thấy mình sinh ra ở đời đã, sau đó anh mới định nghĩa mình là ai ?" (cuốn "Hiện sinh, một thuyết nhân bản" của Lê Tôn Nghiêm- xuất bản ở Sài gòn). Ban đầu con người không là gì cả, sau đó mới là thế này, thế kia, và sẽ là cái mình tự tạo nên mình. "Hiện hữu" không phải là TOBE (est), không phải là sống (live, livre) . Hiện hữu không có nghĩa là ở lỳ một chỗ mà phải là "vươn tới cái sẽ là, cái mình sẽ là" , luôn luôn vượt ra ngoài khuôn khổ hôm nay, tự mình tha hoá mình - Mỗi người sẽ là Would- be- man (Người phải là ) . Kierkegard kêu gọi "hãy chọn lấy chính mình". Trong tác phẩm "Người khách đàn bà " (chưa dịch) của nữ văn sĩ Pháp Simon De Beauvoir miêu tả một người đàn bà" nàng đến làm cho sự vật thoát khỏi sự vô thức của chúng. Nàng đã cho chúng màu sắc, hương vị của chúng... Cần phải có nàng ở đó để bất tử hoá sự hoang vắng của chúng - cái căn phòng ...Nàng làm sống dậy các đồ vật và sự chờ đợi... " Người đàn bà là giống cái trong cái mức độ nàng cảm thấy theo tha nhân (người khác) chứ không do cơ cấu thân thể của nàng " . Mounier nói "con người là một sự kiện trần trụi mù loà, ở đó chả có ý nghĩa gì cả, như bị ném ra đó" 13 7
- J.P.Sartre : "Người, một cái gì thừa" "Người là một bí mật tuyệt đối, không ai hiểu được, cao hơn, là cái không hiểu được". Đời người và con người rất phi lí, nó mù mịt, tối tăm. "cái vô lí" còn hiểu được , chứ "cái phi lí" thì không thể hiểu được và nói được gì". Chúng ta sinh ra thật là phi lí, ta hãy chết đi". Mỗi người là một bí mật tuyệt đối vì mỗi người là một sự trống rỗng tuyệt đối. Vì thế, chả cần tìm hiểu làm gì ! Học giả Nguyễn văn Trung (cuốn Nhận định - Sài Gòn xuất bản trước 1975) cũng thể hiện ảnh hưởng hiện sinh của ông "Tôi buồn vì ý thức của tôi trống rỗng, trước khi thông cảm, chỉ có mình tôi buồn, nỗi cô đơn là tuyệt đối. Lối sống hiện sinh tạo ra màng ngăn cách với xã hội. Jean Paul Sartre nhà văn Pháp, viết "chỉ trong sa mạc, con người mới sống đích thực". Keirkegard viết "Tự mình sắp đặt tất cả để cho mình cô đơn. Nỗi cô đơn càng tăng khi có một bản ngã khác thường, một cá tính mãnh liệt. Con người quần chúng rất ít khi cảm thấy cô đơn vì tâm hồn họ là một khối đồng tính. Con người quần chúng hoà vào nhau dễ dàng và không có gì đặc biệt, và cũng không ai có gì độc nhất vô nhị. Người đặc biệt là người cô đơn" . J.J. Rouseau viết "Nhà nước là sự vong thân của con người" Giữa người với người có một vực thẳm cô đơn bất khả thông cảm "sống để dạ, chết mang đi". Mounier nói "Ta có thể có cuộc sống đích thực khi ta hoàn toàn tĩnh tại hoặc khi điên rồ", "Con người sinh ra thường làm nô lệ cho tha nhân, ta thoát ách nô lệ kẻ này thì lại mắc vào ách nô lệ kẻ khác, còn học hành chẳng qua chỉ là chuyện người ta dạy cho ta những điều mà ta không muốn ' . 2 . Sơ lược chủ nghĩa hiện sinh phương Đông và hiện tượng Krisna Murti của Ấn Độ Tên thực là Murti, nhà văn, triết gia Ấn Độ, ông đã lấy bút danh Krisna vốn là tên nhân vật nửa người nửa thần trong thần thoại . Sinh năm 1900 tại thị trấn Madanapal ở miền nam Ấn Độ.Trong mười tám năm liền, lập phái "Thông thiên học" và được phong là vua của đạo "thông thiên học". Có đồ đệ là Rama Krisna, nhà đạo đức học chủ trương hoà hợp tôn giáo: "Hãy xoá bỏ sự khác nhau về tôn giáo, đừng giành giật địa vị, quyền lợi, vô ích. Dù gọi là Jesus, Alla, Thích ca... cũng vẫn chỉ là một chúa tể mà thôi. Mọi con đường của tôn giáo đều tốt cả. (về sau Tagore cũng chịu ảnh hưởng lí thuyết đó. Ông viết: sinh tồn của nhân loại là bản hoà âm tuyệt mỹ. Á, Âu nên xoá bỏ ngăn cách). Krisna Murti cùng một số người lập ra "Hội cứu tinh đông phương" (Gồm đủ tín đồ các đạo Phật, Thiên Chúa, Hồi giáo thờ thánh Alla...), đến năm 1929 Hội này giải tán. Lời tuyên bố giải tán của Murti như sau "chân lý là một xứ sở không có đường vào nên người ta cũng không thể đặt chân vào đó bằng bất kỳ lối đi nào, Đạo giáo hay Phật giáo. Chân lý là sự thật của nội tâm, không ai dạy ai được, nên không ai là thầy của ai cả. Mà tự mình phải là thầy của chính mình". Từ đó ông không lập giáo hội, không nhận học trò nữa . Ông viết cuốn "Giải thoát chính kiến", hoặc "Giải trừ kiến thức" (nguyên bản tiếng Anh: Freedom from the Knowledge ) . Vì sao cần phải giải trừ kiến thức ? Người Ấn Độ vốn coi trọng hiểu biết. Bộ kinh Rig Veda quan trọng nhất của Bàlamôn, sau này là Hindu giáo có nghĩa là "ca tụng sự hiểu biết" . Thực ra, từ trước Công nguyên ở Trung quốc, Lão tử đã đưa ra học thuyết Vô vi, Trang tử lại phát triển học thuyết Lão -Trang. Lão tử nói "Con người càng đi sâu tìm hiểu ngoại giới thì càng xa đạo. Do hiểu biết, con người mất vẻ sống hồn nhiên. Do hiểu 13
- biết nhiều, nảy sinh xung đột với nhau. Giữa những ý thức, quan niệm, tâm lý khác nhau nảy sinh ra mâu thuẫn" . Do đó con người cứ quẩn quanh với những tâm lý ấy chỉ muốn giải thoát mình khỏi những tương lai viển vông, khát vọng và mục tiêu, con người cứ khổ sở đi tìm những thiên đường hứa hẹn, những chủ nghĩa mơ hồ. Tóm lại Murti kết luận "không cần hiểu biết gì hết, hãy phủ nhận quá khứ và tương lai, cứ sống với hiện tại, tạo cho mình cuộc sống hiện tại, hiện hữu. Trước hết, không thể mang theo kè kè bên mình những thành kiến, hiểu biết, kết luận của loài người dồn lại cho mình sau hơn hai nghìn năm. Hãy khởi hành bằng con số 0 ! Hãy lên đường, bỏ lại tất cả những kỷ niệm, ký ức của bao tháng ngày qua, để " tự tại", "tự ngộ", Không cần uy lực nào, không cần lãnh tụ, đạo sĩ hay nhà phân tâm học, không cần triết gia nào. Hãy làm một con người "trống rỗng", "bất nhiễm", không là gì cả! Sống thế nào là "trống rỗng" ? Murti vạch ra rằng: sống không cần có mục đích. Sống không cần phấn son, mộc mạc mà huyền diệu, tĩnh mà động, một mà là tất cả. Chính cuộc sống là Nhân và cũng là Quả. Cuộc sống vừa là phương tiện vừa là cứu cánh (mục đích ). Đạo là chân lý, chân lý là cuộc sống, còn tương lai chỉ là ảo ảnh. Chỉ có hiện tại là thực. Nhưng hiện tại là gì ? Đừng nghĩ đến ! Nghĩ đến là mất nó, cuộc sống lại bị kéo dài thêm một kỳ hạn thừa. Trong hình học, điểm là chỗ cắt đứt hai con đường. Điểm là hiện tại, xuất hiện là do anh nghĩ đến. "Điểm" chính là cuộc sống, không có diện tích kích thước. Vậy nó là "không" nhưng cũng là "có ", và Hiện tại là vô hạn. Sự giải thoát không hẹn ở ngày mai và cũng chưa từng xảy ra ở quá khứ. Hiện tại ngay lúc này mới là sự giải thoát, và chứa tất cả mọi sự vật. Murti nói "Muốn sống cái hiện tại ấy, cái chân lí vĩnh cửu ấy, anh phải xa lìa tất cả những gì cũ và mai sau...những lý thuyết hư nguỵ điêu tàn, những thần tượng phải mất đi, và anh phải sống như đoá hoa toả khắp hương thơm cho thiên hạ. Chìa khoá mở cửa cực lạc là ở ngay trong con người ta. Sống là phi lý, làm gì cũng phi lý, chết cũng là phi lý. Con đường giải thoát là con đường vô vi, để con người tự do, thả nổi theo dòng số mệnh. Mất tự do là phải lẽ, nếu đi tìm chân lý thì lại bị ràng buộc. Cái tự do hoàn toàn không do ai đưa đến, không do sự đấu tranh mà là ở sẵn trong tâm hồn ta, cái tâm hồn cô tịch, trống rỗng tuyệt đối, không suy tưởng, có chăng hãy hỏi mình "anh đã thật sự muốn có tự do chưa ? Muốn là được ! » Nếu anh chỉ muốn giải quyết một vấn đề gì để được tự do thì lai mắc vào cái mất tự do khác. Như thế chẳng lợi gì. Vậy chỉ có tự do - tự tại là hoàn toàn, không nên chịu ràng buộc, bó khuôn theo tư tưởng nào, uy lực nào. Khi đạt được tình trạng cô tịch, trống không, ta là người ngoài cuộc - người tự do, không bao giờ mắc cạm bẫy. Sống thực sự với chính con người mình (man- would- be) chứ không sống theo quan niệm (would-be-man). Tình yêu cũng vô ích vì ở đó con người rõ ràng mất tự do. Những điều nói trên là cơ sở lí luận của thuyết hiện sinh phương Tây và phương Đông. Murti phát triển CNHS theo một hướng mới. Ôâng cho rằng, thế giới hiện có hai lối phản kháng . - Phản kháng bản năng 13 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 1. ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ
29 p | 594 | 111
-
VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 5. TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN GIAN ẤN ĐỘ
14 p | 555 | 71
-
Tư tưởng về áo nghĩa thư - Upanishads: Phần 2
143 p | 142 | 39
-
Tiểu thuyết - Bhagavad Gita nguyên nghĩa: Phần 1
403 p | 219 | 35
-
Tiểu thuyết - Bhagavad Gita nguyên nghĩa: Phần 2
516 p | 116 | 23
-
12 người lập ra nhật bản Chương KẾT
3 p | 109 | 11
-
Thế giới thần linh trong thần thoại Ấn Độ - từ đa thần luận đến nhất thần luận
10 p | 107 | 11
-
Tổng tập về văn học Việt Nam (Tập 38): Phần 2
386 p | 32 | 8
-
Truyền thuyết về Bách Quỷ Dạ Hành của Nhật Bản
5 p | 14 | 4
-
Panchatantra - Thuật xử thế Ấn Độ: Phần 1
197 p | 34 | 4
-
Văn hóa bày trí ẩm thực Nhật Bản
4 p | 18 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Văn hóa Ấn Độ - Nhật Bản năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 9 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Văn học Ấn Độ, Nhật Bản năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 29 | 3
-
Ngoại phiên thông thư 外蕃通書: Tập tư liệu tối cổ về quan hệ Việt - Nhật
11 p | 66 | 3
-
Phản tư văn hóa trong bản tuyên án của Chart Korbjitti: Từ văn học đến điện ảnh
14 p | 46 | 2
-
Bữa trưa học đường của học sinh tiểu học: Nghiên cứu trường hợp Nhật Bản và khuyến nghị cho Việt Nam
4 p | 53 | 2
-
Thủ pháp giấc mơ trong tiểu thuyết màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy
11 p | 68 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn