intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa và tiểu thuyết Việt Nam 1960 - 1975 trên phương diện kiểu nhân vật trung tâm

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

103
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cái nhìn lý tưởng hóa đã xây dựng nên hình tượng nhân vật trung tâm với tư thế và vẻ đẹp hào hùng. Họ chính là hóa thân của một dân tộc anh hùng trong thời đại anh hùng. Họ mang trong mình những phẩm chất phi thường: giản dị, bình thường mà phi thường về sức mạnh tinh thần. Vì vậy, họ được ghi nhận, được mô tả như những con người đẹp nhất, lớn lao nhất, giàu tính chiến đấu nhất… Họ là những con người sống có lý tưởng, có mục đích, “hiểu việc mình làm và con đường mình đang đi”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa và tiểu thuyết Việt Nam 1960 - 1975 trên phương diện kiểu nhân vật trung tâm

Đoàn Đức Hải<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 91(03): 93 - 100<br /> <br /> VĂN HỌC HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM<br /> 1960 - 1975 TRÊN PHƯƠNG DIỆN KIỂU NHÂN VẬT TRUNG TÂM<br /> Đoàn Đức Hải*<br /> Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trong thế giới nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam 1960 – 1975 nói chung và tiểu thuyết về đề tài<br /> xây dựng chủ nghĩa xã hội nói riêng, đã có sự kết hợp hiệu quả giữa chất sử thi với chất tiểu thuyết<br /> trong việc xây dựng cấu trúc hình tượng nhân vật, tạo ra những điển hình văn học của loại hình<br /> tiểu thuyết sử thi hiện đại- nhân vật “con người mới” . Cấu trúc hình tượng nhân vật đã phản ánh<br /> chân thực hiện thực lịch sử và thỏa mãn yêu cầu nghệ thuật của phương pháp sáng tác hiện thực xã<br /> hội chủ nghĩa, nó bắt rễ sâu xa trong truyền thống văn học dân tộc và được gặp gỡ với mô hình<br /> tiểu thuyết Nga – Xô viết, kết hợp với đặc điểm lịch sử của thời đại chiến tranh cách mạng và xây<br /> dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cái khác biệt nhất của con người mới so với những nhân vật<br /> văn học trước đó là khả năng làm chủ: làm chủ tập thể và làm chủ bản thân, con người mới tồn tại<br /> đồng thời cùng với quá trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, họ chiến đấu và lao<br /> động quên mình vì bản thân, vì dân tộc mình và vì cả nhân loại.<br /> Cái nhìn lý tưởng hóa đã xây dựng nên hình tượng nhân vật trung tâm với tư thế và vẻ đẹp hào<br /> hùng. Họ chính là hóa thân của một dân tộc anh hùng trong thời đại anh hùng. Họ mang trong<br /> mình những phẩm chất phi thường: giản dị, bình thường mà phi thường về sức mạnh tinh thần. Vì<br /> vậy, họ được ghi nhận, được mô tả như những con người đẹp nhất, lớn lao nhất, giàu tính chiến<br /> đấu nhất… Họ là những con người sống có lý tưởng, có mục đích, “hiểu việc mình làm và con<br /> đường mình đang đi”. Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên thì nhân vật con người mới còn nặng<br /> về tính khuân mẫu nên ít nhiều hạn chế trong phản ánh dưới góc độ cá nhân.<br /> Từ khóa: Con người mới, nhân vật trung tâm, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa<br /> <br /> KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC HIỆN THỰC<br /> XÃ HỘI CHỦ NGHĨA*<br /> Tìm hiểu bất kì một nền văn học, một hiện<br /> tượng văn học nào cũng phải đặt trong mối<br /> tương quan của các yếu tố đồng đại và lịch<br /> đại. Trong lịch sử văn học nhân loại, mỗi giai<br /> đoạn, mỗi thời kì có những dòng văn học và<br /> phương pháp sáng tác riêng đóng vai trò chủ<br /> đạo. Ở mỗi thời đại và tùy vào bước đi của<br /> mỗi quốc gia, văn học dự phần tích cực vào<br /> việc thay đổi diện mạo đời sống tinh thần.<br /> Cho đến trước thế kỉ XX, văn học Việt Nam<br /> đi trong xu thế chung của khu vực là chủ<br /> nghĩa Cổ điển. Đến đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa<br /> hiện thực phê phán và chủ nghĩa Lãng mạn<br /> phương Tây đã vào Việt Nam, đưa văn học<br /> nước ta gia nhập quỹ đạo văn học hiện đại thế<br /> giới. Đêm trước của cuộc cách mạng do giai<br /> cấp vô sản lãnh đạo, trong địa hạt văn<br /> chương, ở thế kỉ XIX, nhất là từ những năm<br /> 40 trở đi, nhu cầu miêu tả cuộc sống như<br /> chính nó vốn có đã được các nhà văn đặt ra<br /> bằng các sáng tác theo khuynh hướng hiện<br /> *<br /> <br /> Tel: 0913 089612<br /> <br /> thực và với cảm hứng phê phán. Ở đó, các<br /> nhà văn đặt ra vấn đề tái tạo đời sống “trong<br /> những hình thức của bản thân đời sống” và<br /> văn học thế giới đã ghi nhận những tên tuổi<br /> sáng giá của dòng văn học hiện thực như<br /> Bandắc, Gôgôn, L. Tônxtôi, Đốtxtôiépxki<br /> v.v… Đến giữa thế kỉ XX, lịch sử nhân loại<br /> chuyển mình, việc tồn tại hệ thống xã hội chủ<br /> nghĩa đối trọng với tư bản chủ nghĩa đã dẫn<br /> đến sự ra đời dòng chủ lưu của văn học các<br /> nước xã hội chủ nghĩa mà phương pháp sáng<br /> tác mới nhất được khẳng định lúc ấy là Chủ<br /> nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa<br /> hiện thực XHCN). Vào những thập niên đầu<br /> thế kỉ XX chủ nghĩa hiện thực vẫn tiếp tục<br /> đảm đương vai trò trọng yếu của nó đối với<br /> văn chương thế giới, tuy vậy, sự xuất hiện của<br /> trào lưu hiện thực XHCN đã tạo được thế đối<br /> trọng với các phương pháp sáng tác mới, chủ<br /> yếu được trọng dụng ở nước tư bản phương<br /> Tây khác biệt về thể chế chính trị. Vào thời<br /> điểm Chủ nghĩa hiện thực XHCN ra đời và<br /> vào những năm phát triển nhất, nó được văn<br /> học các nước XHCN coi là một phương pháp<br /> ưu việt của ý thức vô sản, của nhân sinh quan<br /> cộng sản.<br /> 93<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đoàn Đức Hải<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở<br /> Liên Xô<br /> Vào buổi đầu của cuộc cách mạng do giai<br /> cấp vô sản Nga thực hiện, những sáng tác của<br /> M.Goócki đã cổ vũ một cách mạnh mẽ tinh<br /> thần của giai cấp đang lên, đã sản sinh một<br /> loạt những tác phẩm viết về những con người<br /> tiên tiến của thời đại, về những điều đang sẽ<br /> trở thành hiện thực trên một đất nước đấu<br /> tranh cho hòa bình và tiến bộ của loài người.<br /> Và cũng chính M. Goócki đã được xem như<br /> là người có công đầu đối với nền văn học vô<br /> sản Xô-viết. Sau khi Liên bang Cộng hòa Xã<br /> hội chủ nghĩa Xô-viết được thành lập (1922),<br /> với mục tiêu thống nhất các tổ chức văn nghệ<br /> thành một cơ quan duy nhất trên toàn liên<br /> bang đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản,<br /> nhằm “đưa các nhà văn có xu hướng nghệ<br /> thuật và trình độ chính trị khác nhau đi vào<br /> đại lộ của nền văn học Xô viết là chủ nghĩa<br /> hiện thực xã hội chủ nghĩa” [13, tr.92], Đại<br /> hội Hội nhà văn Liên Xô được tiến hành vào<br /> năm 1934. Ở đó, điều lệ của Hội đã xác định<br /> chủ nghĩa hiện thực XHCN là phương pháp<br /> sáng tác chủ đạo trong văn học Xô viết. Từ<br /> đó, văn học vô sản Nga đã phát huy vai trò<br /> của một nền văn học XHCN mới mẻ nhưng<br /> đầy xung kích đối với văn học thế giới trong<br /> mục tiêu đấu tranh cho thắng lợi của chủ<br /> nghĩa xã hội. Nhà văn Xô-viết, để dự một<br /> phần lớn vào “cuộc tái sinh màu nhiệm” trong<br /> văn học và trong cuộc sống, nhất thiết phải<br /> trở thành và phải thực sự là nhà văn – chiến<br /> sĩ. Đó là đòi hỏi của đất nước, và dường như,<br /> cả đối với nhà văn. Nhà văn và nền văn học<br /> ấy buộc phải chuyển mình, phải vào cuộc, đáp<br /> ứng những đòi hỏi cấp thời. Với vai trò là<br /> người anh cả trong cộng đồng thế giới mới<br /> lúc bấy giờ, văn học Nga – Xô-viết đã đi đầu<br /> bằng các tác phẩm có sức lôi kéo hàng triệu<br /> con người trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù<br /> chung ở những năm nửa đầu thế kỉ XX, trong<br /> công cuộc lao động, kiến thiết đất nước nhằm<br /> tạo dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ<br /> nghĩa xã hội. Các nhà lí luận ở Nga – Xô-viết<br /> đã đúc kết thành những luận thuyết và từ đó<br /> Chủ nghĩa hiện thực XHCN được dùng như<br /> một kiểu thước đo, một tiêu chuẩn mang tính<br /> pháp quy để điều chỉnh sự phát triển của văn<br /> học nghệ thuật.<br /> Thực tế đã chứng minh được rằng văn học<br /> của những giai đoạn tiếp theo luôn được tiếp<br /> <br /> 91(03): 93 - 100<br /> <br /> mạch từ các giai đoạn trước nó, xét theo tinh<br /> thần biện chứng thì “cái mới không ra đời từ<br /> hư vô”. Văn học Xô-viết, vì thế, cũng đã có<br /> sự chuẩn bị từ những thế kỉ trước nó, từ quá<br /> khứ rực rỡ của văn học nước nhà, đồng thời<br /> nó đã để lại những kinh nghiệm quý báu cho<br /> sự vận động của văn học các giai đoạn sau.<br /> Nhà nghiên cứu – dịch giả Thúy Toàn nhận<br /> xét: “[...] nền văn học ấy tràn đầy niềm tin<br /> tưởng vào tương lai tươi sáng của loài<br /> người; nó thấm nhuần tư tưởng chống đế<br /> quốc, chống phát-xít, chống mọi áp bức bóc<br /> lột; nó khẳng định tình hữu nghị giữa các dân<br /> tộc, tình đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản<br /> và những người lao động…” [14 tr.67- 73].<br /> Chính tính Đảng và tính nhân dân trong đề<br /> xuất của Lênin đối với các tác phẩm hiện thực<br /> XHCN đã mang đến cho văn học lúc bấy giờ<br /> tinh thần ấy. Đọc lại các tác phẩm của M.<br /> Goócki, Sôlôkhốp, Phađêép, N. Ốxtơrốpxki,<br /> … chắc hẳn độc giả sẽ đồng tình với quan<br /> điểm trên.<br /> Nhà nghiên cứu Đào Tuấn Ảnh đã nhìn nhận<br /> các tác phẩm văn học Nga – Xô-viết dưới góc<br /> nhìn khách quan và tương đối phù hợp:<br /> “Không nên xổ toẹt giá trị của các tác phẩm<br /> văn học Nga – Xô viết đã từng được dịch ở<br /> Việt Nam, nhưng cũng không nên đề cao<br /> quá mức” (Báo Thanh niên điện tử nhân kỉ<br /> niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga).<br /> Một thời, như là sự ghi công văn học hiện<br /> thực XHCN ở Nga đối với tiến trình văn học<br /> thế giới, các nhà Nga học chính thống đã xem<br /> nền văn học ấy từng “đưa con người vào<br /> những vấn đề xã hội – chính trị nóng bỏng,<br /> truyền cảm cho độc giả niềm tin vào sức<br /> mạnh cải tạo xã hội của triệu triệu quần<br /> chúng lao động đang vươn dậy” (Nguyễn<br /> Kim Đính). Nhìn về văn học vô sản mà văn<br /> học nước Nga – Xô-viết là trụ cột chính là để<br /> chúng ta soi rõ mình hơn trong những bước<br /> chuyển của quá khứ và đặc biệt, thấy được<br /> lịch sử dân tộc và lịch sử văn học một thời.<br /> Một điều đã được thừa nhận chắc chắn là, văn<br /> học cách mạng Việt Nam trong hai cuộc<br /> kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã chịu<br /> ảnh hưởng sâu sắc bởi văn học Nga – Xô-viết.<br /> Nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở<br /> Việt Nam<br /> Tiến trình của văn học Việt Nam có những<br /> điểm tương đồng với tiến trình văn học thế<br /> giới và nhiều điểm gần gũi với bước đi của<br /> <br /> 94<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đoàn Đức Hải<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> văn học Nga, mỗi một giai đoạn luôn có một<br /> phương pháp sáng tác giữ vai trò trọng yếu.<br /> Trước Cách mạng tháng Tám 1945, chúng ta<br /> tiếp xúc với văn hóa Pháp trong tinh thần<br /> không hoàn toàn tự nguyện, dù vậy trong văn<br /> học ta đã đạt được những đỉnh cao với các tác<br /> phẩm thuộc chủ nghĩa hiện thực phê phán.<br /> Sau năm 1945, với tư cách là một quốc gia<br /> độc lập và sẵn sàng đương đầu với bất kì<br /> những trở lực bất nghĩa nào là rào cản đối với<br /> con đường khẳng định quyền tự do và độc lập<br /> của dân tộc, chúng ta cũng khẳng định sự lựa<br /> chọn của mình trong những bước đi của nền<br /> văn hóa mới. Sau Thế chiến II, nhiều dân tộc,<br /> trong đó có Việt Nam, thoát khỏi ách thuộc<br /> địa, đã chọn con đường của CNXH, và văn<br /> học Việt Nam lựa chọn con đường của văn<br /> hoá Nga – Xô-viết. Đây là một sự lựa chọn<br /> không vì bị khuất phục bằng vũ lực hay vật<br /> chất mà là vì sự chinh phục của tư duy khoa<br /> học, của ánh sáng nhân văn. Đi theo con<br /> đường XHCN là tin ở những gì tai nghe mắt<br /> thấy, ở thành quả thực tiễn ở Liên Xô. Thành<br /> tựu của hơn 20 năm xây dựng xã hội mới ở<br /> Liên Xô đã khích lệ Việt Nam tin vào một<br /> tương lai tốt đẹp, tương lai của những chủ<br /> nhân mới đất nước là người lao động. Nguyễn<br /> Khải lí giải: “Học thuyết Mác-xít vốn xa lạ với<br /> người nông dân Việt Nam, nhưng tác động của<br /> nó tới đông đảo quần chúng thật mãnh liệt và<br /> tức thì. Lần đầu tiên một học thuyết nổi danh<br /> dám suy tôn những người thất học và bần cùng<br /> là nhân vật chính của lịch sử hiện đại, là chủ<br /> nhân ông đích thực của đất nước họ trong hiện<br /> tại và trong tương lai. Rằng họ có sức mạnh<br /> dời non lấp biển, có thể đánh bại mọi kẻ xâm<br /> lược và kiến tạo một xã hội công bằng nhất<br /> trong lịch sử loài người” [17, tr.64 32].<br /> Đề cương văn hóa của Trường Chinh ra đời<br /> năm 1943 rồi sau đó là Chủ nghĩa Mác và văn<br /> hóa Việt Nam năm 1948 đều hướng vào<br /> khẳng định văn hóa, văn nghệ là một lực<br /> lượng quan trọng phục vụ sự nghiệp kháng<br /> chiến. Quan điểm này rất gần với quan điểm<br /> của các nhà quản lý văn học nghệ thuật Xôviết sau Cách mạng tháng Mười. Trong Đề<br /> cương văn hóa năm 1943 của Trường Chinh<br /> xuất hiện thuật ngữ tả thực xã hội chủ nghĩa<br /> khi đề cập đến khuynh hướng mới của một<br /> nền văn nghệ phục vụ kháng chiến. Đến 1948,<br /> thuật ngữ này được chính thức đổi thành Chủ<br /> <br /> 91(03): 93 - 100<br /> <br /> nghĩa hiện thực XHCN. Tắt đèn, Giông tố rồi<br /> Bước đường cùng khiến cho người nghệ sĩ<br /> cảm thấy ngột ngạt, tù đọng trong tinh thần,<br /> họ thấy cần phải thoát khỏi trạng thái ấy. Đó<br /> là điều có thật một thời. Không khí sục sôi<br /> sau Cách mạng tháng Tám khiến người nghệ<br /> sĩ có nhu cầu nhập cuộc bởi họ mang cảm<br /> giác “Đứng riêng tây ta thấy mình có lỗi”<br /> (Chế Lan Viên). Thêm nữa, khi tuyên bố ta sẽ<br /> “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng<br /> và của cải” để bảo vệ nền độc lập vừa có<br /> được thì cũng đồng thời cả dân tộc Việt Nam<br /> tự thấy mình đã đứng cùng chiến tuyến với<br /> các lực lượng tiến bộ lúc bấy giờ. Đất nước<br /> Việt Nam, văn nghệ sĩ Việt Nam đã tìm đến<br /> quê hương Cách mạng tháng Mười và nền<br /> văn học của nó như một sự lựa chọn duy nhất<br /> và hoàn toàn tự nguyện. Ngày trước ta đã tìm<br /> đến Cách mạng tháng Mười như đi về phía<br /> mặt trời thì lúc này văn học ta cũng tự nhận<br /> mình cùng chiến tuyến với văn học được sản<br /> sinh từ Cách mạng tháng Mười. Bằng thực tế<br /> các tác phẩm (đặc biệt là từ năm 1948 trở đi),<br /> từ sau Đôi mắt của Nam Cao, văn học Việt<br /> Nam đã đi vào quỹ đạo của văn học hiện thực<br /> xã hội chủ nghĩa mà hai đề tài xuyên suốt là<br /> chiến đấu và lao động trở thành những trăn<br /> trở đối với người nghệ sĩ. Nguyễn Đình Thi<br /> đã từng bộc bạch trong Nhận đường: “Làm<br /> thế nào để chúng ta hiểu được tâm hồn những<br /> lớp nhân dân đông đảo đang chiến đấu, làm<br /> thế nào sống được những tình cảm ý nghĩ của<br /> những lớp người xưa nay cách hẳn ta, làm thế<br /> nào để trở thành những con người của tầng<br /> lớp khác để sống được sự sống của họ” [15<br /> tr.29]. Người nghệ sĩ thấy cần phải cất tiếng<br /> nói của thời đại mới, về những con người mới<br /> – con người của một đất nước có chủ quyền,<br /> những con người “có trong đầu lý tưởng<br /> cách mạng” (Nguyễn Đăng Mạnh). Văn học<br /> nghệ thuật lúc này phải là một mặt trận, người<br /> nghệ sĩ phải là một chiến sĩ. Với tâm thế đó,<br /> văn học Việt Nam 30 năm đấu tranh cách<br /> mạng cũng đồng thời là văn học hiện thực<br /> XHCN, không dày nhưng nền văn học ấy biết<br /> lấy “Lợi ích Tổ quốc là trên hết. […]. Mọi lợi<br /> ích khác đều tạm thời phải gác lại, phải hy<br /> sinh đi” [16, tr.50]. Khi hòa bình lập lại trên<br /> miền Bắc, nửa tuyến đất nước bắt tay vào xây<br /> dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương lớn cho<br /> tiền tuyến miền Nam thì văn học miền Bắc<br /> 95<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đoàn Đức Hải<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> thể hiện rõ nét hơn cả tinh thần của văn học<br /> hiện thực XHCN trên hai bình diện đề tài:<br /> chiến đấu và lao động. Không khí sáng tác, số<br /> lượng các tác phẩm, các nhà văn đã trở nên<br /> sôi nổi, phong phú hơn rất nhiều.<br /> Một thuận lợi cho văn học Việt Nam lúc này<br /> là chúng ta không cần phải dò dẫm đi tìm cho<br /> mình những định thức, thuyết lý cho sáng tác,<br /> tức là về mặt lý luận. Tất cả, ta học từ Liên<br /> Xô. Vả lại, những đòi hỏi tức thời của cuộc<br /> cách mạng không tạo nhiều điều kiện về thời<br /> gian và không gian cho người nghệ sĩ có thể<br /> nghiền ngẫm về những gì đang diễn ra.<br /> Bằng chất liệu của mình và công thức của<br /> người bạn chí tình, những tác phẩm nóng hổi<br /> hơi thở cuộc sống liên tiếp ra đời, thể loại<br /> cũng hết sức đa dạng, phong phú: thơ ca,<br /> truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, tùy bút… Ba<br /> mươi năm văn học mới chưa có tiền lệ đã<br /> “thực sự là một chứng nhân của một quá trình<br /> lịch sử hết sức hào hùng” (Nguyễn Văn<br /> Long). Không tránh khỏi những cái mà với tư<br /> cách là người tiếp nhận tức thời chúng ta chưa<br /> thể sàng lọc ngay được những thô ráp mà văn<br /> học nước bạn đã mắc phải (nghĩa là ta chưa<br /> chuẩn bị tâm thế đi tiếp nhận cái mình được<br /> tiếp nhận), chúng ta cũng đã lại rơi vào một<br /> loay hoay khác khi áp dụng một cách rập<br /> khuôn những định thức, những mô hình cho<br /> nền văn học mới của mình. Ngót nghét 10<br /> năm cho cuộc đối đầu với Pháp và một<br /> khoảng thời gian không ngắn vừa kiến thiết<br /> vừa chiến đấu với Mỹ, tổng cộng dân tộc ta<br /> và văn học ta có 30 năm để tỏ rõ bản lĩnh, sức<br /> vươn của mình. Cái thời kì có một không hai<br /> ở thế kỉ XX ấy đã định vị cho một dòng văn<br /> học, cũng đã tạo nên không ít tên tuổi, như<br /> Phan Cự Đệ đã một thời tổng kết: “Chúng ta<br /> có cái đẹp nhẹ nhõm, thanh thoát, trong sáng<br /> của Nguyễn Đình Thi, cái xù xì gân guốc,<br /> phong phú đến mức rậm rạp của Nguyên<br /> Hồng, cái hóm hỉnh, thông minh, tinh tế và<br /> thơ mộng của Tô Hoài, cái tỉnh táo sắc sảo<br /> đầy tính chất phát hiện của Nguyễn Khải, cái<br /> đôn hậu ấm áp điểm vẻ huy hoàng tráng lệ<br /> của Nguyễn Huy Tưởng, cái dân gian mà lại<br /> hiện đại của Nguyễn Thi, cái hùng tráng thi vị<br /> của Nguyễn Trung Thành, cái trữ tình tha<br /> thiết đến độ say đắm của Anh Đức, cái trí tuệ,<br /> hài hòa và cân đối đến mức cổ điển của Phan<br /> Tứ…” [3(1), tr.155-156].<br /> <br /> 91(03): 93 - 100<br /> <br /> KIỂU NHÂN VẬT TRUNG TÂM CỦA TIỂU<br /> THUYẾT VIỆT NAM 1960-1975 DƯỚI ẢNH<br /> HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC<br /> HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA<br /> Khi chúng ta tiếp xúc với văn hóa và văn học<br /> Trung Hoa, truyền thống phương Đông quy<br /> định việc tiếp cận và thể hiện con người trong<br /> văn học. Kẻ sĩ phong kiến với cái khí phách<br /> và cách tự vẽ mình trên trang viết đã tạo<br /> những dấu ấn riêng nơi Nguyễn Trãi, Nguyễn<br /> Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát.<br /> Chúng ta đã có một bề dày những sáng tác và<br /> những gương mặt được liệt vào hàng “cổ<br /> điển” của văn học nước nhà thời trung đại.<br /> Sang thế kỉ XX, nền văn hóa Pháp mang đến<br /> cho chúng ta những kinh nghiệm trong việc<br /> thể hiện con người. Ảnh hưởng mạnh mẽ của<br /> chủ nghĩa hiện thực thế giới đã được các tác<br /> giả của dòng văn học hiện thực phê phán<br /> 1930 – 1945 thể hiện tương đối rõ nét, con<br /> người trong văn học Việt Nam lúc bấy giờ là<br /> những con người bé nhỏ, những con người<br /> cảm thấy mình trở nên thừa thãi, vô nghĩa, bi<br /> kịch tâm hồn và bơ vơ ngay trên chính quê<br /> hương mình. Nhưng khi âm hưởng Cách<br /> mạng tháng Mười Nga vọng đến, nền văn học<br /> khác về chất so với trước đã được hình thành,<br /> nhân vật trung tâm trong văn học cũng<br /> khác trước. Đó không phải là kiểu hiệp sĩ<br /> như nhân vật của Xécvantéc thời Phục hưng ở<br /> Châu Âu, không phải là kiểu anh hùng Từ Hải<br /> của Nguyễn Du, lại càng không phải anh<br /> hùng cứu quốc với cái “số đỏ” luôn hậu thuẫn<br /> như nhân vật Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng<br /> Phụng trong văn học hiện thực phê phán. Họ<br /> là những anh hùng với nghĩa đầy đủ, toàn vẹn<br /> của từ này. Họ được gọi bằng cái tên con<br /> người mới. Con người mới lúc này là sản<br /> phẩm của nền văn học cách mạng, được sản<br /> sinh từ sau cuộc đối đầu lịch sử giữa hai lực<br /> lượng chính trị. Ngày trước, khi chưa có Cách<br /> mạng tháng Mười (ở Việt Nam thì từ sau<br /> Cách mạng tháng Tám), họ mang một thân<br /> phận khác, một tinh thần khác. Từ đó trở đi,<br /> cả trong đời sống và trong văn chương, con<br /> người đều được nhìn nhận và đánh giá chủ<br /> yếu dựa trên những phẩm chất chính trị. Con<br /> người mới tồn tại đồng thời cùng với quá<br /> trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ<br /> nghĩa, trong văn học ở các nước xã hội chủ<br /> nghĩa. Họ chiến đấu và lao động quên mình vì<br /> bản thân mình, vì dân tộc mình và vì cả nhân<br /> loại lúc bấy giờ. Phải lùi lại những ngày sôi<br /> <br /> 96<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đoàn Đức Hải<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> sục của nước Nga trong và sau Cách mạng<br /> tháng Mười, của Việt Nam những ngày tổng<br /> khởi nghĩa tháng Tám và khi có được nền<br /> cộng hòa đầu tiên thì không khó để lí giải<br /> những điều trên. Trong thực tế, những con<br /> người này là những người lao động, chiến đấu<br /> bình thường nhưng đầy hăng hái, tràn niềm<br /> tin vào cuộc sống mà họ dần được làm chủ từ<br /> khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên quê<br /> hương họ. Đi vào văn học, họ được xem như<br /> những người con ưu tú, tiên tiến nhất thời đại<br /> (dĩ nhiên là trong nhãn quan của các nhà lãnh<br /> đạo, các nhà văn hiện thực XHCN). Và do<br /> vậy, con người mới – những con người của<br /> cách mạng – cũng đồng thời là động lực cho<br /> cách mạng, cho cuộc đấu tranh vì thắng lợi<br /> của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, họ được ghi<br /> nhận, được mô tả như những con người đẹp<br /> nhất, lớn lao nhất, giàu tính chiến đấu nhất…<br /> thông qua lăng kính của cảm hứng ngợi ca,<br /> lạc quan. Họ được ghi nhận là những con<br /> người sống có lý tưởng, có mục đích, “hiểu<br /> việc mình làm và con đường mình đang đi”;<br /> những con người đứng ở mũi nhọn nóng bỏng<br /> nhất trong cuộc chiến đấu vì lợi ích chính trị<br /> thiêng liêng của Tổ quốc.<br /> Đi vào các tác phẩm văn học hiện thực<br /> XHCN, để nhân vật trung tâm của mình mang<br /> những đặc điểm như đã chỉ ra ở trên, các nhà<br /> văn đã tạc họ thành những bức tượng đẹp đẽ,<br /> toàn bích. Con người mới trong văn học luôn<br /> lớn hơn con người đời thường của họ, bởi bút<br /> pháp hiện thực XHCN đòi hỏi phải miêu tả<br /> trong quá trình phát triển cách mạng của nó.<br /> Vì thế công thức, môtíp cho xây dựng nhân<br /> vật chính của các nhà văn lúc này là như<br /> nhau. Nói như Trường Chinh thì con người<br /> mới “Đó là những người anh hùng mới của<br /> thời đại chúng ta, những con người dũng cảm<br /> trong lao động và đấu tranh, một lòng một dạ<br /> yêu nước, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã<br /> hội” [2]. Con người mới lúc này phải làm nên<br /> những điều vĩ đại. Trước hết họ cần phải có<br /> phẩm chất vĩ đại mà theo Tố Hữu thì con<br /> người mới vĩ đại “không phải ở chỗ nó không<br /> có sai lầm, khuyết điểm, mà ở chỗ nó kiên<br /> quyết sữa chữa những sai lầm, khuyết điểm,<br /> khắc phục những yếu đuối của mình để tiến<br /> lên và tiến mãi không ngừng” (Báo cáo đọc<br /> trước Đại hội văn công toàn quốc – 1955).<br /> Cái khác biệt nhất của con người mới so với<br /> những nhân vật văn học trước đó là khả năng<br /> làm chủ: làm chủ tập thể và làm chủ bản thân.<br /> <br /> 91(03): 93 - 100<br /> <br /> Con người mới trên trang viết về đề tài chiến<br /> tranh thường là những người lính. Trong đề<br /> tài lao động, sản xuất, họ là những anh hùng<br /> lao động. Những con người mới ấy thường là<br /> những đoàn viên, đảng viên cộng sản với<br /> những trách nhiệm tiên phong đầy nặng nề<br /> nhưng cũng rất vinh quang và tự nguyện.<br /> Văn học Xô-viết cũng đã từng đặt ra vấn đề<br /> này. M. Goócki đã từng nêu ý kiến trong Đại<br /> hội Nhà văn Xô viết lần thứ nhất (1934) về<br /> con người mới như sau: “Con người thời đại<br /> thấy tỉnh dậy trong lòng mình cái ý thức về<br /> nhân phẩm và tự xem mình là một lực lượng<br /> thực sự cải tạo thế giới” [5]. Theo yêu cầu và<br /> chủ trương của Đảng, những nhân vật văn học<br /> đi chệch những điều đã được quy thành công<br /> thức thì được xem là thiếu tính đảng, không<br /> đúng với bút pháp, tinh thần hiện thực<br /> XHCN. Nhà văn không được phép thể hiện<br /> trên tác phẩm những yếu tố, những biểu<br /> tượng mang tính “hai mặt”, như thế - họ bị<br /> coi là chưa thực sự đảm nhiệm tốt vai trò,<br /> nhiệm vụ của những nhà văn chiến sĩ. Nhiều<br /> nhà văn, vì thế, phải điều chỉnh tác phẩm của<br /> mình, thậm chí còn hứng chịu những hình<br /> thức xử lý không nhẹ nhàng dành cho người<br /> cầm bút.<br /> Nếu như trước kia ở Nga cũng như ở Việt<br /> Nam, để xây dựng kiểu con người nhỏ bé, con<br /> người thừa, người ta không đưa ra những tiêu<br /> chuẩn nhất định, thì vào lúc này, văn học hiện<br /> thực XHCN đòi hỏi những chuẩn mực dành<br /> cho việc tạo dựng con người mới. Được thể<br /> hiện trong nhãn quan, cách nhìn, lập trường<br /> của các nhà văn kiểu mới (nhà văn – chiến sĩ),<br /> con người mới lúc này mang một tâm thế<br /> thường trực, tâm thế của một người làm chủ<br /> hoàn cảnh, làm chủ cuộc đời, con người mới<br /> mang những phẩm chất cơ bản như: niềm gắn<br /> bó thiết tha, máu thịt với nỗi đau, với khát<br /> vọng của giai cấp, của nhân loại cần lao; lòng<br /> yêu nước sâu sắc kết hợp với tình cảm quốc tế<br /> rộng lớn; lòng trung thành vô hạn với sự<br /> nghiệp cách mạng; tính chiến đấu sôi nổi,<br /> hăng say… Còn trong cách nhìn của các nhà<br /> lãnh đạo văn nghệ của ta một thời thì tư tưởng<br /> đối với lao động, chiến đấu, ý thức về chủ<br /> nghĩa tập thể, thái độ đối với nhân dân, với<br /> chủ nghĩa xã hội được định ra như một tiêu<br /> chuẩn đối với các nhân vật mới này. Điều này<br /> được lý giải dưới góc nhìn của một giai đoạn<br /> lịch sử nhất định: chiến tranh bảo vệ tổ quốc.<br /> 97<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0