intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vật dụng từ nhôm tái chế: Rẻ nhưng độc

Chia sẻ: Gia Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

154
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vật dụng từ nhôm tái chế: Rẻ nhưng độc hại Chỉ cần đi một vòng qua một số chợ của Hà Nội như chợ Phùng Khoang, chợ Xanh và nhiều chợ cóc… chúng ta có thể dễ dàng mua được những vật dụng từ xoong nồi, ấm đun nước đến bát thìa… làm từ nhôm tái chế. Tuy vậy, đằng sau vẻ ngoài sáng bóng, những vật dụng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe người tiêu dùng… ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vật dụng từ nhôm tái chế: Rẻ nhưng độc

  1. Formatted: Font: 26 pt Formatted: Centered Vật dụng từ nhôm tái chế: Rẻ nhưng độc hại Chỉ cần đi một vòng qua một số chợ của Hà Nội như chợ Phùng Khoang, chợ Xanh và nhiều chợ cóc… chúng ta có thể dễ dàng mua được những vật dụng từ xoong nồi, ấm đun nước đến bát thìa… làm từ nhôm tái chế. Tuy vậy, đằng sau vẻ ngoài sáng bóng, những vật dụng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe người tiêu dùng…
  2. Rẻ thì có rẻ Không chỉ được bày bán tại các chợ, những vật dụng có nguồn gốc từ nhôm tái chế còn theo những gánh hàng rong, len lỏi trong từng ngõ phố. Tại một quầy hàng bán đồ nhôm ở chợ Phùng Khoang chúng tôi gặp bà Vũ Thị Mây, ở đường Chiến Thắng, quận Hà Đông đang chọn mua một số vật dụng gia đình. Bà Mây cho biết: “Con trai tôi mới dọn ra ở riêng nên tôi phải đi sắm một ít đồ cho cháu. Đồ nhựa tuy rẻ nhưng không bền. Do đó, tôi chọn mua toàn đồ nhôm. Nào là ấm đun nước, xoong nồi, giá để bát đĩa, thìa, cốc uống nước… dùng đến cả chục năm cũng không hỏng. Đồ nhôm bền hơn đồ nhựa nhưng giá cũng không cao hơn nhiều, rất phù hợp với người có thu nhập trung bình”… Tuy vậy, khi được hỏi: “Bà có quan tâm đến chất lượng cũng như nguồn gốc của những vật dụng này”, bà Mây cười: “Từ trước đến nay, tôi vẫn dùng chậu nhôm mua ở chợ, có cái dùng vài chục năm đã xám đen lại nhưng vẫn sử dụng được, có sao đâu. Tôi có nghe nói nếu lượng nhôm tích tụ trong cơ thể nhiều có thể gây nhiễm độc nhưng chưa
  3. thấy ai chết vì vật dụng này. Với lại, đồ nhôm mua giá rẻ thì phải chấp nhận rủi ro, ai muốn “xịn” thì vào siêu thị”?! Theo khảo sát của chúng tôi, vật dụng bằng nhôm được bán trôi nổi trên thị trường có giá chỉ bằng 1/4-1/5 hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Một chiếc ấm đun nước bằng nhôm mua từ hàng rong có giá khoảng 30.000đ nhưng nếu là hàng công ty, giá thành cao gấp 3 lần. Hầu hết những vật dụng bằng nhôm được bày bán tại các chợ hay hàng rong tuy có hình thức khá đẹp, nhìn bên ngoài rất sáng và sạch sẽ song đều có nguồn gốc từ nhôm tái chế. Do vậy, chỉ sau vài lần sử dụng, những đồ dùng này có thể bị xám đen lại và nổ lỗ chỗ. Nếu cọ rửa mạnh nước thôi ra có màu đen. Tuy vậy, hiện vẫn có không ít người mua các dụng cụ đun nấu như nồi, xoong, ấm… bằng vật liệu nhôm, với giá rất rẻ tại các chợ cóc, thậm chí còn mua bát, đĩa, thìa… làm từ nhôm tái chế cho trẻ em sử dụng. Những mặt hàng này chủ yếu được sản xuất từ những làng nghề thủ công mà nguồn nguyên liệu từ phế thải được thu gom ở khắp nơi. Nhưng có thể gây nhiễm độc
  4. Theo các kỹ sư hóa học – Viện Hóa công nghiệp, trong quá trình tái chế, do nhôm bẩn còn được độn thêm nhiều loại hoá chất, phụ gia nên các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, để lại các vết rỗ trên thành xoong, nồi, ấm đun nước… thôi ra làm nước cọ rửa có màu đen bẩn. Việc lưu trữ thức ăn trong nồi nhôm kém chất lượng sẽ rất độc hại vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng như suy thoái não, hay dị hình xương. Đặc biệt, có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ. Nhiễm độc nhôm cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của con người, ngăn cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan… Các thức ăn mặn, chua sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh hơn, khiến cho bề mặt nhôm dễ chuyển màu và bị rỗ nhanh chóng. Khi được đun nóng, nhiệt độ sẽ thúc đẩy sự khuếch tán của các ion kim loại. Đặc biệt, trong một môi trường quá chua,
  5. quá mặn hoặc quá kiềm, sẽ gây phản ứng ôxy hóa khử, giải phóng ra ion nhôm. Nếu trong thức ăn có ô nhiễm ion nhôm, các ion nhôm có thể làm cho tế bào thần kinh não bị biến tính, dẫn tới chứng lú lẫn, ngớ ngẩn. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, người tiêu dùng không nên sử dụng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm hay để muối dưa, nấu canh chua, nấu đồ ăn mặn, nóng; Không dùng đồ nhôm gia công không đảm bảo chất lượng, hạn chế dùng đồ nhôm để chế biến, chứa đựng thực phẩm. Bên cạnh đó, để tránh mua phải đồ nhôm kém chất lượng, người tiêu dùng cần lưu ý chọn lựa đồ có lớp phủ của oxít nhôm đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, nên chọn những sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2