intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vật lý 11 chương trình chuẩn: Bài 18. THỰC HÀNH: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CỦA DIOD BÁN DẪN VÀ ĐẶC TÍNH KHUYẾCH ĐẠI CỦA TRANSISTOR.

Chia sẻ: Abcdef_50 Abcdef_50 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

483
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I.MỤC TIÊU:Kiến thức: - Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của diod bán dẫn. - Vẽ đặc tuyến vôn – ampe. - Khảo sát đặc tính khuyếch đại của transistor. - Xác định hệ số khuyếch đại của transistor. Kĩ năng: - Nhận dạng diod bán dẫn và transistor. - Sử dụng đồng hồ đa năng xác định chiều diod.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vật lý 11 chương trình chuẩn: Bài 18. THỰC HÀNH: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CỦA DIOD BÁN DẪN VÀ ĐẶC TÍNH KHUYẾCH ĐẠI CỦA TRANSISTOR.

  1. Bài 18. THỰC HÀNH: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CỦA DIOD BÁN DẪN VÀ ĐẶC TÍNH KHUYẾCH ĐẠI CỦA TRANSISTOR. I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của diod bán dẫn. - Vẽ đặc tuyến vôn – ampe. - Khảo sát đặc tính khuyếch đại của transistor. - Xác định hệ số khuyếch đại của transistor. Kĩ năng: - Nhận dạng diod bán dẫn và transistor. - Sử dụng đồng hồ đa năng xác định chiều diod. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1. 6 bộ thí nghiệm khảo sát tính chỉnh lưu của diod bán dẫn và đặc tính khuyếch đại của transistor. 2. Chuẩn bị phiếu:
  2. Phiếu học tập 1 (PC1) - Mục đích của thí nghiệm với diod bán dẫn là gì? - Cần những dụng cụ gì để tiến hành thí nghiệm? - Nếu không có hai đồng hồ đa năng thì có thể thay bằng hai dụng cụ nào? TL1: - Mục đích khảo sát đặc tính chỉnh lưu và vẽ đặc tuyến vôn – ampe của diod. - Cần các dụng cụ: 1 diod, nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế nhỏ, điện trở bảo vệ, biến trở, 2 đồng hồ hiện số dùng chức năng vôn kế và ampe kế, bảng lắp ráp, dây nối. - Nếu không có đồng hồ đa năng thì có thể thay bằng vôn kế và ampe kế. Phiếu học tập 2 (PC2) - Cần mắc mạch điện như thế nào và đo tiến hành thí nghiệm ra sao? TL2: - Để khảo sát về giá trị độ lớn dòng điện thận và dòng điện nghịch thì mắc theo sơ đồ hình 18.3 và 18.4. - Sau khi mắc mạch điện như sơ đồ, cần kiểm tra lại mạch điện và các thang đo, sau đo đó ghi trị của hiệu điện đế và cường độ dòng điện qua diod khi thay đổi giá trị của biến trở.
  3. Phiếu học tập 3 (PC3) - Mục đích thí nghiệm với transistor là gì? - Cần có những dụng cụ gì để có thể tiến hành thí nghiệm? TL3: - Mục đích thí nghiệm là khảo sát đặc tính khuyếch đại của transistor và xác định hệ số khuyếch đại của transistor. - Để tiến hành thí nghiệm cần có các dụng cụ: transistor n – p – n; nguồn điện AC có hiệu điện thế nhỏ; các điện trở, hai đồng hồ đa năng dùng chức năng ampe kế, bảng lắp ráp mạch điện, dây nối. Phiếu học tập 4 (PC4) - Cần tiến hành thí nghiệm thế nào và đo các đại lượng nào? TL4: - Mắc mạch như sơ đồ hình 18.5, kiểm tra mạch điện và các thang đo, đóng mạch điện, đo cường độ dòng điện ở đầu vào (B) và của đầu ra (C). Phiếu học tập 5 (PC5): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Khi thực hành khảo sát đặc tính chỉnh lưu của diod bán dẫn, nếu không có 2 đồng hồ đa năng thì có thể thay thế bằng A. 2 vôn kế. B. 2 ampe kế.
  4. C. 1 vôn kế và 1 ampe kế. D. 1 điện kế và 1 ampe kế. 2. Có thể chỉ dùng tính năng nào c ủa đồng hồ đa năng để có thể xác định chiều của diod ? A. đo cường độ dòng xoay chiều; B. đo hiệu điện thế xoay chiều; C. đo điện trở; D. đo cường độ dòng điện một chiều. TL5: Đáp án Câu 1: C; Câu 2: C. 3. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Bài 18. Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của diod bán dẫn và đặc tính khuyếch đại của transistor Phần A: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của diod bán dẫn I. Mục đích thí nghiệm 1. Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của diod 2. Vẽ đặc tuyến vôn – ampe.
  5. II. Dụng cụ thí nghiệm III. Cơ sở lý thuyết IV. Giới thiệu dụng cụ đo V. Tiến hành thí nghiệm Phần B: Khảo sát đặc tính khuyếch đại của transistor I. Mục đích thí nghiệm 1. Khảo sát đặc tính khuyêchs đại của transistor. 2. Xác định hệ số khuyếch đại dòng của transistor. II. Dụng cụ thí nghiệm III. Cơ sở lý thuyết IV. Tiến hành thí nghiệm Học sinh: - Mẫu báo cáo thí nghiệm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 (... phút): Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của diod bán dẫn. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK mục A, thảo luận theo tổ - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1; thí nghiệm, tìm hiểu và trả lời câu hỏi PC2.
  6. PC1; PC2. - Nhấn mạnh các vấn đề cần chú ý khi tiến hành thí nghiệm. - Mắc mạch theo sơ đồ. - Kiểm tra các mạch lắp ráp. - Kiểm tra sơ đồ và thang đo. Báo cáo GV hướng dẫn và tiến hành - Theo dõi tiến trình thí nghiệm, chỉnh sửa thao tác cho HS khi cần cần. đo giá trị. - Ghi số liệu. Hoạt động 2 (... phút): Khảo sát đặc tính khuyếch đại của transistor. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Nghiên cứu SGK, thảo luận theo tổ, - Nêu câu hỏi PC3; PC4. trả lời các câu hỏi PC3; PC4. - Kiểm tra mạch điện. - Mắc mạch theo sơ đồ. - Hướng dẫn thao tác thí nghiệm nếu - Kiểm tra sơ đồ và thang đo. cần. Báo cáo GV hướng dẫn và tiến hành đo giá trị. - Ghi số liệu. Hoạt động 3 (... phút): Sử lý số liệu, báo cáo kết quả. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Tính tính toán, vẽ đồ thị, nhận xét, - Hướng dẫn HS hoàn thành báo cáo.
  7. hoàn thành báo cáo. - Nộp báo cáo thí nghiệm. Hoạt động 4 (... phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2