intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vật lý 11 chương trình chuẩn: Bài 19. TỪ TRƯỜNG

Chia sẻ: Abcdef_50 Abcdef_50 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

344
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I.MỤC TIÊU:Kiến thức: - Nêu tên được các vật có thể sinh ra từ trường. - Trả lời được từ trường là gì. - Nêu được khái niệm đường sức và các tính chất của các đường sức. - Biết được Trái Đất có từ trường và biết cách chứng minh điều đó. Kĩ năng: - Phát hiện từ trường bằng kim nam châm. - Nhận ra các vật có từ tính. - Xác định chiều của từ trường sinh bởi dòng điện chạy dong dây dẫn thẳng và dòng điện chạy trong dây tròn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vật lý 11 chương trình chuẩn: Bài 19. TỪ TRƯỜNG

  1. Bài 19. TỪ TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Nêu tên được các vật có thể sinh ra từ trường. - Trả lời được từ trường là gì. - Nêu được khái niệm đường sức và các tính chất của các đường sức. - Biết được Trái Đất có từ trường và biết cách chứng minh điều đó. Kĩ năng: - Phát hiện từ trường bằng kim nam châm. - Nhận ra các vật có từ tính. - Xác định chiều của từ trường sinh bởi dòng điện chạy dong dây dẫn thẳng và dòng điện chạy trong dây tròn. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1. Phấn màu, thước kẻ, compa.
  2. 2. Kim nam châm, nam châm thẳng, và thí nghiệm hình 19.5. 3. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Để nhận ra được nam châm, cần thử như thế nào? - Các loại chất nào có thể dùng làm nam châm vĩnh cửu? TL1: - Để nhận ra nam châm ta thử tính chất hút sắt của nó. - Các chất có thể dùng làm nam châm vĩnh cửu là: sắt, niken, côban, mangan, gadolinium, disprosium… Phiếu học tập 2 (PC2) - Nêu đặc điểm của nam châm. TL2: - Đặc điểm của nam châm. + Nam châm bao giờ cũng có hai phần có khả năng hút sắt mạnh nhất, hai phần đó gọi là cực bắc và cực nam. + Các cực cùng loại thí đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. Phiếu học tập 3 (PC3) - Dòng điện có đặc điểm gì giống nam châm?
  3. TL3: - Dây dẫn mang dòng điện có khả năng tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. Phiếu học tập 4 (PC4) - Tương tác từ là gì? TL4: - Tương tác từ là tương tác giữa nam châm với nam châm, nam châm với dòng điện, dòng điện với dòng điện. Phiếu học tập 5 (PC5) - Từ trường là gì? - Hướng của từ trường được quy định thế nào? TL5: - Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó. - Hướng từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó. Phiếu học tập 6 (PC6): - Đường sức từ là gì? - Đường sức từ có những tính chất gì?
  4. TL6: - Đường sức từ là những đường cong vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm trùng với hướng với từ trường tại điểm đó. - Các tính chất của các đường sức: + Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức. + Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. + Chiều của đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định. + Quy ước vẽ đường sức từ sao cho chỗ từ trường mạnh thì đường sức dày, chỗ đường sức yếu thì đường sức thưa. Phiếu học tập 7 (PC7): - Chứng minh sự tồn tại của từ trường Trái Đất. - Nêu đặc điểm của từ trường Trái Đất. TL7: - Tại mỗi vị trí xác định, kim nam châm ở trạng thái tự do luôn định hướng xác định theo phương Bắc - Nam. Điều này chứng tỏ Trái Đất là nam châm. - Đặc điểm của từ trường Trái Đất: Có thể chia thành 2 thành phần, một thành phần không đổi còn một thành phần biến thiên phức tạp. Trục của nam châm khổng lồ và trục của Trái Đất lệch nhau 110.
  5. Phiếu học tập 8 (PC8): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm? A. Sắt và hợp chất của sắt; B. Niken và hợp chất của niken; C. Cô ban và hợp chất của cô ban; D. Nhôm và hợp chất của nhôm. 2. Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm? A. Mọi nam châm khi nằm cân bằng thì trục đều trùng theo phương bắc nam; B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau; C. Mọi nam châm đều hút được sắt. D. Mọi nam châm bao giờ cũng cũng có hai cực. 3. Cho hai dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn D. đẩy nhau. C. không tương tác. D. đều dao A. hút nhau. động. 4. Lực nào sau đây không phải lực từ? A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng;
  6. B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam; C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện; D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau. 5. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và A. tác dụng lực hút lên các vật. B. tác dụng lực điện lên điện tích. C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện. D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó. 6. Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi. D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
  7. 7. Đặc điểm nào sau đây không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài? A. Các đường sức là các đường tròn; B. Mặt phẳng chứa các đường sức thì vuông góc với dây dẫn; C. Chiều các đường sức được xác định bởi quy tắc bàn tay trái; D. Chiều các đường sức không phụ thuộc chiều dòng dòng điện. 8. Đường sức từ không có tính chất nào sau đây? A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức; B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu; C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường; D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau. 9. Một kim nam châm ở trạng thái tự do, không đặt gần các nam châm và dòng điện. Nó có thề nằm cân bằng theo bất cứ phương nào. Kim nam châm này đang nắm tại A. địa cực từ. B. xích đạo. C. chí tuyến bắc. D. chí tuyến nam.
  8. TL8: Đáp án Câu 1: D; Câu 2: A; Câu 3: A; Câu 4: A; Câu 5: C; Câu 6: B; Câu 7: D; Câu 8: D; Câu 9: A. 4. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin (UD): Mô phỏng các đường cảm ứng từ trong không gian trong các trường hợp. 5. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Bài 19. Từ trường I. Nam châm II. Từ tính của dây dẫn có dòng điện 1. Từ trường của dòng điện… 2. Kết luận… III. Từ trường 1. … 2. Định nghĩa… 3. … IV. Đường sức từ
  9. 1. Định nghĩa… 2. Các ví dụ về đường sức từ… 3. Các tính chất của đường sức từ… V. Từ trường Trái Đất Học sinh: - Chuẩn bị bài mới. - Sưu tầm nam châm vính cửu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 (... phút): Tìm hiểu về nam châm. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK mục I, tìm hiểu và trả lời - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1. câu hỏi PC1. - Gợi ý HS trả lời. - Trả lời C1. - Nêu câu hỏi C1. - Làm việc với nam châm, trả lời PC2. - Cho HS nghiên cứu nam châm, nêu câu hỏi PC2. Hoạt động 3 (... phút): Tìm hiểu về từ tính của dây dẫn. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
  10. - Trả lời các câu hỏi PC3. - Nêu câu hỏi trong phiếu PC3. - Trả lời C2. - Nêu câu hỏi C2. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Trả lời câu hỏi trong PC4. - Nêu câu hỏi trong phiếu PC4. Hoạt động 4 (... phút): Tìm hiểu khái niệm từ trường. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC5. - Nêu câu hỏi PC5. - Nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn. - Xác nhận kiến thức. Hoạt động 5 (... phút): Tìm hiểu khái niệm đường sức từ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC6. - Nêu câu hỏi PC6. - Nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn. (Có thể sử dụng UD để hướng dẫn HS) - Xác nhận kiến thức. Hoạt động 6 (... phút): Tìm hiểu về từ trường Trái Đất. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC7. - Nêu câu hỏi PC7.
  11. - Nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn. (Có thể sử dụng UD để hướng dẫn HS) - Xác nhận kiến thức. Hoạt động 5 (... phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo PC8. - Cho HS thảo luận theo PC8. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 6 (... phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 8 (trang 144). - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2