intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vật lý 11 chương trình chuẩn: Bài 21. TỪ TRƯỜNG TRONG DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT

Chia sẻ: Abcdef_50 Abcdef_50 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

492
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I.MỤC TIÊU:Kiến thức: - Nêu được đặc điểm chung của từ trường. - Vẽ được hình dạng các đường sức từ sinh bởi dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng khác nhau. - Nêu được công thức tính cảm ứng từ trong các trường hợp đặc biệt. Kĩ năng: - Xác định véc tơ cảm ứng từ tại mỗi điểm do dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt. - Giải các bài tập liên quan....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vật lý 11 chương trình chuẩn: Bài 21. TỪ TRƯỜNG TRONG DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT

  1. Bài 21. TỪ TRƯỜNG TRONG DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT. I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Nêu được đặc điểm chung của từ trường. - Vẽ được hình dạng các đường sức từ sinh bởi dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng khác nhau. - Nêu được công thức tính cảm ứng từ trong các trường hợp đặc biệt. Kĩ năng: - Xác định véc tơ cảm ứng từ tại mỗi điểm do dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt. - Giải các bài tập liên quan. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1. Phấn màu thước kẻ, compa. 2. Các thí nghiệm về đường sức của từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt.
  2. 3. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Cảm ứng từ do dòng diện chạy trong dây dẫn sinh ra phụ thuộc những yếu tố nào? TL1: - Cảm ứng từ do dòng diện chạy trong dây dẫn sinh ra: + Tỉ lệ với cường độ dòng điện sinh ra điện trường. + Phụ thuộc dạng hình học của dây dẫn. + Phụ thuộc vị trí điểm đang xét. + Phụ thuộc môi trường trong quanh. Phiếu học tập 2 (PC2) - Nêu đặc điểm đường sức từ của từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài? TL2: - Là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn mà tâm chính là vị trí giao của dây dẫn với mặt phẳng đó. Chiều của đường sức xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải. Phiếu học tập 3 (PC3)
  3. - Nêu biểu thức xác định độ lớn cảm ứng từ tại một điểm cách dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I một khoảng r trong chân không. TL3: - Biểu thức: I B  2.10 7 r Phiếu học tập 4 (PC4) - Nêu đặc điểm đường sức từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn hình tròn. - Nêu biểu thức tính độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng dây. TL4: - Đạc điểm đường sức: Là những đường cong vô hạn ở hai đầu nằm trong các mặt phẳng chứa trục đi qua tâm của vòng dây. Có thể xác định được chiều đường sức bằng quy tắc nắm tay phải. - Biểu thức độ lớn của cảm ứng từ tại tâm của vòng dây: I B  10 7.2N R Phiếu học tập 5 (PC5) - Nêu đặc điểm đường sức sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây.
  4. - Viết biểu thức tính cảm ứng từ tại các điểm trong lòng ống dây. TL5: - Các đường sức phía ngoài dây giống với đường sức sinh bởi nam châm thẳng. Các đường sức phía trong lòng ống là những đường thẳng song song cách đều nhau. Chiều của các đường sức trong lòng ống cũng được xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải. - Biểu thức cảm ứng từ trong lòng ống: N I ↔ B  107.4nI B  10 7.4 l Phiếu học tập 6 (PC6): - Nêu cách xác định cảm ứng từ tại mỗi điểm sinh bởi nhiều nguồn khác nhau. TL6:     - Cảm ứng từ tại mỗi điểm có thể xác định: B  B1  B2  ...  Bn Phiếu học tập 7 (PC7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài? A. phụ thụ thuộc bản chất dây dẫn; B. phụ thuộc môi trường xung quanh;
  5. C. phụ thuộc hình dạng dây dẫn; D. phù thuộc độ lớn dòng điện. 2. Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây? A. vuông góc với dây dẫn; B. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện; C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn; D. tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn. 3. Cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần dây hơn hai lần và cường độ dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ A. tăng 4 lần. B. không đổi. C. tăng 2 lần. giảm 4 D. lần. 4. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện không phụ thuộc A. bán kính dây. B. bán kính vòng dây.
  6. C. cường độ dòng điện chạy trong dây. C. môi trường xung quanh. 5. Nếu cường độ dòng điện trong dây tròn tăng 2 lần và đường kính dây tăng 2 lần thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây A. không đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 2 lần. 6. Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn phụ thuộc A. chiều dài ống dây. B. số vòng dây của ống. C. đường kính ống. D. số vòng dây trên một mét chiều dài ống. 7. Khi cường độ dòng điện giảm 2 lần và đường kính ống dây tăng 2 lần nhưng số vòng dây và chiều dài ống không đổi thì cảm ứng từ sinh bởi dòng điện trong ống dây A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. tăng 4 lần. 8. Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cách nhau a, mang hai dòng điện cùng độ lớn I nhưng cùng chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt
  7. phẳng chứa hai dây và cách đều hai dây thì có giá trị B. 10-7.I/a. C. 10-7I/4a. D. 10-7I/ 2a. A. 0. 9. Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cánh nhau a, mang hai dòng điện cùng độ lớn I và ngược chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều hai dây thì có giá trị B. 2.10-7.I/a. C. 4.10-7I/a. D. 8.10-7I/ a. A. 0. 10. Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có độ lớn 10 A đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50 cm A. 4.10-6 T. B. 2.10-7/5 T. C. 5.10-7 T. D. 3.10-7 T. 11. Một điểm cách một dây dẫn dài vô hạn mang dòng điện 20 cm thì có độ lớn cảm ứng từ 1,2 μ T. Một điểm cách dây dẫn đó 60 cm thì có độ lớn cảm ứng từ là A. 0,4 μT. B. 0,2 μT. C. 3,6 μT. D. 4,8 μT.
  8. 12. Tại một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 5 A thì có cảm ứng từ 0,4 μT. Nếu cường độ dòng điện trong dây dẫn tăng thêm 10 A thì cảm ứng từ tại điểm đó có giá trị là A. 0,8 μT. B. 1,2 μT. C. 0,2 μT. D. 1,6 μT. 13. Một dòng điện chạy trong một dây tròn 10 vòng đường kính 20 cm với cường độ 10 A thì cảm ứng từ tại tâm các vòng dây là C. 20π μT. A. 0,2π mT. B. 0,02π mT. D. 0,2 mT. 14. Một dây dẫn tròn mang dòng điện 20 A thì tâm vòng dây có cảm ứng từ 0,4π μT. Nếu dòng điện qua giảm 5 A so với ban đầu thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây là A. 0,3π μT. B. 0,5π μT. C. 0,2π μT. D. 0,6π μT. 15. Một ống dây dài 50 cm có 1000 vòng dây mang một dòng điện là 5 A. Độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống là A. 8 π mT. B. 4 π mT. C. 8 mT. D. 4 mT.
  9. 16. Một ống dây được cuốn bằng loại dây tiết diện có bán kính 0,5 mm sao cho các vòng sát nhau. Số vòng dây trên một mét chiều dài ống là D. chưa thể xác định A. 1000. B. 2000. C. 5000. được. 17. Một ống dây được cuốn bằng loại dây mà tiết diện có bán kính 0,5 mm sao cho các vòng sát nhau. Khi có dòng điện 20 A chạy qua thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là C. 8 π mT. D. 4 π mT. A. 4 mT. B. 8 mT. TL7: Đáp án Câu 1: A; Câu 2: D; Câu 3: A; Câu 4: A; Câu 5: B; Câu 6: D; Câu 7: A; Câu 8: A; Câu 9: D; Câu 10 A; Câu 11: A; Câu 12: B; Câu 13: A; Câu 14: A; Câu 15: B; Câu 16 A; Câu 17: C. 4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Bài 21. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt I. Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài
  10. II. Dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn III. Dòng điện chạy trong ống dây hình trụ IV. Từ trường của nhiều dòng điện Học sinh: - Chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 (... phút): Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lờimiệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 1 -5 bài 20 để kiểm tra. Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu các đặc điểm chung của từ trường. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK để trả lời. - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1. - Gợi ý HS trả lời. Hoạt động 3 (... phút): Tìm hiểu đặc điểm từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Quan sát thí nghiệm. Trả lời các câu - Làm thí nghiệm về đường sức, nêu
  11. hỏi PC2. câu hỏi PC2. - Trả lời C1. - Nêu câu hỏi C1. - Đọc SGK mục I, trả lời các câu hỏi - Nêu câu hỏi PC3. PC3. Hoạt động 4 (... phút): Tìm hiểu cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành hình tròn. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Quan sát thí nghiệm. - Làm thí nghiệm hướng dẫn HS quan sát. Nêu câu hỏi PC4. - Trả lời các câu hỏi PC4. - Xác nhận kiến thức trong mục. - Nhận xét câu trả lời của bạn. Hoạt động 5 (... phút): Tìm hiểu cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Quan sát thí nghiệm. - Làm thí nghiệm hướng dẫn HS quan sát. Nêu câu hỏi PC5. - Trả lời các câu hỏi PC5. - Xác nhận kiến thức trong mục. - Nhận xét câu trả lời của bạn. Hoạt động 5 (... phút): Tìm hiểu cảm ứng từ sinh bởi nhiều dòng điện.
  12. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC6. - Nêu câu hỏi PC6. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Xác nhận kiến thức trong mục. Hoạt động 5 (... phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo một - Cho HS thảo luận theo PC7. phần phiếu PC7. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến - Nhận xét câu trả lời của bạn thức trong bài. Hoạt động 6 (... phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 3 đến 7 (trang 154). - Ghi bài tập làm thêm. - Bài thêm: Một phần phiếu PC7. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0