intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vẽ bùa mà đeo

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

61
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghệ thuật ngôn ngữ là gì? Bài thơ là gì? Một câu hỏi thường trở đi trở lại trong đầu M. Một hôm đầy ngẫu nhiên, M.viết được một dòng như sau: “Bài thơ là bao tử của những âm tiết”. Thật là khoái hoạt. Bao tử thường là trọng tâm và kết thúc của mọi vấn đề. M.thấy chữ như nhúc nhích và tuột sâu xuống trong một cái túi óng ánh sắc màu. Bài thơ trong túi hay trong bao tử thật quá là vừa vặn. Thường thì những gì vừa vặn là đẹp. Những âm tiết vang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vẽ bùa mà đeo

  1. Vẽ bùa mà đeo TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HỮU HỒNG MINH Nghệ thuật ngôn ngữ là gì? Bài thơ là gì? Một câu hỏi thường trở đi trở lại trong đầu M. Một hôm đầy ngẫu nhiên, M.viết được một dòng như sau: “Bài thơ là bao tử của những âm tiết”. Thật là khoái hoạt. Bao tử thường là trọng tâm và kết thúc của mọi vấn đề. M.thấy chữ như nhúc nhích và tuột sâu xuống trong một cái túi óng ánh sắc màu. Bài thơ trong túi hay trong bao tử thật quá là vừa vặn. Thường thì những gì vừa vặn là đẹp. Những âm tiết vang mãi trong cái bao tử thơ đó. Nó cho người thưởng thức vừa thấy ánh sáng, vừa thấy sự chuyển động. Bài thơ sẽ chuyển động tới đâu? Từ ánh mắt, chữ tạo thành âm vang và âm vang sẽ cất thành nghĩa. Nghĩa chưng cất trong mỗi chữ cái thật điệu nghệ. Bài thơ từ từ đi vào tâm hồn và cuối cùng ẩn vào một nơi sâu thẳm nhất của tâm hồn. *** Hôm nay tôi đi đến một triển lãm đầu tiên của bảng chữ cái. Triển lãm A. Tôi chưa thấy ở đâu tấm áp phích vụng về và trơ độn thế. Một chữ A màu vàng chói chang. Từ đỉnh chóp nhọn nó thõng xuống hai cạnh như một người đàn bà đa tình mặc váy, trơ trẽn và chảng hảng hai chân. Đã thế, dưới hai chân trơ trẽn ấy lại như thọc vào giữa háng dòng chữ Avantgarde - Tiên phong. Nghệ thuật tiên phong. Cứ như tiên phong là đi đầu ngoáy vào giữa háng vậy. Và thật không ngờ. Họa sĩ có gương mặt buồn như Đông ki sốt, mang một bộ đồ đen như sẵn sàng để tang trước cuộc triển lãm tranh của mình. Y trịnh trọng khom người, nhấc tay: - Xin mời vào!
  2. Phòng triển lãm dịu đi dưới màu vàng của những bóng đèn nhỏ. Các bức tranh với những kích cỡ khổng lồ đã chiếm hết diện tích bốn bức tường của căn phòng. Họa sĩ đã vẽ đầy ngẫu hứng. Cứ tưởng như những bức tranh phải căng mình ra mà chịu đựng khi y phang, phóng tới tấp lên trên đó những nắp bia, chai, gọng kính, mảnh thủy tinh… và đủ thứ hổ lốn khác. Tôi bắt đầu lướt qua những bức tranh. Triển lãm A hay U? Avantgarde hay U60? Tôi không thấy họa sĩ biểu lộ một quan điểm nghệ thuật nào ngoài sự trơ trẽn của một tinh thần đã chết. Nghệ thuật đóng hộp không có lối ra. - Thế nào? Có hiểu gì không? Không hiểu thì mời ra ngoài! - Họa sĩ hất hàm. Y bảo đó là hội họa Hậu - hiện đại. Nghệ thuật không giải thích. Không còn nghi ngờ gì nữa. Chính A. cũng không hiểu những bức tranh đã vẽ ra của y. Những cái tên kì dị “Ở nơi rất sâu của màu xanh”, “Tử thần vẫn sống”… đính chặt dưới những bức tranh như đang nổi loạn chống lại cái nội dung mà A. cố phô bày trong lòng nó. Cái cổ chai vỡ toác vẫn còn đeo lủng lẳng một cái nắp nhô lên trên bức tranh lười biếng như phà ra một hơi rượu. Cũng có thể A. đã vẽ trong một cơn địa chấn và bức tranh chỉ còn là một miền sa mạc trơ trụi. - Phải hiểu hội họa Hậu - hiện đại từ bản năng gốc của nó. - A. nốc một hơi cạn vèo ly cognac - Tôi không có nhiệm vụ phải lí giải hay cắt nghĩa. Làm sao phải dạy lại cho người xem tranh từ chữ A căn bản của giáo trình. Chữ A đối với tôi bây giờ chỉ là Avantgarde, A tiên phong, A Hậu-hiện đại. A! A! A! Chỉ toàn A… Bất chợt tôi hiểu hội họa A-văng-gạc. Tôi cũng cạn ly cognac, phấn khích hét vang: A! A! A!... *** Nhưng chữ B thì cũng độc đáo đó chứ! Ví như mở đầu chữ Bảo Lộc. Chưa bao giờ M. đến một nơi buồn bã thế! Chúng không gần Đà Lạt để là nơi kết thúc chặng cuối cùng về phố núi. Cũng không là Đức Trọng để hiểu cái cảm giác chơi vơi của thị trấn nhỏ vuột ra ngoài âm hưởng phố thị. Bảo Lộc như sự lãng quên đồng vọng trong sương mù.
  3. Đó là cảm giác lưng chừng khi M. không còn đủ sức để cố gắng nữa. Đó là băng hoại, băng giá. Trong suốt chuyến đi M. nghĩ về điều ấy. Xe qua đèo Bảo Lộc mưa như trút nước. M. quá sức ngạc nhiên khi thấy trọn vẹn những gì mình đã viết chỉ minh chứng cho một niềm tuyệt vọng. A, B, C hay U, những mẩu tự để dẫn tới ráp nối liền mạch một bài thơ. Kết cục là ý nghĩa của bài thơ vẫn còn bị bỏ lửng. Một lần M. có cảm giác ghê tởm. Trong giấc ngủ M. thấy những xác chết của hồi ức. Nó phân rã tủn mủn. Nó tối tăm và… lú ám. Không thể nghĩ ra được điều gì quái gở hơn nữa! Tại sao suy kiệt đến mức ấy nhỉ? Quả tình không có lúc nào M. cảm thấy thực sự mình được khỏe. Trước sự động khởi của những ý thơ, M. như thấy thân xác mình tan biến từng phần, mất từng bộ phận. Như bên ngoài chữ nghĩa, cuộc sống vận động ảo. Chưa từng có mặt là gì! M. thấy làm một bài thơ hưng phấn và rã rượi hơn cả một cuộc làm tình. Khi làm tình có thể thay đổi nhiều thế như thay đổi hình thức một bài thơ. Nhưng cuối cùng tan vụn từng mảnh nhỏ. Chữ nghĩa, ý tứ, tinh huyết. Nhào nặn bốc hơi trong trò chơi định nghĩa và tìm kiếm bất tử! Những chữ cái đều mang một phiên hiệu nào đó. Gần như mọi việc trong cuộc đời gắn liền với bảng chữ cái và từ đây đọc ra những phiên hiệu. Đôi khi M. muốn thay đổi một hàm lượng ý nghĩa trong chữ cái thì bị cảm giác thói quen chống lại mãnh liệt từ vô thức. Một cái chuẩn là thước đo. Nhưng những thước đó trong chuẩn làm cuộc sống nghèo nàn đi biết bao nhiêu? Bản chất cuộc đời nghèo nàn với những trò chơi qui định trước. Nhưng anh thử thay đổi xem! Anh sẽ là người bị chơi "sát ván". Anh không còn được tham gia trò chơi mà đôi khi đổi vai trở thành tấm bia đỡ đạn của cuộc chơi! *** V có nghĩa là viết. Là vận động, vận mệnh. Một nữ nhà thơ trẻ của thế hệ M. mô tả một cuộc làm tình như sau: “Anh cắm chữ V lên người em”. Mỗi lần ai nhắc lại câu thơ ấy trước mặt cô thì cô ta khoái chí cười lên hắc hắc.
  4. M. đã nhiều lần nhìn thấy nhà thơ đó. Nom tội nghiệp. Cô ta ốm yếu như một con mèo nhỏ. Còn cô thì tự mô tả mình một cách tự hào là “một quả mướp luộc”. “Tôi làm thơ và vì hết mình cho thơ nên tôi đã tơi tả như một quả mướp luộc”. Thực ra thì cô ta luôn ở trong tình trạng hết xí quách. Cô đại diện cho nền thơ mới còn gọi là “Thơ phóng đãng” đấy... M. nhớ lần nhà thơ nữ này vào tham gia một đêm "Thơ Hầm" ở Sài Gòn. Gọi thế bởi chương trình thơ được diễn ra dưới một cái hầm rượu đào sâu dưới đất của một nhà hàng nổi tiếng. Nhà thơ xuất hiện và nhảy tót lên ngồi trên cây đàn piano, lướt phờ phịt dăm ba nốt. Cây đàn kêu loe ngoe như tiếng mèo hen. Sau đó cô bặm trợn lướt phím bằng cùi chỏ cứ như nhạc sĩ thiên tài Văn Cao trong một bài báo xiển dương ông vậy! Và còn gì? Không ai hiểu nổi cô ta làm gì với cái trò nhạt nhẽo bỗ bã ấy! Thế mà cô nàng tưởng hay! Bắt đầu gào thét phẫn nộ những câu thơ của mình. Giống như cô đang chửi rủa khạc nhổ vào mặt của khán giả vậy! Thật không tưởng tượng nổi! Lố bịch và ngu xuẩn! Những cái đầu lắc lư ngả ngớn! Những khối rỗng… *** M. đã nhiều lần ám ảnh bởi chữ T. anh viết trên giấy và lật ngược lại. Nó dựng lên ký hiệu một chữ I trên một cái khay. Hình ảnh đó đôi khi giúp M. nghĩ là thế đứng của một người luôn cân bằng. Sống lý trí. Vuông vức. Cân đối. Luôn chủ động được tình cảm và tình thế của mình. Nhưng anh thì không. M. không giống chữ I lộn ngược đứng im, bất động đó. Bởi biểu tượng chữ T. đã là một phiên hiệu làm anh xáo trộn dữ dội. M. như lạc vào một mê trận. T. là một người M. yêu. Một tình yêu kỳ lạ. Vì người đàn bà đó lớn hơn anh tới mười lăm tuổi. Thật tình thì đó chỉ là khoảng cách của tuổi tác. Còn ngoài rắc rối đó, M. thấy anh và T. không còn khoảng cách nào cả. Mà nàng quý phái quyến rũ vô cùng. Nàng sống ở Paris, Pháp. Con gái của một diễn viên nổi tiếng của Sài Gòn trước năm một ngàn chím trăm bảy nhăm. Cha nàng toàn đóng những vai phản diện. Nhưng ông lại có vẻ đàn ông và đẹp trai chính diện. Vì thế mà làm không biết bao nhiêu cô nàng hồn xiêu phách lạc, sẵn sàng yêu chàng “hoàng tử một đêm”, sẵn sàng dâng hiến. Dường như điều này đã làm
  5. cho tuổi thơ và gia đình T. ít nhiều sóng gió và xáo trộn. Và chính M. cũng không biết T. là cô con gái chính thức, mẹ nàng đủ đầy “môn đăng hộ đối”, có cưới xin đàng hoàng của chàng minh tinh màn bạc hay chỉ là con rơi của ông. Nhưng điều đó M. cũng thấy chẳng quan trọng. Vì đôi khi anh mơ làm một nhà văn nên tập suy luận, phân tích sự vật, hiện tượng, lý lẽ chút ít. Thế thôi. Chỉ có sự thật, anh thấy T. đã may mắn vì thừa hưởng rất nhiều nét đẹp quý phái, cộng một ít hoang dã trong cá tính chiết từ máu của người cha hào hoa. Và đúng nghệ thuật không thời gian, không tuổi tác. M. luôn thấy những vai diễn sống động, để đời của ông ta trên màn ảnh. Và hình như ông ta cũng chỉ bằng tuổi của con gái ông ta bây giờ. Thật vô lý nếu cứ buộc nghệ sĩ vào tuổi tác. Và từ đây M. cũng suy luận rằng thật vô lý nếu chia cắt tình cảm với lưỡi dao tuổi tác. Nàng lớn hơn anh mười lăm tuổi cũng chỉ là hiện tượng luận. Điều đó có ý nghĩa gì? T. là một nhà thiết kế. Nàng đang làm đại diện cho một hãng thời trang lớn của Ý đặt tại Sài Gòn. Điều đầu tiên, nàng chứng tỏ tài năng của mình bằng cách tạo ra những bộ y phục sang trọng “không tuổi tác” cho chính nàng mặc. T. làm ngạc nhiên bất cứ chàng trai nào cứ một mực muốn dò đoán tuổi tác của nàng. Những sắc tố trẻ trung, những hoa văn, xếp ly, những đường chít bó eo tinh tế khéo léo đến nỗi nhiều đôi mắt tò mò nghía vào bỗng lẳng lơ xích thành một dây treo móc luôn ở đó. Nàng thông minh đến nỗi như dò xét được điều gì đang xảy ra với người đối diện. Một run rủi nào đó M. gặp T. trong một triển lãm tranh. Ngay lần nói chuyện đầu tiên M. đã bị mùi nước hoa của nàng cưỡng bức thô bạo. Trước đây, M. chẳng bao giờ đánh giá cao nước hoa. Anh vẫn cho đó là thứ sa xỉ. Chỉ dành cho cô nàng nào nặng mùi, khéo che giấu. Để giờ đây, khi đối diện với T. anh bị mùi hương lấy mất lý trí. Một cơn ham muốn từ đâu len lỏi, chầm chậm theo mùi nước hoa bừng thức, dâng trào. Bugi của anh nóng máy. Đạn lên nòng. Chờ phát nổ. Hai viên bi cụ cựa. Bóp thắt. Dưới bóng râm của những ngọn đèn vàng kiểu cách gắn trên đầu những bức tranh lập thể, trừu tượng, bóng người đàn bà từng trải, sang trọng phù lên to dần. Ánh mắt trí tuệ lẫn tinh quái của T. như đang cân lượng độ rướn có thể hay sức chịu đựng của gã trai lơ khát thèm tính dục đang vào
  6. tuổi "chịu nhiệt" sung mãn nhất. M. biết. Nhưng đầu hàng chịu chết. Mùi nước hoa ám như một thứ hương chết chóc. Anh đang từ từ chìm vào một cơn sốt tím. Trái cây trong háng sủi bọt. Hai bờ môi giựt giựt đàng điếm. Cổ khô như một miệng cống cạn nước. Thế đấy! Thèm khát và chết chìm lả đi trong màu sắc đức độ khiêm cung giả tạo. T. khéo léo dẫn dắt những câu chuyện xoay quanh những mê lộ không chân trời, những điểm dừng không thời gian phiêu phóng hàn gắn trong mỗi bức tranh họa sĩ Tiền phong. Họ hẹn nhau sẽ gặp lại một một dịp khác. “Nếu có duyên chạy trốn cũng không thoát” - T. khuyến mãi ẩn dụ. M. đứng đó. Anh nhìn theo bóng T. quay bước. Lòng tê tái. Và anh thấy cái bóng chờn vờn nóng nảy của họa sĩ A-văng-gạc. Một cái chớp mắt của tay “cao bồi già” nhiều ý tứ và lão luyện. Khi không yêu được, người ta sẵn sàng thêu dệt những cuộc tình huyền thoại... *** Thời điểm đó họa sĩ Tiền phongcũng vừa chia tay với cô bồ là một nghệ sĩ trình diễn tên Y. Cuộc tình cũng chẳng thơm. Hình như họ xé bỏ thiệp cưới và tuyên bố hủy hôn khi đã thông báo chính thức đến với bạn bè, định ngày ra mắt hai họ. Thiệp bị xé khi vừa mới in xong. Những cuộc làm tình bò tót được A-văng-gạc lược thuật lại bằng chất giọng cổ điển buồn buồn như những chiến công. Nhưng đó cũng chỉ là câu chuyện trống mái được thuật lại từ phía y. Cô tình nhân chân ngắn, mặt lưỡi cày, dâm dật và kiểu cách. Khi làm tình sướng tru như chó gào. Còn Tiền phong, Y. đã cho gã nhục hứng bất cứ lúc nào. Thấy ngon miệng là đớp tới. Đặc biệt những ca trên xe hơi. Trong toilet quán cà phê hay bar. Quắn như thế hơi phiêu lưu nhưng cho y cảm giác mạnh. Một phựt đứt. Rã rời. Buông thả. Và ít nhiều điên loạn mang màu sắc cái chết… *** Những mẩu tự. Thật tình thì M. không biết được mình đang viết gì. Hỗn loạn. Chưa bao giờ cuộc sống hỗn loạn như thế! M. cảm giác những ngày tháng này gần như ai cũng bị strees. Điên hoặc sốc nặng. Ai cũng gần như phát hiện bản thân mình đang bị lừa mị. Bị
  7. chơi xỏ, mắc nỡm. Một cái gì đó bất an bao trùm như một cái bong bóng bơm căng có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Một cái ngủng ngoẳng hư vô. Một đuôi lý tưởng lơ lửng trên đầu ngự trị. Mọi lý thuyết cao đẹp chỉ là mớ cạo giấy suồng sã. Khi thực hiện mới thấy không thực tế. Ngắt đầu. Bẹo đuôi. Què quặt. Méo mó. Thảm hại. Những tên buôn lưỡi, bán nước bọt từ đâu tràn về đầy ngập thành phố. Những giấc mơ bắn lên trời hoa hòe hoa cải. Tương lai quăng lựu đạn. Lừa được ai thì cứ lừa. Sống chết mặc bay. Phù phiếm. Một sự hỗn loạn vô chính phủ. Khi người ta bị chiếm dụng niềm tin để cuối cùng không còn tin vào điều gì nữa. Cũng gần với nỗi bức bối mệt mỏi ấy là cơn suy thoái kinh tế toàn cầu mà lưỡi búa của nó cháng vào mỗi gia đình không nhỏ. Miền Trung bão lụt tới tấp. Những cái chết giăng mắc đầy trên báo chí và truyền hình. Những đợt cứu trợ chưa đâu vào đâu thì thiên tai đã tiếp tục giáng xuống làm nỗi xúc động, cơn đau đớn phút chốc hóa chai mòn vô cảm. Như một tang thương tất yếu phải mặc nhận vậy! Trôi đi! Cũng phải trôi đi thôi! Trong cái nóng nực, chật chội của Sài Gòn thì rước thêm đại họa của mấy ông quy hoạch là đào bới vỉa hè và lô cốt. M. cũng không hiểu sao chỉ có cái vỉa hè mà năm nào cũng làm đi làm lại. Đào lên. Đặt xuống. Đập bỏ. Ốp lát. Rồi mọi việc diễn ra gần như tuần hoàn. Hết năm này đến năm khác làm rối loạn tâm trí người dân. Rốt cuộc rồi như thói quen, lâu lâu không thấy ông đào đường xuất hiện thì lại đâm nhớ (!?). M. đã từng đi qua nhiều lần vài góc phố quen thuộc. Quanh năm cứ thấy đám thợ băm bổ mặt đường. Mặt tay nào cũng sáng rỡ xem chừng thắng lợi lắm! Chỉ có dân buôn bán là khổ. Vỉa hè luôn bị đẩy vào "tầm ngắm" cần phải dọn dẹp! Bắn sới! Chưa yên với vỉa hè thì tiếp đến vụ dựng lô cốt làm cống. Cả thành phố các trục đường chính nào cũng dựng đồn lũy, che chắn băng bó như bị thương. Nhìn phía nào đó Sài Gòn oi ép, sôi lên như đang bị nung đỏ. Mọi người nhốn nháo tìm chỗ chạy tháo. Ung mủ ngột ngạt như đang ở giữa căn bệnh dịch hạch. Cứ tưởng cũng chỉ chịu đựng một thời gian ngắn. Ai ngờ. Năm này qua tháng khác, lô cốt vẫn nghễu nghệu, dựng nghênh ngang trên đường. Những buổi tan tầm M. ngập trong bầy người ngoằng ngoẵng sắp hàng dấn lên từng bước một. M. mong một cơn mưa cho bầu trời thấp dần xuống. Và nhìn biển người
  8. sau một ngày làm việc rã rời cạn kiệt sinh lực như một đàn cá giãy giụa, điên cuồng trong tấm lưới khổng lồ. Những con cá khôn vặt mưu mẹo nháo nhác băm càng lên vỉa hè ken dày. Hối hả bơi đi chấp chới. Có chút hân hoan lẫn tuyệt vọng in dưới vũng đáy mắt. Và để cân bằng tâm lý, cần phải kiếm một cái gì đó để xả stress. Nếu cần, sẵn sàng lao vào cắn xé. Trả đáp. Hận thù bốc lên từ câu nói, ánh nhìn, hốc mắt câm lặng. Chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể giết người. Càng trí thức, càng có học thì lại càng dễ nổi điên (!). Bởi sự lễ độ, chịu đựng đã gần như bị đẩy đến cùng rồi. Sự chịu đựng đến lúc quá tải gần như khật khùng. Ngồi đâu cũng chửi. Gần như kiệt cùng. Và vì kiệt cùng nên nó cũng gần như chán mứa. Những câu chửi lăm nhăm những mảnh vụn cứa vào lòng kẻ đối thoại. Lâu ngày trượt đi vô hiệu. Ngôn ngữ thoái hóa vỏ ốc. Nhưng cũng trong mớ hổ lốn tranh tối tranh sáng ấy, khi chân lý đúng sai lờ nhờ bất cần phân định thì cũng là nơi nảy sinh cho bọn cơ hội. Bọn bất tài. Điếm máu. Sẵn sàng cấu xé kiếm chác. Thêm một tí tiền, tí danh cũng tốt. Bọn dạng chân trên một biển. Láu cá. Khôn vặt. Chặt đớp. Chửi rủa. Nhặng xì. Những con cẩu hoang ấy nhá nhấu tập hợp lại thành một bọn thì càng khiếp. Gần như không có việc gì chúng không nhúng mũi vào. Không có việc gì mà không mưu mô đục khoét. Bọn chó điếm ấy tha hai hòn dái chạy khắp thành phố. Với mớ kiến thức biển lận tạp nham, hỗn loạn, nhân cách lốm đốm da beo chúng trưng bảng kiếm ăn và hớt gái. Mẹ cái trò đời! Lo gì ốm người! Lương tri, đạo đức! Nỡm tất! Quả đất quay mãi cũng đến lúc bại xại, rạc rời, nổ tung! Chưa kể trước công nguyên, từ khi Chúa bị đóng đinh trên thập giá cũng hơn hai ngàn năm rồi còn gì! Bao nhiêu tội lỗi nhân thế, Ngài chịu nạn gánh hết rồi, các ngươi cứ thoải mái, hưởng lạc, ăn chơi! Nướng cả tất cả lên bàn nhậu đi! Trên báo chí nhan nhản những thông tin vợ ngoại tình, cha hiếp dâm con gái, giết người đốt xác phi tang, xả súng cướp tiệm vàng, cầu sập công nhân chết hàng chục, giàn giáo đổ đè bẹp xe hơi giết cả gia đình... không còn gì là cảnh tỉnh của cái barie cuối nữa. ***
  9. C. nổi lên như viên tướng của đám ô hợp đó. Cả đời C. bây giờ nhìn lại chính y cũng không biết y làm gì? Chạy mánh. Lừa đảo. Vụ lợi. Và gái. Đầu cơ chính trị? Y cộng mọi thứ lại và vượt lên trên với trò bẫy người và bẫy cá… Tôi biết C. từ lâu và từng ngưỡng vọng C. không kém. Bây giờ, khi nhớ lại, tôi vẫn ngạc nhiên tại sao có lúc dễ bị C. lừa mị thế? Và câu trả lời là thời điểm ấy tôi không thực sự biết C. làm gì. Một nhà báo? Nhà thơ? Nhà phê bình mỹ thuật? Một họa sĩ? Không! Hình như nếu tách rời từng phương diện thì C. không đủ yếu tố, uy tín, bề dày sự nghiệp để tạo tác, định danh rõ ràng là "nhà" gì. Và cuộc đời C. là một bản tập hợp những "chuỗi hạt của con cáo" ấy. C. là cái "chợ Cầu Muối" pha loãng các dung dịch hỗn hợp. Và chữ nghĩa C. tung ra mạ kiềm, inox sáng bóng, kêu rổn rảng như loa phóng thanh. Cũng bởi cái hấp lực liên thanh này mà khối em vén váy cho C. xơi. Điều lạ lùng rằng hình như C. chưa bao giờ hay cũng chẳng thèm quan tâm đến thứ "của nả" ấy. Người đời có chê bai, bịt mũi trước những thứ C. phóng ra và xắn tay áo dọn dẹp như những đống rác, phế thải thì C. cũng mặc kệ. Bởi C. cần nổi tiếng bằng mọi cách! Cần sự tồn tại chính y chứ không là ai khác. Cái gì sướng, khoái là C. đớp, C. phun. Ai không tránh kịp, dính phải nước bọt của y thì chết ngóm ráng chịu. Trong cái đầu trọc lóc vì những mưu mô lọc lõi ấy luôn giăng lên những cái bẫy mà người đời đùa là khiến cho y "không kịp mọc tóc". Nhìn cách C. nhai xé con mồi hay hả hê trước kẻ sập bẫy mình, người có chút lương tri ngạc nhiên không hiểu có gì hay mà C. hả hê đến vậy? Nói cách khác, C. là Giuđa - tên phản Chúa. Cái cách nghiệm sinh trải đời để trả đũa, "lại quả" của y có vẻ gì đó man rợ, độc địa. Và tất cả được phủ phục trong cái bộ vó đạo đức giả, tri thức, hiền triết. Một tài năng bị cuộc đời vùi dập vẫn ngang nhiên chấp nhận chờ ngày ngả giá trước Chúa phục sinh. Ô la la! Cũng là một thứ quả khó xơi! Một thứ dạng háng chó má. Chân lý của C. là bao giờ y cũng nhân danh một trí thức, một danh nhân văn hóa cuối cùng còn sót lại. Đại diện cho văn hóa Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông cũ. Lạ! C. luôn khăng khăng chứng minh một điều C. là bạn thân của nhạc sĩ S. nổi tiếng. Mà phần đông những thiện chí mà bạn đọc dành cho C. cũng bởi vì họ quá thần tượng S. vậy. Nói cách khác, vì yêu quý S. mà người ta cũng sẵn sàng sẻ bớt cho C. tí chút "mắm
  10. muối" tình yêu. Bởi vì như nhiều nhà phê bình mỹ thuật cho biết, họ cũng chưa biết xếp C. vào vị trí nào. Tất cả những bức tranh của C. đều nửa vời và nửa mùa. Nó lộn độn chấm phá "siêu thực" rồi lại "tượng trưng". Loay hoay giữa "tả thực" và "dã thú". Chưa thấy C. đi đến cùng hay "tận hiến", "hủy diệt" sáng tạo cho một trường phái nào... C. có vẻ hợp với trường phái "chấm mút" mà sau này phác vẽ chân dung C. mọi người đều thấy nhờ nhợ, nhờn nhợt như một xác chết. Ở đâu "đớp hít" được, "thịt thơm" là có C.! C. chẳng dại gì "quyết tử" hay "dấn thân". Suy cho cùng, nghệ thuật, hội họa là gì kia chứ? Nó chẳng có ý nghĩa gì nếu không phục vụ nhu cầu của anh cả. Vẽ, viết chất đống như Vangogh để rồi cắt tai tặng tình nhân hay chết đi cho chó ngửi à? C. đâu muốn làm vật hiến tế hay tế thần. Cho em xin! Trong cuộc đời sóng gió. Thậm chí, trong một lần không rõ do thiểu năng trí tuệ hay mù lòa cảm xúc tôi đã rơm rớm nước mắt. Ao ước nếu mình là thiếu nữ chắc mình sẽ yêu C. Sẵn sàng gục xuống dưới chân C. mà khóc: “C. ơi! Anh đừng quá đau buồn vì cuộc đời tàn nhẫn này nữa! Từ đây anh đã có em. Em sẽ cúc cung trọn đời để tận hiến phục vụ và hưởng khoái lạc cùng anh...”. Đó là buổi sáng tôi tình cờ nhặt được tờ báo có bài phỏng vấn C. từ bên kia đại dương. Đây là chuyện lạ. Bởi từ lâu tôi biết C. quanh quẩn ở Sài Gòn với đủ thứ chuyện thượng vàng hạ cám em út nhăng nhít. Bài báo có cái tít thật quá mùi mẫn: Tôi muốn trở về và chết ở Sài Gòn. Người xem nôn nóng, lướt một vòng thì hiểu vấn đề. C. đem tranh của mình đi triển lãm ở X. Tranh vừa treo xong thì C. phát bệnh ung thư. Bạn bè đưa C. vào bệnh viện thì bác sĩ lắc đầu bảo bệnh đã di căn, không còn bao lâu nữa! Muốn làm gì, trăng trối gì phải làm ngay hôm nay, lúc còn kịp. K của C. đã vào giai đoạn cuối rồi. Vậy là C. bắt ghế ngồi giữa phòng tranh, mắt ngấn lệ như một tượng đài cô đơn. Bạn bè tin cho nhau tới mua giúp C. những tác phẩm cuối cùng. Nói rõ tội! Đó là loạt tranh C. vẽ bừa phứa và vô trách nhiệm nhất. Nhưng mà ai cật vấn gì một người sắp chết. C. hốt một cú bẫm. Về Sài Gòn C. rũ bỏ ngay cái mặt nạ. Tiền bạc rủng rẻng. Ngay lập tức tươi hơn hớn. Chỉ có đám bạn thân bị lừa là tức tối điên cuồng. Quả là một cú trấn lột thần chết của một tên đồ tể ngoạn mục… ***
  11. A-văng-gạc nhắn tin rủ M. đến khai trương phòng triển lãm mới. Lần này thì gã ra mắt ở cà phê Hội quán trí thức. Nghe thì kêu vậy mà quán nằm ở đâu hỏi bạn bè chẳng ai biết. Hình như mới toanh. Đường đi thế đến nào cũng không ai hay. Quái đản! Sao chuộng cái mác trí thức quá vậy! M. cảm thấy bây giờ người ta xài thứ gì, chữ gì cũng theo mốt thời thượng. Mà cái chữ "trí thức" là xôm trò hơn cả. Nói gì thì nói, nó vẫn có vẻ chịu học, hơn đời, là người có văn hóa. Nhưng từ phía nào đó thì "trí thức" cũng là từ rởm. Sân chơi trí thức, diễn đàn trí thức, nhân vật trí thức, hội quán trí thức… Có lẽ cũng cần có thêm một từ Điếm trí thức. Nó như cái vỏ bọc lọc lõi. Láu cá. Chưa ở đâu như ở đất nước này có nhiều trí thức đến như thế! Trí thức đào tạo ở Liên Xô cũ. Trí thức châu Âu, trí thức kiểu Mỹ… Hình như không hạng nào chịu hạng nào. Gần đây nhất một giáo sư nổi tiếng là “phông dáng” của kiểu trí thức "thứ thiệt", tận tụy, sáng giá đầu ngành khoa học đã góp ý trong một bài báo về cải cách giáo dục, khai sáng tuổi trẻ đưa ra ý kiến "giáo dục không phải để thử nghiệm". Đáng kể hơn, ông có ý nghi ngờ, coi thường những trí thức được đào tạo từ Liên Xô cũ vì cho là "mất nền tảng cơ bản". Chưa đầy hai bốn giờ sau khi bài viết được tung ra, sếp tờ báo điện tử đã bị "phế truất". Hay lắm! Các ngài cứ mặc sức mà phê với bình trí thức, trí ngủ cho lắm vào! A ha ha! Kế hoạch đã lên của A-văng có vẻ sinh động. Những cô cậu sinh viên đến cà phê, nghe nhạc, trao đổi tri thức và xem tranh Hậu - hiện đại. Hình ảnh đẹp quá! Chẳng gì bằng! Nhưng nó có vẻ lý tưởng. "Chỉ có những tri thức trẻ tiến bộ thực thụ mới có thể xem và hiểu tranh tôi!” – A-văng quả quyết. “Tranh không thể dành cho bọn kính trắng mà chưa được một ngày khai sáng hay giáo dục về cách cảm thụ. Tại sao xứ sở này bao năm qua cũng không có nổi một nền hội họa đích thực? Tranh chỉ sao chép bề mặt sần sùi, vô cảm? Các bạn hãy tìm lời giải đáp trong thế giới nghệ thuật của tôi...". Cái quán cà phê tri thức nằm ở cửa ngõ thành phố. Phía phi trường Tân Sơn Nhất. Từ trung tâm Sài Gòn để tới phải băng, tạt gần chục con đường, hẻm hút hôi thối, đầy bụi bặm. M. không thể một chiều tiến tới. Bởi giờ tan tầm từng đợt sóng người dội ra đường mang theo tất cả sự hung hãn, mệt mỏi sau một ngày cạn kiệt sinh lực vì công việc. Và
  12. giờ đây phải giằng xé nhau từng mi li mét đường để nhích về nhà. Những chiếc xe hơi ậm ạch, rú ga, phì khói như muốn cán bẹp bất cứ ai để dành đường. Bộ mặt khắc nghiệt, đay đả của đám thị dân chó sói. Khai mạc tranh không có một nhà báo nào. A-văng hể hả, vỗ mạnh bàn tay vào vai M.: "Em là nhà báo duy nhất! Còn chúng nó, anh mời vào toilet. Bọn chữ nghĩa rét rỉ thối khắm! Anh không thể đọc được em ạ! Làm sao có thể phê bình tranh nếu không một lần đọc hết một cuốn sách cơ bản nói về công việc khổ sai của người sáng tạo nghệ thuật và các trường phái trong hội họa hả trời?...". Cũng có thể là A-văng vẽ quá cao siêu. Nhưng M. cũng không tìm thấy sự đột phá hay ý tưởng gì ghê gớm ở đây. Bởi thời gian qua anh đã sống cùng A-văng những ngày quá buồn. Cũng có thể là anh đã quá hiểu A-văng. Nỗi cô đơn u uất như bạo chúa. Dấu vết của những cuộc tình hung hãn và bế tắc như tràn trên mặt tranh. Những cô gái có gương mặt dâm đãng, cởi truồng, vết cọ tung lên chùm lông cáo. Vũ nữ vú to, háng rộng, đang ngửa tay dâng mời mọc quả cam. Người đàn bà ngồi dạng chân trong toilet. Cái vẻ âm u suồng sã ấy chất chứa nỗi oan nghiệt vừa thăng hoa vừa đau đớn của kiếp phù sinh. Những cái miệng há to cho tiếng thét chuẩn bị cất lên. Có lẽ đây là đề tài thành công nhất của A-văng. Phòng tranh quả thành công khi có nhiều em gái non tơ vừa đến cà phê vừa ngắm nghía như A-văng mơ ước. Nhìn các em mơn mởn xinh tươi, đùi dài, ngực vun, thật đối xứng với cái vẻ già khú, bợm bãi của tay cọ Tiền phong đã chớm rã đường đua, về già. Cuộc sống thật cân đối hài hòa. M. thấy vẻ tinh ranh, lọc lõi, cằn cỗi của một con cáo thật không nghĩa lý hay thấm tháp gì với cái mầm non tơ, trong trẻo, thây lẩy, hồn nhiên. Tuổi trẻ như một nguồn nước cuốn trôi đi mọi rác rưởi, toan tính bệnh hoạn được thua của đời sống. Ôi, tri thức trẻ! Tri thức trẻ muôn năm... *** Nghề chữ, múc máu não kiếm sống hay viết lách là một công việc khó. Bao năm M. dấn thân vào “tử lộ chữ nghĩa” cũng đã có khoảng mười mấy ngàn bài viết, tác phẩm in đủ dạng các thể loại. M. cũng tạo được chút ít tên tuổi nhưng nói là “quen” hay “thạo viết” lại là những từ gần như chưa hề có trong từ điển của anh. Đôi khi M. nghĩ nghề văn đâu
  13. có khác bác sĩ tháo khớp, nối xương co giãn cho các con chữ. Trang điểm cho nó một gương mặt suy tư ảo giác vô hình. Một cái nghề lượm nhặt, đong đếm, đôi khi tủn mủn, vụn vặt như đàn bà. Lúc triết lý, cao siêu, đạo mạo, khi tắc tị bí hiểm như cha cố. Một cuốn sách như cái khung trần cho nhà văn ném đủ thứ cắc củm, vô lại vào đó. Thực ra, M. không lý giải được tại sao anh lại yêu nghề viết và thích viết về chính nghề của mình. Cũng có thể tại vì anh vẫn còn dây dưa, còn quyến luyến với nó lâu dài cho đến hôm nay. Yêu thích sự nổi tiếng ư? Thối hoắng! Tiền bạc chẳng có. Sức khỏe bạc nhược. Khi mê lúc tỉnh. Già khoặm đi vì những thứ vớ vẩn trong đục cuộc đời. Chim gái ư? Mẹ kiếp. Chỉ có ngày xửa ngày xưa nhà văn mới “câu” được gái bằng cách đó. Khi một xã hội còn ở sau lũy tre làng, người ta ít học, ít có phương tiện giải trí, Khi đó văn chương có thể xem là thứ quá cao siêu “kính nhi viễn chi” không thể nào vớ tới hay là phương tiện duy nhất đến với quần chúng. Gái gú ôm vào là bởi ngưỡng mộ cái danh, gửi thân cho bậc cao đàm khoác luận. Chứ còn bây giờ văn chương như cái của nợ chết trôi. Bọn trí thức nửa mùa, gà mờ không còn biết làm gì khác ngoài tử địa vây hãm của đám chữ dở dói giữ một cái xã hội rần rật, bát nháo chạy long tóc gáy lên vì đồng tiền. Đong đếm mấy bài báo, bài thơ chút chít tí tiền còm, tí danh hão túm tụm ca ngợi nhau. Cuộc đời điên loạn hoang vu. Gái gú ngày càng khôn như của nả yêu tinh. Nghe nhà văn, nhà thơ đã xách dép chạy té khói. Thế tại sao cứ băm càng theo chữ nghĩa nhỉ? M. nghĩ, có lẽ kiếp số đã sinh cả bọn ra vào giờ khắc thế nào đó để bị trời hành. Hoặc có thể sức khỏe, đầu óc có vấn đề. Tâm thần phân liệt chẳng hạn. M. nghĩ chắc hôm nào phải đi bệnh viện cho bác sĩ khám. Nhân tiện kiểm tra sức khỏe và tẩy rửa đầu óc tí chút. Sao nhìn thứ gì cũng như sau qua một “màn sương khói Nghi Tàm” thế này? *** Nhưng đó là chuyện hôm nào. Thế còn bây giờ? M. vẫn cứ thích, vẫn khoái viết văn chương. Mẹ kiếp, chó đời! Ra thế nào thì ra! Bởi cuộc đời đâu cứ phải muốn hay không muốn mà được! Biết là âm u sương khói, là bên đời hiu quạnh nhưng cứ như ma đẩy, quỷ xô, nhấn vào chìm vào. Đắm đuối trong suy tư, khắc khoải đào bới, xây dựng mệt mề các hình tượng. M. luôn sống với thứ cảm giác mình sẽ làm, sẽ viết một cuốn sách ra trò cho
  14. cả cuộc đời rối rắm như canh hẹ và vô nghĩa của mình. Chỉ là những mẩu tự ghép vào nhau nhưng chắc chắn đó sẽ là cuốn sách hay. Các chương hồi sẽ vế vai, chằng chéo, tan biến rậm rịt vào nhau vì nội dung, câu chuyện M. đã xây dựng, đã ấp ủ chán mứa chín nẫu ra rồi. Văn phong, cà riềng cà tỏi, khoái hoạt hay dễ dàng. Ôi cái tiểu thuyết viết về mình, chính bạn bè, thời đại mình. Những gì mình đang sống, chứng kiến, vì mình đã ôm ấp, suy tư, dằn vặt, thân tàn ma dại đến như thế này rồi kia mà! Chỉ bật dậy. Ngồi vào bàn là viết thôi. Trong giấc ngủ anh mơn man với cái động tác nhất khoái đó. Và anh không kiềm được hưng phấn. Rũ bỏ cơn buồn ngủ đang nhét đầy mắt ra để ngồi dậy! Chao ôi! Toàn người ê ẩm, oặt ẹo như đá dần. Đúng là sự thật hung bạo. Đang ngủ cho dù muộn phiền lang thang không chân trời thì vẫn mơ là mơ. Vẫn là êm dịu hơn. Còn tỉnh, đi từ mơ qua thực chới với, chán mứa như đang bị ném xuống cái hố sâu, bây giờ phải tìm cách bò lên. Lúc đó, anh mới biết cái truyện ngỡ là viết dễ dàng lại khó như rã ra hết câu cú, chữ nghĩa để kết thành sợi dây thòng xuống kéo xác lên khỏi miệng hố. Những tình tiết sinh động, tiểu tiết cài cắm bất ngờ, lý thú, những phún nham chữ quyện chảy đỏ tươi, lăn tới đâu, chữ nghĩa ngon lành, long lanh đến đó như mẻ cá ngon chỉ có trong mơ! Một mình M. ngồi trong đêm với tất cả nỗi uể oải, vết thương rách cả tâm hồn và thể xác. Anh chìm đắm với nỗi chất ngất sương mù. Mà người viết như con thuyền không thể ra khơi, không thể lái về phía trước bởi màn sương lưu huỳnh dày đặc. Mà đôi khi sự vô ý đâm vào đá ngầm, vịnh nước xoáy tan tành tất cả. Ôi là sự hoa lệ phù phiếm! Con người mong manh, nhỏ bé và bất lực với thứ khải dụ văn chương huyền hoặc ma túy. Ý nghĩa một tác phẩm để đời, chôn vùi cả một thời đại vào trong đó và cái tên của mình đóng đinh sừng sững trước đường hầm mê lộ dẫn vào làm khối kẻ say sưa. Và bây giờ, khi M. càng tham lam như một bạo chúa thì càng ngồi trơ ì ra, bất động. Anh như hóa đá chôn trước trên bàn viết. Chữ nghĩa nát đìa, tan biến đi đâu hết. Như một ảo ảnh. Anh cứ bập bùng, dằn vặt bị quấn xoáy mê hoặc điếm phứa trong cái lưới cá chữ mê hồn trận… *** Mấy lần A-văng-gạc định thịt con mồi ấy nhưng lần nào cũng trượt. Và lần này thì gã sáng mắt lên khi con mồi ngỏ ý muốn mượn gã một số tiền để lo việc gia đình. "Bố em
  15. đau nặng!” - Nàng nói. “Cả mấy tháng nay em ế ẩm không hộp đêm nào mời hát hỏng gì hết. Anh giúp em với!...". A-văng-gạc rung rung đùi với vẻ khoan hòa, kiềm chế, như đang hết sức tập trung chú ý lắng nghe đối tượng, đầy vẻ thông cảm. "Em cần bao nhiêu?". "Khoảng 5 triệu!”. Nàng nói, mắt ngước nhìn lên khẩn khoản: “Nếu chiều nay không có tiền đem về thì chắc bố em chết anh à...". Chíp nói bố nàng ung thư, cắt một phần hai bao tử. Phải chích thuốc ngoại, một ngày một ống, đơn giá thị trường là một triệu rưỡi. Nhưng có tay bác sĩ là người quen, lấy hàng xách tay nên chỉ hết một triệu đồng một ống. Phải chích ròng rã trong một tháng. "Anh biết thế! Nhưng bây giờ anh đâu có sẵn tiền” - Y dứt điểm, “hai triệu được không em?". Và y rút cuốn sổ ghi nợ lúc nào cũng bỏ hờ trong túi áo nghệ sĩ bảo Chíp ký vào đó. "Anh chỉ ghi để nhớ thế thôi!” – A- văng giải thích, ”chả nhớ hay chả đòi gì đâu! Em có tiền thì gửi trả lại anh. Không thì thôi! Đừng vướng bận suy nghĩ gì hết!...". Và số tiền “không thì thôi” đó dần dà được cộng lên thêm nhiều lần với giá khổng lồ. Hơn hai mươi triệu. Bây giờ y muốn thịt con mồi lúc nào cũng được! Thế nhưng Chíp cứ lần vần từ chối. Cơn ngứa thèm thịt non làm A-văng-gạc hung hãn. Nhiều lần y nhắn máy cho Chíp hôi là y muốn ngủ với cô nàng để trừ nợ. Nhưng ngủ bao nhiêu đêm thì y chẳng nói. Và Chíp bao giờ cũng từ chối: "Anh cho em thời gian đi!". Thời gian đó là bao nhiêu và để nàng suy nghĩ có thể ngủ với A- văng-gạc hay sẽ trả lại tiền. Những cái bẫy cài sẵn và chưa biết ai sẽ là con mồi, ai là thợ săn. *** Tôi nhớ lại buổi đầu tình cờ trong Chu bar gặp Chíp do một tay bợm trong làng âm nhạc giải trí xun xoe giới thiệu: "Một giọng ca triển vọng đang lên. Chỉ chờ vào bài viết nhiệm màu của anh hai thì cuộc đời em nó sẽ thay đổi tất cả...". Vừa nói, gã vừa cười hê hê nhấc ly bia lên keng vào ly tôi một cái. Ngồi trước mặt tôi là một "con mồi" tơ thịt thơm hau háu e ấp như sẽ sàng. Chíp hôi sẵn sàng làm theo ý tôi miễn là lăng xê được Chíp trên các phương tiện truyền thông. Nhưng đâu bở ăn! Thử nhìn vẻ mặt sân cứng, tham vọng ẩn sau nét hiền lành, đầy toan tính xem. Và khi tiếng hát Chíp hôi cất lên khét lẹt thuốc
  16. chuột đủ khiến mọi tham vọng “nâng bi” đưa lên đặt xuống rã rời. Hồn tiêu phách tán. Ôi, đời! Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào!... *** A-văng-gạc thì gần như không có việc gì làm ngoài ý chí tiến công triệt để vào con đường hội họa tiền phong. Nhưng đó chỉ là ý chí thôi! Còn những tác phẩm y làm thì nhợt nhạt và cũ xì. Những màu sắc vô hồn u ám. Và khi chưa làm được thì kiếm gái “thịt” cho đỡ hoang vắng. Cái gia sản mà bố y làm đủ cho xài cả một đời dư dật, chẳng cần làm gì khác ngoài sự phán xét, khinh bỉ người khác. Với chóp đỉnh hoang tưởng phải là họa sĩ đứng đầu nghệ thuật tiền phong của hội họa Đông Nam Á, y say men hưng phấn đến phát rồ. Những dư chấn trào lên theo bọt bia, gái và xì gà Cuba trong những bar rượu say ngất, đổ đốn. Nhiều lần A-văng té lăn cu đơ trước khi được nhân viên quán rượu đỡ lên chiếc taxi phóng vội vú vù trong khuya khoắt. M. bận rộn với những chuyện đi kiếm ăn. Càng ngày, chuyện viết lách nhăng nhít càng làm anh chán mớ đời. Người héo úa, chín nẫu. Mặt mày lúc nào cũng đau đớn, cau có. Cái mệt mỏi vô cùng tận. Nhưng nguy hiểm nhất là hư vô lý tưởng. Bọn viết lách thời này như chẳng tin bố vào cái gì. Trên lừa trên. Dưới lừa dưới. Thằng nào ngu sập bẫy, ráng chịu chết! Chạy loạn xị như con cung quăng. Những trang viết phần lớn là bịp bợm. Ví như ca sĩ hạng ba sẵn sàng “nâng giá” thổi phòng cho đứng lên hạng nhất. Là “tài năng siêu hạng”. Việc có nói không. Việc không nói có. Lộn tùng phèo. Làm sao có phong bì dày dày tí chút là mặt tươi. Buổi sáng giở tờ báo ra không dám đọc lại tin bài mình viết. Nếu căn cứ vào báo chí thì hình như xứ sở này đang vào mùa vụ thu cách tân nghệ thuật. Ở lĩnh vực nào cái mới cũng được thể nghiệm. Thành tựu chín đều. *** Gái gú thì thằng đàn ông nào tránh khỏi nhưng cả ngày chỉ chăm chăm vào đó như A- văng-gạc thì M. hơi khiếp. Mà thực sự ngoài chuyện phỡn ấy ra y cũng chẳng biết làm gì! Sáng tạo ư? Vẽ ư? Nói mãi rồi cũng nhàm. Cứ vung tán tàn lên mà đếch khi nào làm được! Ấy mới đích thực là cái khó của nghệ thuật. Màu, toan, cọ mới vứt hàng đống
  17. trong xưởng vẽ. Toàn là màu ngoại nhập. Có ghé qua xưởng M. bao giờ cũng nghe Avăng giải thuyết hàng tiếng: "Màu này vừa gửi về từ Đức! Thằng Alex, bạn học trường Mỹ Thuật ngày xưa ở Berlin mới gửi cho. Toan, cọ này của cô bạn hiện chủ gallery nổi tiếng Hà Nội. Cô gửi và nhắn chỉ cần đổi một bức hậu hiện đại trong hàng trăm bức bùng nổ sẽ vẽ của anh!”. “Bạn bè sẵn sàng chiều từng chút để tôi vẽ. Vẽ xong căng tường treo tranh ngay… Nhưng mà tại sao tôi chưa làm? Tôi chỉ còn chờ cơn hứng! Một vài suy nghĩ lộn độn chưa ổn thỏa. Nhưng cũng đang đến ngày phán xét cuối. Hội họa thực sự chứ có phải trò chơi rẻ rúng của bọn công tử đâu. Cũng sắp chạm đến ngưỡng bùng nổ rồi! Có thể hôm nay! Cũng có thể ngày mai. Biết đâu đấy!!!"… Cái cuộc bùng nổ sắc màu tưởng tượng ấy làm mắt A-văng-gạc sáng rỡ lên như trong một giây phút mê man bỗng chụp bắt tức thời được bức tranh vậy. Nhưng M. nghe A- văng thuyết giảng hoài mà chẳng thấy y làm gì. Buồn buồn như gãi ngứa. Thôi, kiếm em nào xinh tươi làm phát rồi ngủ! Thế mà sướng hơn! Tạm khuây chờ cơn vụt hiện Hiện đại tiền phong! Ở căn phòng A-văng mọi thứ bề bộn đến khiếp. Tất cả mọi thứ đầu tiên và cuối cùng cũng chỉ để phục vụ cho sáng tạo mà! Y tha về đủ thứ từ hoa trái, rau cỏ, tranh ảnh tạp pí lù… giăng mắc đầy nhà. Y còn "đào tạo" hay "chỉ huy" cả một đội binh vạn lí trường thành của Tần Thủy Hoàng bằng cách cho người làm hàng loạt tượng quân lính, voi chiến, ngựa mã… giống hệt nguyên mẫu binh lính, tứ tượng mà các nhà khảo cổ học quật lên từ lăng mộ được cho là của Tần để xưa kia. Có cái y còn treo lủng lẳng trên trần nhà. Hễ có gió thổi vào là kêu lên leng keng. Nghe như những oan hồn ai oán hiện về từ ngàn xưa. Mà cũng không hiểu do đâu A-văng tin là cuộc cách mạng hội họa sẽ diễn ra và gã là người được Chúa chọn làm tiên phong cho nền mỹ thuật mới thiên niên kỷ. Và khi thành công thì gã tha hồ chọn lựa các em xinh tươi. Có lẽ thời gian học tập ở Đức, được tiếp xúc nhiều với các trào lưu hiện đại của thế giới và giờ đây gã muốn bắt đầu cách tân trên xứ sở mình. Có điều ai cũng rõ ở Berlin cái thời Đông Đức khi chủ nghĩa xã hội vẫn còn toàn trị ấy thì những cuộc cách mạng trên màu sắc thực tế diễn ra được bao nhiêu? Với cái bức tường ô nhục chia cắt Đông và Tây Đức đó có lẽ cuộc trình diễn ấn tượng nhất
  18. với thế giới là phá vỡ bức tường? Và A-văng thực thụ là một tay đi buôn chính hiệu hay gã nghệ sĩ vô thực lang thang? Gã rêu rao rằng gã đã vẽ nhiều tranh bán tại Đức. Ngay thủ đô Berlin, tranh gã luôn đấu giá cao và được treo trong các gallery đẳng cấp, sang trọng bậc nhất. Thực tế có bao nhiêu người biết được bí mật của gã? Mà ôi thôi thôi! Điều ấy giấu giếm hay phăng teo cũng chả có ý nghĩa gì! Nếu quả thực A-văng đã chọn xứ sở này để quay về, để làm nghệ thuật. Và cái Sài Gòn tuy không phải quá lớn này vẫn có thể dung chứa chấp nhận mọi trào lưu, mọi thể nghiệm, trường phái và nó cũng là sân khấu cười khóc cho bao nhiêu gã lưu manh giả danh trí thức nhảy tót lên bục múa may rao giảng cao đạo. Những dòng thác kiến thức giả hình như bọt xà phòng ấy vỡ tan ra theo sau y khi vừa bước xuống bục. Đám cử tọa vỗ tay như réo đuổi, như điên cuồng. Và rồi đến lúc mọi người ai cũng lấy xe ra về với vẻ dửng dưng khốn nạn. Họ vô can với cái bất chợt, cái thoáng qua xẹt ngang cuộc đời mình. Anh có quảng bá, múa lưỡi, thuyết giảng thì anh cứ làm. Được dịp, chúng tôi vỗ tay. Thế thôi. Ở đây không ai đi theo làm cái bóng thần tượng của anh. Cuộc sống nháo nhào, quay cuồng chóng mặt này sẽ không cho ai là trung tâm hay cái rốn của vũ trụ, không ai nổi tiếng quá ba mươi giây. Đó là chưa kể hãy nhìn thẳng vào thực chất ngày tháng này người ta quan tâm cái gì? Một xã hội “bựa” và “phựa” chưa từng thấy! Một cái gì trá hình, lở loét che đậy. Một lấp liếm, điếm đàng, giả dối. Những cái hố sâu tội ác được phủ dụ bằng những tấm màn lá chuối. Ngay cái vẻ cố tình làm ra tôi đây đang đầy nhuệ khí, thiện chí và có trí thức để tiếp thu cái mới. Ố là là! Đó là cái mũ phủ dụ ma quái vừa vặn đội lên đầu của những con cáo. Bọc trong chiếc áo trí thức để có thể vượt qua mọi khoảng cách đề phòng cảnh giới an toàn. Nhanh tay chớp xoắn những ngón trò, những cái hay của thiên hạ để ngày mai kia sẽ biến báo, nhào nặn thành một tác phẩm "hậu hiện đại" của chính mình. Nghệ thuật biến thành một trò múa gậy trong bị của kẻ cắp. Nhưng sự vô cảm đã biến tội ác thành mặc nhiên. Không ai nói. Không ai lên tiếng. Tất cả như toan rập, mưu cầu trong một sự thỏa hiệp không văn bản. Một màn kịch đời trên sân khấu. Và cuối cùng diễn viên không còn phân biệt được vai chính vai tà. Anh hùng hay anh hèn. Sàn diễn và cuộc đời. Con buôn đóng vai nhà giảng đạo và tài trợ nghệ
  19. thuật. Khua môi múa mép ba tấc lưỡi. Kiến thức ăn đong dồi chó. Nghệ sĩ lại biến thành binh sĩ lúc nào không hay. Khoa chân múa tay diễn thuyết và cuối cùng bị ghi tên vào sổ đen của bọn điểm chỉ, cai đầu dài văn hóa. Và bị cấm diễn, mất sân chơi, tống giam. Những tên hai mang đồ tể chực xẻ thịt nghệ thuật rao bán hiển nhiên bày trò cáo nhân danh tác phẩm đổi mới mà thực ra ăn cắp, thó ý tưởng kẻ khác. Một cái chợ đời xôm trò băm chặt như cái thớt thịt anh Trương Ba. Bấy nhừ đảo điên trong cái chảo hổ lốn nhân cách và tha hóa ấy nghệ thuật còn định giá được bao nhiêu? Có thể rất nhiều tiền mà cũng có thể không tiền. Ăn cắp và sáng tạo như bện dây tời xoắn chuỗi vào nhau không phân biệt được nữa. Kẻ biết, kẻ hiểu nhân tình thế thái chừng như đau đời hơn. A-văng cũng không có nhiều bạn bè để chia sẻ. Chạm tay vào bất cứ cái gì y cũng thấy rắc rối và ràng buộc hàng trăm thứ hầm bà lằng mệt mỏi. Cuối cùng, y như rúc vào vỏ ốc lảm nhảm. Căn nhà của y hóa thành nhà mồ mai táng cái xác của chính y. Chia sẻ những mê lộ sáng tạo với đôi người bạn thân mà ai cũng thừa biết nếu không xả được thì y hóa rồ hóa điên. Chôn mình trong ảo giác của rượu, hơi men và gái. Đó là thực tại suồng sã mà dễ chịu, như được ve vuốt. Là những thứ mà ở địa vị và đẳng cấp A-văng lúc nào cũng có thể mua hay đổi chác được. Mà cuộc đời như thế cũng chả hại ai! Chỉ hơi buồn. Bất động. Lặp hết ngày này qua ngày khác. Những mưu toan bụp xịt, lột truồng bé này bé khác đến khi đạt được thì hóa ra chán ngắt. Trơ lõi. Sức người cũng chỉ thế! Hơi cay. Phù phiếm. Ngầy ngật. Lõa thể. Đi hết cơn mê này đến hỗn loạn khác. Một hôm, trong khi uống, M. thấy A-văng đổ gục xuống. Một cái gì đó đục ruỗng trong xương. Cạn nhựa rồi. Sáng tạo ơi là sáng tạo! *** Thế còn C. thì sao? Cái mẫu tự này nếu soi rọi dưới lăng kính lịch sử thì quả có nhiều điều độc địa. Thực tình mà nói, C. sử dụng cái mác trí thức Sài Gòn cũ như một thương hiệu thế giá, cơ hội, đầy hiệu quả. Y đã kiếm lời khá bộn khi ranh mãnh đầu tư một cách cố ý vào chuyện này. Trong cái đầu khôn lõi, đớp hít, mưu mô không sợi tóc nào mọc kịp của y luôn tìm cách tấn phong, leo lên những vị thế cao mà người đời luôn ngưỡng mộ dù bị lừa bịp mà phong thánh cho y. Tài năng nghệ thuật bị đánh tráo trong trứng nước bằng
  20. chiêu thức bĩnh lậu, thiên tài đập phá hay nhân danh kẻ sẵn sàng tử đạo vì đi tìm lãnh địa, vùng đất mới. Vùng đất mới đó chỉ là thắt lưng eo thon của các em nhỏ, chíp hôi, mười sáu mười tám thịt thơm. Cả đời y chỉ mong cắm thánh giá khai phá trên đỉnh cứu thế là tam giác vàng chùm lông cáo của bọn gái non. Y phải là kẻ tiên phong, ngụp lặn và uống tận nguồn dòng suối mát. Sẵn màu cọ, y sơn phết chiêu dụ âm mưu đó bằng đôi ba bức tranh siêu thực, tượng trưng trào lộng. Những gương mặt gái tơ trong tranh C. từa tựa như nhau, phổng phao như nhau. Chỉ khác nhau khi y gán đặt một cái tên X, Y, Z nào đó. Y bịp bợm, ranh mãnh, làm đục ngầu cả ý tưởng ngay cả khi cái suy nghĩ nghệ thuật mới vừa khai chớm, manh nha trong đầu. Nói chung, y cưỡng hiếp cái tơ non, hơ hé. Hủ hóa trong cả ý nghĩ. Nhưng tất cả những điều đó làm y sướng khoái khi dụ đưa được con mồi vào tròng và say sưa làm thịt điệu nghệ từ mi li mét chân tơ, kẽ tóc. Trong khi nửa thế kỷ qua, Sài Gòn với bao u trầm, thăng biến. Nó như một nốt giáng tháo tung tang tóc. Cá tính bản sắc triệt tiêu để vô hiệu hóa trong một xã hội mặc thường phục. Chẳng ai còn mơ hay dám nhắc đến nó - nền “văn nghệ sa lông” ngoài đám sinh viên thỉnh thoảng xổng chuồng, thoát ra khỏi trại giáo điều của nhà trường đi lạc ngút ngơ vào những tiệm sách cũ. Thật khó cưỡng lại cảm xúc khi từ đống sách bụi bẩn và mớ giấy úa vàng ấy, hương khói của một thời như vẫn ngát lên. Vẫn tỏa ra một thứ phong độ bây giờ như đã hóa thây ma. Văn nghệ Sài gòn là một cái mác đầy chất quyến rũ mà C. dựng lên để rù quyến những con mồi là bọn gái tơ, thích những gì phiêu lưu, to tát, nầy nẫy và phù phiếm. Cũng như đám thị dân trẻ học đòi mới lớn, ít chịu đọc sâu. Nền tảng giao tiếp và học vấn bị chặt đứt khỏi quá khứ. Cái mác mà người khiêm cung, văn hóa hóa cao lặng lẽ khiêm nhường không tỏ bày thì C. nồng nỗng vu vạ chơi tới. Ngay cả thứ thanh danh tanh lợm của y cũng chẳng bằng mấy đồng đô la. Kẻ đã mang thần chết vào cuộc chơi buôn thần bán thánh cho những bức tranh rởm thì há gì không thêm vài giọt nước mắt cá sấu mùi mẫn với sân khấu diễn tuồng khóc cười nhân loại?... *** Hồ hởi và lọc lõi như C. là thi sĩ Dái Ngựa. Một thứ của nợ từ trên trời rơi xuống Sài Gòn. Chảnh chọe hơn, hắn còn trang bị thêm cái mác là trí thức Việt kiều. Đúng ra Dái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2