Về tác phẩm nổi tiếng nhất trong chủ đề “Sự khổ nạn của Đấng Cứu Thế"
lượt xem 6
download
Trong lịch sử nghệ thuật Công Giáo, “Sự khổ nạn của Đấng Cứu Thế” là một chủ đề lớn, và ở mỗi thời, đều có những kiệt tác với những dấu ấn thời đại riêng. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất, có lẽ vẫn là tác phẩm “Sự khổ nạn của Chúa” của Matthias Grünewald (~1470-1528), một họa sĩ người Đức thời đại Phục Hưng
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Về tác phẩm nổi tiếng nhất trong chủ đề “Sự khổ nạn của Đấng Cứu Thế"
- Về tác phẩm nổi tiếng nhất trong chủ đề “Sự khổ nạn của Đấng Cứu Thế”
- Trong lịch sử nghệ thuật Công Giáo, “Sự khổ nạn của Đấng Cứu Thế” là một chủ đề lớn, và ở mỗi thời, đều có những kiệt tác với những dấu ấn thời đại riêng. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất, có lẽ vẫn là tác phẩm “Sự khổ nạn của Chúa” của Matthias Grünewald (~1470-1528), một họa sĩ người Đức thời đại Phục Hưng. Đây là tác phẩm khác thường, của một họa sĩ khác thường. Trước hết, xin ghi chú đôi chút về họa sĩ. Matthias Grünewald đương thời, không phải là một họa sĩ nổi tiếng. Ông chỉ mới được phát hiện lại từ cuối thế kỷ 19, bằng những cách nhìn nghệ thuật hiện đại hơn không còn bị câu thúc bởi các khuôn phép truyền thống (phương Tây).
- Sự ít nổi tiếng này dẫn đến hậu quả là, cho đến ngày nay, sự hiểu biết của chúng ta về cuộc đời và sự nghiệp của Matthias Grünewald hết sức ít ỏi và mơ hồ. Thậm chí ngay cái tên của ông, mà chúng ta biết hiện nay, cũng do suy đoán. Ông quá khác với phần đông họa sĩ Đức còn mang nặng tinh thần nghệ thuật Trung Cổ đương thời. Ông cũng quá khác những họa sĩ “cấp tiến” mà tên tuổi lừng lẫy thời ấy như Albrecht Dürer và Lucas Cranach. Với các họa sĩ “cấp tiến” chịu ảnh hưởng mạnh của nghệ thuật Phục hưng Ý - tiếp thu thuần thục luật phối cảnh và kiến thức về giải phẩu học, đồng thời chấp nhận lối diễn tả thật hoàn hảo vẻ đẹp cơ thể con người - ông là họa sĩ hơi có phần “bảo thủ”. Ông vẫn “trung thành” với các nguyên tắc tượng trưng và ẩn dụ của nghệ thuật Trung Cổ, bất chấp các hiểu biết về kiến trúc không gian mới đang là “thời thượng”… Trong tranh của ông, các nhân vật vẫn được thể hiện to, nhỏ tuỳ theo tầm “quan trọng” (của nhân vật) khác nhau, như trong hầu hết tranh thời Trung Cổ. Nhưng, với các họa sĩ “thủ cựu”, vốn hết sức “nghiêm nghị” và ưa “kìm chế cảm xúc”, tranh ông xem ra, lại vừa quá “hiện thực” vừa quá kích động với màu sắc biểu cảm mãnh liệt. Trước đó và đương thời, chưa có tác phẩm “Sự khổ nạn của Đấng Cứu Thế nào” diễn tả sự đau đớn và đau khổ “đến tột cùng” như trong tác phẩm của ông.
- Ông là một họa sĩ quá kiên định với quan điểm và lập trường nghệ thuật của mình. Trong cuốn sách lịch sử nghệ thuật nổi tiếng, “Câu chuyện nghệ thuật”, E.H.Gombrich đã viết về ông: “… Các tác phẩm của ông không hề cho thấy ông đã nỗ lực như Durer để khác với một thợ thủ công đơn thuần, hoặc ông gặp khó khăn bởi những truyền thống nghệ thuật tôn giáo bất biến phát triển vào cuối thời Gothic. Dù rõ ràng là ông quen thuộc với một số phát kiến lớn của nghệ thuật Italia, ông chỉ sử dụng chúng bao lâu chúng còn phù hợp với quan điểm của ông về những gì nghệ thuật nên làm. Với lý lẽ này, ông không hề cảm thấy do dự. Nghệ thuật đối với ông không cốt ở sự tìm kiếm những định luật bí ẩn của cái đẹp, mà chỉ có thể có một mục đích, cái mục đích của toàn bộ nghệ thuật tôn giáo thời Trung Cổ: cung cấp những bài giảng bằng hình ảnh và công bố những chân lý thánh thiêng mà Giáo Hội đã truyền dạy…” Về tác phẩm “Sự khổ nạn của Chúa” Tác phẩm này, Matthias Grünewald sáng tác trong khoảng thời gian từ năm1512 đến năm 1516, là phần chính của một cụm tác phẩm, đặt ở một “cánh” (gian phụ) của một cung thánh to rộng của làng Isenheim ở Alsace (nên gọi là bức họa cung thánh Isenheim).
- Trong tầm nhìn của các họa sĩ ngày nay, “Sự khổ nạn của Chúa” của Matthias Grünewald là một ví dụ thuyết phục về sức mạnh của sự tự chủ - chỉ thể hiện những điều mình thực sự biết, thực sự tin - nơi con người sáng tạo. Để hiểu ý nghĩa và giá trị “Sự khổ nạn của Chúa” của Matthias Grünewald chúng ta hãy đọc đoạn nhận xét dưới đây, cũng của E.H. Gombrich (trong sách đã dẫn):
- “Mảng tranh trung tâm của cung thánh Isenheim cho thấy ông hy sinh mọi điều cần xem xét vì mục đích tối thượng này. Như các họa sĩ Italia nhận xét, không hề có một vẻ đẹp nào nơi hình ảnh cứng đờ và thảm khốc của Đấng Cứu Thế bị đóng đinh. Như một nhà giảng thuyết trong Mùa Thương Khó, Grunewald làm hết cách để mang về tận nhà chúng ta nỗi kinh sợ vì cảnh thương tâm này: xác chết của Đức Kitô co quắp bởi khổ hình thập giá; gai nhọn của đòn roi để lại những vết thương lở loét khắp thân thể. Dòng máu đỏ sậm tạo một vệt sáng tương phản với màu xanh tái của da thịt. Bằng vẻ mặt của Ngài và cử chỉ đầy ấn tượng của đôi tay Ngài, Con Người Đau Khổ nói với ta về ý nghĩa của nỗi khổ đau ngài gánh chịu. Sư đau đớn ấy được phản ánh nơi nhóm nhân vật truyền thống gồm Đức Maria, mặc trang phục một góa phụ, đang ngất xỉu trong tay thánh Gioan, tác giả sách Phúc âm, người đã được Chúa gởi gắm mẹ mình, và nơi hình dáng bé nhỏ của thánh nữ Maria Mađalêna với bình thuốc thơm, người đang siết chặt đôi tay trong nỗi buồn đau. Phía bên kia Thập Giá là hình ảnh mạnh mẽ của thánh Gioan Tẩy Giả với biểu tượng cổ truyền là con chiên mang thập giá đang đổ máu mình vào chén đựng Máu Thánh. Bằng một cử chỉ oai nghiêm, ông chỉ vào Đấng Cứu Thế, và phía trên ông có viết những lời ông đã nói: “Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi” (Ga 3,30).
- Rõ ràng là nhà họa sĩ muốn người xem suy niệm về những lời này, được ông đặc biệt nhấn mạnh bằng ngón tay đang chỉ của thánh Gioan Tẩy Giả. Có lẽ
- ông còn muốn chính chúng ta phải tìm hiểu xem Đức Kitô phải lớn lên như thế nào và chúng ta phải nhỏ đi ra sao. Vì trong bức tranh này, với hiện thực kinh sợ được diễn tả trọn vẹn không hề bớt xén, có một nét không thật và khác thường: các nhân vật hết sức khác nhau về kích thước. Ta chỉ cần so sánh đôi bàn tay của thánh nữ Maria Mađalêna, phía dưới thập giá với đôi bàn tay của Đức Kitô, để thấy những kích thước khác biệt lạ lùng này. Hiển nhiên là trong những vấn đề như vậy, Grunewald loại bỏ những định luật của nghệ thuật hiện đại vốn đã phát triển từ thời Phục Hưng, và chủ tâm trở về với những nguyên tắc của các họa sĩ thời Trung Cổ và nguyên thuỷ, thay đổi kích thước các nhân vật trong tranh tuỳ theo tầm quan trọng của chúng. Y như ông đã hy sinh thứ sắc đẹp dễ ưa vì thông điệp thiêng liêng của bức tranh bàn thờ, ông cũng bất cần cái đòi hỏi mới mẻ về những tỉ lệ chính xác, vì điều này giúp ông diễn tả cái chân lý huyền diệu trong câu nói của Thánh Gioan.” (2) Khi được phát hiện lại ở cuối thế kỷ 19, “Sự khổ nạn của Chúa” của Matthias Grünewald đã gây nên một “chấn động lớn” trong lòng giới nghệ thuật phương Tây. Và ngay sau đó, đã tạo nên những ảnh hưởng lớn. Người ta xem tác phẩm này là một trong những tác nhân chính thúc đẩy sự ra đời của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức đầu thế kỷ 20. Ngày nay, hầu như mọi cuốn sách lịch sử nghệ thuật đều giới thiệu “Sự khổ nạn của Chúa” của Matthias Grünewald
- như là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nghệ thuật Đức thời Phục Hưng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
10 tác phẩm tượng nổi tiếng nhất thế giớ
10 p | 121 | 27
-
10 tuyệt phẩm hội họa nổi tiếng nhất mọi thời đại
11 p | 202 | 22
-
Tượng thần Vệ Nữ
6 p | 358 | 19
-
Hội họa
8 p | 140 | 14
-
Michelangelo (1475-1564) - Điêu khắc gia nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật Công Giáo
34 p | 103 | 9
-
Những bức bích họa kiệt tác của Michelangelo
6 p | 77 | 7
-
Về tác phẩm
9 p | 99 | 7
-
Hoàng Tích Chù
6 p | 100 | 6
-
Những Họa Sĩ Nổi Tiếng Nhất Trên Thế Giới
5 p | 122 | 6
-
Những bức bích họa kiệt tác của Michelangelo
4 p | 118 | 6
-
Triển lãm chỉ bày một tác phẩm duy nhất của Franz West
5 p | 80 | 6
-
17. 7: Sinh nhật Feininger – Người đội nhiều mũ
5 p | 56 | 6
-
HÀ NỘI, ĐÀN BÀ, NGHỆ THUẬT
5 p | 72 | 5
-
XƯỞNG HOẠ NƠI CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT THAI NGHÉN VÀ TRỔ BÔNG
12 p | 99 | 5
-
Ý “điên” – Triển lãm tác phẩm hồi cố, liệu tác giả có “tái xuất giang hồ”?
9 p | 89 | 4
-
FRANCIS BACON-NGƯỜI HOẠ SĨ KỲ DỊ
8 p | 116 | 4
-
HOCKNEY TẶNG TATE TÁC PHẨM VĨ ĐẠI
5 p | 63 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn