intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vết thương ngực (Bệnh học cơ sở)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ tập trung vào việc phân loại và xử trí các loại vết thương ngực, một tình trạng cấp cứu đòi hỏi sự can thiệp kịp thời. Chúng ta sẽ tìm hiểu các triệu chứng đặc trưng của vết thương ngực bịt kín, ngực hở và ngực có van. Bài học sẽ hướng dẫn các bước xử trí ban đầu tại tuyến y tế cơ sở đối với từng loại vết thương, giúp cứu sống và giảm thiểu biến chứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vết thương ngực (Bệnh học cơ sở)

  1. Bài 52 VẾT THƯƠNG NGỰC MỤC TIÊU 1. Trình bày được cách phân loại của vết thương lồng ngực. 2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của vết thương ngực được bịt kín, ngực hở và ngực có van. 3. Trình bày được các bước xử trí các loại vết thương ngực ở tuyến y tế cơ sở. NỘI DUNG 1. Đại cương - Vết thương ngực là các tổn thương lồng ngực làm mất sự liên tục về mặt giải phẫu của da thành ngực. - Vết thương lồng ngực có ảnh hưởng nhiều tới hai chức năng quan trọng của cơ thể là hô hấp và tuần hoàn. Nhiều khi tổn thương giải phẫu không nặng nhưng lại gây rối loạn sinh lý trầm trọng dễ làm người bệnh tử vong. - Vết thương ngực cần chẩn đoán, xử trí cấp cứu kịp thời. - Vết thương lồng ngực bao gồm: 1.1. Vết thương thành ngực đơn thuần: Tổn thương thành ngực nhưng không gây tổn thương màng phổi. 1.2. Vết thương thấu ngực (Thủng màng phổi) gồm: - Vết thương ngực đã được bịt kín: Có tràn máu, tràn khí hoặc không tràn máu, tràn khí màng phổi. - Vết thương ngực mở. - Vết thương ngực có van. 2. Triệu chứng 2.1. Vết thương thành ngực đơn thuần: Giống như các vết thương phần mềm khác. - Vết thương có thể dập nát nhiều hoặc gọn. - Có khi kèm theo gãy xương sườn. 2.2. Vết thương thấu ngực 2.2.1. Vết thương ngực đã được bịt kín * Triệu chứng toàn thân: - Nếu chỉ chảy máu ít thì tình trạng toàn thân tốt. - Nếu chảy máu nhiều: Có sốc, đau ngực nhiều. - Tại vết thương, miệng vết thương được cơ hoặc máu đông bịt kín không cho khí trời vào khoang màng phổi. - Nếu có tràn khí màng phổi: + Khám thấy rì rào phế nang giảm, rung thanh giảm, gõ vang. + X quang thấy phổi bị xẹp một phần hay toàn bộ. - Nếu tràn máu màng phổi: + Khám có hội chứng 3 giảm (Rì rào phế nang giảm, rung thanh giảm, gõ đục). + Chọc màng phổi hút ra máu không đông. + X quang có hình ảnh tràn dịch. - Nếu tràn khí dưới da thấy: Da căng phồng và cổ bạnh ấn có tiếng lép bép 186
  2. Hình 52.1. Tràn khí dưới da Hình 52.2. Vết thương ngực có van 2.2.2. Vết thương ngực mở - Là vết thương mở thông giữa khoang màng phổi với bên ngoài. Làm cho hô hấp của bệnh nhân bị đảo ngược và làm trung thất di động. - Tại miệng vết thương có khí phì phò mỗi lần bệnh nhân thở hoặc ho mạnh. - Toàn thân: Tình trạng bệnh nhân nặng có sốc. (Do mất máu và suy hô hấp cấp). - Đau ngực, khó thở, có thể ho ra máu. 2.2.3. Vết thương ngực có van - Toàn thân: Nặng, khó thở, thở nhanh nông, có sốc. - Tại chỗ: + Lồng ngực một bên căng vết thương thành ngực như một van. Khi thở ra thì bịt lại, khi hít vào thì mở ra làm cho khí vào tăng dần trong khoang màng phổi. + Gõ vang, nghe mất tiếng thở, có tràn khí dưới da. Thở vào Thở ra Hình 52.3. Rối loạn sinh lý trong vết thương ngực mở 3. Biến chứng - Viêm mủ màng phổi: Bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn. Có hội chứng tràn dịch màng phổi. Hút ra mủ. - Dị vật lồng ngực: Gây nên ho ra máu và nhiễm khuẩn. - Máu màng phổi đông: Làm dầy dính và xẹp phổi. 4. Xử trí ở tuyến y tế cơ sở - Băng vết thương: Băng vô khuẩn vết thương ngực để cầm máu. Nhất là vết thương ngực mở phải dùng bông gạc băng kín vết thương ngực mở. 187
  3. Hình 52.4. Nút gạc trong vết thương ngực mở - Phòng chống sốc cho người bệnh + Phóng bế Novocain 0.5- 1% tại chỗ. + Tiêm trợ tim, trợ sức (Vitamin B, Vitamin C, Uabain... ) + ủ ấm và cho uống nước đường nóng. - Tiêm kháng sinh liều cao và sớm - Để bệnh nhân ở tư thế nửa nằm - nửa ngồi - Cần động viên và giải thích cho bệnh nhân và gia đình - Chuyển bệnh nhân đi càng sớm càng tốt, cần có người hộ tống. LƯỢNG GIÁ Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Triệu chứng toàn thân vết thương ngực kín: A- Nếu chảy máu ít tình trạng toàn thân tốt. Nếu chảy máu nhiều: Có tình trạng mất máu. B- Nếu chảy máu ít tình trạng toàn thân bình thường. Nếu chảy máu nhiều: Khó thở, đau ngực. C- Nếu chảy máu ít tình trạng toàn thân tốt. Nếu chảy máu nhiều: Có sốc, đau ngực nhiều, khó thở. D- Nếu chảy máu ít tình trạng toàn thân bình thường. Nếu chẩy máu nhiều: Tím tái, khó thở. Câu 2: Triệu chứng tại chỗ vết thương ngực kín: A- Tại vết thương, miệng vết thương có máu chảy, các tổ chức bị dập nát. B- Da căng bóng, ấn có tiếng lép bép dưới da, miệng vết thương chảy máu rỉ rả. C- Tại vết thương miệng vế thương được cơ và máu đông bịt kín không cho khí trời vào khoang màng phổi. D- Tại vết thương có khí phì phò những lần bệnh nhân thở và ho mạnh. Câu 3: Vết thương ngực hở: A- Là vết thương xuyên thấu ngực. B- Là vết thương hở thông lồng ngực với bên ngoài. C- Là vết thương mở thông trung thất với bên ngoài. D- Là vết thương mở thông giữa khoang màng phổi với bên ngoài. E- Là vết thương mở thông nhu mô phổi với bên ngoài. 188
  4. Câu 4: Biến chứng của vết thương ngực: A- Viêm dính phổi, màng phổi, suy hô hấp, dị vật lồng ngực. B- Viêm dính phổi - màng phổi, viêm mủ màng phổi, dị vật lồng ngực. C- Viêm mủ màng phổi, dị vật lồng ngực, tràn khí tràn máu màng phổi. D- Viêm mủ màng phổi, dị vật lồng ngực, máu màng phổi đông. Câu 5: Phòng chống sốc cho bệnh nhân có vết thương ngực ở tuyến y tế cơ sở. A- Truyền dịch, cho thở ô xy, tiêm trợ tim, trợ trợ lực, ủ ấm, giảm đau. B- Phong bế Nôvôcain 0,5- 1% tại chỗ, tiêm trợ tim, trợ sức, ủ ấm và cho uống nước đường nóng. C- Phong bế Nôvôcain 1-2% tại chỗ, tiêm trợ tim, trợ sức, ủ ấm, truyền dịch, hồi sức. D- Cho thở ô xy, phóng bế Nôvôcain 1-2% tại chỗ, tiêm trợ tim, trợ sức, ủ ấm, truyền dịch, hồi sức. Câu 6: Xử trí vết thương ngực ở tuyến y tế cơ sở: A- Băng vết thương, phòng và chống sốc cho bệnh nhân, tiêm kháng sinh liều cao sớm. B- Để bệnh nhân nằm đầu cao, mặt nghiêng về một bên. Động viên, giải thích cho bệnh nhân và gia đình. Chuyển bệnh nhân đi càng sớm càng tốt, cần có người hộ tống. C- Để bệnh nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. Động viên và giải thích cho bệnh nhân và gia đình. Chuyển bệnh nhân đi càng sớm càng tốt, cần có người hộ tống. D- Băng vết thương. Phòng và chống sốc cho bệnh nhân. Tiêm kháng sinh liều cao sớm. Để bệnh nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. Động viên, giải thích cho bệnh nhân và gia đình. Chuyển bệnh nhân đi càng sớm càng tốt, cần có người hộ tống. 189
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2