intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số bệnh tuyến vú lành tính (Kỳ 3)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

153
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các chấn thương và Nhiễm trùng tuyến vú: 1. Khối tụ máu tuyến vú: a) Triệu chứng: + Có tiền sử chấn thương (va đập, vết thương…) ở vùng tuyến vú hoặc có tiền sử bệnh lý đông chảy máu. + Khám vú: vùng có khối tụ máu thường sưng to, tăng cảm, thay đổi màu sắc da… + Nếu nghi ngờ có tiền sử bệnh lý đông chảy máu thì cần cho làm xét nghiệm về đông chảy máu như: thời gian chảy máu, thời gian Prothrombin, thời gian thromboplastin riêng phần, số lượng tiểu cầu… b) Điều trị: Thường chỉ cần dùng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số bệnh tuyến vú lành tính (Kỳ 3)

  1. Một số bệnh tuyến vú lành tính (Kỳ 3) II. Các chấn thương và Nhiễm trùng tuyến vú: 1. Khối tụ máu tuyến vú: a) Triệu chứng: + Có tiền sử chấn thương (va đập, vết thương…) ở vùng tuyến vú hoặc có tiền sử bệnh lý đông chảy máu. + Khám vú: vùng có khối tụ máu thường sưng to, tăng cảm, thay đổi màu sắc da… + Nếu nghi ngờ có tiền sử bệnh lý đông chảy máu thì cần cho làm xét nghiệm về đông chảy máu như: thời gian chảy máu, thời gian Prothrombin, thời gian thromboplastin riêng phần, số lượng tiểu cầu… b) Điều trị:
  2. Thường chỉ cần dùng các thuốc giảm đau. Các triệu chứng thường hết trong vòng 3-4 ngày. 2. Bệnh viêm nghẽn tĩnh mạch nông tuyến vú (Bệnh Mondor): Bệnh Mondor là bệnh viêm nghẽn tĩnh mạch nông của các tĩnh mạch nằm trên bề mặt tuyến vú và đôi khi trên bề mặt da vùng thượng vị. a) Triệu chứng chẩn đoán: + Đau vùng vú. + Khám vú: - Da vùng bề mặt tuyến vú sưng nề nhẹ, có thể đổi màu. - Có thể sờ thấy rõ các tĩnh mạch bị viêm nghẽn căng và chắc ngay dưới da vùng trên tuyến vú. b) Điều trị: trong thời kỳ đau và viêm cấp + Chườm ấm tại chỗ để giảm đau. + Các thuốc chống viêm giảm đau. + Bệnh thường tự giảm và khỏi trong vòng 3 tuần. 3. Nhiễm trùng cấp tính và Apxe tuyến vú:
  3. a) Đại cương: + Tuyệt đại đa số trường hợp bị nhiễm trùng hoặc Apxe tuyến vú đều là ở các phụ nữ đang cho con bú hoặc có nguyên nhân gây nhiễm trùng từ trước (bị vết thương, xây xát, nứt nẻ…ở tuyến vú). Nếu không có các nguyên nhân này thì phải luôn luôn nghi ngờ có thể là Ung thư vú. + Đường nhiễm trùng vào tuyến vú thông thường là trực tiếp theo ống tuyến sữa hoặc qua các tổn thương ở tuyến vú (các xây xát, nứt nẻ, vết thương...ở vú, nhất là ở đầu núm vú). Rất ít khi do đường máu. + Tác nhân gây nhiễm trùng tuyến vú: - Thường là các vi khuẩn thông thường như: tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu... - Đôi khi do các vi khuẩn đặc biệt như Lao, thương hàn, Lậu... b) Triệu chứng chẩn đoán: + Toàn thân: - Có Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc ở các mức độ khác nhau: sốt, đau đầu, mất ngủ, ăn uống kém, số lượng bạch cầu đa nhân tăng cao, tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng....
  4. - Trong những trường hợp Apxe vú, bệnh nhân thường có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc nặng, kèm theo bị đau đớn kéo dài (gây mất ăn, mất ngủ nhiều ngày) làm cho toàn trạng bệnh nhân suy sụp nhanh và nặng. + Khám tại chỗ Tuyến vú: - Tuyến vú bị sưng nề, nóng, đỏ, rất đau (đau lan toả hoặc khư trú ở vùng vú bị nhiễm trùng). Nhiều trường hợp đau làm cho bệnh nhân không dám vận động cánh tay bên vú tổn thương, không dám cho con bú, mất ăn, mất ngủ kéo dài. - Trong Apxe tuyến vú có thể khám thấy dấu hiệu “lùng nhùng” ở ổ Apxe. + Cận lâm sàng: - Chụp Siêu âm tuyến vú: trong Apxe vú xác định được khối tổn thương có hình loãng âm, ranh giới thường rõ. - Chọc sinh thiết hút khối tổn thương: có thể hút được mủ (giúp chẩn đoán xác định bệnh). Mủ hút ra có thể đưa đi xét nghiệm cấy khuẩn và làm kháng sinh đồ. - Cấy khuẩn và làm Kháng sinh đồ: nhằm chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh và giúp chỉ định dùng kháng sinh phù hợp trong điều trị. c) Điều trị:
  5. Đường hướng chung là mọi trường hợp bị nhiễm trùng tuyến vú đều nên được điều trị bằng mở dẫn lưu ổ viêm và ngừng cho con bú (nếu là nhiễm trùng tuyến vú trên bệnh nhân đang cho con bú). Lý do là các nhiễm trùng trong tuyến vú rất dễ lan rộng và sâu (dọc theo hệ thống ống tuyến sữa) vào trong tổ chức mỡ lỏng lẻo của tuyến vú. + Với các nhiễm trùng nhẹ và rất khư trú ở tuyến vú: - Có thể dùng gạc thấm kháng sinh đặt tại chỗ lên chỗ viêm kết hợp với kháng sinh toàn thân (thường dùng kháng sinh kháng Tụ cầu vàng nếu chưa có kháng sinh đồ vì đây là loại vi khuẩn hay gặp nhất trong nhiễm trùng tuyến vú). - Nếu các triệu chứng không được cải thiện thật rõ ràng trong vòng 48 giờ thì cần tiến hành mở dẫn lưu ổ viêm tuyến vú. + Với các nhiễm trùng nặng, ở sâu và Apxe tuyến vú: - Tiến hành mở dẫn lưu ổ viêm ( ổ Apxe). - Dùng kháng sinh toàn thân đường tĩnh mạch trong những ngày đầu, sau đó có thể chuyển sang đường uống. Chú ý dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2