TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
VI KẼ CỦA PHỤC HỒI XOANG II SANDWICH<br />
MỞ SỬ DỤNG BIODENTINE<br />
Hoàng Mạnh Cường1, Trần Xuân Vĩnh1<br />
1<br />
<br />
Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
Biodentine là vật liệu có hoạt tính sinh học được dùng để trám xoang sâu sát tủy nhưng chưa được<br />
nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm đánh giá vi kẽ ở thành nướu của xoang II sandwich mở<br />
sử dụng Biodentine và so sánh với vật liệu đang dùng phổ biến hiện nay là Glass ionomer cement (GIC)<br />
tăng cường nhựa. Nghiên cứu In vitro thực hiện trên 20 răng cối lớn vĩnh viễn của người nguyên vẹn. Tạo<br />
xoang II kích thước chuẩn với thành nướu nằm dưới đường nối men-xê măng. Chia ngẫu nhiên thành hai<br />
nhóm thực hiện trám nền bằng GIC tăng cường nhựa (Fuji II LC) và Biodentine (Septodont) với composite ở<br />
mặt nhai. Sau đó, các mẫu được tiến hành chu trình nhiệt, nhuộm và cắt theo chiều gần xa để quan sát vi<br />
kẽ. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về mức độ vi kẽ ở hai nhóm. Biodentine với hoạt tính sinh học là<br />
vật liệu thích hợp, có thể thay thế cho xi măng GIC tăng cường nhựa khi dùng trong kỹ thuật trám xoang II<br />
sandwich mở.<br />
Từ khóa: Vi kẽ, sandwich mở, Biodentine, Glass ionomer cement tăng cường nhựa<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các phương pháp trám cũ đòi hỏi việc sửa<br />
soạn lỗ trám tùy theo vật liệu sử dụng và phá<br />
hủy nhiều mô răng. Với sự phát triển của công<br />
nghệ vật liệu, trong đó có khả năng bám dính<br />
của vật liệu với mô răng, kích thước cũng như<br />
hình dạng xoang trám được sửa soạn theo<br />
tổn thương và ít xâm lấn nhất [1]. Tuy nhiên,<br />
việc trám các xoang sát tủy ở các răng cối<br />
lớn, đặc biệt là các xoang loại II dưới nướu<br />
(G.V. Black) vẫn gặp nhiều thử thách. Nhất là<br />
các xoang có thành nướu nằm dưới viền<br />
nướu khiến việc cô lập răng để trám bằng<br />
composite khó khăn. Trong trường hợp này,<br />
kỹ thuật trám sandwich mở được lựa chọn vì<br />
giảm vi kẽ hơn so với trám composite trực tiếp<br />
[2; 3].<br />
Glass Ionomer Cement (GIC) là vật liệu<br />
<br />
thường được chọn trong kỹ thuật trám sandwich mở vì tính chất lưu hóa học, phóng thích<br />
Fluor, độ cứng tốt và không cần điều kiện cô<br />
lập khắt khe như composite [4]. Trong những<br />
năm gần đây, các nghiên cứu về vật liệu trám<br />
có tính tương hợp sinh học cao được đẩy<br />
mạnh; và kết quả là sự ra đời các vật liệu với<br />
thành phần căn bản là calcium silicate. Mặc<br />
dù sản phẩm trên thị trường rất đa dạng<br />
nhưng có một loại được chú ý và nhiều ưu<br />
điểm đó là Biodentine. Biodentine không<br />
những có thời gian trộn và đông đặc phù hợp<br />
để trám trên lâm sàng mà còn có tính tương<br />
hợp sinh học cao [5; 6]. Biodentine được dùng<br />
trong điều trị nội nha khi thủng chân răng,<br />
trong kỹ thuật đóng chóp, tạo chóp và che tủy<br />
khi sâu răng sát tủy tương tự các vật liệu có<br />
thành phần căn bản calcium silicate khác như<br />
ProRoot MTA [6]. Ngoài ra, khi sử dụng Bio-<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: Trần Xuân Vĩnh, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại<br />
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh<br />
Email: vinhdentist@yahoo.com<br />
Ngày nhận: 14/1/2018<br />
Ngày được chấp thuận: 5/4/2018<br />
<br />
TCNCYH 112 (3) - 2018<br />
<br />
dentine cũng không yêu cầu phải xử lý bề mặt<br />
ngà trong khi để trám GIC đạt hiệu quả cao,<br />
đôi khi cần xử lý bề mặt [7]. Mặt khác, trong<br />
nghiên cứu của Nelly Pradelle - Phasse, 2009,<br />
75<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
các đặc tính cơ học của Biodentine đã gần<br />
hoặc tương đương với GIC cải tiến [8].<br />
<br />
Nghiên cứu được thực hiện trên 20 răng<br />
cối lớn vĩnh viễn của người đã nhổ, còn thân<br />
<br />
Năm 2012, Koubi S và cộng sự tiến hành<br />
<br />
răng nguyên vẹn, không có miếng trám, không<br />
<br />
nghiên cứu sự thẩm thấu glucose qua vi kẽ so<br />
<br />
vết nứt. Răng được lấy cao răng bằng máy<br />
<br />
sánh giữa Biodentine và GIC đã đi đến kết<br />
<br />
siêu âm P5, bảo quản trong nước muối 0,9%<br />
<br />
luận: sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý<br />
<br />
ở nhiệt độ 4oC, không quá 1 tháng cho đến khi<br />
<br />
nghĩa thống kê. Ngoài ra, Biodentine cũng<br />
<br />
được sử dụng.<br />
<br />
không cần điều kiện đặc biệt nào của bề mặt<br />
<br />
Vật liệu nghiên cứu là Biodentine (nhóm<br />
<br />
ngà [7]. Raskin A và cộng sự nghiên cứu,<br />
<br />
nghiên cứu) và GIC tăng cường nhựa (nhóm<br />
<br />
đánh giá bờ viền xoang trám giữa hai nhóm<br />
<br />
chứng).<br />
<br />
cũng có kết luận tương tự [5]. Raju V. G. và<br />
cộng sự năm 2014, nghiên cứu vi kẽ trên đối<br />
<br />
2. Phương pháp tiến hành<br />
<br />
tượng răng sữa và răng vĩnh viễn kết<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu<br />
<br />
luận: Biodentine ít vi kẽ hơn GIC tại giao diện<br />
<br />
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng<br />
<br />
giữa vật liệu và mô răng [9]. Vậy từ những lí<br />
do trên, liệu chúng có nên dùng Biodentine để<br />
trám xoang II trong kỹ thuật sandwich thay cho<br />
GIC nhằm tận dụng tính chất sinh học?<br />
Tuổi thọ miếng trám được quyết định bởi<br />
khả năng che kín viền lỗ trám và độ bền dán<br />
[10]. Để áp dụng thành công việc sử dụng<br />
Biodentine thì không chỉ xét đến các đặc<br />
tính cơ học mà chúng ta cũng phải lưu ý<br />
đến độ bám dính tốt của vật liệu với ngà.<br />
Việc nghiên cứu vi kẽ của vật liệu Biodentine sẽ là bước ban đầu và có vai trò hết<br />
sức quan trọng để ứng dụng vật liệu này đạt<br />
hiệu quả và thành công.Biodentine được<br />
<br />
11/2016 đến tháng 05/2017.<br />
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro<br />
có nhóm chứng.<br />
3. Quy trình nghiên cứu<br />
Tạo xoang<br />
Tạo xoang II hộp bằng mũi tungsten 245<br />
với tay khoan nhanh có phun nước. Các góc,<br />
cạnh giữa các thành bên trong xoang đều<br />
được làm tròn. Kích thước xoang: Chiều ngoài<br />
trong 4 mm, cao 8 mm, thành nướu 2 mm<br />
nằm dưới đường nối men - xê măng 1 mm.<br />
Các thành được đo bằng thức kẹp kỹ thuật.<br />
<br />
đưa vào Việt năm sử dụng từ năm 2015.<br />
Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có một công<br />
trình nào nghiên cứu về vấn đề này, do đó<br />
chúng tôi thực hiện đề tài này với những<br />
mục tiêu là đánh giá vi kẽ ở thành nướu của<br />
xoang trám loại II sử dụng Biodentine làm vật<br />
liệu trám nền và GIC làm nhóm chứng trong<br />
kỹ thuật trám sandwich mở.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Hình 1. Răng sau khi tạo xoang<br />
1. Đối tượng<br />
76<br />
<br />
tiêu chuẩn<br />
TCNCYH 112 (3) - 2018<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Răng sau khi được sửa soạn sẽ được chia<br />
ngẫu nhiên thành 2 nhóm:<br />
- Nhóm A trám nền bằng GIC kỹ thuật<br />
sandwich mở.<br />
- Nhóm B trám nền bằng Biodentine.<br />
Thực hiện phục hồi<br />
Nhóm GIC (A): Xử lý bề mặt ngà bằng<br />
dung dịch 10% acid polyacrylic (GC dentin<br />
conditioner) trong 20 giây bằng cọ. Rửa sạch<br />
trong 10 giây và thổi khô nhẹ bằng tay xịt hơi.<br />
Fuji II LC được trộn trong nhộng và đặt vào<br />
xoang. Chiếu đèn quang trùng hợp 20 giây.<br />
Nhóm Biodentine (B): Biodentine được trộn<br />
trong con nhộng bằng máy đánh amalgam<br />
trong 30 giây. Dùng cây đưa amalgam để đặt<br />
vật liệu vào thành xoang.<br />
<br />
dán (Adper single bond plus 3MESPE), thổi<br />
khô nhẹ và chiếu đèn 20 giây. Dùng composite quang trùng hợp trám từng lớp, mỗi lớp<br />
2mm lên trên và chiếu đèn.<br />
Hoàn tất và đánh bóng<br />
Tất cả các răng được mài nhẵn các bờ<br />
cạnh bằng mũi khoan mịn và đánh bóng bằng<br />
đĩa Soflex gắn trong tay khoan chậm.<br />
4. Xử lý mẫu: Nhóm A và B được ngâm<br />
trong dung dịch nước muối sinh lý ở 37oC<br />
trong 24 giờ. Sau đó cho các mẫu qua 100<br />
chu kỳ nhiệt giữa 5oC và 55oC, thời gian dừng<br />
ở mỗi điểm nhiệt là 25 giây, thời gian chuyển<br />
đổi là 5 giây.<br />
Nhuộm: Răng được chống thấm bằng sáp<br />
đặt ở chân răng và bôi một lớp sơn móng tay<br />
toàn bộ răng trừ vùng cách 1 mm kể từ bờ<br />
viền lỗ trám. Tiến hành ngâm răng trong dung<br />
dịch thuốc nhuộm xanh Methylene 2% trong<br />
24 giờ ở nhiệt độ phòng. Lấy răng ra, cạo bỏ<br />
sáp, loại bỏ lớp sơn móng tay bằng dung dịch<br />
có chứa acetone và rửa dưới vòi nước 5 phút.<br />
Bao quanh răng bằng một khối nhựa tự cứng<br />
trong. Cắt lát theo chiều gần xa của răng, đi<br />
ngang qua xoang trám bằng đĩa cắt kim<br />
cương tốc độ chậm có nước làm mát. Mỗi<br />
răng cắt 2 lần để tạo thành 1 lát cắt hai mặt<br />
<br />
Hình 2. Răng phục hồi theo kĩ thuật<br />
<br />
dày 1mm.<br />
<br />
sandwich mở<br />
Sau đó, cả hai nhóm được ủ trong máy ở<br />
nhiệt độ 37oC độ ẩm 90% trong 24 giờ. Các<br />
phần vật liệu trám dư được lấy sạch bằng<br />
mũi khoan tay nhanh có phun nước, để lại 1<br />
lớp dày khoảng 3 mm ở trên thành nướu.<br />
Xoang được xoi mòn bằng acid phosphoric<br />
dạng gel 37% trong 15 giây với ngà và 30<br />
giây với men, sao đó rửa sạch với nước<br />
bằng tay xịt trong 40 giây. Đặt một lớp keo<br />
<br />
TCNCYH 112 (3) - 2018<br />
<br />
Hình 3. Răng cắt lát để quan sát vi kẽ<br />
<br />
77<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Quan sát và đánh giá sự thâm nhập của dung dịch nhuộm<br />
Mức thâm nhập của dung dịch nhuộm sau 24 giờ được quan sát và chụp ảnh dưới kính hiển<br />
vi soi nổi độ phóng đại x 30 lần. Thang đánh giá độ thâm nhập của dung dịch nhuộm ở bờ nướu<br />
phục hồi theo thang điểm 0 - 3 như sau:<br />
0: không thâm nhập phẩm màu<br />
1: thâm nhập phẩm màu ít hơn 1/2 chiều dài thành nướu.<br />
2: thâm nhập phẩm màu hơn 1/2 chiều dài thành nướu nhưng chưa đến thành trục.<br />
3: thâm nhập phẩm màu dọc theo thành trục.<br />
Độ 0<br />
<br />
Độ 1<br />
<br />
Độ 2<br />
<br />
Độ 3<br />
<br />
Hình 4. Thang đánh giá vi kẽ tại thành nướu<br />
5. Đạo đức nghiên cứu<br />
Nghiên cứu in vitro đảm bảo các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
1. Mức độ vi kẽ tại thành nướu của Biodentine và GIC tăng cường nhựa<br />
<br />
Nhóm GIC<br />
Nhóm Biodentine<br />
<br />
Độ 0<br />
<br />
Độ 1<br />
<br />
Độ 2<br />
<br />
Độ 3<br />
<br />
Biểu đồ 1. Mức độ vi kẽ quan sát tại thành nướu của 2 nhóm Biodentine và GIC tăng<br />
cường nhựa ở các mức độ 0, 1, 2, 3<br />
p = 0,190 > 0,05 (kiểm định Mann - Whitney U).<br />
78<br />
<br />
TCNCYH 112 (3) - 2018<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
2. Đánh giá và so sánh mức độ vi kẽ tại thành nướu giữa Biodentine và GIC tăng cường<br />
nhựa<br />
<br />
Không có hoặc ít vi kẽ<br />
(mức độ 0 và 1)<br />
<br />
Có nhiều vi kẽ (mức<br />
độ 3)<br />
<br />
Nhóm GIC<br />
<br />
Nhóm Biodentine<br />
<br />
Biểu đồ 2. Tình trạng vi kẽ theo tỉ lệ ở thành nướu của Biodentine và GIC tăng cường nhựa<br />
xét trên mức độ không có hoặc ít vi kẽ (mức độ 0,1) và có nhiều vi kẽ (mức độ 3):<br />
p = 0,212 > 0,05 (kiểm định chi bình phương).<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
<br />
quá trình quang trùng hợp. Với đặc tính trên,<br />
<br />
Biodentine là xi măng được trộn từ phần<br />
<br />
loại GIC này vừa cải thiện được các tính chất<br />
<br />
bột và phần lỏng. Phần bột gồm tricalcium<br />
<br />
cơ học như độ bền nén, độ bền uốn, độ bền<br />
<br />
silicate (thành phần chính), calcium carbonate<br />
<br />
kéo, mà còn vừa khắc phục được sự mất cân<br />
<br />
(hạt độn), zirconium oxide (chất tạo cản<br />
<br />
bằng nước trong giai đoạn sớm khi hình thành<br />
<br />
quang), dicalcium silicate và ô-xít kim loại<br />
<br />
tinh thể glass-ionomer trong phản ứng acid-<br />
<br />
(phần phụ). Thành phần lỏng gồm dung dịch<br />
<br />
base [4].<br />
<br />
polymer tan trong nước (tác nhân giảm nước)<br />
và calcium chloride (chất gia tốc). Phản ứng<br />
đông cứng của xi măng với calcium carbonate<br />
làm trung tâm và sự hydrate hóa tricalcium<br />
silicate dạng gel bao quanh khối trung tâm<br />
này. Điều này tạo ra đông đặc từ cấu trúc vi<br />
thể [8].<br />
<br />
Vi kẽ xuất hiện ở thành nướu của phục hồi<br />
đều nằm mức độ cao. Cả hai nhóm mức độ vi<br />
kẽ lan đến thành trục (mức độ 3) chiếm chủ<br />
yếu với tỷ lệ 82,5%. Điều này có nghĩa, các<br />
phục hồi này không đảm bảo được sự khít kín<br />
với mô răng. Vi kẽ phục hồi xuất hiện với mức<br />
độ trầm trọng có thể được giải thích một phần<br />
<br />
GIC tăng cường nhựa là xi măng có sự<br />
<br />
bởi cơ chế dán. Ngoài ra, phẩm nhuộm xanh<br />
<br />
thêm vào của resin monomer. Sự đông cứng<br />
<br />
methylene có kích thước nhỏ đường kính ống<br />
<br />
chủ yếu dựa trên phản ứng acid- base và một<br />
<br />
ngà (Manocha S., 2011) nên tạo ra mức độ vi<br />
<br />
phần là phản ứng quang trùng hợp. Ngoài ra,<br />
<br />
kẽ cao hơn bình thường cả hai nhóm. GIC liên<br />
<br />
có một giai đoạn khác nữa là phản ứng hóa<br />
<br />
kết hóa học nên liên quan đến mức độ khoáng<br />
<br />
học giữa các resin monomer còn sót lại sau<br />
<br />
hóa của bề mặt xoang [11]. Vật liệu này bám<br />
<br />
TCNCYH 112 (3) - 2018<br />
<br />
79<br />
<br />