Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
VI PHẪU THUẬT CỘT TĨNH MẠCH TINH GIÃN HAI BÊN NGẢ BẸN BÌU<br />
Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN TỪ 2005-2009<br />
Mai Bá Tiến Dũng*, Nguyễn Thành Như*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Giãn tĩnh mạch tinh (GTMT) là tình trạng giãn lớn của các tĩnh mạch dây leo thuộc các tĩnh mạch<br />
trong thừng tinh, có thể xảy ra ở trẻ dậy thì.<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của vi phẫu cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn bìu ở trẻ em.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả lâm sàng. Đối tượng là những bệnh<br />
nhân nhi (dưới 15 tuổi) tại khoa Nam học, bệnh viện Bình Dân được điều trị giãn tĩnh mạch tinh bằng vi phẫu<br />
thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn bìu từ tháng 2/2005 đến 12/2009. Bệnh nhân được theo dõi tình<br />
trạng đau bìu, thể tích tinh hoàn sau mổ 3 tháng.<br />
Kết quả: 21 bệnh nhi đã được phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn bằng vi phẫu thuật. Tuổi trung bình của<br />
bệnh nhân là 14,13 ±1,72. Lý do vào viện: 82,5% là đau bìu, 12,5% nóng ở bìu, 5% bìu to bên trái. Thể tích tinh<br />
hoàn phải là 8,86 ± 1,96cc, thể tích tinh hoàn trái 8,24 ± 1,79cc. Khám lâm sàng ghi nhận GTMT trái ở 59,2%<br />
trường hợp, GTMT phải ở 12,5% trường hợp. GTMT độ 2 và GTMT độ 3 là 87,5%. Siêu âm Doppler bìu:<br />
GTMT trái 79,2%, GTMT hai bên 20,8%. Quan sát khi phẫu thuật ghi nhận có hiện tượng giãn tĩnh mạch tinh<br />
hai bên ở tất cả các trường hợp. Không ghi nhận biến chứng nhiễm trùng vết mổ hay tụ máu bìu trong thời gian<br />
hậu phẫu. Theo dõi sau 3 tháng không ghi nhận biến chứng teo tinh hoàn, tràn dịch tinh mạc hay giãn tĩnh mạch<br />
tinh tái phát và tất cả bệnh nhân đều hết cảm giác đau bìu.<br />
Kết luận: Vi phẫu cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn bìu trong điều trị GTMT ở trẻ em mang lại hiệu<br />
quả tốt, không có biến chứng.<br />
Từ khóa: Giãn tĩnh mạch tinh, vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn – bìu.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
BILATERAL SCROTO-INGUINAL MICROSCOPIC VARICOCELECTOMY IN CHILDREN AT BINH<br />
DAN HOSPITAL FROM 2005 TO 2009<br />
Mai Ba Tien Dung, Nguyen Thanh Nhu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 166 – 170<br />
<br />
Introduction: Varicocele is a mass of enlarged and dilated veins developing in the spermatic cord,<br />
can be found in children.<br />
Objective: Evaluating efficacy of bilateral scroto-inguinal microscopic varicocelectomy in children.<br />
Material and methods: Clinical prospective study. Pediatric patients (under 15 years old) were<br />
admitted at Department of Andrology, Binh Dan hospital underwent bilateral scroto-inguinal<br />
microscopic varicocelectomy from February 2005 to December 2009. Follow-ups were focused on scrotal<br />
pain, hydrocele and testicular volume 3, 6 months after surgery.<br />
Results: 21 children were treated by microscopic varicocelectomy. Average age of patients was:<br />
14.13 ± 1.72. The chief complaints were: scrotal pain 82.5%, hot scrotum 12.5%, enlarged left scrotum<br />
5%. Right testicular volume was of 8.86 ± 1.96 cc, left testicular volume was of 8.24 ± 1.79 cc. Physical<br />
* Bệnh viện Bình dân<br />
Tác giả liên lạc: BS. Mai Bá Tiến Dũng, ĐT: 0913809110, Email: maibatiendung@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
examination found 59.2% of cases with left varicocele and 12.5% right varicocele. 87.5% patients had<br />
varicocele with 2nd or 3rd degree. On scrotal Doppler ultrasound noted left varicocele in 79.2% of cases<br />
and 20.8% varicocele on both sides. Varicocele on both sides were observed in all cases. No wound<br />
infection, or scrotal hematoma were recorded in postoperative period. Testicular atrophy, hydrocele or<br />
recurrence were not found at 3-month check-up. Scrotal pain was subsided in all patients.<br />
Conclusion: Bilateral scroto-inguinal microscopic varicocelectomy in children had good efficacy<br />
and without complication.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Giãn tĩnh mạch tinh (GTMT) là tình trạng<br />
bệnh lý biểu hiện giãn và xoắn thành từng<br />
đám rối của tĩnh mạch tinh trong thừng tinh(10).<br />
GTMT được đề cập đầu tiên ở lâm sàng từ thế<br />
kỷ XVI. Ambroise Paré (1500-1590)(10), nhà<br />
phẫu thuật nổi tiếng đã mô tả sự bất thường<br />
của mạch máu này do kết quả của sự ứ đọng<br />
mạch máu. Barfield, nhà phẫu thuật người<br />
Anh, là người đầu tiên gợi ý mối liên quan<br />
giữa vô sinh và GTMT ở thế kỷ XIX(10).<br />
Năm 1977, Lipshultz và Corrier(5) gợi ý rằng<br />
GTMT thường kết hợp teo tinh hoàn từ từ theo<br />
thời gian. Năm 1987, Kass và Belman(9) lần đầu<br />
tiên chứng tỏ sự gia tăng có ý nghĩa của thể tích<br />
tinh hoàn sau khi điều trị GTMT ở thanh niên.<br />
Công trình nghiên cứu của Tổ Chức Y tế Thế<br />
Giới trên 9.000 đàn ông đã ghi nhận tình trạng<br />
giãn tĩnh mạch tinh thường đi kèm với giảm thể<br />
tích tinh hoàn, giảm chất lượng tinh trùng và<br />
giảm chức năng của tế bào Leydig(20).<br />
Bệnh này có thể gặp sau 10 tuổi. Ngày càng<br />
có nhiều tác giả đây là bệnh lý của hai bên<br />
thừng tinh. Theo tác giả Trussell (2003)(19) tỷ lệ<br />
giãn tĩnh mạch tinh hai bên được ghi nhận là<br />
77,5%, Gat và cs (2004)(6) cũng ghi nhận tình<br />
trạng giãn tĩnh mạch tinh hai bên là 80,8%.<br />
Nguyễn Thành Như(14,15) trong hai nghiên cứu<br />
liên tục về bệnh lý giãn tĩnh mạch được thực<br />
hiện tại Bệnh viện Bình Dân đã cho thấy bệnh<br />
lý giãn tĩnh mạch tinh là bệnh của hai bên<br />
thừng tinh.<br />
Tại Việt Nam, việc điều trị GTMT đã được<br />
thực hiện tại các bệnh viện. Tuy nhiên, chúng<br />
tôi chưa ghi nhận việc áp dụng vi phẫu trong<br />
điều trị GTMT ở các bệnh nhi. Do vậy, chúng<br />
<br />
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:<br />
Đánh giá hiệu quả vi phẫu cột tĩnh mạch tinh<br />
giãn ở trẻ em.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả các trường hợp điều trị giãn tĩnh mạch<br />
tinh ở trẻ em có áp dụng kỹ thuật vi phẫu đã<br />
được tiến hành phẫu tại Khoa Nam học – Bệnh<br />
viện Bình Dân từ tháng 02 năm 2005 đến tháng<br />
12 năm 2009.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu mô tả lâm sàng. Dịch tễ<br />
học lâm sàng ghi nhận tuổi, nơi cư trú, tiền sử<br />
bệnh, thời gian khởi phát triệu chứng, lý do<br />
khám bệnh. Khám lâm sàng ghi nhận mức độ<br />
GTMT, bên bị GTMT, thể tích tinh hoàn. Xét<br />
nghiêm nội tiết bao gồm FSH,LH, testosterone.<br />
Siêu âm Doppler bẹn bìu. Phẫu thuật được thực<br />
hiện bởi các bác sĩ khoa Nam Học bệnh viện<br />
Bình Dân. Ghi nhận phương pháp phẫu thuật:<br />
Số đường mổ, các biến chứng. Bệnh nhân được<br />
tái khám sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng về tình<br />
trạng đau bìu, đau vết mổ, thể tích tinh hoàn,<br />
giãn tĩnh mạch tinh tái phát hay không.<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
Sử dụng kính lúp có độ phóng đại 3 lần.<br />
Phương pháp phẫu thuật do Nguyễn Thành<br />
Như đề xuất: Cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên<br />
ngả bẹn bìu vi phẫu. Bệnh nhi được gây mê nội<br />
khí quản. Đường mổ ở 2 bên ngả bẹn và đường<br />
giữa bìu. Sau khi cân cơ chéo ngoài được mở,<br />
thần kinh chậu bẹn và nhánh sinh dục của thần<br />
kinh sinh dục đùi được xác định rõ và thừng<br />
tinh được bộc lộ. Tất cả tĩnh mạch tinh, động<br />
mạch, ống dẫn tinh, bạch mạch được bộc lộ rõ.<br />
<br />
2Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
Tiến hành cột các tĩnh mạch tinh (trừ tĩnh mạch<br />
ống dẫn tinh), bảo tồn động mạch, ống dẫn tinh<br />
và bạch mạch.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã<br />
tiến hành phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh với kỹ<br />
thuật vi phẫu cho 24 bệnh nhi. Tuổi trung bình:<br />
14,13 ±1,72 (bảng 1).<br />
Bảng 1: Phân bố bệnh nhi theo tuổi.<br />
Tuổi<br />
10<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
<br />
Số bệnh nhân (n)<br />
1<br />
4<br />
3<br />
6<br />
10<br />
<br />
%<br />
4,2<br />
16,7<br />
12,5<br />
25<br />
41,6<br />
<br />
Lý do nhập viện: 82,5% là đau bìu, 12,5%<br />
nặng ở bìu, 5% bìu to.<br />
Bảng 2: Thể tích tinh hoàn.<br />
Thể tích<br />
Nhỏ nhất<br />
Lớn nhất<br />
Trung bình<br />
<br />
TH phải (cc)<br />
4<br />
12<br />
8,86 ± 1,96<br />
<br />
TH trái (cc)<br />
4<br />
10<br />
8,24 ± 1,79<br />
<br />
* TH, tinh hoàn.<br />
<br />
Với phép kiểm từng đôi cho giá trị p= 0,75,<br />
khác biệt thể tích tinh hoàn phải và trái không có<br />
ý nghĩa thống kê.<br />
Kết quả khám lâm sàng GTMT:<br />
Bảng 3: Mức độ GTMT khi khám lâm sàng.<br />
GTMT<br />
Không<br />
Độ 1<br />
Độ 2<br />
Độ 3<br />
<br />
n<br />
8<br />
5<br />
5<br />
6<br />
<br />
Bìu phải<br />
%<br />
33,33<br />
20,83<br />
20,83<br />
25%<br />
<br />
n<br />
0<br />
4<br />
10<br />
10<br />
<br />
Bìu trái<br />
%<br />
0<br />
16,66<br />
41,67<br />
41,67<br />
<br />
Có 6 trường hợp GTMT nặng cả hai bên.<br />
Siêu âm Doppler bìu ở tất cả các bệnh<br />
GTMT, cho kết quả như sau:<br />
Bảng 4: Kết quả siêu âm Doppler bìu.<br />
GTMT trái<br />
GTMT phải<br />
GTMT 2 bên<br />
<br />
Số bệnh nhân (n)<br />
19<br />
5<br />
5<br />
<br />
%<br />
79,2<br />
20,8<br />
20,8<br />
<br />
Khi tiến hành phẫu thuật chúng tôi khảo sát<br />
tình trạng giãn tĩnh mạch tinh ở hai bên, kết quả<br />
như sau:<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 5: Phẫu thuật ghi nhận GTMT<br />
Tinh hoàn và thừng Tinh hoàn và thừng<br />
tinh phải<br />
tinh trái<br />
Số bệnh<br />
%<br />
Số bệnh<br />
%<br />
nhân (n)<br />
nhân (n)<br />
Không GTMT<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
GTMT ñộ 1<br />
4<br />
16,67<br />
0<br />
0<br />
GTMT ñộ 2<br />
13<br />
54,17<br />
7<br />
29,17<br />
GTMT ñộ 3<br />
7<br />
29,17<br />
17<br />
70,83<br />
<br />
Chúng tôi tiến hành so sánh GTMT khám<br />
lâm sàng – siêu âm Doppler – thực tế quan sát<br />
khi phẫu thuật:<br />
Bảng 6: So sánh lâm sàng – cận lâm sàng và quan sát<br />
khi phẫu thuật.<br />
Tinh hoàn và thừng<br />
tinh phải<br />
Lâm<br />
Siêu Quan<br />
sàng<br />
âm<br />
sát<br />
33,33 79,2% 0%<br />
<br />
Tinh hoàn và thừng<br />
tinh trái<br />
Lâm Siêu Quan<br />
sàng<br />
âm<br />
sát<br />
0<br />
20,8% 0%<br />
<br />
Không<br />
ghi nhận<br />
Có GTMT 66,67% 20,8% 100% 100% 79,2% 100%<br />
<br />
Theo dõi hậu phẫu không ghi nhận các<br />
biến chứng tụ máu bìu, nhiễm trùng vết mổ,<br />
giãn tĩnh mạch tinh tái phát, đau bìu kéo dài,<br />
teo tinh hoàn.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tuổi bệnh nhân<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi bệnh<br />
nhi nhỏ nhất là 10 tuổi và lớn nhất là 15 tuổi.<br />
Theo Riedmiller(17), GTMT thường không xảy ra<br />
ở trẻ dưới 10 tuổi và khi trẻ dậy thì tần suất<br />
GTMT khoảng 15 – 20%, tương đương ở người<br />
nam trưởng thành. Ở những trẻ GTMT nặng, ghi<br />
nhận 20% các trường hợp liên quan đến vô sinh<br />
khi trưởng thành, tinh hoàn giảm sinh tinh.<br />
<br />
Lý do nhập viện<br />
GTMT thường không có triệu chứng, triệu<br />
chứng thường gặp nhất là đau bìu(16). Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng đau<br />
chiếm 82,5% trường hợp. Triệu chứng nóng bìu<br />
chiếm 12,5%, có lẽ liên quan đến sự tăng nhiệt<br />
độ bìu do ứ đọng máu tĩnh mạch. Bìu to do<br />
GTMT độ 3 gặp trong 5% bệnh nhân của nghiên<br />
cứu này. Bìu to thường do cha mẹ bệnh nhi phát<br />
hiện, đôi khi nhầm tưởng với thoát vị bẹn. Các<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
tác giả Dublin(5), Cayan(2) cũng ghi nhận tỷ lệ<br />
tương tự trong nghiên cứu và đưa ra hình ảnh<br />
những búi giun ở bìu trong những trường hợp<br />
GTMT nặng.<br />
<br />
Biện pháp chẩn đoán xác định GTMT<br />
Khám lâm sàng chúng tôi ghi nhận tình<br />
trạng giãn tĩnh mạch tinh ở 100% trường hợp ở<br />
bìu bên trái và GTMT hai bên ghi nhận ở 66,67%<br />
trường hợp, đặc biệt có 6 trường hợp GTMT<br />
nặng cả hai bên tinh hoàn. Qua nghiên cứu này<br />
chúng tôi đánh giá được độ chính xác của khám<br />
lâm sàng. Theo các tác giả Riedmiller(17), Cayan(2)<br />
thì khám lâm sàng là phương pháp chính để<br />
khám và phát hiện GTMT.<br />
Siêu âm Doppler bìu là phương pháp khảo<br />
sát hệ tĩnh mạch tinh không xâm lấn. Ngoài ra,<br />
siêu âm còn giúp khảo sát các bất thường khác<br />
của vùng bìu, bẹn. Trong nghiên cứu này, siêu<br />
âm Doppler bìu chỉ phát hiện được 79,2%<br />
GTMT bên trái và không ghi nhận GTMT bên<br />
phải. Tuy nhiên khi tiến hành phẫu thuật,<br />
chúng tôi khảo sát hai bên và ghi nhận tất cả<br />
đều có GTMT hai bên. Trong nghiên cứu của<br />
Mai Bá Tiến Dũng(13), khảo sát độ nhạy của<br />
siêu âm 81,5% và độ đặc hiệu là 59,6%. Do vậy,<br />
siêu âm Doppler bìu chỉ mang tính tham khảo<br />
trong chẩn đoán GTMT.<br />
Bảng 7: So sánh tỷ lệ phát hiện GTMT bằng siêu âm<br />
Doppler bìu.<br />
Chúng tôi<br />
18<br />
Sakamoto<br />
4<br />
Chiou<br />
3<br />
Cayan<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
79,2<br />
57,4<br />
53<br />
67,6<br />
<br />
Không thấy sự khác biệt về kết quả siêu âm<br />
Doppler bìu trong các nghiên cứu. Như vậy siêu<br />
âm Doppler có vai trò hạn chế trong phát hiện<br />
bệnh lý giãn tĩnh mạch tinh, tầm soát GTMT hai<br />
bên đặc biệt ở bên thừng tinh phải. Theo<br />
Pierik(16), việc áp dụng siêu âm Doppler bìu<br />
trong chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh cho kết quả<br />
không mấy khả quan, nhưng vẫn áp dụng siêu<br />
âm Doppler bìu thường quy trong khảo sát bìu ở<br />
các bệnh nhân này, vì ngoài chẩn đoán giãn tĩnh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
mạch tinh giúp phát hiện một số bệnh khác như<br />
tràn dịch tinh mạc, bướu tinh hoàn, nang mào<br />
tinh ….Theo Dhabuwata(5), 40% những bệnh<br />
nhân vô sinh nam không có dấu hiệu của giãn<br />
tĩnh mạch trên siêu âm nhưng lâm sàng cho thấy<br />
có giãn tĩnh mạch tinh ở độ 1 và độ 2.<br />
Việc phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh vẫn<br />
nên thực hiện bên phải mặc dù ở những bệnh<br />
nhân này giãn tĩnh mạch tinh chỉ khám lâm<br />
sàng. Phẫu thuật cùng lúc hai bên cho kết quả<br />
khả quan khi phẫu thuật kết hợp cùng với bên<br />
trái(9,10,12).<br />
<br />
Lựa chọn phương pháp phẫu thuật<br />
Mục tiêu của điều trị GTMT là hết triệu<br />
chứng đau và dự phòng hiếm muộn sau này cho<br />
bệnh nhi. X quang can thiệp làm tắc mạch có tỉ lệ<br />
biến chứng chung là 6% như thủng mạch máu,<br />
thuyên tắc mạch(12). Phẫu thuật ngả bìu không<br />
còn được áp dụng nữa do có nhiều biến chứng.<br />
Phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh ngả sau phúc mạc<br />
(phẫu thuật Palomo) có tỉ lệ tái phát cao và<br />
không bảo tồn động mạch tinh. Phẫu thuật nội<br />
soi ổ bụng có tỉ lệ thành công tương tự phẫu<br />
thuật ngả sau phúc mạc; tuy nhiên nội soi ổ<br />
bụng lại tốn kém nhiều và biến phẫu thuật điều<br />
trị GTMT từ ngoài phúc mạc thành phẫu thuật<br />
qua phúc mạc với nguy cơ tổn thương ruột và<br />
các tạng trong ổ bụng(7).<br />
Phẫu thuật ngả bẹn với dụng cụ vi phẫu có tỉ<br />
lệ tái phát thấp hơn và bảo tồn được động mạch<br />
tinh, bạch mạch; bất lợi là đau vùng bẹn sau mổ.<br />
Phẫu thuật ngả dưới bẹn có những thuận lợi<br />
tương tự như phẫu thuật ngả bẹn và ít đau hơn<br />
do không cắt cơ, tuy nhiên khó cột hết tĩnh mạch<br />
do các tĩnh mạch phân nhiều nhánh nhỏ, và dó<br />
đó dễ tổn thương cac động mạch.<br />
Thuận lợi và bất lợi của các phương pháp<br />
điều trị GTMT theo Goldstein 7 (bảng 8). Chúng<br />
tôi đã chọn phương pháp vi phẫu thuật cột tĩnh<br />
mạch tinh giãn. Kính lúp x 3.0 có hiệu quả tương<br />
đương kính hiển vi phẫu thuật vì chỉ cần bóc<br />
tách các mạch máu trong thừng tinh chứ không<br />
cần khâu nối. Cũng như Goldstein, chúng tôi<br />
không ghi nhận biến chứng sớm hậu phẫu, cũng<br />
<br />
4Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
như các biến chứng trễ như teo tinh hoàn, giãn<br />
tĩnh mạch tinh tái phát, tràn dịch tinh mạc.<br />
Bảng 8: Ưu và nhược điểm của các biện pháp điều trị<br />
GTMT.<br />
KỸ THUẬT<br />
<br />
Bảo tồn Tràn dịch Tái phát Khả năng<br />
(%) biến chứng<br />
ñộng<br />
tinh mạc<br />
nặng<br />
mạch<br />
(%)<br />
Không<br />
7<br />
15-25<br />
Không<br />
<br />
Mổ mở ngả<br />
sau phúc mạc<br />
Mổ mở ngả<br />
Không<br />
bẹn<br />
Nội soi ổ bụng<br />
Có<br />
Thuyên tắc<br />
Có<br />
tĩnh mạch<br />
Vi phẫu<br />
Có<br />
<br />
3-30<br />
<br />
5-15<br />
<br />
12<br />
0<br />
<br />
5-15<br />
15-25<br />
<br />
Có<br />
Có<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
Không<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
Cũng như ở người lớn, GTMT ở trẻ em là<br />
một bệnh của cả hai bên thừng tinh – tinh hoàn<br />
chứ không phải chỉ bên trái. Vi phẫu thuật cột<br />
tĩnh mạch tinh giãn ngả bẹn–bìu hai bên đáp<br />
ứng các yêu cầu: không để GTMT tồn tại hay tái<br />
phát, không làm hư hại các động mạch tinh,<br />
bạch mạch và thần kinh.<br />
<br />
2.<br />
<br />
12.<br />
<br />
Không<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
1.<br />
<br />
11.<br />
<br />
Braedel HU, Steffens J, Ziegler M, (1994): A possible ontogenic<br />
etiology for idiopathic left varicocele. J Urol. 151:62.<br />
Cayan S, (2002): Diagnosis of pediatric varicoceles by physical<br />
examination and ultrasonography and measurement of the<br />
testicular volume: using the Prader orchidometer versus<br />
ultrasonography. Urol Int. 69(4): 293-6.<br />
Chiou RK, Matamoros A Jr, Chen WS, Taylor RJ, (1989): Color<br />
Doppler ultrasound criteria to diagnose varicoceles:<br />
correlation of a new scoring system with physical<br />
examination. Int J Androl. Dec;12(6): 430-8.<br />
Dhabuwala CB, Kumar AB, Kerkar PD, Bhutawala A, (1989):<br />
Pierce J. Patterns of Doppler recordings and its relationship to<br />
varicocele in infertile men. Int J Androl; 12(6): 430-8.<br />
Dubin L, Amelar RD, (1977). Varicocelectomy: 986 cases in a<br />
twelve-year study. Urology; X(5): 446-449<br />
Gat Y, Bachar GN, Zukerman Z, Belenky A, Gornish M,<br />
(2004): Varicocele: a bilateral disease. Fert Steril, 81, 424.<br />
Goldstein M., Gilbert BR, Dicker AP, (1992): Microsurgical<br />
inguinal varicocelectomy with delivery of the testis: An artery<br />
and lymphatic sparing technique. J Urol 1992; 148: 1808<br />
Howards SS, (1992): Subclinical varicocele. Fertil Steril 1992,<br />
57:725.<br />
Jarow JP, Ogle SR, Eskew LA, (1996): Seminal improvement<br />
following repair of ultrasound detected subclinical<br />
varicoceles. J Urol, 155:1287.<br />
Jayi. Sandlow, Howardn, Winfield, Marc Goldstein, (2007).<br />
Chapter 34 – Surgery Of The Scrotum And Seminal<br />
Vesicles. In Campbell-Walsh Urology. 9th ed. Philadelphia,<br />
Saunders Elsevier.<br />
<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
<br />
18.<br />
<br />
19.<br />
<br />
20.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Johnson DE, Pohl DR, Rivera-Correa H, (1970): Varicocele: An<br />
innocuous condition? South Med J; 63:34.<br />
Kondoh N, Meguro N, Matsumiya K, (1993): Significance of<br />
subclinical varicocele detected by scrotal sonography in male<br />
infertility: A preliminary report. J Urol; 150:1158.<br />
Mai Bá Tiến Dũng, Nguyễn Thành Như, (2008): Vai trò của<br />
siêu âm Doppler trong chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh. Y học<br />
thực hành, số 631+632, 110-113.<br />
Nguyễn Thành Như, Mai Bá Tiến Dũng, Phạm Hữu Đương,<br />
(2007): Giãn tĩnh mạch tinh: Bệnh lý của hai bên thừng tinh.<br />
Hội nghị của Hội tiết niệu – thận học TP Hồ Chí Minh 2007,<br />
Kiên Giang.<br />
Nguyễn Thành Như, Trần Chung Thủy, Mai Bá Tiến Dũng,<br />
(2010): Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹnbìu: Hiệu quả điều trị trong hiếm muộn nam. Y học TP. Hồ<br />
Chí Minh, 2010, tập 14, phụ bản của số 2, 43-47.<br />
Pierik FH, Dohle GR, van Muiswinkel JM, Vreeburg JT,<br />
Weber RF, (1999). Is routine scrotal ultrasound advantageous<br />
in infertile men? J Urol; 162(5): 1618-20.<br />
Riedmiller H, Gerharz E, Hoebeke P, Kocvara R, Nijman R,<br />
Radmayr C, Stein R, (2009). Guidelines on paediatric urology.<br />
Arnhem, The Netherlands: European Association of Urology,<br />
European Society for Paediatric Urology; 23-5.<br />
Sakamoto H, Saito K, Shichizyo T, Ishikawa K, Igarashi A,<br />
(2006). Color Doppler ultrasonography as a routine clinical<br />
eaxmination in male infertility. Int J Urol. 13(8):1073-8.<br />
Trussell, (2003): High prevalence of bilateral varicoceles<br />
confirmed with ultrasonography, Int Urol Nephrol. 35(1): 1158.<br />
World Health Organization, (1992): The influence of<br />
varicocele on parameters of fertility in a large group of men<br />
presenting to infertility clinics. Fertil Steril 1992, 57: 1289.<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
5<br />
<br />