Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
KẾT QUẢ ÁP DỤNG VI PHẪU THUẬT TRÊN BỆNH NHÂN<br />
VÔ SINH DO GIÃN TĨNH MẠCH THỪNG TINH<br />
Mai Bá Tiến Dũng*, Dương Quang Huy*, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả áp dụng vi phẫu thuật trong điều trị vô sinh do giãn tĩnh mạch tinh.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả. Tất cả những bệnh nhân vô sinh nam do giãn<br />
tĩnh mạch tinh đồng ý thực hiện vi phẫu thuật điều trị tại khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân từ 01/01/2011 đến<br />
31/5/2011.<br />
Kết quả: Có 216 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu với thời gian theo dõi trung bình là 27,91 ± 1,28<br />
tháng. Tinh dịch đồ có sự cải thiện rõ rệt sau 6 tháng và tỉ lệ có thai tự nhiên là 46,29%. Biến chứng sau<br />
phẫu thuật thấp.<br />
Kết luận: Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn đem lại hiệu quả trong điều trị vô sinh nam có cùng nguyên<br />
nhân.<br />
Từ khóa: vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh, vô sinh và mang thai.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULTS OF MICROSURGICAL VARICOCELECTOMY FOR INFERTILE PATIENTS<br />
Mai Ba Tien Dung, Duong Quang Huy, Nguyen Phuc Cam Hoang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 402 - 404<br />
Objective: Evaluating the efficacy of microsurgery in treatment for male infertility due to varicocele.<br />
Patients and Methods: A prospective study. All infertile male with varicocele admitted at deparment of<br />
Andrology, Binh Dan hospital from Jan 1st 2011 to May 31th 2011.<br />
Results: 216 patients participated in this study with the average follow-up time is 27.91 ± 1.28 months.<br />
Semen analysis improves significantly after 6 months and the nateral pregnancy rate is 46.29%. Complication of<br />
this procedure is very rare.<br />
Conclusion: microsurgical varicocelectomy for the treatment of male infertilitydue to varicocele is effective.<br />
Keywords: microsurgical varicocelectomy, infertility and pregnancy.<br />
của kỹ thuật trên. Nhằm đánh giá kết quả áp<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
dụng vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn<br />
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là nguyên nhân<br />
trên bệnh nhân vô sinh nam do cùng nguyên<br />
phổ biến nhất gây vô sinh ở nam giới(4) mặc dù<br />
nhân với quy mô lớn hơn chúng tôi quyết<br />
có nhiều kĩ thuật điều trị giãn tĩnh mạch<br />
định thực hiện đề tài nghiên cứu này.<br />
thừng tinh được mô tả trong y văn, nhưng vi<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn ngã bẹn và<br />
dưới bẹn được xem là tiêu chuẩn vàng trong<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
điều trị vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng<br />
Tiền cứu mô tả.<br />
tinh(3). Khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân đã<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
áp dụng kỹ thuật này từ năm 2008(5) cũng như<br />
Bệnh nhân vô sinh nam do giãn tĩnh mạch<br />
có những báo cáo theo dõi ngắn hạn kết quả<br />
* Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, TpHCM **Khoa Niệu B - BV Bình Dân<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Mai Bá Tiến Dũng ĐT: 0913809110<br />
Email: maibatiendung@yahoo.com<br />
<br />
402<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
thừng tinh được áp dụng kĩ thuật vi phẫu tại<br />
khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân từ 01/01/2011<br />
đến 31/05/2011.<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Kết quả tinh dịch đồ sau phẫu thuật và<br />
phỏng vấn trực tiếp trên bản câu hỏi soạn sẵn.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
-Lựa chọn đối tượng nghiên cứu thỏa:<br />
Bệnh nhân vô sinh nam có giãn tĩnh mạch<br />
tinh trên lâm sàng và siêu âm doppler bẹn bìu.<br />
Có tinh dịch đồ thấp hơn giá trị tham khảo.<br />
Bệnh nhân tái khám đều đặn và có đủ xét<br />
nghiệm tinh dịch đồ sau phẫu thuật mỗi 3 tháng.<br />
-Tiến hành vi phẫu thuật cột tinh mạch tinh<br />
giãn vi phẫu ngả bẹn bìu 2 bên.<br />
-Ghi nhận đầy đủ thông tin chăm sóc sau<br />
phẫu thuật và hẹn bệnh nhân thử tinh dịch đồ<br />
mỗi 3 tháng sau phẫu thuật.<br />
-Phỏng vấn bệnh nhân trên bản câu hỏi soạn<br />
sẵn.<br />
-Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật thông<br />
qua các tiêu chí:<br />
+ Sự thay đổi của tinh dịch đồ trước và sau<br />
phẫu thuật.<br />
+ Tỉ lệ có thai tự nhiên<br />
+ Biến chứng và di chứng của phẫu thuật.<br />
Dùng phép kiểm T để kiểm định giả thuyết<br />
thống kê.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có tất cả 216 bệnh nhân vô sinh nam do giãn<br />
tĩnh mạch thừng tinh tham gia vào mẫu nghiên<br />
cứu với thời gian theo dõi trung bình là 27,91 ±<br />
1,28 tháng. Tuổi trung bình của người chồng là<br />
33,48 ± 4,97 (23 – 51) và của người vợ là 30,40 ±<br />
4,32 (21 – 46).<br />
Thời gian mong con trung bình là 2,86 ±<br />
2,01 (1 – 10) năm. Có 35 trường hợp thất bại<br />
với bơm tinh trùng vào buồng tử cung (16,2%)<br />
và 22 trường hợp thất bại với thụ tinh trong<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
ống nghiệm (10,2%) trước khi tham gia điều<br />
trị phẫu thuật.<br />
Mật độ tinh trùng (x106/ml) trước và sau<br />
phẫu thuật.<br />
Trư c<br />
m<br />
M t đ 22,11<br />
trung<br />
bình<br />
Sai s 18,29<br />
chu n<br />
Phép ki m tra<br />
K t lu n<br />
<br />
Sau m 3<br />
tháng<br />
21,59<br />
<br />
Sau m 6<br />
tháng<br />
26,22<br />
<br />
Sau m 9<br />
tháng<br />
29,89<br />
<br />
15,99<br />
<br />
16,83<br />
<br />
16,99<br />
<br />
[t]=0,91<<br />
[t]=7,6><br />
[t]=13,74><br />
tα/2=1,97<br />
tα/2=1,97<br />
tα/2=1,97<br />
Không khác Khác bi t có ý Khác bi t có ý<br />
nghĩa<br />
nghĩa<br />
bi t<br />
<br />
Tỉ lệ cải thiện mật độ tinh trùng cộng dồn<br />
sau 3, 6 và 9 tháng lần lượt là 120/216 (55,56%),<br />
185/216 (85,64%) và 196/216 (90,74%).<br />
Độ di động (%) của tinh trùng<br />
Trư c m<br />
<br />
Sau m 3 Sau m 6 Sau m 9<br />
tháng<br />
tháng<br />
tháng<br />
Di đ ng 1,64 ± 2,25 1,63 ± 1,70 2,26 ± 1,77 3,03 ± 1,89<br />
A<br />
Di đ ng 9,62 ± 5,78 8,86 ± 4,45 10,5 ± 4,44 12,23 ± 4,25<br />
B<br />
K t lu n<br />
Không khác Khác bi t Khác bi t có<br />
bi t<br />
có ý nghĩa<br />
ý nghĩa<br />
Phép ki m tra<br />
<br />
Tỉ lệ sống và hình dạng bình thường (%)<br />
Trư c m Sau m 3 Sau m 6 Sau m 9<br />
tháng<br />
tháng<br />
tháng<br />
T l s ng<br />
35,6 ±<br />
34,56 ±<br />
35,93 ±<br />
37,93 ±<br />
11,69<br />
10,1<br />
8,87<br />
8,06<br />
Hình d ng<br />
4,33 ±<br />
3,42 ±<br />
3,42 ±<br />
3,36 ± 1,13<br />
bình thư ng<br />
1,70<br />
1,47<br />
1,19<br />
K t lu n<br />
Không<br />
Không<br />
Không<br />
khác bi t khác bi t khác bi t<br />
Phép ki m tra<br />
<br />
Tỉ lệ có thai tự nhiên là 100/216 (46,29%) và<br />
thời gian có thai trung bình sau phẫu thuật là<br />
8,98 ± 5,87 tháng.<br />
Không có trường hợp nào ghi nhận có biến<br />
chứng nặng như tụ máu, tràn dịch sau mổ và chỉ<br />
có 24/216 (11,1%) ghi nhận có cảm giác ngứa hay<br />
đau nhẹ vết mổ. Không có trường hợp nào teo<br />
tinh hoàn sau mổ. Chúng tôi chỉ ghi nhận có 1<br />
trường hợp trên 216 bệnh nhân cho biết có xuất<br />
tinh sớm hơn sau mổ và không có trường hợp<br />
nào bị rối loạn cương sau đó.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
403<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
BIỆN LUẬN<br />
Theo Noord Zaastra(6) thì khả năng sinh sản<br />
ở cả nam và nữ cao nhất ở độ tuổi 24, sau độ tuổi<br />
này thì tỉ lệ có thai giảm dần theo tuổi của cả hai<br />
giới. Qua đó cho thấy việc khám và điều trị vô<br />
sinh của các bệnh nhân trong nghiên cứu là<br />
chậm trễ.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy tinh dịch đồ cải<br />
thiện có ý nghĩa thống kê sau 6 tháng trên các<br />
thông số về mật độ và độ di động của tinh trùng<br />
và tiếp tục cải thiện sau đó. Điều này cũng phù<br />
hợp với nghiên cứu của Pryor(8) và Nguyễn<br />
Thành Như(5) trước đây. Phân tích sâu hơn,<br />
chúng tôi nhận thấy tỉ lệ cải thiện tinh dịch đồ về<br />
mật độ rõ rệt ở các nhóm OAT nặng (