intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao chúng ta nghiến răng?

Chia sẻ: Nguquai Nguquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

82
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vì răng của chúng ra bị mòn? Đau cơ hàm khi ngủ dậy? Đó là do tật nghiến răng gây ra. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu căn bệnh này và cách phòng bệnh. Ai hay nghiến răng? Nghiến răng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Có người thường nghiến răng ban ngày, có người lại nghiến răng ban đêm, có người cả ngày lẫn đêm. Có thể tự phát hiện ra bệnh nghiến răng? Phần lớn những người nghiến răng thường nghiến răng trong khi ngủ. Nếu những người nghiến răng ban ngày có thể biết được hành...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao chúng ta nghiến răng?

  1. Vì sao chúng ta nghiến răng? Vì răng của chúng ra bị mòn? Đau cơ hàm khi ngủ dậy? Đó là do tật nghiến răng gây ra. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu căn bệnh này và cách phòng bệnh. Ai hay nghiến răng? Nghiến răng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Có người thường nghiến răng ban ngày, có người lại nghiến răng ban đêm, có người cả ngày lẫn đêm.
  2. Có thể tự phát hiện ra bệnh nghiến răng? Phần lớn những người nghiến răng thường nghiến răng trong khi ngủ. Nếu những người nghiến răng ban ngày có thể biết được hành vi của mình thì những người có tật nghiến răng ban đêm chỉ biết nhờ những người nằm cạnh. Trong trường hợp nghiến răng không phát ra tiếng - điều này khá nguy hiểm - thì tự bản thân có thể phát hiện qua biểu hiện đau cơ hàm và đau nửa đầu. Nghiến răng có phải là bệnh?
  3. Nghiến răng không phải là bệnh, do đó có những người nghiến răng rất nhiều trong thời điểm này nhưng lại hoàn toàn không nghiến răng vào những thời điểm khác. Những yếu tố nào gây nên bệnh nghiến răng? Các chuyên gia cho biết có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh nghiến răng: - Răng không khít khi khép 2 hàm răng: Khi răng không thẳng hàng hoặc hổng một hay nhiều răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không vững. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau và nghiến chặt. - Stress : Yếu tố tâm lý này cũng gây nên hiện tượng nghiến răng. Ban đêm, khi ngủ, stress có thể gây nên một áp lực đối với răng. Do đó, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.
  4. Mỗi lần nghiến răng là bao lâu? GS. Franxois Unger (Pháp) cho biết một người bị nghiến răng có thể nghiến liên tục từ 6 - 8 phút vào ban đêm. Nghiến răng có để lại hậu quả? Có. Nếu bị nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng, việc mọc răng (ở trẻ nhỏ) và cơ hàm. Răng sẽ bị mòn và có thể dẫn đến gẫy răng. Hiện tượng này làm cho những thức ăn có axit và đường bám vào răng nhiều hơn và đương nhiên sâu răng sẽ phát triển. Nghiến răng nhiều có thể làm lợi và hàm răng thay đổi, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt.
  5. Có thể chữa được nghiến răng? Hiện nay vẫn chưa có biện pháp hay loại thuốc nào chữa được hiện tượng nghiến răng. Đối với những người có hàm răng không đều các bác sỹ nha khoa khuyên nên khám răng và chỉnh sửa lại hàm và như vậy hiện tượng nghiến răng có thể giảm bớt. Đối với những người bị nghiến răng do stress, cách chữa nghiến răng chỉ có thể là tìm ra nguyên nhân gây nên buồn phiền, stress. Cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm… là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta có một sức khoẻ tốt và có thể giảm bớt nghiến răng. Với những người nghiến răng ban ngày, chỉ cần thả lỏng cơ hàm và thở đều. Nghiến răng sẽ hết trong vài giây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2