intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao nhân viên tồi không bị sa thải?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

136
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sa thải một ai đó theo lý thuyết thì có vẻ rất dễ dàng, nhưng thường thì nó lại là kế sách cuối cùng của người làm chủ. Có thể họ biết rằng nhân viên đó sẽ không làm tốt công việc, nhưng họ vẫn tìm một lý do để không sa thải nhân viên. Vì sao nhân viên tồi không bị sa thải? (Ảnh minh họa) Bạn hãy xem liệu có phải vì một trong số những lý do dưới đây mà nhân viên đó vẫn được tiếp tục làm việc: 1. Nhân viên đó có quan hệ với cấp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao nhân viên tồi không bị sa thải?

  1. Vì sao nhân viên tồi không bị sa thải? Sa thải một ai đó theo lý thuyết thì có vẻ rất dễ dàng, nhưng thường thì nó lại là kế sách cuối cùng của người làm chủ. Có thể họ biết rằng nhân viên đó sẽ không làm tốt công việc, nhưng họ vẫn tìm một lý do để không sa thải nhân viên. Vì sao nhân viên tồi không bị sa thải? (Ảnh minh họa) Bạn hãy xem liệu có phải vì một trong số những lý do dưới đây mà nhân viên đó vẫn được tiếp tục làm việc: 1. Nhân viên đó có quan hệ với cấp trên Mối quan hệ không nhất thiết phải là lãng mạn hay trong gia đình, hoặc dù đó cũng có thể là một khả năng. Trong nhiều trường hợp, mối quan hệ giúp ai đó khỏi bị sa thải chính là tình bạn. Nhân viên tồi không thể thực hiện tốt công việc, nhưng
  2. lại có thể là bạn chơi gold hay bạn rượu thân thiết với sếp của bạn, hoặc có thể chỉ đơn giản là ai đó mà quản lý cấp trên thích khi lướt qua văn phòng đó. 2. Sếp trông cậy vào nhân viên Theo tiến sĩ Terence R.Mitchell, tác giả của bài luận về kinh doanh People in Organizations: Understanding Their Behavior, khi cấp trên phụ thuộc vào nhân viên, vị cấp trên này có lẽ không cho rằng phần thi công kém là do năng lực và thái độ của nhân viên đó, mà cho rằng kết quả kém là do sức ép vượt quá tầm kiểm soát của nhân viên. 3. Nhân viên đó mang lại giá trị cho công ty nhiều hơn anh/cô ta gây tổn thất Có lẽ nhân viên đó, người hay trêu đùa và tiêu khiển thời gian của người khác ở các cuộc họp, cũng là một nhân viên tài giỏi, năng suất của anh/cô ta đã quyết định tổng doanh thu cho công ty đó. 4. Sếp nghĩ rằng tình hình có thể sẽ tồi tệ hơn Ngay cả nếu mọi người đều biết nhân viên đó không bì được với họ, nhưng có thể quản lý sợ rằng người thay thế làm việc thậm chí còn tệ hơn. Nỗi e ngại này luôn hiện hữu nếu trước đây công ty từng thay người, và người đó thực hiện còn kém hơn nhiều. 5. Sếp e dè nhân viên Nếu có mối lo rằng nhân viên sẽ kiện công ty hoặc có thể trở nên bạo lực nếu bị sa thải, thì phải mất khá lâu để nhân viên đó rời đi. Nếu có đe dọa, công ty đó cần được các chuyên viên an ninh tư vấn và đưa ra biện pháp thích hợp trước khi để một nhân viên kém rời đi.
  3. Có thể nhân viên đó mang lại giá trị cho công ty nhiều hơn anh/cô ta gây tổn thất (Ảnh minh hoạ) 6. Sếp cảm thấy có lỗi với nhân viên Những tình huống như vậy, vị sếp biết thông cảm với một nhân viên, nhưng không đồng cảm với những người có thể bị tổn thương vì hành động của nhân viên đó. Có lẽ sếp lo lắng rằng nhân viên đó sẽ không thể tìm được một công việc khác nếu bị sa thải. Nếu nhân viên này cần tiền để hỗ trợ gia đình, có vấn đề về sức khỏe, hoặc gần đây phải trải qua nhiều sóng gió, nên sếp cảm thấy rằng tốt nhất là cứ để nhân viên đó tiếp tục công việc. 7. Sếp không muốn trải qua quá trình tuyển dụng
  4. Sẽ mất thời gian để xem xét đơn xin việc, phỏng vấn, kiểm gia giấy tờ, và đào tạo người mới. Có thể sếp bạn cho rằng đương đầu với những hậu quả do nhân viên kia gây ra còn dễ hơn là tuyển dụng thay thế một người khác. 8. Nhân viên biết một chuyện gì đó Có thể nhân viên này đã biết chuyện đáng xấu hổ về sếp, nhưng cũng có thể chỉ đơn giản là nhân viên này biết thông tin quan trọng mà công ty cần ngay hôm nay. Ví dụ, nếu nhân viên đó là người duy nhất biết điều khiển một phần thiết bị lâu đời mà công ty vẫn hay sử dụng, sếp của bạn có thể cần đến anh/cô ấy bên cạnh. 9. Anh/cô ấy không thực sự là nhân viên tồi Vậy có chuyện gì nếu đôi khi một đồng nghiệp đã làm việc từ nhà, mang đồ ăn trưa đến, hay làm việc gì khác mà bạn cho rằng không phù hợp - miễn là họ vẫn hoàn thành công việc. Nếu bạn không phải là cấp trên của nhân viên đó, cá nhân bạn không bị ảnh hưởng, và nhân viên đó không làm hại bất kỳ ai như khách hàng hay đồng nghiệp, thì đừng căng thẳng quá về những chuyện họ làm và thay vào đó hãy tập trung vào công việc của bạn. Đúng là có nhiều lý do khiến một nhân viên tồi vẫn có thể giữ được việc làm, và nhiều lý do khiến một nhân viên giỏi có thể bị “tống khứ” - như sếp sợ nhân viên sáng giá quá có thể “vượt mặt” sếp. Nhiều khi, nếu bạn chạm trán với nhân viên kém và tự hỏi sao họ vẫn chưa bị sa thải, thì bạn có thể nghĩ ngay đến một trong những lý do trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2