intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao phải phân loại các nhóm thuốc?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

135
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với thuốc nói chung, để dễ dàng tham khảo, nghiên cứu và nhất là ứng dụng trong điều trị, người ta phân thành các nhóm thuốc. Lấy ví dụ thuốc kháng sinh, hiện nay có rất nhiều kháng sinh được dùng trong điều trị. Dựa vào cấu trúc hóa học có phần giống nhau hoặc dựa vào cùng một cơ chế tác động (tức tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển vi khuẩn theo cách nào đó), người ta phân thành các nhóm kháng sinh. Các nhóm này có tên chung, thí dụ nhóm penicillin, nhóm cephalosporin,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao phải phân loại các nhóm thuốc?

  1. Vì sao phải phân loại các nhóm thuốc? Đối với thuốc nói chung, để dễ dàng tham khảo, nghiên cứu và nhất là ứng dụng trong điều trị, người ta phân thành các nhóm thuốc. Lấy ví dụ thuốc kháng sinh, hiện nay có rất nhiều kháng sinh được dùng trong điều trị. Dựa vào cấu trúc hóa học có phần giống nhau hoặc dựa vào cùng một cơ chế tác động (tức tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển vi khuẩn theo cách nào đó), người ta phân thành các nhóm kháng sinh. Các nhóm này có tên chung, thí dụ nhóm penicillin, nhóm cephalosporin, nhóm tetracyclin, nhóm macrolid (có thuốc erythromycin, clarithromycin)... Nhóm có tên penicillin vì kháng sinh đầu tiên của nhóm được ly trích từ một loại vi nấm có tên là penicillium notatum. Nhóm
  2. cephalosporin cũng thế, kháng sinh đầu tiên được ly trích từ cephalosporum acremonium. Đa số thuốc là hóa dược tổng hợp và thường được dựa vào cấu trúc hóa học tương tự để phân nhóm. Thí dụ, thuốc kháng histamin ở thụ thể H1 dùng trị dị ứng được phân thành các nhóm như: nhóm dẫn chất phenothiazin (bao gồm các thuốc có nhân hóa học chung là phenothiazin chỉ khác chút ít nhóm thế gắn vào nhân, đó là promethazin tức phénergan, alimemazin tức théralène), nhóm dẫn chất ethanolamin (bao gồm diphenhydramin, dimenhydrinat, clemastin...)... Một cách phân loại cũng thường được dùng là chia các thuốc thành các nhóm theo thế hệ. Như các kháng sinh nhóm cephalosporin lại được phân thành nhóm nhỏ hơn là các cephalosporin thế hệ thứ 1, thứ 2, thứ 3 (nay đã có thế hệ thứ 4). Việc phân loại thuốc theo thế hệ dựa vào thời gian thuốc ra đời và các lợi điểm. Thuốc thuộc thế hệ sau ra đời sau nên có nhiều ưu điểm so với thế hệ trước. Thí dụ, thuốc kháng histamin ở thụ thể H1 được chia theo thế hệ như sau: Thế hệ 1: Còn gọi các thuốc kháng histamin cổ điển, bao gồm thuốc ra đời đầu tiên từ năm 1939 đến thuốc của những năm 1970, như
  3. promethazin, alimemazin, clorpheniramin... Thuốc cổ điển có 2 bất lợi: gây buồn ngủ và thời gian tác dụng ngắn phải dùng nhiều lần trong ngày. Thế hệ 2: Gồm những thuốc xuất hiện từ năm 1980 như: ceterizin, astemizol, terfenadin, loratidin... Thuốc thế hệ mới khắc phục hai bất lợi của thế hệ 1: thuốc không xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương nên không gây buồn ngủ, thuốc có thời gian bán thải dài nên chỉ cần uống 1-2 lần trong ngày. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, có hai thuốc thuộc thế hệ 2 là terfenadin (seldane) và astemizol (hismanal) đã bị cấm lưu hành ở nhiều nước (ở ta mới đây đã cấm lưu hành astemizol). Lý do hai thuốc vừa kể có thể gây rối loạn nhịp tim, đặc biệt khi phối hợp với thuốc kháng sinh (nhóm macrolid) và kháng nấm (ketoconazol). Vì vậy, hiện nay có những thuốc kháng histamin mới được một số tác giả cho là thuộc thế hệ thứ 3. Đó là những thuốc gọi là đồng dạng (isomer) hoặc chất chuyển hóa (metabolite, tức sản phẩm chuyển hóa trong cơ thể ta) của một số thuốc thuộc thế hệ 2. Như fexofenadin là chất chuyển hóa của terfenadin, tecasmizol là chất chuyển hóa của astemizol. Do là chất chuyển hóa nên thuốc thuộc thế hệ 3 được cho là không gây buồn ngủ như thuốc thế hệ 2 và đặc biệt không gây biến cố tim mạch như thuốc "cha mẹ" thuộc thế hệ trước nó.
  4. Việc phân loại nhóm thuốc có mấy điều lợi như sau: Do thị trường dược phẩm hiện nay quá rộng lớn (có thể xem như rừng thuốc) ta không thể nào nhớ hết từng món thuốc. Tuy nhiên, nếu biết được một thuốc nằm trong nhóm thuốc nào, biết tính chất chung của nhóm thuốc đó, ta có thể suy ra tính chất của một thuốc cụ thể để lựa chọn trong sử dụng. Thí dụ, ta biết ofloxacin nằm trong nhóm kháng sinh fluoroquinolon và fluoroquinolon có tác dụng chung là làm mòn sụn khớp ở súc vật còn non thí nghiệm nên có chống chỉ định đối với trẻ em. V ì vậy, ta biết được không chỉ ofloxacin mà các kháng sinh khác trong nhóm fluoroquinolon sẽ cùng tuân thủ chống chỉ định đó. Các nhà điều trị, dựa vào kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm chữa bệnh, thường có sẵn một số thuốc "đầu tay" (lựa chọn đầu tiên) trong chọn sử dụng. Sau khi khám, chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chọn một thuốc "đầu tay" trong một nhóm thuốc cụ thể để chỉ định dùng cho người bệnh trong một thời gian nào đó và hẹn ngày tái khám (thí dụ cho dùng thuốc 3-5 ngày và hẹn người bệnh trở lại tái khám, rõ ràng việc tái khám này rất cần thiết). Khi tái khám, bác sĩ sẽ xem tiến triển bệnh như thế nào. Nếu bệnh cải thiện, người bệnh không bị tác dụng phụ nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho tiếp tục dùng thuốc đã chọn. Nhưng nếu bệnh không cải thiện hoặc người bệnh bị tác dụng phụ đến độ không tiếp tục d ùng được thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định một thuốc thuộc nhóm thuốc khác hoặc thế hệ mới hơn để thay thế thuốc cũ cho
  5. người bệnh. Do thuộc nhóm có cấu trúc hóa học khác hoặc thuộc thế hệ mới có ưu điểm hơn, thuốc mới được chọn sẽ cho tác dụng điều trị tốt hơn hoặc không gây tác dụng phụ giống như thuốc đã được chọn chỉ định lần trước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2